Bước tới nội dung

S/2003 J 9

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
S/2003 J 9
S/2003 J 16 được chụp bởi Kính viễn vọng Canada–Pháp–Hawaii trong các quan sát tiếp theo vào tháng 2 năm 2003
Khám phá [1]
Khám phá bởiScott S. Sheppard
David C. Jewitt
Jan T. Kleyna
Yanga R. Fernández
Nơi khám pháĐài quan sát Mauna Kea
Ngày phát hiện6 tháng 2 năm2003
Đặc trưng quỹ đạo[2]
Kỷ nguyên 17 tháng 12 năm 2020
(JD 2 459 200,5)
Cung quan sát15,19 năm] (5 545 ngày])
0,1615575 AU (24.168.660 km)
Độ lệch tâm0,170 190 0
2,10 năm (767,60 ngày)
109,898 36°
0° 28m 8.381s / ngày
Độ nghiêng quỹ đạo166,334 03°
(so với mặt phẳng hoàng đạo)
13,665 97° (nghịch)
130,595 22°
45,628 61°
Vệ tinh củaSao Mộc
NhómNhóm Carme
Đặc trưng vật lý
Đường kính trung bình
1 km[3]
Suất phản chiếu0,04 (giả định)[3]
23,7[3]
16,9[2]

S/2003 J 9 là một vệ tinh bất thường của Sao Mộc chuyển động nghịch hướng. Nó được phát hiện bởi một nhóm các nhà thiên văn học từ Đại học Hawaii do Scott S. Sheppard dẫn đầu vào năm 2003[1]

S/2003 J 9 có đường kính khoảng 1 km, và quay quanh Sao Mộc ở khoảng cách trung bình 0,162 AU (24.200.000 km) trong 767,60 ngày, có độ nghiêng quỹ đạo là 166,3° so với mặt phẳng hoàng đạo (166° so với xích đạo của Sao Mộc), chuyển động theo hướng nghịch với vật thể trung tâm của nó và có độ lệch tâm là 0,17.

Nó thuộc nhóm Carme, được tạo thành từ các vệ tinh dị hình chuyển động nghịch hành quanh Sao Mộc ở khoảng cách từ 23 đến 24 Gm và ở độ nghiêng khoảng 165°.

Vệ tinh này từng được coi là đã bị mất[4][5][6][7] cho đến tháng 11 năm 2020, khi Minor Planet Center thông báo về sự phục hồi của S/2003 J 9 bởi Scott Sheppard trong các quan sát từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 4 năm 2018.[2]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “MPEC 2003-E29 : S/2003 J 9, 2003 J 10, 2003 J 11, 2003 J 12; S/2003 J 1, 2003 J 6”. Minor Planet Electronic Circular. Minor Planet Center. 7 tháng 3 năm 2003.
  2. ^ a b c “MPEC 2020-V19 : S/2003 J 9”. Minor Planet Electronic Circular. Minor Planet Center. 5 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2020.
  3. ^ a b c Sheppard, Scott. “Scott S. Sheppard - Jupiter Moons”. Department of Terrestrial Magnetism. Carnegie Institution for Science. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2020.
  4. ^ Beatty, Kelly (4 tháng 4 năm 2012). “Outer-Planet Moons Found — and Lost”. www.skyandtelescope.com. Sky & Telescope. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2017.
  5. ^ Brozović, Marina; Jacobson, Robert A. (9 tháng 3 năm 2017). “The Orbits of Jupiter's Irregular Satellites”. The Astronomical Journal. 153 (4): 147. Bibcode:2017AJ....153..147B. doi:10.3847/1538-3881/aa5e4d.
  6. ^ Jacobson, B.; Brozović, M.; Gladman, B.; Alexandersen, M.; Nicholson, P. D.; Veillet, C. (28 tháng 9 năm 2012). “Irregular Satellites of the Outer Planets: Orbital Uncertainties and Astrometric Recoveries in 2009–2011”. The Astronomical Journal. 144 (5): 132. Bibcode:2012AJ....144..132J. doi:10.1088/0004-6256/144/5/132.
  7. ^ Sheppard, Scott S. (2017). “New Moons of Jupiter Announced in 2017”. home.dtm.ciw.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2017. We likely have all of the lost moons in our new observations from 2017, but to link them back to the remaining lost 2003 objects requires more observations a year later to confirm the linkages, which will not happen until early 2018. ... There are likely a few more new moons as well in our 2017 observations, but we need to reobserve them in 2018 to determine which of the discoveries are new and which are lost 2003 moons.