Bước tới nội dung

Câu lạc bộ bóng đá Thể Công – Viettel

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Viettel FC)
Thể Công – Viettel
Tên đầy đủCâu lạc bộ bóng đá Thể Công - Viettel
Biệt danhCơn lốc đỏ
Đội bóng áo lính[1]
Tên ngắn gọnTCVT
Thành lập23 tháng 9 năm 1954; 70 năm trước (1954-09-23)
Sân vận độngMỹ Đình
Chủ sở hữuCông ty TNHH MTV Thể thao Viettel
Giám đốc điều hànhĐỗ Mạnh Dũng
Huấn luyện viênNguyễn Đức Thắng
Giải đấuV.League 1
V.League 1 2023–24Thứ 5
Trang webTrang web của câu lạc bộ
Mùa giải hiện nay

Câu lạc bộ bóng đá Thể Công – Viettel (tiếng Anh: The Cong – Viettel Football Club), còn được biết đến với tên ngắn gọn là Thể Công, là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam thuộc biên chế Quân đội, có trụ sở tại Hà Nội, được điều hành bởi Công ty TNHH MTV Thể thao Viettel, Bộ Quốc phòng. Câu lạc bộ hiện đang thi đấu tại V.League 1, giải đấu cao nhất trong hệ thống giải đấu bóng đá quốc gia Việt Nam.

Câu lạc bộ Thể Công – Viettel được thành lập năm 1954 dưới tên gọi Đội bóng đá Thể Công,[2] sau đó có thời gian mang tên Đội bóng đá Câu lạc bộ Thể dục thể thao Quân đội (gọi tắt là Câu lạc bộ Quân đội). Trong những năm 2005 đến 2007, Thể Công được tài trợ và quản lý bởi Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) và thi đấu dưới tên gọi Câu lạc bộ bóng đá Thể Công Viettel. Sau khi Bộ Quốc phòng ra quyết định thu hồi phiên hiệu Thể Công vào năm 2009, câu lạc bộ đổi tên thành Câu lạc bộ bóng đá Viettel.[3] Ngày 20 tháng 11 năm 2023, Bộ Quốc phòng chính thức trao trở lại phiên hiệu Thể Công cho câu lạc bộ Viettel, đội cũng được đổi tên trở lại thành Câu lạc bộ bóng đá Thể Công – Viettel.

Đây là một trong hai câu lạc bộ thành công nhất tại Giải bóng đá Vô địch Quốc gia với 6 lần vô địch. Tính cả các giải đấu tiền thân, Thể Công – Viettel cũng là câu lạc bộ giàu thành tích nhất Việt Nam với tổng cộng 19 chức vô địch quốc gia cùng vô số giải thưởng khác.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kỳ mang tên Thể Công

[sửa | sửa mã nguồn]
Biểu trưng cũ của Thể Công

Ngày 23 tháng 9 năm 1954, thể theo chỉ định của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị lúc đó là Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Đoàn công tác Thể dục thể thao Quân đội được thành lập. Thể Công vốn là tên viết tắt của cụm từ "Thể dục thể thao công tác đội".[4] Hạt nhân đầu tiên của đội gồm 23 cán bộ chiến sĩ của Trường Sĩ quan Lục quân I[5] được chia làm ba đội: Đội bóng đá Thể Công gồm 11 người (nay là Câu lạc bộ bóng đá Thể Công – Viettel), Đội bóng rổ Thể Công gồm 5 người (nay là Đội bóng rổ Quân chủng Phòng không - Không quân) và Đội bóng chuyền Thể Công gồm 6 người (nay là Câu lạc bộ Bóng chuyền Thể Công - Tân Cảng). Cả ba đội bóng còn có một cầu thủ dự bị đặc biệt là Lý Đức Kim, vừa biết đá bóng, vừa biết chơi bóng rổ, bóng chuyền, vừa có khả năng làm y tá, lại vừa hậu cần giỏi. Kim còn kiêm luôn các chức năng hỗ trợ trên.[4] 11 cầu thủ bóng đá Thể Công đầu tiên chơi theo đội hình chiến thuật W - M gồm: Thủ môn Lê Nhâm; Trung vệ Nguyễn Văn Hiếu; Hậu vệ phải Phạm Ngọc Quế; Hậu vệ trái Nguyễn Thiêm; Tiền vệ phải Ngô Xuân Quýnh; Tiền vệ trái Phạm Mạnh Soạn; Tả biên Trương Vinh Thăng; Hữu biên Nguyễn Bá Khánh; Trung phong Nguyễn Văn Bưởi (đội trưởng); Hộ công phải Nguyễn Thông (kiêm huấn luyện viên); Hộ công trái Vũ Tâm (tức Phạm Vinh).[4]

Hơn một tháng sau, ngày 25 tháng 10, trong trận bóng đá đầu tiên được tổ chức từ giải phóng Thủ đô Hà Nội tại sân vận động Hàng Đẫy, Thể Công đã có trận đấu đầu tiên trong lịch sử của mình gặp đội Trần Hưng Đạo, gồm các cầu thủ xuất thân từ giới lao động Thủ đô. Đội giành chiến thắng với tỉ số 1-0 nhờ bàn thắng duy nhất của trận đấu được ghi ngay từ giây thứ 30 do công của trung phong đội trưởng Nguyễn Văn Bưởi.[4]

