Bước tới nội dung

AFC Champions League Two

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
AFC Champions League Two
Thành lập2004; 20 năm trước (2004)
(với tên Cúp AFC)
Khu vựcChâu Á (AFC)
Số đội32 (vòng bảng)
Vòng loại choAFC Champions League
Giải đấu
liên quan
Cúp Chủ tịch AFC
Đội vô địch
hiện tại
Úc Central Coast Mariners
(lần thứ 1)
Câu lạc bộ
thành công nhất
Iraq Al-Quwa Al-Jawiya
Kuwait Kuwait SC
(3 lần mỗi đội)
Trang webTrang web chính thức
AFC Champions League Two 2024–25

AFC Champions League Two (viết tắt là ACL Two) là một giải bóng đá cấp câu lạc bộ lục địa thường niên do Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) tổ chức. Giải đấu này là giải đấu cao thứ hai trong hệ thống giải đấu câu lạc bộ của bóng đá châu Á, xếp sau AFC Champions League Elite và xếp trên AFC Challenge League.

Được thành lập vào năm 2004 dưới tên gọi ban đầu Cúp AFC (tiếng Anh: AFC Cup), giải khi đó chủ yếu quy tụ các các câu lạc bộ từ các quốc gia không có suất vào thẳng trực tiếp ở AFC Champions League dựa trên bảng xếp hạng giải đấu cấp câu lạc bộ AFC. Năm 2024, AFC thay đổi toàn diện cấu trúc các giải đấu cấp câu lạc bộ của mình, trong đó có sự ra mắt của AFC Champions League Two; toàn bộ số liệu và thành tích tại Cúp AFC sẽ được chuyển giao cho giải đấu mới.

Al-KuwaitAl-Quwa Al-Jawiya là các câu lạc bộ thành công nhất trong lịch sử giải đấu với ba chức vô địch. Các câu lạc bộ đến từ Kuwait đã vô địch bốn lần, trở thành quốc gia thành công nhất ở giải đấu. Kể từ khi giải đấu khởi tranh vào năm 2004, các câu lạc bộ từ Tây Á thống trị các trận chung kết của mỗi kỳ cho đến năm 2015, khi câu lạc bộ Malaysia Johor Darul Ta'zim từ Đông Á trở thành một trong hai đội lọt vào chung kết và lên ngôi vô địch.

Central Coast Mariners của Úc là đương kim vô địch sau khi đánh bại Al-Ahed của Liban trong trận chung kết mùa giải 2023–24.

Thể thức giải đấu (từ mùa giải 2017 đến mùa giải 2023–24)[sửa | sửa mã nguồn]

Bản đồ các quốc gia AFC có đội bóng đã từng lọt vào vòng đấu bảng Cúp AFC
  Các quốc gia AFC có đội lọt vào vòng bảng Cúp AFC
  Các quốc gia chưa bao giờ có đại diện lọt vào Cúp AFC

Từ năm 2017, thể thức của AFC Cup được thay đổi, với mục đích giảm chi phí di chuyển giữa các địa điểm diễn ra các trận đấu.

36 câu lạc bộ tham dự giải đấu được chia thành 9 bảng, mỗi bảng gồm 4 đội (từ năm 2021, số lượng đội tham dự được tăng lên 48 với 12 bảng đấu). Các suất tham dự được phân bổ như sau:

  • 12 đội đến từ các liên đoàn thành viên của Liên đoàn bóng đá Tây Á (WAFF), được chia thành ba bảng A, B và C.
  • 4 đội (tối đa 8 đội kể từ năm 2021) đến từ các liên đoàn thành viên của Liên đoàn bóng đá Trung Á (CAFA), được xếp vào bảng D (và có thể là bảng E).
  • 4 đội (tối đa 8 đội kể từ năm 2021) đến từ các liên đoàn thành viên của Liên đoàn bóng đá Nam Á (SAFF), được xếp vào bảng E (cũng có thể là bảng F và/hoặc G tùy thuộc vào số bảng đấu ở khu vực Trung Á và Nam Á).
  • 12 đội đến từ các liên đoàn thành viên của Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF), được chia thành ba bảng F, G và H (tùy thuộc vào số bảng ở khu vực Trung Á và Nam Á mà có thể thay bằng bảng I và/hoặc J).
  • 4 đội (tối đa 8 đội kể từ năm 2021) đến từ các liên đoàn thành viên của Liên đoàn bóng đá Đông Á (EAFF), được xếp vào bảng I (tùy thuộc vào số bảng ở khu vực Trung Á và Nam Á mà có thể thay thành bảng J, K và L).

