Bước tới nội dung

Chính sách thị thực của New Zealand

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Dấu nhập cảnh New Zealand – nhập cảnh thông thường
Dấu nhập cảnh New Zealand – thị thực du khách
Dấu nhập cảnh New Zealand – thị thực định cư

Một người nước ngoài muốn đến New Zealand phải xin thị thực trừ khi họ là

  • công dân hoặc người định cư lâu dài tại Úc, dưới Sắp xếp Đi lại Trans-Tasman,
  • công dân của một trong 61 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ được miễn thị thực,
  • sở hữu hộ chiếu laissez-passer của Liên Hợp Quốc, hoặc
  • được miễn thị thực theo các điều khoản khác (tổ bay, nhân viên tàu, vân vân).

Công dân hoặc người định cư lâu dài tại Úc được coi là có trạng thái định cư tại New Zealand khi nhập cảnh dưới Sắp xếp Đi lại Trans-Tasman.

Tất cả du khách phải có hộ chiếu có hiệu lực 1 tháng. Du khách phải có bằng chứng tài chính đủ để chi trả cho quãng thời gian ở đây. Số tiền cần có là 1.000 đô la New Zealand mỗi người mỗi tháng hoặc 400 đô la New Zealand nếu nơi ở đã được trả trước. DU khách cũng phải có bằng chứng về điểm đến tiếp theo của họ.[1]

New Zealand cấp thị thực điện tử cho công dân của các nước được miễn thị thực và Trung Quốc. Đơn xin thị thực học sinh, làm việc và du lịch có thể được gửi trực tuyến.[2]

Bản đồ chính sách thị thực

[sửa | sửa mã nguồn]
Chính sách thị thực New Zealand
  New Zealand
  Miễn thị thực (3 tháng)
  Vương quốc Anh (6 tháng)
  Úc (được coi là có trạng thái định cư khi nhập cảnh)

Các nước được miễn thị thực

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới Luật Nhập cư 2009[3]Quy định Nhập cư (Thị thực, Cho phép Nhập cảnh, và các vấn đề liên quan) 2010[4], người sở hữu hộ chiếu của 60 quốc gia và vùng lãnh thổ sau có thể đến New Zealand mà không cần thị thực lên đến 90 ngày.[5]

Người sở hữu hộ chiếu laissez-passer của Liên Hợp Quốc không cần xin thị thực.
Mục đích của chuyến đi nếu được miễn thị thực không được là đi khám bệnh hoặc điều trị

Những loại khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài gia, chính sách miễn thị thực cũng được áp dụng với những loại sau:[6]

  • người được miễn thị thực bởi chỉ thị đặc biệt.
  • thành việc của lực lượng thăm viếng (bao gồm thành viên dân thường) như được định nghĩa tại Luật Lực lượng Thăm viêng 2004 liên quan đến Chính phủ New Zealand và nhiệm vụ của người đó.
  • trong vòng 28, tổ bay hoặc tàu chở hành khách (bao gồm tàu khách du lịch) hoặc tàu chở hàng hóa hoặc cả hai giữa một cảng nước ngoài và New Zealand.
  • trong vòng 28 ngày, nhân viên hoặc bất cứ tàu nước ngoài nào được cấp phép bởi Bộ Vận tải để mang hàng hóa biển.
  • trong vòng 7 ngày, bắt đầu từ ngày máy bay hạ cánh đến New Zealand, nhân viên máy bay trên bất cứ chuyến bay thương mại nào giữa nước ngoài và New Zealand.
  • thành viên của, hoặc bất cứ người nào liên quan tới, bất cứ chương trình hoặc hành trình hoặc học nào dưới sự bảo hộ của bên kết ước với Hiệp ước châu Nam Cực dưới Luật Châu Nam Cực 1960.
  • bất cứ loại nào khác được chỉ ra tại Quy định Nhập cư (Thị thực, Cho phép Nhập cảnh, và các vấn đề liên quan) 2010.

