Bước tới nội dung

Europa (vệ tinh)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Europa
Vệ tinh Europa được chụp với màu thật bởi tàu Juno tháng 9 năm 2022
Khám phá
Khám phá bởiGalileo Galilei
Simon Marius
Ngày phát hiện8 tháng 1 năm 1610[1]
Tên định danh
Phiên âm/jʊˈrpə/[2]
Đặt tên theo
Ευρώπη Eyrōpē
Jupiter II
Tính từEuropan /jʊˈrpən/[3][4]
Đặc trưng quỹ đạo[7]
Kỷ nguyên 8 tháng 1 năm 2004
Cận điểm quỹ đạo664 862 km[a]
Viễn điểm quỹ đạo676 938 km[b]
Bán kính quỹ đạo trung bình
670 900 km[5]
Độ lệch tâm0,009[5]
3,551 181 ngày[5]
13 743,36 m/s[6]
Độ nghiêng quỹ đạo0,470°
(từ xích đạo của Sao Mộc)
1,791°
(so với mặt phẳng hoàng đạo)[5]
Vệ tinh củaSao Mộc
NhómVệ tinh Galileo
Đặc trưng vật lý
Bán kính trung bình
1 560,8 ± 0,5 km
(0,245 lần Trái Đất)[8]
3,09 x 107 km²
(0,061 lần Trái Đất)[c]
Thể tích1,593 x 1010 km³
(0,015 lần Trái Đất)[d]
Khối lượng(4,799 844 ± 0,000 013) x 1022 kg
(0,008 lần Trái Đất)[8]
Mật độ trung bình
3,013 ± 0,005 g/cm³
(0,546 lần Trái Đất)[8]
1,314 m/s2 (0,134 g)[e]
0,346 ± 0,005[9] (giả định)
2,025 km/s[f]
đồng bộ[10]
0,1°[11]
Suất phản chiếu0,67 ± 0,03[8]
Nhiệt độ bề mặt cực tiểu trung bình cực đại
Bề mặt ~ 50 K[12] 102 K 125 K
5,29 (xung đối)[8]
Khí quyển
Áp suất bề mặt
0,1 µPa (10−12 bar)[13]

Europa /jʊˈrpə/ hay Jupiter II là vệ tinh thứ sáu, tính theo quỹ đạo từ trong ra ngoài, của Sao Mộc. Europa được Galileo GalileiSimon Marius phát hiện năm 1610. Hai nhà khoa học này có thể đã phát hiện ra vệ tinh này đồng thời và độc lập nhau. Trong số 4 vệ tinh lớn của Sao Mộc được phát hiện trong năm 1610, Europa là vệ tinh nhỏ nhất.

Europa có đường kính 3.100 km, nhỏ hơn Mặt Trăng một chút. Trong Hệ Mặt Trời, Europa là vệ tinh lớn thứ 6 và là vệ tinh nhỏ nhất trong nhóm Galileo, sau 3 vệ tinh lớn hơn của Sao Mộc, Titan của Sao ThổMặt Trăng của Trái Đất. Mặc dù vậy, Europa vẫn có khối lượng lớn hơn tổng cộng những vệ tinh nhỏ hơn trong hệ Mặt trời cộng lại[14]. Cấu tạo của Europa chủ yếu là đá silicate và có thể có lõi bằng sắt. Bề mặt của Europa được tạo thành từ những kiến tạo địa chất gần đây, có nhiều vết nứt và vỉa đá. Europa có rất ít hố thiên thạch. Bề mặt trẻ và rất mịn của Europa khiến các nhà khoa học tin rằng bên dưới lớp ngoài cùng là một lớp nước. Và rất có thể trong đại dương ngầm này đang ẩn giấu sự sống ngoài Trái Đất mà chúng ta đang tìm kiếm[15]. Nhiệt năng sản sinh ra do ma sát giữa các lớp vật chất của Europa dưới tác động của Sao Mộc đủ để giữ cho đại dương này luôn đủ ấm để không bị đóng băng và duy trì những hoạt động địa chất ở lớp vỏ ngoài của nó.[16]

Con người mới chỉ tiếp cận được Europa bằng những tàu vũ trụ bay ngang qua bề mặt vệ tinh này. Mặc dù vậy, những đặc điểm rất đáng chú ý của Europa khiến nó trở thành một trong những thiên thể có khả năng tồn tại sự sống cao nhất trong hệ Mặt Trời. Rất nhiều dự án tham vọng coi Europa là điểm đến cho công cuộc nghiên cứu vũ trụ của con người. Trong số đó có thể kể đến dự án tàu thám hiểm Galileo, đã cung cấp rất nhiều dữ liệu về bề mặt Europa, và dự án Jupiter Icy Moons Orbiter – nay đã bị dừng lại – nhằm nghiên cứu Europa, GanymedeCallisto. Hiện tại rất nhiều dự án thám hiểm vệ tinh đang được đề nghị cấp vốn nghiên cứu. Trong tương lai không xa, Europa sẽ là điểm đến cho những dự án vũ trụ mới của con người.[17][18]

Quá trình phát hiện và tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]
Bức họa Bắt cóc Europa của Rembrandt, 1632

Europa nằm trong số 4 vệ tinh đặc biệt lớn của Sao Mộc được Galileo Galilei phát hiện năm 1610, vệ tinh lớn nhất trong số đó là Ganymede thậm chí còn lớn hơn Sao Thủy. Phát hiện của Galileo đã củng cố cho thuyết nhật tâm của Nicolaus Copernicus khi khẳng định rằng: không phải mọi thiên thể trong vũ trụ đều quay quanh Trái Đất.[19] Giống như 3 vệ tinh lớn khác, Europa được đặt theo tên một người tình của Zeus (tên theo tiếng Hy Lạp của Jupiter, và Sao Mộc thì được đặt theo tên của Jupiter). Europa là tên một nữ quý tộc người Phoenicia trong truyền thuyết đã có quan hệ tình ái với Zeus và sau đó trở thành nữ hoàng của Crete. Nàng Europa là con gái của vua xứ Týros, về sau bị thần Zeus dưới hình dáng của một con bò trắng bắt đi. Tên của nàng cũng được đặt cho châu Âu (Europe). Simon Marius đã đề nghị cái tên này với Johannes Kepler.[20][21] Simon Marius là một nhà thiên văn học nổi tiếng, người được cho là đồng khám phá 4 vệ tinh lớn của Sao Mộc, mặc dù Galileo cho rằng ông đã đánh cắp phát kiến của mình.