Các đội Trung Á, Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á được xếp vào một nhóm gọi là Liên khu vực (Inter-zone), đội vô địch của nhóm này sẽ giành quyền vào chung kết tổng gặp đội vô địch Tây Á.

Vòng bảng[sửa | sửa mã nguồn]

Tây Á và Đông Nam Á[sửa | sửa mã nguồn]

12 đội của mỗi khu vực được chia thành ba bảng 4 đội. Các đội thi đấu vòng tròn hai lượt trong bảng của mình. Ba đội nhất bảng và một đội nhì bảng có thành tích tốt nhất sẽ giành quyền vào vòng loại trực tiếp khu vực tương ứng.

Liên khu vực Trung Á, Nam Á và Đông Á[sửa | sửa mã nguồn]

4 đội của mỗi khu vực được xếp vào một bảng riêng cho mỗi khu vực. Các đội thi đấu vòng tròn hai lượt trong bảng của mình. Ba đội nhất bảng sẽ giành quyền vào vòng loại trực tiếp liên khu vực.

Kể từ năm 2021, tùy vào số suất dự vòng bảng của các khu vực mà có thể thay đổi thành hai bảng cho một hoặc một số khu vực nhất định. Trong trường hợp này, sẽ có thêm một trận chung kết cho riêng khu vực đó, đội thắng trong trận chung kết này sẽ lọt vào vòng loại trực tiếp liên khu vực.

Vòng loại trực tiếp[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng loại trực tiếp khu vực Tây Á (West Asia Zonal Playoff)[sửa | sửa mã nguồn]

Ba đội nhất bảng và một đội nhì bảng có thành tích tốt nhất của các bảng đấu thuộc khu vực Tây Á sẽ được bốc thăm chia cặp thi đấu với nhau trong một hoặc hai lượt trận. Hai đội thắng trong hai trận bán kết sẽ gặp nhau ở trận chung kết khu vực, đội thắng sẽ giành vé trực tiếp vào trận chung kết tổng của giải đấu.

Vòng loại trực tiếp khu vực Đông Nam Á (ASEAN Zonal Playoff)[sửa | sửa mã nguồn]

Ba đội nhất bảng và một đội nhì bảng có thành tích tốt nhất của các bảng đấu thuộc khu vực Đông Nam Á sẽ được bốc thăm chia cặp thi đấu với nhau trong một hoặc hai lượt trận. Hai đội thắng trong hai trận đấu bán kết sẽ gặp nhau ở trận chung kết khu vực để xác định đội đại diện khu vực Đông Nam Á tham dự bán kết liên khu vực.

Vòng loại trực tiếp liên khu vực (Inter-zone Playoff)[sửa | sửa mã nguồn]

Ba đội nhất bảng liên khu vực (hoặc đội thắng chung kết khu vực tương ứng) và một đội vô địch khu vực Đông Nam Á sẽ được bốc thăm chia cặp thi đấu với nhau trong một hoặc hai lượt trận. Hai đội thắng trong hai trận bán kết sẽ đối đầu với nhau ở trận chung kết liên khu vực để giành vé vào chung kết tổng giải đấu.

Chung kết tổng (Final)[sửa | sửa mã nguồn]

Đội vô địch Tây Á và đội vô địch liên khu vực sẽ đối đầu với nhau trong trận chung kết tổng. Trận đấu sẽ chỉ diễn ra một lượt duy nhất trên sân của một trong hai đội và sẽ thay đổi theo năm, với trận chung kết năm lẻ diễn ra ở sân của đội vô địch liên khu vực, và trận chung kết năm chẵn diễn ra trên sân của đội vô địch Tây Á.

Thể thức này đã từng khiến cho AFC Cup trở thành giải đấu có thể thức phức tạp nhất thế giới.[1][2]

Kể từ năm 2021, nếu một khu vực trong nhóm liên khu vực có từ 4 suất vào thẳng vòng bảng trở lên, hoặc có từ 7 suất dự vòng sơ loại và play-off trở lên, khu vực đó sẽ có hai bảng đấu. Tại Cúp AFC 2021, do khu vực Trung Á có tới 7 đội được phân bổ suất dự vòng bảng, nên khu vực này sẽ có hai bảng D và E.

