Bước tới nội dung

Spirit (xe tự hành)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Spirit
Artistic view of a Mars Exploration Rover on Mars
Dạng nhiệm vụRover
Nhà đầu tưNASA
COSPAR ID2003-027A
Trang webMars Exploration Rover
Thời gian nhiệm vụPlanned: 90 Martian solar days (~92 Earth days)
Operational: Bản mẫu:Tuổi in days days from landing to last contact (Bản mẫu:Tuổi in sols sols)
Mobile: Bản mẫu:Tuổi in days Earth days landing to final embedding (Bản mẫu:Tuổi in sols sols)
Total: Bản mẫu:Tuổi in days days from landing to mission end (Bản mẫu:Tuổi in sols sols)
Các thuộc tính thiết bị vũ trụ
Dạng thiết bị vũ trụMars Exploration Rover
Khối lượng khô185 kilôgam (408 lb) (Rover only)
Bắt đầu nhiệm vụ
Ngày phóng11 tháng 6 năm 2003; 21 năm trước (2003-06-11)[1][2]
Tên lửaDelta II 7925-9.5[2][3]
Địa điểm phóngCape Canaveral SLC-17A
Kết thúc nhiệm vụ
Lần liên lạc cuốingày 22 tháng 3 năm 2010; ngày 25 tháng 5 năm 2011 (ngày 25 tháng 5 năm 2011)[1]
Các tham số quỹ đạo
Hệ quy chiếuQuỹ đạo nhật tâm (transfer)
Xe tự hành Mars
Thành phần phi thuyềnRover
Thời điểm hạ cánhngày 4 tháng 1 năm 2004, 04:35 UTC SCET
MSD 46216 03:35 AMT
Địa điểm hạ cánh14°34′06″N 175°28′21″Đ / 14,5684°N 175,472636°Đ / -14.5684; 175.472636 (Spirit rover)[4]
Khoảng cách đi được7,73 km (4,8 mi)
Tập tin:Nasa mer marvin.png
The launch patch for Spirit, featuring Marvin the Martian
Mars rovers (NASA)
 

Spirit, còn được gọi là MER-A (Mars Exploration Rover - A) hoặc MER-2, là một xe tự hành trên sao Hỏa, hoạt động từ năm 2004 đến 2010.[1] Đây là một trong hai xe tự hành của Chương trình xe tự hành thám hiểm sao Hỏa của NASA. Nó hạ cánh thành công trên sao Hỏa lúc 04:35 giờ UTC vào ngày 4 tháng 1 năm 2004, ba tuần trước khi chiếc xe tự hành song sinh của nó, Opportunity (MER-B), đáp xuống phía bên kia hành tinh này. Tên của nó được chọn thông qua một cuộc thi tiểu luận của sinh viên do NASA bảo trợ. Chiếc xe tự hành này đã bị mắc kẹt vào cuối năm 2009, và thông tin liên lạc cuối cùng của nó với Trái đất đã được gửi vào ngày 22 tháng 3 năm 2010.

Sprit đã hoàn thành nhiệm vụ đề ra trong 90 ngày của nó. Được hỗ trợ bằng cách các kỹ thuật làm sạch dẫn đến việc có nhiều năng lượng hơn từ các tấm pin mặt trời, Spirit đã hoạt động hiệu quả hơn hai mươi lần so với kế hoạch đã định của NASA. Spirit cũng đã đi được 7,73 km (4,8 dặm) thay vì chiều dài theo kế hoạch là 600 m (0,4 mi),[5] cho phép việc phân tích địa chất rộng hơn của đất đá sao Hỏa và các đặc điểm bề mặt hành tinh. Kết quả khoa học ban đầu từ giai đoạn đầu tiên của nhiệm vụ (nhiệm vụ chính trong 90 ngày) đã được xuất bản trong một số báo đặc biệt của tạp chí Science.[6]

Vào ngày 1 tháng 5 năm 2009 (5 năm, 3 tháng, 27 ngày sau khi hạ cánh, 21,6 lần thời gian nhiệm vụ đã lên kế hoạch), Sprit đã bị kẹt trong đất mềm.[7] Đây không phải là lần đầu tiên nó bị kẹt khi làm nhiệm vụ và trong tám tháng sau, NASA đã phân tích kỹ lưỡng tình hình, chạy mô phỏng lý thuyết và thực tiễn dựa trên Trái Đất, và cuối cùng là lập trình cho Spirit nỗ lực tự giải phóng. Những nỗ lực này tiếp tục cho đến ngày 26 tháng 1 năm 2010 khi các quan chức NASA thông báo rằng Spirit không thể thoát ra được bởi vì vị trí của nó trong đất mềm,[8] mặc dù nó tiếp tục thực hiện nghiên cứu khoa học từ vị trí hiện tại của nó.[9]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Nelson, Jon. “Mars Exploration Rover - Spirit”. NASA. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2014.
  2. ^ a b “Launch Event Details – When did the Rovers Launch?”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2009.
  3. ^ “Mars Exploration Rover project, NASA/JPL document NSS ISDC 2001 27/05/2001” (PDF). tr. 5. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2009.
  4. ^ Staff. “Mapping the Mars Rovers' Landing Sites”. Esri. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2014.
  5. ^ “NASA Spirit Rover Completes Mission on Mars” (Thông cáo báo chí). Jet Propulsion Laboratory. ngày 25 tháng 5 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2011.
  6. ^ “Special Issue: Spirit at Gusev Crater”. Science. 305 (5685): 737–900. ngày 6 tháng 8 năm 2004.
  7. ^ Henry Fountain (ngày 26 tháng 5 năm 2009). “Crater was Shaped by Wind and Water, Mars Rover Data Shows”. New York Times.
  8. ^ Amos, Jonathan (ngày 26 tháng 1 năm 2010). “Nasa accepts Spirit Mars rover 'stuck for good'. BBC News. The US space agency (Nasa) has conceded defeat in its battle to free the Spirit rover from its Martian sand trap. The vehicle became stuck in soft soil back in May last year and all the efforts to extricate it have failed.
  9. ^ Brown, Dwayne; Webster, Guy (ngày 26 tháng 1 năm 2010). “Now a Stationary Research Platform, NASA's Mars Rover Spirit Starts a New Chapter in Red Planet Scientific Studies”. NASA (Thông cáo báo chí). Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2010. Washington – After six years of unprecedented exploration of the Red Planet, NASA's Mars Exploration Rover Spirit no longer will be a fully mobile robot. NASA has designated the once-roving scientific explorer a stationary science platform after efforts during the past several months to free it from a sand trap have been unsuccessful.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]