Cho tới tận giữa thế kỉ 20, cái tên Europa đặt cho vệ tinh này không được phổ biến và tưởng như đã chìm vào quên lãng sau nhiều thế kỉ.[22] Trong những văn bản thiên văn những thế kỉ trước, người ta thường nhắc đến Europa dưới cái tên Jupiter II theo cách gọi của Galileo, tức là vệ tinh thứ hai của Sao Mộc. Năm 1892, người ta phát hiện ra Amalthea, Europa trở thành vệ tinh thứ ba của Sao Mộc. Tiếp đó, với tàu vũ trụ Voyager, năm 1979 người ta tiếp tục tìm ra thêm 3 vệ tinh nữa gần Sao Mộc hơn Europa. Europa trở thành vệ tinh thứ sáu của Sao Mộc. Mặc dù vậy ngày nay đôi khi người ta vẫn gọi Europa là Jupiter II.[22]

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]
So sánh kích thước Europa (phía dưới bên trái), Mặt Trăng (phía trên bên trái) và Trái Đất (bên phải)
Bên trong Europa
Ảnh ghép từ các bức ảnh của Galileo cho thấy những hoạt động địa chất gần đây của Europa đã tạo ra những đường rãnh, hố, vòm và đám hỗn loạn Conamara

Cấu tạo trong

[sửa | sửa mã nguồn]

Europa có cấu trúc rất giống với 4 hành tinh phía trong của hệ Mặt Trời (bao gồm Trái Đất), tức là có cấu tạo chủ yếu từ đá silicate. Phần vỏ ngoài được cấu tạo từ băng đá ở phía trên và lớp chất lỏng ở phía dưới, dày cỡ khoảng 100 km. Những dữ liệu tàu vũ trụ Galileo thu được về từ trường của Europa cho thấy vệ tinh này có một từ trường cảm ứng với cảm ứng từ của Sao Mộc. Điều đó cho thấy bên dưới lớp bề mặt của Europa phải có một lớp chất dẫn điện có thể là lớp nước muối dày. Lớp vỏ băng trên cùng ước tính đã bị trượt đi một góc 80°, do đó, không thể nào được gắn chặt với lớp vật chất phía trong. Sự trượt đi ấy chỉ có thể giải thích là quá trình trượt trên lớp chất lỏng.[23] Lõi của Europa có thể có cấu tạo từ sắt.[24]

Địa hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Với địa hình rất bằng phẳng, Europa là một trong những thiên thể có vỏ ngoài mịn nhất trong hệ Mặt Trời.[25] Những đường rãnh ngang dọc trên bề mặt Europa chủ yếu là những dải màu có độ phản xạ khác với các vùng xung quanh chứ không phải do những lồi lõm trên bề mặt Europa tạo thành. Có rất ít những miệng hố thiên thạch do những hoạt động địa chất của Europa vẫn rất mạnh mẽ.[26][27] Bề mặt băng của Europa khiến cho nó phản xạ rất mạnh, lên tới 0.64, một trong những vệ tinh phản xạ mạnh nhất trong hệ Mặt Trời[27][28] (so với các vệ tinh khác của Sao Mộc, Callisto là 0.22, Ganymede là 0.43 và Io là 0.63). Bề mặt Europa rất trẻ và hoạt động. Dựa trên mật độ những vụ bắn phá thiên thạch trong hệ Mặt Trời, có thể thấy tuổi của bề mặt Europa từ 20 đến 180 triệu năm.[29] Cynthia Phillips, một chuyên gia nghiên cứu Europa, nói rằng không có sự đồng tình trong giới khoa học giữa những cách giải thích trái ngược nhau về bề mặt Europa.[30]

Những đường rãnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Ảnh chụp Europa với màu sắc khá chân thực do tàu Galileo cung cấp. Có thể thấy rõ những đường rãnh trên bề mặt của nó

Đặc điểm bề mặt hấp dẫn và lý thú nhất của Europa là sự xuất hiện của rất nhiều những vệt tối màu đan chéo vào nhau trên toàn bộ vệ tinh, theo tiếng Latinh gọi là lineae (tiếng Anh là lines: đường). Những phân tích kĩ lưỡng cho thấy lớp vỏ của Europa, cả hai bên của rãnh đứt gãy, đang di chuyển tương đối với nhau. Những rãnh lớn có thể rộng tới 20 km, rìa của rãnh tối màu, khuếch tán ánh sáng mạnh, có những nét kẻ đều đặn. Trung tâm của rãnh là vệt sáng màu hơn.[31]

Miệng hố Pwyll đường kính 26km

Một giả thuyết được đưa ra cho rằng những rãnh này là kết quả của những vụ phun trào của các hố phun nước hay những điểm phun trào nước ngầm khi lớp vỏ băng có những kẽ hở cho nước ở lớp chất lỏng phía dưới phun lên.[32] Ta cũng có thể quan sát thấy hiện tượng này ở những rặng núi dưới đáy biển của Trái Đất. Những vết nứt này chủ yếu do lực hút mạnh của Sao Mộc làm biến dạng lớp vỏ của Europa. Do Europa luôn quay một mặt về phía Sao Mộc, tức là luôn được định hướng theo một hướng nhất định với Sao Mộc, những vết đứt gãy này cũng phải được sắp xếp một cách đặc biệt và có trật tự xác định. Tuy nhiên, chỉ những vết đứt gãy ở những khu vực trẻ nhất của bề mặt Europa được định hướng theo đúng dự đoán của các nhà khoa học. Những vùng bề mặt càng cổ xưa thì các rãnh càng được định hướng khác với hiện tại. Nguyên nhân có thể là do lớp bề mặt của Europa quay nhanh hơn lõi của nó. Lớp nước dưới bề mặt Europa đã tách phần lõi và phần vỏ của vệ tinh này, khiến chúng chuyển động không đồng bộ nhau. Bên cạnh đó là lực hút từ Sao Mộc đã làm xô dịch lớp vỏ ngoài của Europa.[33] So sánh các bức ảnh do 2 tàu thám hiểm Voyager và Galileo cung cấp, các nhà khoa học đã đưa ra ước lượng cận trên cho tốc độ dịch chuyển giả định này. Với tốc độ đó, mất 12.000 năm để lớp vỏ ngoài quay hết một vòng so với lõi bên trong của vệ tinh.[34]

Các cấu trúc khác

[sửa | sửa mã nguồn]
Ảnh chụp đám hỗn loạn Conamara, băng kết rộng tới 10 km. Vùng màu trắng thể hiện khu vực xung quanh miệng hố Pwyll
Ảnh chụp đám hỗn loạn Conamara cho thấy những ngọn núi khá cao và lởm chởm xen kẽ với những vùng bằng phẳng.

