Bước tới nội dung

Ulysses (tàu vũ trụ)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ulysses
Ảnh vẽ tàu vũ trụ Ulysses bên trong các hành tinh vòng trong
Nhà đầu tưNASA / ESA
COSPAR ID1990-090B
SATCAT no.20842
Trang webNASA Page
ESA Page
Thời gian nhiệm vụ18 năm, 8 tháng và 24 ngày
Các thuộc tính thiết bị vũ trụ
Khối lượng phóng370 kg (820 lb)
Công suất285 W
Bắt đầu nhiệm vụ
Ngày phóng11:47:16, 6 tháng 10 năm 1990 (1990-10-06T11:47:16)
Tên lửaTàu con thoi Discovery (STS-41) cùng với Inertial Upper StagePAM-S
Địa điểm phóngKSC Launch Complex 39B
Kết thúc nhiệm vụ
Cách loại bỏKhông hoạt động nữa
Dừng hoạt động30 tháng 6 năm 2009 (2009-06-30)
Các tham số quỹ đạo
Hệ quy chiếuNhật tâm
Độ lệch tâm quỹ đạo0,60262
Cận điểm1,35 AU
Viễn điểm5,4 AU
Độ nghiêng79,11°
Chu kỳ2.264,26 ngày (6,2 năm)
Kỷ nguyên12:00:00, 24 tháng 2 năm 1992
Bay qua Sao Mộc (trợ giúp trọng lực)
Tiếp cận gần nhất8 tháng 2 năm 1992
Khoảng cách6,3 lần bán kính Sao Mộc (279,865 mi)
Huy hiệu của Ulysses
Huy hiệu hệ mặt trời ESA cho nhiệm vụ Ulysses  

Ulysses là một tàu robot thăm dò không gian không còn hoạt động nữa có nhiệm vụ chính là quay quanh Mặt trời và nghiên cứu nó ở mọi vĩ độ. Nó được phóng vào năm 1990, thực hiện ba lần "quét vĩ độ nhanh" của Mặt trời vào 1994/1995, 2000/2001, và 2007/2008. Thêm nữa, tàu thăm dò nghiên cứu một số sao chổi. Ulysses là một dự án chung của NASA và Cơ quan vũ trụ Châu Âu (ESA) với sự tham gia từ Hội đồng nghiên cứu quốc gia của Canada.[1] Ngày cuối cùng thực hiện nhiệm vụ với Ulysses là ngày 30 tháng 6 năm 2009.[2]

Để nghiên cứu Mặt trời ở mọi vĩ độ, tàu thăm dò cần thay đổi độ nghiêng quỹ đạo của nó và rời khỏi Hoàng đạo – để thay đổi độ nghiêng quỹ đạo của một con tàu vũ trụ thì cần phải có một sự thay đổi lớn ở vận tốc nhật tâm. Tuy nhiên, lượng thay đổi vận tốc cần thiết để đạt được một quỹ đạo nghiêng cao khoảng 80° thì vượt quá khả năng của bất cứ tên lửa đẩy nào. Do đó, để đạt được quỹ đạo mong muốn quanh Mặt trời, một kế hoạch hỗ trợ hấp dẫn quanh Sao Mộc được lựa chọn, nhưng việc gặp Sao Mộc có nghĩa là tàu Ulysses không thể được cấp năng lượng bằng pin mặt trời – tàu thăm dò thay vào đó được cấp năng lượng bởi một máy phát nhiệt điện đồng vị phóng xạ (RTG).

Con tàu vũ trụ ban đầu được đặt tên là Odysseus do chiều dài của nó và quỹ đạo gián tiếp nhằm nghiên cứu các cực mặt trời của nó. Nó được đặt tên lại là Ulysses, bản dịch tiếng La-tinh của "Odysseus" theo yêu cầu của ESA nhằm tôn vinh không chỉ anh hùng thần thoại của Homer mà còn nhằm ám chỉ đến mô tả của Dante trong tác phẩm Inferno của Dante.[3] Ulysses ban đầu được định lịch phóng là vào tháng 5 năm 1986 trên tàu con thoi Challenger trong nhiệm vụ STS-61-F. Do việc không còn tàu Challenger nữa, việc phóng Ulysses bị hoãn lại cho tới 6 tháng 10 năm 1990 trên tàu Discovery (nhiệm vụ STS-41).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Welcome to the HIA Ulysses Project”. Herzberg Institute of Astrophysics. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 8 năm 2011. The Herzberg Institute of Astrophysics (HIA) of the National Research Council of Canada provided instrumentation and test equipment for the COsmic ray and Solar Particle INvestigation (COSPIN) on the Ulysses spacecraft. The COSPIN instrument consists of five sensors which measure energetic nucleons and electrons over a wide range of energies. This was the first participation by Canada in a deep-space interplanetary mission.
  2. ^ “The odyssey concludes...”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2017.
  3. ^ "Inferno of Ulysses' urge to explore an uninhabited world behind the Sun. In Jane's Spaceflight Directory 1988, ISBN 0-7106-0860-8

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]