Thể thức mới và đổi tên (từ mùa giải 2024–25)[sửa | sửa mã nguồn]

Từ mùa giải 2024–25, thể thức các giải bóng đá cấp câu lạc bộ của AFC có sự thay đổi, theo đó giải đấu hạng hai mới thay cho Cúp AFC sẽ có 32 đội tham dự vòng bảng, chia làm hai khu vực Đông và Tây (mỗi khu vực 16 đội). Các đội được chia làm 8 bảng (4 bảng A–D dành cho khu vực Tây Á, 4 bảng E–H dành cho khu vực Đông Á), thi đấu vòng tròn hai lượt tính điểm để chọn ra hai đội đứng đầu mỗi bảng vào vòng loại trực tiếp. Các đội sau đó sẽ thi đấu loại trực tiếp hai lượt riêng rẽ trong khu vực của mình cho đến trận chung kết, nơi họ sẽ thi đấu một trận duy nhất trên sân trung lập.

Ngày 14 tháng 8 năm 2023, AFC công bố tên của giải đấu thay thế Cúp AFC là AFC Champions League 2, về sau được cách điệu thành AFC Champions League Two.

Phân bổ[sửa | sửa mã nguồn]

Đã từng có 41 liên đoàn bóng đá quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc AFC có đại diện tham dự, trong đó có 34 liên đoàn đã từng có đại diện tham dự vòng bảng. Dấu (*) dành cho những lần mà quốc gia đó có đại diện tham dự nhưng ít nhất là thất bại ở vòng loại.

Quốc gia Mùa giải
2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023–24
Đông Á
Trung Quốc Trung Quốc 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Đài Bắc Trung Hoa Đài Bắc Trung Hoa 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2 2 1* 1 1 1 2*
Guam Guam 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0* 0 0 0 0 0 0
Hồng Kông Hồng Kông 1 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 0 0 2 1 2 2 0
Nhật Bản Nhật Bản 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Ma Cao Ma Cao 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0* 0 1 0 1 0 0 1*
Mông Cổ Mông Cổ 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0* 1 0* 0* 0* 1 0* 1
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên CHDCND Triều Tiên 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2 2 1* 0 0 0 0
Hàn Quốc Hàn Quốc 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tổng cộng 1 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 3 4 4 4 4 3 4
Đông Nam Á
Úc Úc Thành viên OFC 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2
Brunei Brunei 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0* 0* 0 0*
Campuchia Campuchia 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1* 1 1 1 2 2 1*
Indonesia Indonesia 0 0 0 0 0 1 2 2 1 2 2 2 0 0 2 2 2 2 2 2*
Lào Lào 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0* 0* 1 1* 0* 1 0*
Malaysia Malaysia 2 2 2 2 2 2 1 0 2 2 2 2 2 2 1 0 0 2 2 2
Myanmar Myanmar 0 0 0 0 0 0 0 0 2 2 2 2 2 2 2 2 2 0 0 1
Philippines Philippines 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1* 2 2 2 2 2 0 1 2