Đến năm 1955, giải bóng đá đầu tiên của miền Bắc Việt Nam được tổ chức tại Hải Phòng với tên gọi "Giải Hoà Bình", đội Thể Công tham gia cả hai hạng đấu với hai đội hình A và B. Cả hai đội đều giành chức vô địch của hai hạng A và B.[4]

Từ năm 1955 đến năm 1979, Thể Công luôn là đội bóng mạnh với 13 lần vô địch (10 lần vô địch giải hạng A miền Bắc và 3 lần vô địch giải hạng A Quốc gia). Ngoài ra Thể Công còn có rất nhiều trận thắng gây tiếng vang khắp quốc tế như 2 trận thắng đội Bát Nhất (đội bóng mạnh nhất Trung Hoa lúc đó) hay thắng cả đội tuyển Cuba rất mạnh... Thể Công không chỉ là đội bóng mạnh ở miền Bắc Việt Nam mà còn gây tiếng vang lớn trong làng bóng đá các nước Xã hội chủ nghĩa thời bấy giờ.[cần dẫn nguồn] Trong khoảng thời gian đó, lứa cầu thủ tiêu biểu của Thể Công gồm những Nguyễn Thế Anh (Ba Đẻn), Nguyễn Cao Cường, Quản Trọng Hùng, Vương Tiến Dũng, Nguyễn Trọng Giáp, Vũ Mạnh Hải... với đa số là lứa cầu thủ trẻ được đi tập huấn dài hạn ở Triều Tiên năm 1967 và khi về nước họ là những cầu thủ tiêu biểu, xuất sắc hàng đầu quốc gia.[6]

Năm 1965, Đoàn Thể Công chuyển biên chế thành Đoàn Thể dục thể thao, trực thuộc Trường Sĩ quan Lục quân I.[7]

Sau khi đất nước thống nhất và chính thức thành lập Giải bóng đá A1 toàn quốc (tiền thân của V.League 1 hiện nay), Câu lạc bộ Quân đội (tên gọi của Thể Công từ những năm 1976 tới hết năm 1998) vẫn là một trong những đội bóng mạnh nhất Việt Nam với 5 lần vô địch. Trong thời gian này, Câu lạc bộ Quân đội được chuyển giao quản lý và điều hành bởi Trung tâm Thể dục thể thao Quân đội, Cục Quân huấn.

Năm 1999, Thể Công (khi ấy vừa đổi lại tên từ Câu lạc bộ Quân đội và là đương kim vô địch giải hạng Nhất 1998) tham dự trận tranh Siêu cúp Bóng đá Quốc gia đầu tiên gặp đội Công an Thành phố Hồ Chí Minh (đương kim vô địch Cúp Quốc gia 1998) trên sân Hàng Đẫy và giành chiến thắng với tỷ số 3–0.[8]

Các cầu thủ Câu lạc bộ Quân đội luôn là nòng cốt của đội tuyển Quốc gia và đóng góp rất nhiều cầu thủ trong lứa thế hệ vàng của bóng đá Việt Nam như thủ môn Trần Tiến Anh, các cầu thủ Đỗ Mạnh Dũng, Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Hồng Sơn, Trương Việt Hoàng, Nguyễn Đức Thắng, Phạm Như Thuần, Triệu Quang Hà, Đặng Phương Nam, Vũ Công Tuyền...

Ngày 15 tháng 1 năm 2003, Đội bóng đá Thể Công chính thức định hướng lên chuyên nghiệp với việc Bộ Quốc phòng cho ra mắt Câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Thể Công, cùng nhà tài trợ chính là Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel). Đội bóng hoạt động độc lập và chịu sự quản lý trực tiếp từ Bộ Quốc phòng.[9]

Năm 2004, tròn 50 năm thành lập, Thể Công có lần đầu tiên phải xuống thi đấu tại giải hạng Nhất khi chỉ xếp thứ 11/12 tại V-League. Đội bóng thi đấu yếu kém một phần do chủ trương không tuyển ngoại binh, trái ngược với tất cả các đội bóng khác khi đó. Sang mùa giải 2005, câu lạc bộ đổi tên thành Thể Công - Viettel do chuyển giao quản lý từ Trung tâm Thể dục thể thao Quân đội, Cục Quân huấn sang Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) từ ngày 22 tháng 5 năm 2005.[10][11] Tuy nhiên, nhiều ý kiến đề nghị câu lạc bộ nên trở lại tên gọi cũ.[12] Sau khi chuyển giao cho Viettel, đoàn bộ cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tập luyện, đào tạo sẽ do đơn vị này quản lý. Cùng với đó, các tuyến trẻ của Thể Công cũng sẽ thuộc sự quản lý của Viettel. Trung tâm bóng đá Viettel được thành lập và tiếp tục công tác huấn luyện, đào tạo cũng như tiếp nối truyền thống bóng đá Quân đội.[13] Một trong số cầu thủ tiêu biểu trưởng thành từ lò Viettel giai đoạn đầu có thể kể tới tiền đạo Nguyễn Văn Quyết.

