Bước tới nội dung

S/2004 S 24

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
S/2004 S 24
Khám phá [1]
Khám phá bởiScott S. Sheppard
David C. Jewitt
Jan T. Kleyna
Ngày phát hiện2019
Tên định danh
S8881b[2]
Đặc trưng quỹ đạo[3][1]
Kỷ nguyên 27-4-2019 (JD 2.458.600,5)
Cung quan sát2,27 năm (830 ngày)
Ngày precovery sớm nhất12-12-2004
0,1530807 AU (22,90055 Gm)
Độ lệch tâm0,0846039
3,545 năm (1.293,85 ngày)
169,90382°
0° 16m 41.665s/ngày
Độ nghiêng quỹ đạo35,53797° (với hoàng đạo)
333,87854°
48,98081°
Vệ tinh củaSao Thổ
NhómNhóm Gaul?
Đặc trưng vật lý
Đường kính trung bình
3+50%
−30%
 km
[2]
Suất phản chiếu0,04 (giả định)[2]
25,2[2]
16,0[1]

S/2004 S 24 là một vệ tinh tự nhiên của Sao Thổchuyển động cùng chiều nằm ngoài cùng nhất đã biết. Công bố phát hiện của Scott S. Sheppard, David C. Jewitt và Jan Kleyna vào ngày 7 tháng 10 năm 2019 từ các quan sát thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 12 tháng 12 năm 2004 đến ngày 22 tháng 3 năm 2007.[1]

S/2004 S 24 có đường kính khoảng 3 km và quay quanh Sao Thổ ở khoảng cách trung bình 22,901 triệu km, chu kỳ quỹ đạo 1.294,25 ngày, độ nghiêng 35,5° so với hoàng đạo, trong chuyển động cùng chiều và độ lệch tâm 0,085.[1] Do độ nghiêng của nó tương tự như bốn thành viên đã biết đến của nhóm Gaul nên S/2004 S 24 có thể thuộc nhóm Gaul.[4] Tuy nhiên, quỹ đạo của nó xa hơn nhiều và điều này đặt ra nghi vấn về sự phân loại này. Rất có thể là nó thuộc về nhóm riêng của chính nó.

Cơ chế hình thành chính xác của S/2004 S 24 vẫn chưa rõ và do độ lệch tâm thấp (0,085) của nó nên quỹ đạo bắt giữ là không thể. Tuy nhiên, S/2004 S 24 có quỹ đạo ngược hướng với tất cả các vệ tinh khác trong khu vực quỹ đạo của nó, khiến nó không thể tồn tại trong quỹ đạo này trong suốt lịch sử hệ Mặt Trời.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e “MPEC 2019-T131: S/2004 S 24”. Minor Planet Electronic Circular. Minor Planet Center. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2019.
  2. ^ a b c d Sheppard, Scott. “Scott S. Sheppard - Saturn Moons”. Department of Terrestrial Magnetism. Carnegie Institution for Science. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2019.
  3. ^ “M.P.C. 117075” (PDF). Minor Planet Circular. Minor Planet Center. ngày 10 tháng 10 năm 2019.
  4. ^ “Discovery of 20 new moons gives Saturn a solar system record”. National Geographic. 7 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2019.