Các cấu trúc khác có thể kể đến trên bề mặt Europa là những vết lenticulae có hình tròn hay hình elip (lenticulae theo tiếng Latinh nghĩa là vết tàn nhang). Có một số trong chúng giống như những ngọn đồi hình vòm, một số là các hố lõm và một số là những điểm mịn tối màu. Một số cái khác có cấu trúc gồ ghề lộn xộn. Các vết hình vòm có thể được hình thành khi lớp vỏ của vệ tinh bị các lực tác động đẩy trồi lên.[35]

Một giả thuyết cho rằng những vết lồi lõm này là kết quả của việc những tầng băng ấm ở phía dưới trồi lên qua những kẻ nứt của tầng băng ngoài cùng lạnh hơn, giống như nham thạch nóng chảy từ lớp phía dưới vỏ Trái Đất phun ra từ các miệng núi lửa.[35] Những vệt mịn sẫm màu có thể được hình thành khi tầng băng ấm nói trên bị tan chảy ra trong quá trình trồi lên mặt đất. Còn những cấu trúc gồ ghề (được gọi là đám hỗn loạn, ví dụ như đám hỗn loạn Conamara) được hình thành từ nhiều mảnh vỡ trên bề mặt của lớp vật chất tối màu có nhiều gò đống. Cấu trúc này giống như những tảng băng trôi trên các biển băng của Trái Đất.[36]

Đại dương dưới bề mặt

[sửa | sửa mã nguồn]

Các nhà khoa học tin rằng bên dưới lớp vỏ ngoài lạnh lẽo của Europa là một lớp nước dày, được giữ ở thể lỏng chủ yếu do nhiệt năng sinh ra từ ma sát giữa các lớp vật chất bên trong của nó.[37][38][39] Nhiệt năng sinh ra do phân rã phóng xạ có cùng công suất (trên mỗi kilogam vật chất) với quá trình tương tự ở Trái Đất. Mặc dù vậy, do thể tích tỉ lệ với lập phương kích thước, trong khi diện tích bề mặt tỉ lệ với bình phương kích thước, với kích thước nhỏ của Europa, tỉ lệ năng lượng phân rã phóng xạ trên mỗi m² diện tích bề mặt nhỏ hơn nhiều so với Trái Đất. Vì vậy năng lượng này không đủ để cung cấp nhiệt năng cho vệ tinh. Nhiệt độ bề mặt Europa là 110 K (−160 °C; −260 °F) tại xích đạo và 50 K (−220 °C; −370 °F) tại 2 cực, khiến cho băng trên Europa cứng như đá granite.[12] Những dấu hiệu đầu tiên về khả năng tồn tại lớp chất lỏng này là sự tồn tại nhiệt năng do sự biến dạng của Europa (Europa bị biến dạng khi quay trong quỹ đạo tương đối dẹp của mình do tác động lực hút của Sao Mộc cũng như các vệ tinh lớn khác). Các nhà khoa học qua phân tích những bức ảnh của các tàu Voyager và Galileo[37] đã tranh cãi về sự tồn tại của các vùng hỗn loạn, xuất hiện rất phổ biến trên bề mặt Europa. Một số người cho rằng đó là nơi tầng chất lỏng ấm ở phía dưới trồi lên và làm tan chảy tầng băng đá. Cách giải thích này bị đặt một dấu hỏi lớn. Đa số các nhà địa chất học thiên về mô hình tầng băng đá dày. Họ cho rằng lớp chất lỏng ở dưới sâu thật khó để có quan hệ với những cấu trúc địa hình trên bề mặt Europa.[40] Các nhà khoa học cũng đưa ra các ước lượng rất khác nhau về độ dày lớp băng trên bề mặt Europa, từ vài trăm mét cho đến vài chục kilomet.[41]

2 mô hình lớp vỏ của Europa

Có 2 mô hình về lớp ngoài của Europa:

  • Mô hình thứ nhất là mô hình lớp băng đá dày dựa trên bằng chứng là các hố thiên thạch trên bề mặt Europa. Những hố lớn nhất trong số đó được bao quanh bởi những đường rãnh tròn đồng tâm và được lấp đầy bởi băng tương đối mới và khá bằng phẳng. Dựa trên bằng chứng đó cùng với ước lượng nội năng sinh ra do biến dạng của Europa, các nhà khoa học cho rằng lớp băng đá phía ngoài của nó dày từ 10 đến 30 km. Phần băng đá này gồm cả một lớp băng tương đối mềm nằm trung gian giữa lớp băng cứng phía ngoài và lớp chất lỏng phía trong. Cũng theo mô hình này, lớp chất lỏng trong lòng Europa dày cỡ khoảng 100 km.[29] Thể tích của lớp chất lỏng này là cỡ 3 × 1018 m³, gấp hơn 2 lần so với thể tích các đại dương trên Trái Đất.
  • Mô hình thứ hai là mô hình lớp băng mỏng chỉ quan tâm đến tầng bề mặt lớp trên cùng của Europa. Tầng này đàn hồi dưới tác dụng lực hấp dẫn của Sao Mộc. Mô hình này cho rằng lớp băng đá phía trên Europa chỉ dày cỡ khoảng 200 mét. Mô hình này chấp nhận việc lớp chất lỏng phía dưới thông qua các kẽ nứt ở lớp băng đá phía trên tác động đến bề mặt Europa.[41]

Tàu thám hiểm Galileo cho thấy Europa có mômen từ trường yếu, là từ trường hưởng ứng của từ trường Sao Mộc. Cường độ từ trường ở xích đạo chỉ cỡ 120 nT, bằng 1/6 từ trường của Ganymede và gấp 6 lần từ trường của Callisto.[42] Mômen cảm ứng từ chỉ có thể là do Europa có một lớp chất dẫn điện phía bên trong. Và phù hợp nhất là một lớp chất lỏng chứa các muối dưới bề mặt của Europa.[24] Ảnh chụp quang phổ vệ tinh cho thấy các vạch đỏ và đậm màu có thể có các muối như magiê sulfat, kết tụ khi chất lỏng ở lớp dưới khi tràn lên bề mặt bị bốc hơi.[43] Axit sulfuric ngậm nước cũng có thể là nguyên nhân gây ra những vạch bẩn trong quang phổ của Europa.[44] Cho dù là magnesi sulfat hay axit sulfuric thì do các chất hóa học này đều không màu, phải có một số chất khác tạo màu cho bề mặt của Europa. Đó có thể là các hợp chất của sulfur.[45]

Khí quyển

[sửa | sửa mã nguồn]
Từ trường quanh Europa. Đường màu đỏ là quỹ đạo của tàu thám hiểm Galileo trong một chu kì bay qua Europa (E4 hoặc E14)

Sử dụng máy đo quang phổ độ phân giải cao Goddard trên kính viễn vọng Hubble, từ năm 1995, người ta đã thấy Europa có một lớp khí quyển mỏng và loãng chủ yếu cấu thành từ O2.[46][47] Áp suất khí quyển tại bề mặt của Europa là cỡ 1 μPa, bằng 10−11 áp suất khí quyển của Trái Đất. Với cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất như sát mực nước biển trên Trái Đất, lượng oxy trên Europa chỉ đủ để chứa đầy trong một thể tích bằng khoảng 12 lần sân vận động mái vòm ở Houston.[46] Năm 1997, tàu thám hiểm Galileo khi bay qua Europa đã khẳng định sự tồn tại tầng điện ly của vệ tinh này. Đó là một tầng các hạt điện tích đến từ sóng điện từ Mặt Trời và các hạt mang điện từ từ trường Sao Mộc.[48][49]