Ngày 1 tháng 9 năm 2007, Thể Công - Viettel chính thức giành quyền lên V-League sau khi thắng Tây Ninh với tỷ số 5–3. Một thời gian sau đó, đội chính thức trở lại tên gọi cũ - Thể Công.[14]

Ngày 22 tháng 9 năm 2009, hai ngày trước kỷ niệm 55 năm thành lập Đoàn Thể Công), Bộ Quốc phòng đã quyết định đổi tên Thể Công thành Viettel, thu hồi phiên hiệu Thể Công.[15]

Thời kỳ mang tên Viettel

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 11 năm 2009, sau khi Bộ Quốc phòng quyết định thu hồi phiên hiệu Thể Công (Câu lạc bộ Bóng chuyền Thể Công vẫn tồn tại và chịu quản lý của Trung tâm Thể dục thể thao Quân đội, Cục Quân huấn; còn Đội bóng rổ Thể Công được chuyển giao cho Quân chủng Phòng không - Không quân quản lý), Bộ đã giao đội bóng cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) quản lý hoàn toàn. Mặc dù vậy, Tập đoàn Viettel tỏ ra không quá mặn mà với việc tiếp nhận này. Ngày 7 tháng 11 năm 2009, theo thỏa thuận với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, Tập đoàn Viettel sẽ bán suất chơi của CLB Viettel cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa kèm theo 10 cầu thủ của Viettel để đáp ứng yêu cầu trong Quy chế Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. CLB Thanh Hóa sau khi mua lại suất chơi của Viettel sẽ mang tên Câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Viettel - Thanh Hóa.[16] Nhưng chưa đầy 2 tháng sau, ngày 24 tháng 12 năm 2009, CLB Viettel - Thanh Hóa đổi tên thành Câu lạc bộ bóng đá Lam Sơn Thanh Hóa. Viettel chính thức chuyển giao hoàn toàn suất chơi ở V-League cho Thanh Hóa với giá 80 tỷ đồng [17], và chỉ còn quản lý đội hình 2 thi đấu ở giải bóng đá hạng Nhất Quốc gia 2010 dưới tên gọi Câu lạc bộ bóng đá Viettel[16], đội bóng của Trung tâm bóng đá Viettel. Kết thúc mùa giải 2010, đến lượt suất chơi tại giải hạng Nhất cũng được bán cho Trung tâm Đào tạo Bóng đá trẻ T&T và đổi tên thành Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội (tiền thân của Câu lạc bộ bóng đá Sài Gòn sau này).[18]

Việc bán suất chơi của câu lạc bộ thường khiến nhiều người lầm tưởng là câu lạc bộ đã giải thể hoặc sáp nhập vào câu lạc bộ khác. Tuy nhiên, phía câu lạc bộ đã khẳng định không tồn tại quyết định về mặt pháp lý đối với việc xóa phiên hiệu Thể Công hay giải thể đội bóng, mà đơn thuần chỉ là đổi tên câu lạc bộ. Ông Hà Hữu Tám, thời điểm đó là Phó Giám đốc điều hành Câu lạc bộ Thể Công (hiện tại là Chính ủy, Phó Giám đốc Công ty Thể thao Viettel) đã giải thích cụ thể: "Không có quyết định nào 'xóa' tên Thể Công cả. Phải hiểu cho đúng ý nghĩa đổi tên gọi của câu lạc bộ và tất nhiên là Thể Công đã nhận được quyết định này".[2][a]

Ngày 23 tháng 9 năm 2011, nhân kỷ niệm lần thứ 57 ngày thành lập câu lạc bộ, hàng trăm cán bộ, cầu thủ, cổ động viên mọi thế hệ từng là người của Thể Công đã quyết định khởi động chiến dịch thu thập 1 triệu chữ ký ủng hộ trên cả nước để kiến nghị Bộ Quốc phòng về việc lấy lại phiên hiệu Thể Công.[21]

Đứng trước nguy cơ bị giải thể, quyền Giám đốc Trung tâm bóng đá Viettel lúc bấy giờ là ông Nguyễn Thanh Hải đã đề nghị các lãnh đạo Tập đoàn Viettel cho phép duy trì Trung tâm bóng đá Viettel và cam kết sẽ đem lại kết quả trong vòng 1 năm. Mùa bóng 2010, các đội bóng của Viettel đều lọt vào Vòng chung kết các giải trẻ. Năm 2011, Trung tâm bóng đá Viettel giành được 1 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng ở các giải trẻ, từ đó chính thức giành được quyền tồn tại.

Mùa giải 2012, Trung tâm bóng đá Viettel chính thức thành lập lại đội 1 với nòng cốt là các cầu thủ trẻ tham dự giải bóng đá hạng Ba Quốc gia và giành chức đồng vô địch để lên chơi ở giải hạng Nhì Quốc gia mùa bóng 2013.[22]

Ngày 26 tháng 10 năm 2014, Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội đã ký quyết định số 2294/QĐ-VTQĐ-TCNL kiện toàn chức năng nhiệm vụ và đổi tên Trung tâm bóng đá Viettel thành Trung tâm Thể thao Viettel (Viettel Sports).[23]

Biểu trưng của đội U-21 Viettel năm 2015

Năm 2015, biểu trưng hình cây cung của Đoàn Thể Công cũ xuất hiện trên áo thi đấu của đội U-21 Viettel tại Vòng loại Giải Vô địch U-21 Quốc gia Clear Men 2015.