Singapore Singapore 2 2 2 2 2 1 1 1 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 1
Thái Lan Thái Lan 0 0 0 1 0 2 2 2 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Đông Timor Đông Timor 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0* 1 0 0
Việt Nam Việt Nam 0 0 0 1 0 2 2 2 2 2 2 0 0 2 2 2 2 2 1 1
Tổng cộng 4 4 4 6 4 8 8 7 10 10 10 10 9 11 12 12 12 11 11 12
Trung Á
Afghanistan Afghanistan 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0* 0 0 0 0 0 0
Iran Iran 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Kyrgyzstan Kyrgyzstan 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0* 0* 2 1* 1* 2 2 2 1*
Tajikistan Tajikistan 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2 1 1* 1* 1* 1* 2 2 2 2 1*
Turkmenistan Turkmenistan 2 2 2 2 0 0 0 0 0 0 0 1* 1* 1* 2 1* 2 2 2 2*
Uzbekistan Uzbekistan 0 0 0 0 0 1 1 2 1 0 0 0 0 0 0 0 1 1 1 0
Tổng cộng 2 2 2 2 0 1 1 2 1 2 2 2 2 4 4 4 7 7 7 4
Nam Á
Bangladesh Bangladesh 1 2 2 0 0 0 0 0 0 0 0 0* 1 1* 1* 1 1* 1* 1* 1*
Bhutan Bhutan 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0* 0* 0* 0* 0* 0* 0* 0*
Ấn Độ Ấn Độ 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 1* 2 2 2*
Maldives Maldives 2 2 2 2 2 2 2 2 1* 2 2 2 2 1* 1* 0 2 1* 1* 1*
Nepal Nepal 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0* 0 0* 0 1 0 0* 0* 0*
Pakistan Pakistan 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0* 0 0 0 0 0 0 0
Sri Lanka Sri Lanka 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0* 0 0* 0* 0* 0* 0
Tổng cộng 5 6 6 4 4 4 4 4 3 4 4 4 5 4 4 4 4 4 4 4
Tây Á
Bahrain Bahrain 0 0 1 1 2 2 1 0 0 1 2 2 2 2 2 2 2 2 2 1*
Iraq Iraq 0 0 0 0 0 2 0 3 2 2 2 2 2 2 2 0 0 0 0 2
Jordan Jordan 0 2 2 3 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 0 1
Kuwait Kuwait 0 0 0 0 0 2 3 3 3 2 2 2 0 0 0 2 2 1 2 2
Liban Liban 2 2 2 2 2 3 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2
Oman Oman 1 0 1 2 2 2 2 2 2 2 2 1* 2 2 2 1* 1* 0 2 1*
Nhà nước Palestine Palestine 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0* 1* 2 0* 0* 1 1 2 2 1*
Qatar Qatar 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Ả Rập Xê Út Ả Rập Xê Út 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Syria Syria 2 0 0 0 0 2 3 3 2 1* 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2*
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất UAE 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Yemen Yemen 1 0 0 2 2 2 2 2 2 2 0* 0* 0 0 0 0 0 0 0 0
Tổng cộng 6 4 6 10 10 17 16 17 16 14 14 14 14 12 12 12 12 11 12 12
Tổng cộng
Vòng bảng 18 18 20 24 20 32 31 32 32 32 32 32 32 34 36 36 39 37 37 36
Vòng loại 18 18 20 24 20 32 31 32 33 33 34 41 40 50 44 43 48 43 43 49