Không giống như khí oxy trên bề mặt Trái Đất, khí oxy trên Europa không đến từ quá trình trao đổi chất của sinh vật. Các dự đoán của R. E. Johnson và đồng nghiệp[50] cho rằng lớp khí quyển trên bề mặt Europa được hình thành thông qua quá trình phân giải phóng xạ (quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ do tác dụng của phóng xạ). Tia cực tím từ Mặt Trời và dòng các hạt mang điện (ionelectron) từ trường điện từ của Sao Mộc va đập với bề mặt băng đá của Europa đã phân giải nước trong phần bề mặt của vệ tinh này thành hydro và oxy. Những thành phần này được tích tụ lại và phát tán vào khí quyển của vệ tinh. Cũng các dòng năng lượng cao này va đập và đẩy bật các phân tử oxy trên bề mặt Europa vào vũ trụ. 2 quá trình này cân bằng nhau tạo nên khí quyển của vệ tinh.[51] Các phân tử oxy là thành phần nhiều nhất trong khí quyển do nó tồn tại lâu hơn các khí khác. Các phân tử oxy không bị đông lại như phân tử nước hay phân tử Hydrogen peroxide và tích tụ ngay phía trên bề mặt lớp băng đá. Các phân tử hydro quá nhẹ để bị giữ lại bởi Europa, chúng không bao giờ bay chạm tới bề mặt của vệ tinh này.[52][53]

Những quan sát trên bề mặt vệ tinh cho thấy một số phân tử oxy sinh ra do phân giải phóng xạ không thoát ra khỏi bề mặt của Europa. Nếu như lớp chất lỏng phía dưới của vệ tinh này có những đường thông lên đến bề mặt thì oxy có thể được dẫn xuống đại dương của vệ tinh, giúp hình thành những quá trình sinh học làm nền tảng cho sự sống.[54]

Các phân tử hydro và một phần oxy phân tử và nguyên tử sau khi thoát ra khỏi bề mặt Europa đã hình thành một vành đai khí lân cận quỹ đạo Europa quay quanh Sao Mộc. Vành đai khí này được gọi là đám mây trung tính. Cả tàu vũ trụ Cassini và Galileo đều phát hiện được đám mây này. Đám mây gần quỹ đạo của Europa dày hơn (nhiều hơn về số lượng nguyên tử và phân tử) so với đám mây gần quỹ đạo Io. Các mô hình vật lý dự đoán rằng tất cả các nguyên tử và phân tử trong vành đai này đều sẽ bị ion hóa và hòa vào dòng plasma điện từ trường của Sao Mộc.[55]

Khả năng tồn tại sự sống

[sửa | sửa mã nguồn]
Một ống phun khói màu đen tại Đại Tây Dương. Những ống phun như vậy, thông qua năng lượng địa nhiệt tạo ra sự bất cân bằng hóa học cung cấp năng lượng cho sự sống đáy biển
Một tập đoàn giun ống lớn định cư gần một ống phun ở đáy biển Thái Bình Dương. Trong khi giun ống cần được cung cấp oxy để tồn tại, một số vi khuẩn yếm khí không cần oxy

Người ta cho rằng trong đại dương dưới bề mặt của Europa có thể tồn tại sự sống. Đại dương này có thể có môi trường tương tự như môi trường gần các ống phun nước nóng ngầm dưới đáy biển hoặc giống như môi trường trong hồ VostokBắc cực.[56] Sự sống trong một môi trường như vậy nếu có sẽ giống như các dạng sống nguyên sinh[57][58] ở đáy biển trên Trái Đất. Mặc dù cho đến ngày nay, người ta vẫn chưa khẳng định được có sự sống trên Europa hay không, nhưng khả năng tồn tại của đại dương trên Europa vẫn thúc đẩy người ta phóng các tàu thám hiểm để nghiên cứu vệ tinh này.[59]

Cho đến những năm 70 của thế kỉ 20, người ta tin rằng sự sống, theo những cách hiểu thông thường nhất, phụ thuộc hoàn toàn vào nhiệt lượng từ Mặt Trời. Cây cối trên bề mặt Trái Đất nhận năng lượng từ Mặt Trời để tổng hợp đường từ CO2 và nước, giải phóng oxy. Các loại động vật hít thở oxy sau đó ăn thực vật, năng lượng được chuyển từ nấc thấp lên nấc cao hơn. Người ta tin rằng ngay cả những dạng sống ở biển sâu không ánh sáng Mặt Trời cũng gián tiếp nhận năng lượng từ Mặt Trời thông qua việc hoặc hấp thụ các cặn hữu cơ lắng xuống từ lớp biển phía trên hoặc là ăn các loại sinh vật hấp thụ cặn hữu cơ như vậy.[60] Khả năng để một thiên thể có tồn tại sự sống được cho là phụ thuộc vào nhiệt lượng của Mặt Trời đến thiên thể đó. Thế nhưng, đến năm 1977, một lần thám hiểm khe Galapagos bằng tàu ngầm biển sâu Alvin, các nhà khoa học phát hiện ra các tập đoàn giun biển lớn, trai, giáp xác, , và nhiều loại sinh vật khác tập trung quanh các miệng núi lửa ngầm gọi là ống phun khói đen.[60] Những sinh vật này phát triển mà không cần đến ánh sáng Mặt Trời. Ngay sau đó người ta phát hiện ra những sinh vật này hình thành một chuỗi thức ăn riêng biệt. Thay vì thực vật, ở đáy của chuỗi thức ăn là một dạng vi khuẩn. Những vi khuẩn này tổng hợp năng lượng từ sự oxy hóa các chất hóa học như hiđrô và sulfide hiđrô, thoát ra từ trong lòng biển thông qua các miệng hố. Quá trình tổng hợp hoá năng này đã làm thay đổi cách suy nghĩ của con người về sinh học: sự sống không nhất thiết phụ thuộc vào ánh sáng Mặt Trời. Sự sống chỉ cần nước và các nguồn cung cấp năng lượng. Hiểu biết này mở ra con đường mới cho con người trong công cuộc tìm kiếm sự sống trên vũ trụ. Các thiên thể có khả năng tồn tại sự sống cũng trở nên phổ biến hơn rất nhiều. Đại dương tăm tối vĩnh hằng của Europa đến ngày nay đã trở thành nơi có khả năng tồn tại sự sống lớn nhất ngoài Trái Đất.[61]