Tại giải hạng Nhì 2015, Viettel giành danh hiệu đồng vô địch và cùng Xi măng Fico Tây Ninh lên thi đấu ở V.League 2 mùa bóng 2016.[24]

Đội bóng trẻ Viettel tiếp tục giành vị trí thứ nhì ở V.League 2 2016 và giành quyền chơi trận play-off thăng hạng, nhưng đã để thua Long An với tỷ số 0–1 ở phút bù giờ và bỏ lỡ cơ hội thăng hạng. Hai năm sau đó, Viettel đã xuất sắc lên ngôi vô địch giải hạng Nhất Quốc gia 2018 và giành suất thăng hạng lên V.League 1 mùa giải 2019.

Viettel chỉ mất hai mùa giải ở V.League 1 để đăng quang tại giải đấu cao nhất của bóng đá Việt Nam vào năm 2020. Tính cả thành tích thời còn mang tên gọi Câu lạc bộ Quân đội và Thể Công, đây đã là danh hiệu vô địch thứ 19 và danh hiệu vô địch Quốc gia thứ 6 của đội bóng áo lính.[25] Cũng trong mùa giải 2020, Viettel đã giành ngôi á quân Cúp Quốc gia sau khi để thua đội bóng cùng thành phố là Hà Nội tại trận chung kết.

Chức vô địch V.League 1 mùa bóng 2020 giúp Viettel giành quyền tham dự AFC Champions League 2021, giải đấu mà họ thua 4 trận gặp Ulsan Hyundai (Hàn Quốc) và BG Pathum United (Thái Lan), thắng 2 trận gặp Kaya–Iloilo (Philippines) để giúp điểm xếp hạng câu lạc bộ Việt Nam hơn chính Philippines và có thêm hai suất dự vòng loại AFC Champions League mùa sau.[26] Trong tháng 8 năm 2021, U-21 Viettel dự 3 trận giao hữu trước thềm vòng chung kết U-21 Quốc gia Thanh Niên 2021 lần lượt gặp U-21 Công an Nhân dân, U-21 PVF - Hưng Yên (Phố Hiến), và một trận gặp U-21 Aston Villa của Anh.

mùa giải 2021 bị hủy bỏ nhưng với việc đứng thứ hai trên bảng xếp hạng, Viettel đã có được một suất tham dự AFC Cup 2022, nơi họ đã phải dừng chân ở vòng bán kết khu vực Đông Nam Á sau khi thất bại trước Kuala Lumpur City (Malaysia) tại loạt luân lưu may rủi.

Quay lại với phiên hiệu Thể Công

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Bộ Quốc phòng đồng ý với đề xuất đổi tên câu lạc bộ Viettel thành Thể Công – Viettel, ngày 21 tháng 11 năm 2023, quyết định đổi tên đội bóng đã được lãnh đạo Bộ Quốc phòng cùng Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố chính thức tại trụ sở của Tập đoàn ViettelHà Nội.[27] Trung tâm Thể thao Viettel cũng đồng thời chuyển đổi mô hình hoạt động mới thành Công ty TNHH MTV Thể thao Viettel.

Phát biểu tại buổi lễ, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam nhắc lại Thể Công là một thương hiệu lớn, đã được người hâm mộ ghi nhận là một "Binh chủng đặc biệt" trong lĩnh vực thể dục thể thao và khẳng định tên gọi Thể Công – Viettel của CLB là niềm vinh dự, tự hào nhưng cũng là trách nhiệm mà Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng giao cho cán bộ, chiến sĩ, huấn luyện viên, cầu thủ đội bóng cũng như cán bộ nhân viên của Tập đoàn Viettel.[28]

Danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh hiệu quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Giải bóng đá Quân đội các nước ASEAN
    • Vàng Vô địch: 2004.
    • Bạc Á quân: 1999.
  • Giải bóng đá Lực lượng vũ trang các nước Xã hội chủ nghĩa (SKDA)
    • Đồng Hạng ba: 1989.

Danh hiệu Quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Vàng 19 lần vô địch quốc gia (kỷ lục). Trong đó:

Danh hiệu giao hữu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cúp bóng đá các đội hạng Nhất Quốc gia (dunhill Cup)
    • Đồng Hạng ba: 1998.
  • Giải bóng đá giao hữu Tứ hùng Hana Play Cup
    • Bạc Á quân: 2024.

Danh hiệu giải trẻ

[sửa | sửa mã nguồn]

Các danh hiệu được Nhà nước trao tặng

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành tích thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành tích trong nước