Kết quả và thống kê[sửa | sửa mã nguồn]

Các trận chung kết[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Chủ nhà Kết quả Đội khách Sân thi đấu Khán giả
2004 Al-Wahda Syria 2–3 Syria Al-Jaish Syria Sân vận động Abbasiyyin, Damascus
Al-Jaish Syria 0–1 Syria Al-Wahda Syria Sân vận động Abbasiyyin, Damascus
Tổng tỉ số 3–3, Al-Jaish thắng nhờ luật bàn thắng sân khách
2005 Al-Faisaly Jordan 1–0 Liban Nejmeh Jordan Sân vận động Quốc tế Amman, Amman
Nejmeh Liban 2–3 Jordan Al-Faisaly Liban Sân vận động Al Manara, Beirut
Al-Faisaly thắng với tổng tỉ số 4–2
2006 Al-Faisaly Jordan 3–0 Bahrain Al-Muharraq Jordan Sân vận động Quốc tế Amman, Amman 7.000
Al-Muharraq Bahrain 4–2 Jordan Al-Faisaly Bahrain Sân vận động Quốc gia Bahrain, Riffa 3.000
Al-Faisaly thắng với tổng tỉ số 5–4
2007 Al-Faisaly Jordan 0–1 Jordan Shabab Al-Ordon Jordan Sân vận động Quốc tế Amman, Amman 5.500
Shabab Al-Ordon Jordan 1–1 Jordan Al-Faisaly Jordan Sân vận động Quốc tế Amman, Amman 7.500
Shabab Al-Ordon thắng với tổng tỉ số 2–1
2008 Al-Muharraq Bahrain 5–1 Liban Safa Beirut Bahrain Sân vận động Quốc gia Bahrain, Riffa 6.000
Safa Beirut Liban 4–5 Bahrain Al-Muharraq Liban Sân vận động Thành phố Thể thao, Beirut 2.000
Al-Muharraq thắng với tổng tỉ số 10–5
Năm Vô địch Kết quả Á quân Sân thi đấu Khán giả
2009 Kuwait SC Kuwait 2–1 Syria Al-Karamah Kuwait Sân vận động Câu lạc bộ Thể thao Al Kuwait, Thành phố Kuwait 17.400
2010 Al-Ittihad Syria 1–1 (aet)
(4–2 p)
Kuwait Al-Qadsia Kuwait Sân vận động Quốc tế Jaber, Thành phố Kuwait 58.604
2011 Nasaf Uzbekistan 2–1 Kuwait Kuwait SC Uzbekistan Sân vận động Markaziy, Qarshi 15.753
2012 Kuwait SC Kuwait 4–0 Iraq Erbil Iraq Sân vận động Franso Hariri, Erbil 30.000
2013 Kuwait SC Kuwait 2–0 Kuwait Al-Qadsia Kuwait Sân vận động Al-Sadaqua Walsalam, Thành phố Kuwait 10.000
2014 Al-Qadsia Kuwait 0–0 (aet)
(4–2 p)
Iraq Erbil Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Sân vận động Maktoum Bin Rashid Al Maktoum, Dubai 5.240
2015 Johor Darul Ta'zim Malaysia 1–0 Tajikistan Istiklol Tajikistan Sân vận động Pamir, Dushanbe 18.000
2016 Al-Quwa Al-Jawiya Iraq 1–0 Ấn Độ Bengaluru Qatar Sân vận động Suheim bin Hamad, Doha 5.806
2017 Al-Quwa Al-Jawiya Iraq 1–0 Tajikistan Istiklol Tajikistan Sân vận động Trung tâm Hisor, Hisor 20.000
2018 Al-Quwa Al-Jawiya Iraq 2–0 Turkmenistan Altyn Asyr Iraq Sân vận động Quốc tế Basra, Basra 24.665
2019 Al-Ahed Liban 1–0 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên April 25 Malaysia Sân vận động Kuala Lumpur, Kuala Lumpur* 500
2020 Bị hủy bỏ do đại dịch COVID-19 ở châu Á[3]
2021 Al-Muharraq Bahrain 3–0 Uzbekistan Nasaf Bahrain Sân vận động Al Muharraq, Arad 9.060
2022 Al-Seeb Oman 3–0 Malaysia Kuala Lumpur City Malaysia Sân vận động Quốc gia Bukit Jalil, Kuala Lumpur 27.722
2023–24 Central Coast Mariners Úc 1–0 Liban Al-Ahed Oman Khu liên hợp thể thao Sultan Qaboos, Muscat 1.930

*Do Triều Tiên cấm phát sóng các trận đấu bóng đá diễn ra tại nước này, trận chung kết Cúp AFC 2019 được tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia.

Thành tích theo câu lạc bộ[sửa | sửa mã nguồn]

Câu lạc bộ Vô địch Á quân Năm vô địch Năm á quân
Kuwait Kuwait SC 3 1 2009, 2012, 2013 2011
Iraq Al-Quwa Al-Jawiya 3 0 2016, 2017, 2018
Jordan Al-Faisaly 2 1 2005, 2006 2007
Bahrain Al-Muharraq 2 1 2008, 2021 2006
Kuwait Al-Qadsia 1 2 2014 2010, 2013
Uzbekistan Nasaf 1 1 2011 2021
Liban Al-Ahed 1 1 2019 2023–24
Syria Al-Jaish 1 0 2004
Jordan Shabab Al-Ordon 1 0 2007
Syria Al-Ittihad 1 0 2010
Malaysia Johor Darul Ta'zim 1 0 2015
Oman Al-Seeb 1 0 2022
Úc Central Coast Mariners 1 0 2023–24
Iraq Erbil 0 2 2012, 2014
Tajikistan Istiklol 0 2 2015, 2017
Syria Al-Wahda 0 1 2004
Liban Nejmeh 0 1 2005
Liban Safa Beirut 0 1 2008
Syria Al-Karamah 0 1 2009
Ấn Độ Bengaluru 0 1 2016
Turkmenistan Altyn Asyr 0 1 2018
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên April 25 0 1 2019
Malaysia Kuala Lumpur City 0 1 2022