Bức xạ từ Sao Mộc ảnh hưởng tới các hợp chất hóa học trên Europa

Trong khi giun ống và các sinh vật đa bào bậc cao xung quanh các ống phun nước nóng dưới đáy biển vẫn cần có oxy và theo một cách nào đó, vẫn phụ thuộc vào quá trình quang hợp trên mặt biển. Các vi khuẩn yếm khí tổng hợp năng lượng và các cổ khuẩn sinh sống tại môi trường này không cần oxy và là mô hình cho sự sống trên đại dương của Europa. Năng lượng do sự biến dạng của Europa khiến cho vệ tinh này có hoạt động địa chất, mặc dù nguồn năng lượng này không mạnh và gây ra các hoạt động địa chất mãnh liệt như ở Io. Europa giống như Trái Đất, cũng có những nội năng sinh ra do phân rã phóng xạ, nhưng năng lượng do biến dạng đã nói ở trên mạnh hơn nhiều lần nguồn năng lượng do phân rã phóng xạ.[62] Mặc dù vậy, năng lượng trên Europa vẫn là tương đối ít, không đủ để duy trì một hệ sinh thái phát triển phong phú như hệ sinh thái dựa trên quang hợp như ở Trái Đất. Sự sống trên Europa có thể chỉ tồn tại thành từng nhóm nhỏ xung quanh những ống phun nước nóng dưới đáy biển hoặc trong lớp đá dưới đáy biển. Trên Trái Đất cũng tìm thấy những dạng sống trong đá như vậy gọi là endolith. Theo một cách khác, những nhóm sinh vật có thể tìm thấy ở mặt dưới của lớp băng đá, giống như tảovi khuẩn sống bám dưới bề mặt lớp băng ở vùng cực, hoặc trôi nổi trong lòng của đại dương.[63] Mặc dù vậy, đại dương của Europa quá lạnh nên những quá trình sinh học giống như trên Trái Đất không thể xảy ra. Còn nếu như đại dương của Europa quá mặn thì chỉ những vi khuẩn chịu mặn mới có thể tồn tại.[63]

Năm 2006, Robert Pappalardo, giáo sư thuộc viện nghiên cứu không gian trường đại học Colorado phát biểu:

Chúng ta đã dành rất nhiều thời gian và nỗ lực để nghiên cứu về khả năng sự sống đã từng tồn tại trên Sao Hỏa. Europa có tất cả những thành tố để tạo nên sự sống, và chúng ta phải khẳng định được liệu thực sự, không chỉ là trong quá khứ, mà là ở thời điểm hiện tại, có sự sống trên Europa hay không?[64]

Thám hiểm Europa

[sửa | sửa mã nguồn]

Những hiểu biết ngày nay về Europa chủ yếu được thu thập trong những năm 70 của thế kỉ trước, khi 2 tàu thám hiểm Pioneer 10Pioneer 11 là những tàu thám hiểm đầu tiên viếng thăm Sao Mộc và các vệ tinh của nó vào 2 năm 1973 và 1974. Những bức ảnh vào thời điểm này của 4 vệ tinh lớn là khá mờ nhạt.[25] Tàu thám hiểm Voyager sau đó bay qua các vệ tinh này vào năm 1979. Gần đây nhất, tàu thám hiểm Galileo đã quay quanh quỹ đạo Sao Mộc trong 8 năm từ năm 1995 và cung cấp cho chúng ta những hình ảnh rõ nét nhất về bề mặt các vệ tinh của Sao Mộc, trong đó có Europa.

Người ta đang đề nghị tiến hành nhiều dự án để tìm hiểu thêm về các vệ tinh của Sao Mộc. Một vấn đề đáng quan tâm cho những dự án này là mọi tàu thám hiểm đặt chân lên Europa đều cần phải được bảo vệ trước bức xạ rất mạnh của Sao Mộc.[17] Hiện nay người ta đã đề xuất nhiều dự án khác nhau với mục đích rất khác nhau. Có dự án chỉ đặt mục tiêu phân tích cấu tạo bề mặt của Europa nhưng có một số dự án đặt mục tiêu cực kì tham vọng và khó thực hiện trong tương lai gần. Đó là tìm kiếm dấu vết của sự sống của đại dương trong lòng Europa.[57][65]

Các dự án

[sửa | sửa mã nguồn]

Những kế hoạch phóng các tàu thăm dò tìm kiếm nước và sự sống trên Europa đang gặp rất nhiều khó khăn do vấn đề kĩ thuật cũng như vấn đề tài chính.[66] Dự án Jupiter Icy Moons Orbiter thám hiểm các vệ tinh băng đá của Sao Mộc đã bị hủy bỏ năm 2005[17][66].

Một dự án có tính khả thi là dự án Ice Clipper, sử dụng một bộ phận va chạm gây nổ như trong dự án Deep Impact. Bộ phận này sẽ kích thích một vụ nổ nhỏ trên bề mặt của Europa khiến cho một lượng lớn vật chất của vệ tinh này sẽ được bốc bay lên không trung.[67] Một tàu vũ trụ nhỏ sẽ được điều khiển bay qua đám bụi này để thu thập các mẫu vật chất trên bề mặt Europa. Không cần quay quanh quỹ đạo của Sao Mộc hay Europa, cũng không cần nhiên liệu để khởi động quay về Trái Đất từ quỹ đạo của các thiên thể này, dự án kiểu như trên sẽ khiến cho lượng nhiên liệu tàu mang theo là rất ít và giảm hẳn chi phí cho dự án.[68]

Minh họa về cryobot và hydrobot

Những ý kiến táo bạo hơn đưa ra khả năng về các tàu đổ bộ sau khi hạ cánh xuống Europa sẽ tìm kiếm bằng chứng về sự sống bằng cách lấy mẫu ở phần băng gần bề mặt vệ tinh hay thậm chí đục xuyên qua bề mặt vệ tinh tiếp cận đại dương phía dưới. Một đề xuất đưa ra ý tưởng về một tàu thăm dò lớn làm tan băng chạy bằng năng lượng nguyên tử gọi là cryobot. Sau khi đổ bộ xuống bề mặt vệ tinh, sử dụng nhiệt lượng của mình, cryobot sẽ làm tan chảy băng dưới chân và từ từ đi xuyên qua lớp băng cứng.[69] Theo Hội nghiên cứu hành tinh, mục tiêu chính của cryobot là tạo một lỗ khoan vào trong lòng của Europa.[17] Sau khi chạm đến lớp chất lỏng, một tàu tự hành dưới nước gọi là hydrobot sẽ được tách rời ra và tự do tìm kiếm sự sống trong đại dương của Europa.[70] Cả cryobot và hydrobot phải trải qua một quá trình diệt trùng thành vô trùng hoàn toàn. Điều này tránh các tàu thăm dò phát hiện được các vi khuẩn của Trái Đất trên mình chúng thay vì các vi sinh vật của Europa. Hơn nữa, khử trùng cho tàu thăm dò còn tránh làm ô nhiễm về mặt sinh học cho hệ sinh thái của Europa.[71] Mặc dù rất hấp dẫn nhưng dự án nói trên chưa được vạch kế hoạch chi tiết.[72]