[sửa | sửa mã nguồn]
Thành tích của Thể Công – Viettel từ khi thành lập
Mùa giải Hạng đấu Thành tích Chú thích
1955 Giải Hòa Bình Vô địch Thể Công vô địch cả hai hạng đấu A và B của giải
1956 Giải hạng A miền Bắc Vô địch
1957 Giải hạng A miền Bắc Á quân
1958 Giải hạng A miền Bắc Vô địch
1959 Giải hạng A miền Bắc Không rõ
1960 Giải hạng A miền Bắc Không rõ
1961 Giải hạng A miền Bắc Không rõ
1962 Giải hạng A miền Bắc Không rõ
1963 Giải hạng A miền Bắc Không rõ
1964 Giải hạng A miền Bắc Không rõ
1965 Giải hạng A miền Bắc Không rõ Ba Đẻn (Nguyễn Thế Anh) ra mắt đội một Thể Công
1966 Giải hạng A miền Bắc Không rõ
1967 Giải hạng A miền Bắc Không rõ Lứa cầu thủ "Thể Công '65" tập huấn dài hạn ở Triều Tiên
1968 Giải hạng A miền Bắc Không rõ
1969 Giải hạng A miền Bắc Vô địch
1970 Giải hạng A miền Bắc Không rõ
1971 Giải hạng A miền Bắc Vô địch
1972 Giải hạng A miền Bắc Vô địch
1973 Giải hạng A miền Bắc Vô địch Nguyễn Cao Cường ra mắt đội một Thể Công
1974 Giải hạng A miền Bắc Vô địch
1975 Giải hạng A miền Bắc Vô địch
1976 Giải hạng A miền Bắc Vô địch Sau mùa giải 1976, Thể Công đổi tên thành CLB Quân đội. Đội được quản lý bởi Trung tâm TDTT Quân đội, Cục Quân huấn.
1977 Giải hạng A Quốc gia Vô địch CLB Quân đội vô địch cả miền Bắc (giải Hồng Hà) lẫn cấp quốc gia
1978 Giải hạng A Quốc gia Vô địch
1979 Giải hạng A Quốc gia Vô địch
1980 Giải A1 toàn quốc Không CLB Quân đội xin không tham dự để chấn chỉnh nội bộ
1981–82 Giải A1 toàn quốc Vô địch CLB Quân đội tham dự trở lại, vô địch quốc gia lần đầu tiên
1982–83 Giải A1 toàn quốc Vô địch CLB Quân đội vô địch quốc gia lần thứ hai
1984 Giải A1 toàn quốc Á quân
1985 Giải A1 toàn quốc Hạng 4
1986 Giải A1 toàn quốc Á quân
1987 Giải A1 toàn quốc Vô địch CLB Quân đội vô địch quốc gia lần thứ ba
1989 Giải A1 toàn quốc Á quân Năm 1988 không tổ chức giải chính thức, chỉ có các giải giao hữu
1990 Giải đội mạnh toàn quốc Vô địch Nguyễn Hồng Sơn ra mắt đội một CLB Quân đội cùng danh hiệu vô địch quốc gia lần thứ tư
1991 Giải đội mạnh toàn quốc Vòng bảng
1992 Giải đội mạnh toàn quốc Hạng 3
1993–94 Giải đội mạnh toàn quốc Hạng 3
1995 Giải đội mạnh toàn quốc Hạng 9 Nguyễn Đức Thắng ra mắt đội một
1996 Giải đội mạnh toàn quốc Hạng 9
1997 Giải hạng Nhất Quốc gia Hạng 4
1998 Giải hạng Nhất Quốc gia Vô địch CLB Quân đội vô địch quốc gia lần thứ năm. Sau mùa giải này, CLB Quân đội trở về với tên Thể Công
1999–00 Giải hạng Nhất Quốc gia Hạng 10
2000–01 Giải Vô địch Quốc gia Chuyên nghiệp Hạng 3
2001–02 Giải Vô địch Quốc gia Chuyên nghiệp Hạng 7
2003 Giải Vô địch Quốc gia Chuyên nghiệp Hạng 6 Thể Công chuyển sang mô hình chuyên nghiệp, được quản lý trực tiếp bởi Bộ Quốc phòng
2004 Giải Vô địch Quốc gia Hạng 11 Thể Công xuống hạng lần đầu tiên sau hơn 50 năm tồn tại
2005 Giải hạng Nhất Quốc gia Hạng 6 Thể Công đổi tên thành Thể Công - Viettel, chịu một phần quản lý từ Viettel. Trung tâm bóng đá Viettel được thành lập.
2006 Giải hạng Nhất Quốc gia Hạng 4 Lứa "Thể Công '87" sang BulgariaĐức tập huấn
2007 Giải hạng Nhất Quốc gia Vô địch Thể Công - Viettel lần đầu sử dụng cầu thủ nước ngoài
2008 Giải Vô địch Quốc gia Hạng 8 Thể Công - Viettel về với tên gọi Thể Công
2009 Giải Vô địch Quốc gia Hạng 9 Thể Công bán suất cho Thanh Hóa, đổi tên thành Viettel và quản lý đội hạng Nhất. Viettel quản lý hoàn toàn đội bóng.
2010 Giải hạng Nhất Quốc gia Hạng 9 Viettel bán suất và đội hình cho Hà Nội T&T, làm lại từ đội trẻ của Trung tâm bóng đá Viettel
2012 Giải hạng Ba Quốc gia Vô địch Đội một Viettel thành lập trở lại và tham dự giải hạng Ba Quốc gia
2013 Giải hạng Nhì Quốc gia Vòng bảng
2014 Giải hạng Nhì Quốc gia Vòng bảng Trung tâm bóng đá Viettel đổi tên thành Trung tâm Thể thao Viettel
2015 Giải hạng Nhì Quốc gia Vô địch
2016 Giải hạng Nhất Quốc gia Á quân Viettel đánh dấu lần trở lại với giải đấu chuyên nghiệp. Thua Long An tại trận play-off thăng hạng.
2017 Giải hạng Nhất Quốc gia Hạng 4
2018 Giải hạng Nhất Quốc gia Vô địch
2019 Giải Vô địch Quốc gia Hạng 6 Viettel trở lại V.League 1
2020 Giải Vô địch Quốc gia Vô địch Viettel vô địch quốc gia lần thứ sáu
2021 Giải Vô địch Quốc gia Không Mùa giải bị hủy do ảnh hưởng của COVID-19
2022 Giải Vô địch Quốc gia Hạng 4
2023 Giải Vô địch Quốc gia Hạng 3
2023–24 Giải Vô địch Quốc gia Hạng 5 Đội được trao trở lại phiên hiệu Thể Công bên cạnh Viettel. Trung tâm Thể thao Viettel được chuyển đổi sang Công ty TNHH MTV Thể thao Viettel.
2024–25 Giải Vô địch Quốc gia

