Bước tới nội dung

Themisto (vệ tinh)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Themisto
Khám phá 
Khám phá bởiCharles Kowal (1975)
Elizabeth Roemer (1975)
Scott S. Sheppard (2000)
David C. Jewitt (2000)
Yanga R. Fernández (2000)
Eugene A. Magnier (2000)
Nơi khám pháĐài thiên văn Palomar
Đài quan sát Mauna Kea (khám phá lại)
Ngày phát hiện30 tháng 9 năm 1975
21 tháng 11 năm 2000
khám phá lại
Tên định danh
Tên định danh
Jupiter XVIII
Phiên âm/θɪˈmɪst/[1]
Đặt tên theo
Θεμιστώ Themistō
S/2000 J 1
S/1975 J 1
Tính từThemistoan /θɛmɪˈst.ən/[2] Themistoian /θɛmɪˈst.iən/
Đặc trưng quỹ đạo
Kỷ nguyên 23 tháng 3 năm 2018
(JD 2 458 200,5)
Cung quan sát42,54 năm (15.536 ngày)
Cận điểm quỹ đạo5 909 000 km (0,039 AU)
Viễn điểm quỹ đạo8 874 300 km (0,059 AU)
0,0494401 AU (7.396.130 km)
Bán kính quỹ đạo trung bình
7 391 650 km (0,04941 AU)
Độ lệch tâm0,252 211 2
129,827 61 ngày (0,3554 năm)
4,098 km/s
2,393 96°
2° 46m 13,369s / ngày
Độ nghiêng quỹ đạo45,281 21°
(so với mặt phẳng hoàng đạo)
47,48°
(so với xích đạo của Sao Mộc)
192,641 62°
241,251 68°
Vệ tinh củaSao Mộc
Đặc trưng vật lý[4]
Đường kính trung bình
9 km
Bán kính trung bình
4 km[3]
Chu vi~25 km
~200 km²
Thể tích~270 km³
Khối lượng6,89×1014 kg
Mật độ trung bình
2,6 g/cm³ (giả định)[4]
Suất phản chiếu0,04 (giả định)[3]
Nhiệt độ~-149°C
21,0
12,9

Themisto (/θɪˈmɪst/; tiếng Hy Lạp: Θεμιστώ), cũng được biết đến với cái tên Jupiter XVIII, là một vệ tinh dị hình của Sao Mộc chuyển động cùng chiều với Sao Mộc. Được phát hiện vào năm 1975, sau đó vệ tinh này biến mất và rồi được phát hiện lại vào năm 2000.

Phát hiện và đặt tên

[sửa | sửa mã nguồn]

Themisto lần đầu tiên được phát hiện bởi Charles T. KowalElizabeth Roemer vào ngày 30 tháng 9 năm 1975, được báo cáo lại vào ngày 3 tháng 10 năm 1975,[5] và được đặt tên là S/1975 J 1. Tuy nhiên, do quan sát không đầy đủ nên đã không thể lập ra một quỹ đạo cụ thể và sau đó nó lại biến mất.

Vệ tinh Themisto không được quan tâm nhiều lắm vào những năm 80 của thế kỉ trước. Và rồi, vào năm 2000, một vệ tinh có vẻ mới được phát hiện bởi Scott S. Sheppard, David C. Jewitt, Yanga R. FernándezEugene A. Magnier và được đặt tên là S/2000 J 1. Nhưng vệ tinh này đã được sớm xác nhận lại rằng đó chỉ là cùng một thiên thể đã được phát hiện vào năm 1975.[6] Lần quan sát này lập tức được phát hiện có mối liên quan tới một quan sát khác vào ngày 6 tháng 8 năm 2000, bởi đội của Brett J. Gladman, John J. Kavelaars, Jean-Marc Petit, Hans Scholl, Matthew J. Holman, Brian G. Marsden, Philip D. NicholsonJoseph A. Burns, trong đó lần quan sát ngày 6 tháng 8 năm 2000 đã được thông báo cho trung tâm "Minor Planet Center" (thuộc Trung tâm thiên văn vật lý Harvard–Smithsonian) nhưng không được thông báo dưới một thông cáo chính thức (IAUC).[7]

Vào tháng 10 năm 2002 vệ tinh này chính thức được đặt tên theo Themisto,[8] con gái của thần sông Inachus và là người tình của thần Zeus (tượng trưng cho sao Mộc) trong thần thoại Hy Lạp.

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]
Biểu đồ miêu tả quỹ đạo của Themisto (trên cùng bên trái) cùng với các vệ tinh dị hình của Sao Mộc. Những vệ tinh ở phía trên trục ngang chuyển động theo chiều kim đồng hồ, còn những vệ tinh ở dưới trục ngang thì chuyển động ngược chiều kim đồng hồ. Những đoạn vàng mở rộng từ cận điểm quỹ đạo đến viễn điểm quỹ đạo trong quỹ đạo elip tính từ vật thể, cho thấy được độ lệch tâm quỹ đạo

Quỹ đạo của vệ tinh Themisto khá lạ thường: khác với hầu hết các vệ tinh tự nhiên của Sao Mộc khác, theo đó các vệ tinh khác có những quỹ đạo theo từng nhóm riêng, Themisto có quỹ đạo riêng không theo nhóm. Nó có vị trí ở giữa vệ tinh Galileo và nhóm vệ tinh di hình đầu tiên, gọi là nhóm Himalia.

Vệ tinh Themisto có đường kính khoảng 8 km (giả sử có hệ số phản xạ là 0,04). Số liệu đó có thể được dùng để tìm ra diện tích của bề mặt là từ khoảng 200 đến 380 km².

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Cf. 'Themista' in Noah Webster (1884) A Practical Dictionary of the English Language
  2. ^ 'Themis[t]oan' in James Hall (2015) Moons of the Solar System, p. 82.
  3. ^ a b Sheppard, S. S.; Jewitt, D. C.; An abundant population of small irregular satellites around Jupiter, Nature, 423 (ngày 15 tháng 5 năm 2003), pp. 261–263
  4. ^ a b “Planetary Satellite Physical Parameters”. JPL.
  5. ^ Brian G. Marsden (ngày 3 tháng 10 năm 1975). “IAUC 2845: Probable New Satellite of Jupiter”. International Astronomical Union Central Bureau for Astronomical Telegrams.
  6. ^ Brian G. Marsden (ngày 25 tháng 11 năm 2000). “IAUC 7525: S/1975 J 1 = S/2000 J 1”. International Astronomical Union Central Bureau for Astronomical Telegrams.
  7. ^ “MPEC 2000-Y16: S/1975 J 1 = S/2000 J 1, S/1999 J 1”. International Astronomical Union Minor Planet Center. ngày 19 tháng 12 năm 2000.
  8. ^ Daniel W. E. Green (ngày 22 tháng 10 năm 2002). “IAUC 7998: Satellites of Jupiter”. International Astronomical Union.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]