Trong tương lai, một dự án mang tên Europa Jupiter System Mission (EJSM) (dự án nghiên cứu Sao Mộc và các vệ tinh, chủ yếu là Europa) liên kết giữa 2 trung tâm khoa học vũ trụ NASAESA có thể được thực hiện vào năm 2020. Vào tháng 2 năm 2009, hai trung tâm này đã xác định đây là mục tiêu quan trọng có mức ưu tiên cao hơn dự án Titan Saturn System Mission (dự án khám phá vệ tinh Titan của Sao Thổ).[73] Mặc dù vậy, đóng góp của phía ESA vẫn đang bị đặt dấu hỏi do vấn đề tài chính.[74] Dự án này có thể gồm một vệ tinh bay quanh Sao Mộc của ESA, một vệ tinh bay quanh Europa của NASA và một vệ tinh nghiên cứu từ trường Sao Mộc của JAXA.

Khả năng định cư trên Europa

[sửa | sửa mã nguồn]

Xa hơn các dự án thám hiểm là các dự án về kế hoạch định cư trên Europa. Dự án Artemis là một dự án rất tham vọng khi được đề xuất năm 1997.[75][76] Theo như kế hoạch của dự án, các nhà khoa học sẽ định cư trong các mođun trên bề mặt Europa. Họ sẽ khoan sâu xuống bề mặt của vệ tinh để kiểm tra xem đại dương có thực sự tồn tại bên dưới lớp băng hay không. Họ cũng có thể định cư trong căn cứ nghiên cứu có dạng túi khí được bơm căng. Việc nghiên cứu lòng biển của Europa sẽ được thực hiện với sự giúp đỡ của một tàu ngầm đặc biệt.[77]

Định cư trên bề mặt Europa tiềm ẩn rất nhiều khó khăn và rủi ro. Một vấn đề rất nghiêm trọng là cường độ bức xạ rất mạnh phát ra từ vành đai bức xạ Sao Mộc, mạnh hơn vành đai bức xạ Van Allen của Trái Đất 10 lần. Con người không thể sống trên bề mặt hay gần bề mặt của Europa nếu không có những quần áo bảo hộ chống bức xạ đặc biệt. Những cư dân của Europa cần phải bước ra bề mặt của Europa thật nhanh và nếu ở lại thì phải chui xuống những hầm ngầm dưới đất (mặc dù họ sẽ không phải làm thế khi Europa đi qua phần đuôi từ trường (magnetotail) của Sao Mộc). Một vấn đề khác là nhiệt độ cực lạnh trên bề mặt Europa (chỉ khoảng - 170oC tức là 103 K).

Sự sống có thể tồn tại trên Europa, trong đại dương ngầm bên dưới lớp vỏ băng.[78][79] Con người nếu định cư trên Europa có thể sẽ đối đầu với sự sống trên thiên thể này. Ngay cả khi chúng không phải là những sinh vật có trí tuệ, chúng vẫn có thể rất nguy hiểm, ví dụ như những vi khuẩn gây hại. Còn nếu như chúng không gây hại thì con người lại có thể hủy diệt môi trường sinh thái của những sinh vật này.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Periapsis is derived from the semimajor axis (a) and eccentricity (e): a(1 − e).
  2. ^ Apoapsis is derived from the semimajor axis (a) and eccentricity (e): a(1 + e).
  3. ^ Surface area derived from the radius (r): 4πr 2.
  4. ^ Volume derived from the radius (r): 4/3πr 3.
  5. ^ Surface gravity derived from the mass (m), the gravitational constant (G) and the radius (r): Gm/r2.
  6. ^ Escape velocity derived from the mass (m), the gravitational constant (G) and the radius (r): .