Thành tích quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]
Mùa giải Giải đấu Vòng đấu Đối thủ Sân nhà Sân khách Kết quả
1999–00 Asian Club Championship Vòng 1 Hồng Kông Happy Valley Vào thẳng vòng 2
Vòng 2 Hàn Quốc Suwon Samsung Bluewings 1–1 0–6 1–7
2021 AFC Champions League Vòng bảng Hàn Quốc Ulsan Huyndai 0–1 0–3 Thứ 3 bảng F
Philippines Kaya–Iloilo 5–0 1–0
Thái Lan BG Pathum United 0–2 1–3
2022 Cúp AFC Vòng bảng Lào Young Elephants 5–1 Nhất bảng I
Campuchia Phnom Penh Crown 1–0
Singapore Hougang United 5–2
Bán kết ASEAN Malaysia Kuala Lumpur City 0–0
(5–6 p)
Bán kết ASEAN

Trang phục thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]
Mùa giải Hãng trang phục Nhà tài trợ ngực áo Nhà tài trợ sau lưng
1997 Đức Adidas (K) Không Không
1998 Plusssz
1999/00 Thái Lan Grand Sport (K)
2000/01 Đức Adidas (T-1) Highlands Coffee (toàn giải V-League)
Pepsi (toàn giải Cúp Quốc gia)
Tiger Beer (toàn giải quốc nội)
SyncMaster (toàn giải quốc nội)
2001/02 Strata (toàn giải V-League)
Samsung (toàn giải Cúp Quốc gia)
Tiger Beer (toàn giải quốc nội)
2003 Thái Lan Grand Sport (K) Viễn thông Quân đội Viettel Viettel
2004 Viettel Không
2005
2006
2007 Không
2008 Thái Lan Grand Sport (K) Không
2009
2010–2014 Không
2015 Không Say it your way Viettel
Thái Lan Kool Sport (T) (đội U-21)
2016 Anh Mitre (T) BankPlus
2017 Không 4G (sân nhà)
2018 Viettel Pay (sân khách) Không
2019 Việt Nam VNA Sport (T) 4G (sân nhà) Viettel
Viettel Pay (sân khách)
2020–2021 Thái Lan FBT (T) Viettel Không
2022 Trung Quốc Li-Ning (T) Viettel Money Bamboo Airways (chỉ giải quốc nội)
2023 Viettel TV360 Không
2023/24 Viettel TV360 (3 vòng đầu tiên) Không (3 vòng đầu tiên)
Thể Công Viettel (từ vòng 4) TV360 (từ vòng 4)
Tây Ban Nha Kelme (K) (các đội U-15, 17, 19) TV360 Không
2024/25 Trung Quốc Li-Ning (T) Thể Công Viettel

Chú thích: (K): Không rõ thông tin về tài trợ/Đội bóng tự mua trang phục để sử dụng; (T): Được tài trợ; (T-1): Trong giai đoạn 2000–2002, toàn bộ hệ thống giải đấu quốc nội (bao gồm Giải Vô địch Quốc gia Chuyên nghiệp và Cúp Quốc gia) đều được thương hiệu Adidas tài trợ trang phục.

Đội hình

[sửa | sửa mã nguồn]
Tính đến ngày 14 tháng 9 năm 2024[29]

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
1 TM Việt Nam Ngô Xuân Sơn
3 HV Việt Nam Nguyễn Thanh Bình
4 HV Việt Nam Bùi Tiến Dũng (Đội trưởng)
5 HV Việt Nam Nguyễn Minh Tùng
6 TV Việt Nam Nguyễn Công Phương
7 TV Việt Nam Nguyễn Đức Chiến
8 TV Việt Nam Nguyễn Hữu Thắng
9 Brasil Amarildo
10 TV Brasil Pedro Henrique
11 TV Việt Nam Khuất Văn Khang
12 HV Việt Nam Phan Tuấn Tài
15 HV Việt Nam Đặng Tuấn Phong
16 TV Việt Nam Lê Quốc Nhật Nam
17 TV Việt Nam Nguyễn Đức Hoàng Minh
22 Việt Nam Trần Danh Trung
Số VT Quốc gia Cầu thủ
23 Việt Nam Nhâm Mạnh Dũng
25 TM Việt Nam Quàng Thế Tài
26 TV Việt Nam Bùi Văn Đức
28 TV Việt Nam Nguyễn Hoàng Đức
31 HV Việt Nam Nguyễn Hữu Thái Bảo
32 Brasil Wesley Natã
34 TV Việt Nam Đinh Tuấn Tài
36 TM Việt Nam Phạm Văn Phong
39 Việt Nam Dương Văn Hào
66 HV Việt Nam Nguyễn Mạnh Hưng
68 HV Việt Nam Nguyễn Hồng Phúc
79 Việt Nam Nguyễn Đăng Dương
86 TV Việt Nam Trương Tiến Anh
88 TV Việt Nam Nguyễn Hữu Nam

