Bước tới nội dung

Cobalt(II) nitrat

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Coban(II) nitrat)
Coban(II) nitrat
Mẫu coban(II) nitrat hexahydrat
Tên khácCobanơ nitrat
Axit nitric, muối coban(2+)
Coban đinitrat
Coban(II) nitrat(V)
Coban đinitrat(V)
Cobanơ nitrat(V)
Nhận dạng
Số CAS141-16-5
PubChem25000
Số EINECS233-402-1
ChEBI86209
Số RTECSGG1109000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [Co+2].[O-][N+]([O-])=O.[O-][N+]([O-])=O

InChI
đầy đủ
  • 1/Co.2NO3/c;2*2-1(3)4/q+2;2*-1
ChemSpider23369
UNII65W79BFD5V
Thuộc tính
Công thức phân tửCo(NO3)2
Khối lượng mol182,9414 g/mol (khan)
291,03308 g/mol (6 nước)
Bề ngoàibột màu đỏ nhạt (khan)
tinh thể màu đỏ (6 nước)
Mùikhông mùi (6 nước)
Khối lượng riêng2,49 g/cm³ (khan)
1,87 g/cm³ (6 nước)
Điểm nóng chảy 100 °C (373 K; 212 °F) phân hủy (khan)
55 °C (131 °F; 328 K) (6 nước)
Điểm sôi100–105 °C (212–221 °F; 373–378 K) (phân hủy, khan)[cần dẫn nguồn]
74 °C (165 °F; 347 K) (6 nước)
Độ hòa tan trong nướckhan:[1] 84,03 g/100 mL (0 ℃)
334,9 g/100 mL (90 ℃)
tan (6 nước), xem thêm bảng độ tan
Độ hòa tantan trong alcohol, axeton, etanol, amonia, urê, semicacbazit, thiourê, selenourê (6 nước, tạo phức), metanol: 2,1 g/100 mL
Các nguy hiểm
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Cobalt(II) nitrat là một hợp chất hóa học vô cơ, có thành phần chính là gồm nguyên tố cobalt và nhóm nitrat và có công thức hóa học được quy định là Co(NO3)2. Hợp chất này cũng tồn tại dưới dạng muối và thường ngậm một lượng nước khác nhau. Nó thường được tìm thấy dưới dạng hexahydrat, công thức Co(NO3)2·6H2O, là một dạng có màu nâu đỏ. Hợp chất này là một muối tan được trong nước và các dung môi phân cực khác.[2]

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Hợp chất này thường được sử dụng để điều chế kim loại cobalt có độ tinh khiết cao.[2] Co(NO3)2 có thể được hấp thụ vào các chất xúc tác khác nhau để sử dụng trong phản ứng Fischer-Tropsch.[3] Ngoài ra, hợp chất này còn được sử dụng trong việc sản xuất thuốc nhuộmmực.[4]

Sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Hợp chất dưới dạng ngậm nước hexahydrat được điều chế bằng kim loại cobalt hoặc một trong các hợp chất của cobalt như oxide, hydroxide hoặc carbonat với acid nitric:

Co + 4HNO3 + 4H2O → Co(H2O)6(NO3)2 + 2NO2
CoO + 2HNO3 + 5H2O → Co(H2O)6(NO3)2
CoCO3 + 2HNO3 + 5H2O → Co(H2O)6(NO3)2 + CO2