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Blue, Jennifer (9 tháng 11 năm 2009). “Planet and Satellite Names and Discoverers”. USGS. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2010.
  2. ^ “Europa”. Lexico Từ điển Vương quốc Anh. Oxford University Press.
    “Europa”. Merriam-Webster Dictionary.
  3. ^ G.G. Schaber (1982) "Geology of Europa", in David Morrison, ed., Satellites of Jupiter, vol. 3, International Astronomical Union, p 556 ff.
  4. ^ Greenberg (2005) Europa: the ocean moon
  5. ^ a b c d “Overview of Europa Facts”. NASA. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
  6. ^ “By the Numbers | Europa”. NASA Solar System Exploration. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2021.
  7. ^ “JPL HORIZONS solar system data and ephemeris computation service”. Solar System Dynamics. NASA, Jet Propulsion Laboratory. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2007.
  8. ^ a b c d e Yeomans, Donald K. (13 tháng 7 năm 2006). “Planetary Satellite Physical Parameters”. JPL Solar System Dynamics. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2007.
  9. ^ Showman, A. P.; Malhotra, R. (1 tháng 10 năm 1999). “The Galilean Satellites”. Science. 286 (5437): 77–84. doi:10.1126/science.286.5437.77. PMID 10506564. S2CID 9492520.
  10. ^ Geissler, P. E.; Greenberg, R.; Hoppa, G.; Helfenstein, P.; McEwen, A.; Pappalardo, R.; Tufts, R.; Ockert-Bell, M.; Sullivan, R.; Greeley, R.; Belton, M. J. S.; Denk, T.; Clark, B. E.; Burns, J.; Veverka, J. (1998). “Evidence for non-synchronous rotation of Europa”. Nature. 391 (6665): 368–70. Bibcode:1998Natur.391..368G. doi:10.1038/34869. PMID 9450751. S2CID 4426840.
  11. ^ Bills, Bruce G. (2005). “Free and forced obliquities of the Galilean satellites of Jupiter”. Icarus. 175 (1): 233–247. Bibcode:2005Icar..175..233B. doi:10.1016/j.icarus.2004.10.028. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2019.
  12. ^ a b Lucy-Ann McFadden, Paul Weissman, Torrence Johnson (2007). The Encyclopedia of the Solar System. Elsevier. tr. 432.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  13. ^ McGrath (2009). “Atmosphere of Europa”. Trong Pappalardo, Robert T.; McKinnon, William B.; Khurana, Krishan K. (biên tập). Europa. University of Arizona Press. ISBN 978-0-8165-2844-8.
  14. ^ Mass of Europa: 48 Yg. Mass of Triton plus all smaller moons: 39.5 Yg (see note g here)
  15. ^ Tritt, Charles S. (2002). “Possibility of Life on Europa”. Milwaukee School of Engineering. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2007.
  16. ^ “Tidal Heating”. geology.asu.edu. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2006. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2007.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  17. ^ a b c d Friedman, Louis (ngày 14 tháng 12 năm 2005). “Projects: Europa Mission Campaign; Campaign Update: 2007 Budget Proposal”. The Planetary Society. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 2 năm 2006. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2007.
  18. ^ David, Leondard (ngày 7 tháng 2 năm 2006). “Europa Mission: Lost In NASA Budget”. Space.com. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2007.
  19. ^ “Satellites of Jupiter”. The Galileo Project. Rice University. 1995. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2007.
  20. ^ “Simon Marius”. Students for the Exploration and Development of Space. University of Arizona. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2007.
  21. ^ Marius, S.; (1614) Mundus Iovialis anno M.DC.IX Detectus Ope Perspicilli Belgici [1] Lưu trữ 2011-09-08 tại Wayback Machine, where he attributes the suggestion Lưu trữ 2019-11-01 tại Wayback Machine to Johannes Kepler
  22. ^ a b Marazzini, C. (2005). “The names of the satellites of Jupiter: from Galileo to Simon Marius”. Lettere Italiana. 57 (3): 391–407.
  23. ^ Cowen, Ron (ngày 7 tháng 6 năm 2008). “A Shifty Moon”. Science News. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 3 năm 2012.
  24. ^ a b M. G. Kivelson (2000). “Galileo Magnetometer Measurements: A Stronger Case for a Subsurface Ocean at Europa”. Science. 289 (5483): 1340–1343. doi:10.1126/science.289.5483.1340. PMID 10958778.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  25. ^ a b “Europa: Another Water World?”. Project Galileo: Moons and Rings of Jupiter. NASA, Jet Propulsion Laboratory. 2001. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2007.
  26. ^ Arnett, B.; Europa Lưu trữ 2011-09-04 tại Wayback Machine (7 tháng 11 năm 1996)
  27. ^ a b Hamilton, C. J. “Jupiter's Moon Europa”. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2009.
  28. ^ “Europa, a Continuing Story of Discovery”. Project Galileo. NASA, Jet Propulsion Laboratory. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 1997. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2007.
  29. ^ a b Schenk, P. M.; Chapman, C. R.; Zahnle, K.; Moore, J. M.; Chapter 18: Ages and Interiors: the Cratering Record of the Galilean Satellites, in Jupiter: The Planet, Satellites and Magnetosphere, Cambridge University Press, 2004
  30. ^ “High Tide on Europa”. Astrobiology Magazine. astrobio.net. 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2007.
  31. ^ Geissler, P. E.; Greenberg, R.; Hoppa, G.; McEwen, A.; Tufts, R.; Phillips, C.; Clark, B.; Ockert-Bell, M.; Helfenstein, P. (1 tháng 9 năm 1998). “Evolution of Lineaments on Europa: Clues from Galileo Multispectral Imaging Observations”. Icarus. 135 (1): 107–126. doi:10.1006/icar.1998.5980. ISSN 0019-1035.
  32. ^ Figueredo, Patricio H.; Greeley, Ronald (1 tháng 2 năm 2004). “Resurfacing history of Europa from pole-to-pole geological mapping”. Icarus. 167 (2): 287–312. doi:10.1016/j.icarus.2003.09.016. ISSN 0019-1035.
  33. ^ Hurford, T. A.; Sarid, A. R.; Greenberg, R. (1 tháng 1 năm 2007). “Cycloidal cracks on Europa: Improved modeling and non-synchronous rotation implications”. Icarus. 186 (1): 218–233. doi:10.1016/j.icarus.2006.08.026. ISSN 0019-1035.
  34. ^ Kattenhorn, Simon A. (2002). “Nonsynchronous Rotation Evidence and Fracture History in the Bright Plains Region, Europa”. Icarus. 157: 490–506. doi:10.1006/icar.2002.6825. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2009.
  35. ^ a b Christophe Sotin, James W. Head III and Gabriel Tobie (2001). “Europa: Tidal heating of upwelling thermal plumes and the origin of lenticulae and chaos melting” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 24 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2007.
  36. ^ Jason C. Goodman, Geoffrey C. Collins, John Marshall, Raymond T. Pierrehumbert. “Hydrothermal Plume Dynamics on Europa: Implications for Chaos Formation” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2007.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  37. ^ a b Greenberg, R.; Europa: The Ocean Moon: Search for an Alien Biosphere, Springer Praxis Books, 2005
  38. ^ L.A (ngày 17 tháng 11 năm 2011). “Phát hiện dấu vết sự sống ngoài hành tinh”. báo Dân Việt. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2011. các phân tích về trạng thái bề mặt của Europa đã tìm thấy một hồ nước ấm nằm sâu bên dưới lớp vỏ băng giá của vệ tinh này
  39. ^ Jennifer Carpenter (ngày 16 tháng 11 năm 2011). “Jupiter moon Europa 'has shallow lakes' (bằng tiếng Anh). BBC. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2011. Analysis of the moon's surface suggests plumes of warmer water well up beneath its icy shell, melting and fracturing the outer layers
  40. ^ Greeley, R.; Chapter 15: Geology of Europa, in Jupiter: The Planet, Satellites and Magnetosphere, Cambridge University Press, 2004