Dự bị và học viện

[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
26 Việt Nam Phạm Hoàng An
TM Việt Nam Đoàn Huy Hoàng
HV Việt Nam Đặng Thanh Bình
HV Việt Nam Đoàn Thế Phong
HV Việt Nam Nguyễn Hoàng Nam
Số VT Quốc gia Cầu thủ
HV Việt Nam Nguyễn Hữu Luân
TV Việt Nam Vũ Đình Chiến
Việt Nam Hoàng Công Hậu
Việt Nam Phạm Văn Phong
Việt Nam Tiêu Trung Hiếu

Cho mượn

[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
2 HV Việt Nam Vũ Văn Quyết (cho mượn đến Phù Đổng Ninh Bình)
TM Việt Nam Nguyễn Văn Chức (cho mượn đến Hòa Bình)
TM Việt Nam Phạm Mạnh Cường (cho mượn đến Đồng Nai)
HV Việt Nam Hồ Văn An (cho mượn đến Đồng Nai)
HV Việt Nam Nguyễn Hữu Trung (cho mượn đến Đồng Nai)
TV Việt Nam Bùi Tiến Sinh (cho mượn đến Đồng Nai)
TV Việt Nam Đỗ Văn Chí (cho mượn đến Đồng Nai)
Số VT Quốc gia Cầu thủ
TV Việt Nam Nguyễn Bá Dương (cho mượn đến Đồng Nai)
TV Việt Nam Nguyễn Đình Đức (cho mượn đến Đồng Nai)
TV Việt Nam Nguyễn Ngọc Tú (cho mượn đến Hải Phòng)
TV Việt Nam Nguyễn Thành An (cho mượn đến Huế)
TV Việt Nam Nguyễn Thành Đạt (cho mượn đến Trường Tươi Bình Phước)
TV Việt Nam Nguyễn Văn Tú (cho mượn đến Hải Phòng)
Việt Nam Nguyễn Hữu Tiệp (cho mượn đến Đồng Nai)
Việt Nam Nguyễn Hữu Tuấn (cho mượn đến Huế)
Việt Nam Nguyễn Sỹ Chiến (cho mượn đến Đồng Nai)
Việt Nam Vũ Bá Hải Dương (cho mượn đến Đồng Nai)

Ban lãnh đạo và huấn luyện đội bóng

[sửa | sửa mã nguồn]
Chức vụ Tên
Chính ủy Việt Nam Hà Hữu Tám
Chủ tịch Việt Nam Đỗ Mạnh Dũng
Giám đốc kỹ thuật ĐứcHoa Kỳ Thomas Dooley
Phó Giám đốc Việt Nam Nguyễn Hải Biên
Cán bộ truyền thông Việt Nam Phạm Thị Thu Hà
Bác sĩ Hàn Quốc Kim Kwang-jae
Chuyên gia vật lý trị liệu Việt Nam Nguyễn Văn Tỉnh
Phiên dịch Việt Nam Nguyễn Huy Toàn
Huấn luyện viên trưởng Việt Nam Nguyễn Đức Thắng
Huấn luyện viên thủ môn Brasil Guilherme Almeida
Trợ lý huấn luyện viên Việt Nam Ngô Tiến Dũng

Việt Nam Nguyễn Văn Biển

Việt Nam Phan Bá Hùng

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đội bóng đá Thể Công: 1954–1976; 1999–2002.
  • Đội bóng đá Câu lạc bộ (Thể dục thể thao) Quân đội: 1976–1998.
  • Câu lạc bộ bóng đá (chuyên nghiệp) Thể Công: 2003–2004; 2007–2008.
  • Câu lạc bộ bóng đá Viettel: 2009–2023.
  • Câu lạc bộ bóng đá Thể Công – Viettel: 2005–2006, 2023–nay.

Sân vận động

[sửa | sửa mã nguồn]

Hơn 50 năm lịch sử của Thể Công gắn liền với sân vận động Cột Cờ, một sân vận động nhỏ nằm giữa Thủ đô Hà Nội, trong khuôn viên sân Đoan Môn của Di tích Hoàng thành Thăng Long, cách không xa Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tòa nhà Quốc hội. Sau sự kiện Quân đội Nhân dân Việt Nam giải phóng và tiếp quản Thủ đô Hà Nội ngày 10 tháng 10 năm 1954, Đoàn Thể Công cũng đồng thời tiếp quản sân Mangin và đổi tên chính thức thành sân Cột Cờ. Từ sau mùa giải năm 1998, Thể Công sử dụng sân vận động Hàng Đẫy làm sân nhà, ngoại trừ ba mùa giải từ 2005 tới 2008 thi đấu tại sân vận động Quốc gia Mỹ Đình. Tại giải hạng Nhì Quốc gia 2015, Viettel sử dụng sân vận động Quân khu 5 (Đà Nẵng) làm sân nhà. Năm 2022, Viettel với quyền tham dự AFC Cup đã sử dụng sân vận động Thống Nhất làm sân nhà để thi đấu tập trung. Năm 2024, Thể Công - Viettel rời sân Hàng Đẫy để chuyển sang sân nhà mời Mỹ Đình bắt đâì từ mùa giải 2024–25.[30]

Các huấn luyện viên trong lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Các huấn luyện viên trưởng của Thể Công - Viettel

Một số gương mặt nổi bật

[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ ngoại trong lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước năm 2007, Thể Công không sử dụng các cầu thủ người nước ngoài. Kể từ mùa giải hạng Nhất Quốc gia 2007, đội mới bắt đầu ký hợp đồng với các ngoại binh.