Thành tích theo quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc gia Vô địch Á quân Tổng số
 Kuwait 4 3 7
 Iraq 3 2 5
 Jordan 3 1 4
 Syria 2 2 4
 Bahrain 2 1 3
 Liban 1 3 4
 Uzbekistan 1 1 2
 Malaysia 1 1 2
 Oman 1 0 1
 Úc 1 0 1
 Tajikistan 0 2 2
 Ấn Độ 0 1 1
 Turkmenistan 0 1 1
 Bắc Triều Tiên 0 1 1

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Vua phá lưới[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Cầu thủ Câu lạc bộ Bàn thắng
2004 Singapore Indra Sahdan Daud Singapore Home United 7
Singapore Egmar Goncalves Singapore Home United
2005 Jordan Mo'ayyad Salim Jordan Al-Faisaly 9
2006 Jordan Mahmoud Shelbaieh Jordan Al-Wahdat 8
2007 Jordan Odai Al Saify Jordan Shabab Al-Ordon 5
Liban Mohammed Ghaddar Liban Nejmeh
2008 Brasil Rico Bahrain Al-Muharraq 19
2009 Nigeria Robert Akaruye Bahrain Busaiteen 8
Syria Mohamad Hamwi Syria Al-Karamah
Syria Jehad Al Hussain Kuwait Kuwait SC
Việt Nam Huỳnh Kesley Alves Việt Nam Becamex Bình Dương
2010 Brasil Afonso Alves Qatar Al-Rayyan 9
2011 Montenegro Ivan Bošković Uzbekistan Nasaf 10
2012 Iraq Amjad Radhi Iraq Erbil 9
Syria Raja Rafe Syria Al-Shorta
2013 Tunisia Issam Jemâa Kuwait Kuwait SC 16
2014 Tây Ban Nha Juan Belencoso Hồng Kông Kiệt Chí 11
2015 Úc Daniel McBreen Hồng Kông Nam Hoa 8
Bắc Macedonia Riste Naumov Myanmar Ayeyawady United
2016 Iraq Hammadi Ahmed Iraq Al-Quwa Al-Jawiya 16
2017 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Yu-song Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên April 25 9
2018 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên An Il-bom Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên April 25 12
2019 Tây Ban Nha Bienvenido Marañón Philippines Ceres–Negros 10
2020 Tây Ban Nha Bienvenido Marañón Philippines Ceres–Negros 5
2021 Uzbekistan Khusayin Norchaev Uzbekistan Nasaf 7
2022 Brasil Pedro Paulo Việt Nam Viettel 5
Uzbekistan Jasur Hasanov Uzbekistan Sogdiana Jizzakh
Brasil Paulo Josué Malaysia Kuala Lumpur City
2023–24 Brasil Marco Túlio Úc Central Coast Mariners 8

Cầu thủ xuất sắc nhất giải[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Cầu thủ Câu lạc bộ
2011 Turkmenistan Artur Gevorkyan Uzbekistan Nasaf
2012 Brasil Rogerinho Kuwait Kuwait SC
2013 Kuwait Bader Al-Mutawa Kuwait Al-Qadsia
2014 Kuwait Saif Al Hashan Kuwait Al-Qadsia
2015 Malaysia Safiq Rahim Malaysia Johor Darul Ta'zim
2016 Iraq Hammadi Ahmed Iraq Al-Quwa Al-Jawiya
2017 Tajikistan Manuchekhr Dzhalilov Tajikistan Istiklol
2018 Iraq Hammadi Ahmed Iraq Al-Quwa Al-Jawiya
2019 Liban Mehdi Khalil Liban Al-Ahed
2020 Bị hủy bỏ do đại dịch COVID-19 ở châu Á
2021 Bahrain Abdulwahab Al-Malood Bahrain Al-Muharraq
2022 Oman Eid Al-Farsi Oman Al-Seeb
2023–24 Brasil Mikael Doka Úc Central Coast Mariners

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ thanhnien.vn (16 tháng 5 năm 2019). “Vì sao giải AFC Cup có thể thức thi đấu rắc rối nhất thế giới?”. thanhnien.vn. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2024.
  2. ^ Trí, Dân (27 tháng 2 năm 2019). “AFC Cup 2019: Giải đấu có thể thức thi đấu phức tạp nhất thế giới”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2024.
  3. ^ “AFC Executive Committee announces updates to 2020 competitions calendar”. AFC. ngày 10 tháng 9 năm 2020.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]