  41. ^ a b Billings, S. E. & Kattenhorn, S. A. (2005). “The great thickness debate: Ice shell thickness models for Europa and comparisons with estimates based on flexure at ridges”. Icarus. 177 (2): 397–412. doi:10.1016/j.icarus.2005.03.013.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  42. ^ C. Zimmer & Khurana, K. K. (2000). “Subsurface Oceans on Europa and Callisto: Constraints from Galileo Magnetometer Observations” (PDF). Icarus. 147: 329–347. doi:10.1006/icar.2000.6456. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2009.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  43. ^ T. B. McCord, G. B. Hansen (1998). “Salts on Europa's Surface Detected by Galileo's Near Infrared Mapping Spectrometer”. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2007.
  44. ^ Carlson, R. W.; Anderson, M. S.; Mehlman, R.; Johnson, R. E. (1 tháng 10 năm 2005). “Distribution of hydrate on Europa: Further evidence for sulfuric acid hydrate”. Icarus. Europa Icy Shell. 177 (2): 461–471. doi:10.1016/j.icarus.2005.03.026. ISSN 0019-1035.
  45. ^ Wendy M. Calvin;Clark, Roger N.;Brown, Robert H.; and Spencer John R. (1995). “Spectra of the ice Galilean satellites from 0.2 đến 5 µm: A compilation, new observations, and a recent summary”. J.of Geophys. Res. 100: 19, 041–19, 048. doi:10.1029/94JE03349. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2009.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  46. ^ a b Donald Savage; Jones, Tammy; Villard, Ray (ngày 23 tháng 2 năm 1995). “Hubble Finds Oxygen Atmosphere on Europa”. Project Galileo. NASA, Jet Propulsion Laboratory. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2007.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  47. ^ Hall, D. T.; Detection of an oxygen atmosphere on Jupiter's moon Europa Lưu trữ 2013-12-12 tại Wayback Machine, Nature, Vol. 373 (23 tháng 2 năm 1995), 677–679 (truy cập 15 tháng 4 năm 2006)
  48. ^ A. J. Kliore;Hinson, D. P.; Flasar, F. M.; Nagy, A. F.; Cravens, T. E. (1997). “The Ionosphere of Europa from Galileo Radio Occultations”. Science. 277 (5324): 355–358. doi:10.1126/science.277.5324.355. PMID 9219689. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2007.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  49. ^ “Galileo Spacecraft Finds Europa has Atmosphere”. Project Galileo. NASA, Jet Propulsion Laboratory. 1997. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2007.
  50. ^ Johnson, R. E.; Lanzerotti, L. J.; Brown, W. L. (1982). “Planetary applications of ion induced erosion of condensed-gas frosts”. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2007.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  51. ^ V. I. Shematovich;Cooper, J. F.; Johnson, R. E. (2003). “Surface-bounded oxygen atmosphere of Europa”. EGS - AGU - EUG Joint Assembly (Abstracts from the meeting held in Nice, France). Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2007.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  52. ^ M. C. Liang;Lane, B. F.; Pappalardo, R. T. (2005). “Atmosphere of Callisto” (PDF). Journal of Geophysics Research. 110: E02003. doi:10.1029/2004JE002322. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2009.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  53. ^ W.H. Smyth & Marconi, M.L. (15 tháng 8 năm 2007). “Processes Shaping Galilean Satellite Atmospheres from the Surface to the Magnetosphere” (pdf). Abstracts. Workshop on Ices, Oceans, and Fire: Satellites of the Outer Solar System, Boulder, Colorado. tr. 131–132. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 25 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2009.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  54. ^ “Chyba and Hand, "Life without photosynthesis". Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2009.
  55. ^ W. H. Smyth & Marconi, M. L. (2006). “Europa's atmosphere, gas tori, and magnetospheric implications”. Icarus. 181: 510. doi:10.1016/j.icarus.2005.10.019. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2009.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  56. ^ Exotic Microbes Discovered near Lake Vostok Lưu trữ 2009-08-26 tại Wayback Machine, Science@NASA (10 tháng 12 năm 1999)
  57. ^ a b Chandler, D. L. (ngày 20 tháng 10 năm 2002). “Thin ice opens lead for life on Europa”. NewScientist.com. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2009.
  58. ^ Jones, N.; Bacterial explanation for Europa's rosy glow Lưu trữ 2012-10-18 tại Wayback Machine, NewScientist.com (11 tháng 12 năm 2001)
  59. ^ Phillips, C.; Time for Europa Lưu trữ 2006-11-25 tại Wayback Machine, Space.com (28 tháng 9 năm 2006)
  60. ^ a b Sean Chamberlin (1999). “Creatures Of The Abyss: Black Smokers and Giant Worms”. Fullerton College. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2007.[liên kết hỏng]
  61. ^ Schulze-Makuch, Dirk; and Irwin, Louis N. (2001). “Alternative Energy Sources Could Support Life on Europa” (PDF). Departments of Geological and Biological Sciences, University of Texas at El Paso. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2007.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  62. ^ Wilson, Colin P. (2007). “Tidal Heating on Io and Europa and its Implications for Planetary Geophysics”. Geology and Geography Dept, Vassar College. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2007.
  63. ^ a b Giles M. Marion, Christian H. Fritsen, Hajo Eicken, Meredith C. Payne (2003). “The Search for Life on Europa: Limiting Environmental Factors, Potential Habitats, and Earth Analogues”. Astrobiology. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2007.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  64. ^ David, L.; Europa Mission: Lost In NASA Budget Lưu trữ 2010-12-24 tại Wayback Machine, Space.com (7 tháng 2 năm 2006)
  65. ^ Muir, H.; Europa has raw materials for life Lưu trữ 2008-04-16 tại Wayback Machine, NewScientist.com (22 tháng 5 năm 2002)
  66. ^ a b Berger, B.; NASA 2006 Budget Presented: Hubble, Nuclear Initiative Suffer Lưu trữ 2009-06-02 tại Wayback Machine Space.com (7 tháng 2 năm 2005)
  67. ^ Goodman, J.; Re: Galileo at Europa Lưu trữ 2012-03-01 tại Wayback Machine, MadSci Network forums, 9 tháng 9 năm 1998
  68. ^ McKay C. P. (2002). “Planetary protection for a Europa surface sample return: The ice clipper mission”. Advances in Space Research. 30 (6): 1601–1605. doi:10.1016/S0273-1177(02)00480-5.
  69. ^ Knight, W.; Ice-melting robot passes Arctic test Lưu trữ 2008-03-17 tại Wayback Machine, NewScientist.com (14 tháng 1 năm 2002)
  70. ^ Bridges, A.; Latest Galileo Data Further Suggest Europa Has Liquid Ocean, Space.com (10 tháng 1 năm 2000)
  71. ^ National Academy of Sciences Space Studies Board, Preventing the Forward Contamination of Europa Lưu trữ 2008-02-13 tại Wayback Machine, National Academy Press, Washington (DC), 29 tháng 6 năm 2000
  72. ^ Powell, J. (2005). Powell, J.; Maise, G.; and Paniagua, J. “NEMO: A mission to search for and return to Earth possible life forms on Europa”. Acta Astronautica. 57 (2–8): 579–593. doi:10.1016/j.actaastro.2005.04.003.
  73. ^ “BBC NEWS | Science & Environment | Jupiter in space agencies' sights”. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2009.
  74. ^ “ESA Science & Technology: Cosmic Vision 2015-2025 Proposals”. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2009.
  75. ^ Artemis Society International Lưu trữ 2011-08-20 tại Wayback Machine official website
  76. ^ Peter Kokh, "Europa II Workshop Report Lưu trữ 2019-06-07 tại Wayback Machine", Moon Miner's Manifesto #110, Nov. 1997
  77. ^ Humans on Europa: A Plan for Colonies on the Icy Moon, Space.com, ngày 6 tháng 6 năm 2001, truy cập 10 tháng 5 năm 2006
  78. ^ Chandler, D. L. (20 tháng 10 năm 2002). “Thin ice opens lead for life on Europa”. NewScientist.com. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2009.
  79. ^ Jones, N.; Bacterial explanation for Europa's rosy glow Lưu trữ 2012-10-18 tại Wayback Machine, NewScientist.com (11 tháng 12 2001)

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Europa