Biểu trưng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Theo quy định của pháp luật, câu lạc bộ được phân cấp quản lý tương đương với Lữ đoàn trong Quân đội[19]. Do đó, việc giải thể hoặc chuyển giao khỏi sự quản lý của Bộ Quốc phòng cần phải do lãnh đạo Bộ Quốc phòng quyết định bằng văn bản trên cơ sở ý kiến của Tổng cục Chính trịBộ Tổng Tham mưu. Đồng thời, theo quy định về Tổ chức cơ quan chính trị trong Quân đội Nhân dân, việc chuyển giao một đơn vị Quân đội ra khỏi tổ chức quân đội phải có sự đồng ý bằng văn bản của Tổng cục Chính trị.[20] Trên thực tế, Bộ Quốc phòng chỉ có quyết định thu hồi phiên hiệu và chuyển đơn vị quản lý của câu lạc bộ từ Tổng cục Chính trị sang Tập đoàn Viettel chứ không có quyết định giải thể đơn vị.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Ước muốn của đội bóng áo lính”. Quân đội Nhân dân. Truy cập 26 tháng 5 năm 2023.
  2. ^ a b “VFF - CLB bóng đá Thể Công đổi tên thành Viettel”. VFF. 27 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2023.
  3. ^ VnExpress. “Đội bóng đá Thể Công mang tên mới”. vnexpress.net. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2023.
  4. ^ a b c d e “Lịch sử hình thành CLB Bóng đá Thể Công”. www.thecong.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2009.
  5. ^ “Thể Công - Hào hùng và truyền thống”. www.thecong.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2009.
  6. ^ toquoc.vn. “Cựu danh thủ CLB Thể Công Vũ Mạnh Hải: 'Chúng tôi đã được người dân Triều Tiên đón tiếp như những người anh em'. toquoc.vn. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2023.
  7. ^ “Vĩnh biệt sân Cột Cờ”.
  8. ^ Thể Công - Công An TP. HCM | Siêu Cúp Quốc gia 1999 | BLV Quang Huy, truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2023
  9. ^ VnExpress. “Thể Công ra mắt CLB bóng đá chuyên nghiệp”. vnexpress.net. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2023.
  10. ^ cand.com.vn. “Thể Công về với Viettel: Sông đã ra biển lớn”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2023.
  11. ^ Bảo Hân (25 tháng 2 năm 2005). “Thể Công về với Viettel: Sông đã ra biển lớn”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2023.
  12. ^ Thể Công Viettel sẽ trở lại là Thể Công Lưu trữ 2007-12-17 tại Wayback Machine trên Việt Nam Net ngày 5 tháng 7 năm 2007
  13. ^ “Quyết định chuyển giao Thể Công cho Viettel”.
  14. ^ “VFF - CLB Thể Công Viettel trở lại mang tên Thể Công”. VFF. 24 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2023.
  15. ^ Online, TTVH (26 tháng 9 năm 2009). “Bộ Quốc phòng ra quyết định: Xóa tên Thể Công!”. thethaovanhoa.vn. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2023.
  16. ^ a b “Thanh Hóa mua "xác" Thể Công”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2019.
  17. ^ “Những vụ mua suất trụ hạng ngoạn mục nhất V-League”. Tin Thể Thao. Truy cập 26 tháng 5 năm 2023.
  18. ^ “Hà Nội T&T thâu tóm suất hạng Nhất của Viettel”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2019.
  19. ^ “Văn bản hợp nhất 24/VBHN”. Truy cập 26 tháng 5 năm 2023.
  20. ^ “Quy định 61”. Truy cập 26 tháng 5 năm 2023.
  21. ^ “Chiến dịch một triệu chữ ký thành lập lại đội bóng Thể Công”. VNE. ngày 25 tháng 9 năm 2011.
  22. ^ "Hậu duệ" của Thể Công thăng hạng Nhì”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2019.
  23. ^ “Giới thiệu Trung tâm thể thao Viettel”. Trang chủ TTTT Viettel. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2017. Truy cập 3 tháng 7 năm 2015.
  24. ^ Cát Tường. “Viettel và F.Tây Ninh giành vé trở lại hạng Nhất”. Báo bóng đá online. Truy cập 1 tháng 7 năm 2015.
  25. ^ “Viettel lần đầu vô địch V-League”.
  26. ^ https://vnexpress.net/viettel-giup-viet-nam-co-them-suat-du-vong-loai-afc-champions-league-4307880.html
  27. ^ “Phiên hiệu bóng đá Thể Công chính thức trở lại”. https://www.qdnd.vn (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2023. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  28. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên vtv
  29. ^ “Thông tin đội bóng Viettel”. www.vpf.vn. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2022.
  30. ^ “Thể Công Viettel chọn Mỹ Đình làm sân nhà”. laodong.vn. 2 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]