Hợp chất khác

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Co(NO3)2 còn tạo một số hợp chất với NH3, như Co(NO3)2·3NH3 (hồng), Co(NO3)2·4NH3 (tím)[5], Co(NO3)2·5NH3 (tím)[5], Co(NO3)2·5,7NH3 (hồng)[5], Co(NO3)2·6NH3 (đỏ)[6] hay Co(NO3)2·9NH3 (đỏ cam nhạt).[7]
  • Co(NO3)2 còn tạo một số hợp chất với N2H4, như Co(NO3)2·2N2H4·H2O là tinh thể màu hồng nhạt (tan trong nước và các loại acid khoáng, d20 ℃ = 2,7762 g/cm³)[8] hay Co(NO3)2·3N2H4 (vàng cam, sẽ nổ nếu thêm H2SO4 hoặc đun nóng đến 210 °C (410 °F; 483 K)).[7][9]
  • Co(NO3)2 còn tạo một số hợp chất với CO(NH2)2, như Co(NO3)2·CO(NH2)2 là tinh thể đỏ[10], Co(NO3)2·2CO(NH2)2·4H2O là tinh thể đỏ tím, Co(NO3)2·4CO(NH2)2 là tinh thể hồng[11] hay Co(NO3)2·6CO(NH2)2 là tinh thể đỏ đậm.[12] Khối lượng riêng của phức 2 urê-4 nước là 1,88 g/cm³, của phức 4 urê-2 nước là 1,73 g/cm³.[13]
  • Co(NO3)2 còn tạo một số hợp chất với CON3H5, như Co(NO3)2·3CON3H5 là chất rắn hồng.[14]
  • Co(NO3)2 còn tạo một số hợp chất với CS(NH2)2, như Co(NO3)2·4CS(NH2)2.½H2O là chất rắn màu lục lam (D = 1,65 g/cm³)[15] hay Co(NO3)2·5CS(NH2)2 là chất rắn màu dương đen.[16]
  • Co(NO3)2 còn tạo một số hợp chất với CSe(NH2)2, như Co(NO3)2·4CSe(NH2)2 là tinh thể màu lục, tan trong nước tạo thành dung dịch màu tím.[17]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Perrys' Chem Eng Handbook, 7th Ed
  2. ^ a b John Dallas Donaldson, Detmar Beyersmann, "Cobalt and Cobalt Compounds" in Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry, Wiley-VCH, Weinheim, 2005. doi:10.1002/14356007.a07_281.pub2
  3. ^ Ernst B, Libs S, Chaumette P, Kiennemann A. Appl. Catal. A 186 (1-2): 145-168 1999
  4. ^ “Engineering Technical Reference Information”. Truy cập 16 tháng 12 năm 2017.
  5. ^ a b c Kobalt: Teil B — Ergänzungsband Lieferung 1 (Herbert Lehl, Karl-Christian Buschbeck, Rostislaw Gagarin; Springer-Verlag, 3 thg 9, 2013 - 314 trang), trang 14. Truy cập 14 tháng 2 năm 2021.
  6. ^ Contributions from the Physical Laboratories of Harvard University for the Years..., Tập 16 (1922), trang 7. Truy cập 7 tháng 9 năm 2020.
  7. ^ a b Kobalt: Teil B. Ammine des Kobalts (R. J. Meyer; Springer-Verlag, 3 thg 9, 2013 - 379 trang), trang 12. Truy cập 12 tháng 3 năm 2020.
  8. ^ Uchenye zapiski: Serii︠a︡ khimicheskikh nauk (S.M. Kirov adyna Azărbai̐jan Dȯvlăt Universiteti; 1972), trang 7. Truy cập 5 tháng 11 năm 2020.
  9. ^ Encyclopedia of Explosives and Related Items, Tập 3, trang C384+C385 – [1]. Truy cập 5 tháng 4 năm 2020.
  10. ^ Izvestii︠a︡ vysshikh uchebnykh zavedeniĭ: Khimii︠a︡ i khimicheskai︠a︡ tekhnologii︠a︡, Tập 10 (Ivanovskiĭ khimiko-tekhnologicheskiĭ in-t, 1967), trang 1189. Truy cập 26 tháng 5 năm 2023.
  11. ^ The crystal structure of tetrakis(urea)cobalt(II) nitrate. Truy cập 11 tháng 9 năm 2020.
  12. ^ Complexes of urea with Mn(II), Fe(III), Co(II), and Cu(II) metal ions Lưu trữ 2020-10-25 tại Wayback Machine (Omar B. Ibrahim). Truy cập 20 tháng 5 năm 2020.
  13. ^ Handbook of inorganic substances 2014 (Pierre Villars, Karin Cenzual, Roman Gladyshevskii; Walter de Gruyter GmbH & Co KG, 18 thg 12, 2013 - 1729 trang), trang 1249. Truy cập 9 tháng 2 năm 2021.
  14. ^ Soviet Journal of Coordination Chemistry, Tập 2,Phần 2 (Consultants Bureau., 1977), trang 944. Truy cập 11 tháng 9 năm 2020.
  15. ^ Xem trang 1423 của chú thích 11. Truy cập 17 tháng 3 năm 2020.
  16. ^ Revue Roumaine de Chimie, Tập 18,Số phát hành 5-8 (Academia Română, 1973), trang 816 – [2].
  17. ^ Izvestii︠a︡ Akademii nauk SSSR.: Serii︠a︡ khimicheskai︠a︡ (Izd-vo AN SSSR, 1971), trang 1551. Truy cập 31 tháng 10 năm 2020.