Từ chối nhập cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhập cảnh và quá cảnh bị từ chối với công dân của  Somalia, kể cả nếu không ra khỏi máy bay và tiếp tục chuyến đi bằng chính máy bay đó.[7]

Thẻ đi lại doanh nhân APEC

[sửa | sửa mã nguồn]

Người sở hữu hộ chiếu được cấp bởi các quốc gia sau mà có Thẻ đi lại doanh nhân APEC (ABTC) có mã "NZL" tại mặt sau có thể đến New Zealand công tác lên đến 90 ngày.[8]

ABTC được cấp cho công dân của:[9]

Quần đảo Cook

[sửa | sửa mã nguồn]
Dấu nhập cảnh Quần đảo Cook được cấp tại Sân bay quốc tế Rarotonga

Tất cả du khách nào tới Quần đảo Cook, bất kể mang quốc tịch nào, đều được miễn thị thực 31 ngày. Du khách đến với mục đích du lịch có thể gia hạn thêm từng chu kỳ 31 ngày, tối đa là 6 tháng.[10]

Dấu nhập cảnh Niue được cấp tại Sân bay quốc tế Hanan

Tất cả du khách tới Niue, bất kể mang quốc tịch nào, đều được miễn thị thực 30 ngày. Có thể gia hạn.[11]

Tất cả hành khách đều phải có giấy phép để tới Tokelau từ Cơ quan Tokelau Apia Liaison tại Apia, ít nhất 2 tuần trước ngày du hành. Du khách chỉ có thể tới Tokelau bằng thuyền từSamoa và cần có giấy phép để rời và quay lại Samoa từ Ủy ban Nhập cư Samoa.[12]

Thống kê

[sửa | sửa mã nguồn]

New Zealand cấp 262.033 thị thực du khách thông thường năm tài chính 2014/15. Các quốc gia đứng đầu là:[13]

Quốc tịch Số lượng thị thực thông thường được cấp
 Trung Quốc 128.849[14]
 Ấn Độ 40.142
 Fiji 14.511
 Philippines 10.002
 Tonga 9.128
 Thái Lan 8.425
 Samoa 7.421
 Nga 3.994

Hầu hết du khách đều đến từ các quốc gia sau:[15]

Quốc gia 2016 2015 2014
 Úc 1.409.200 1.326.800 1.247.760
 Trung Quốc 409.008 355.904 264.864
 Hoa Kỳ 291.392 243.104 220.512
 Vương quốc Anh 220.976 203.952 194.416
 Nhật Bản 100.736 87.328 81.136
 Đức 96.848 84.544 78.912
 Hàn Quốc 82.384 64.992 55.488
 Canada 59.760 52.352 48.800
 Singapore 57.344 49.584 48.800
 Ấn Độ 52.016 46.000 37.392
 Malaysia 51.792 34.240 31.536
 Hồng Kông 44.768 36.288 31.456
 Pháp 39.728 33.376 30.608
 Đài Loan 37.056 31.200 24.576
 Fiji 28.256 26.352 23.824
 Thái Lan 27.104 21.696 21.696
 Hà Lan 26.000 22.256 21.600
 Samoa 23.168 21.184 18.784
 Thụy Sĩ 21.840 19.136 18.016
 Tonga 20.480 17.600 15.312
 Philippines 20.384 14.016 11.888
 Nam Phi 20.240 17.008 15.856
 Indonesia 19.632 16.176 15.296
 Polynesia thuộc Pháp 19.488 16.912 16.320
 New Caledonia 18.656 17.728 17.200
 Argentina 15.344 5.392 4.416
 Thụy Điển 14.896 13.920 12.960
 Brazil 13.248 13.152 12.240
 Tây Ban Nha 12.320 10.144 9.136
 Đan Mạch 11.840 10.288 9.536
Tổng 3.499.939 3.131.927 2.857.400

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Chính sách thị thực New Zealand từ 1978 đến nay
  New Zealand
  Miễn thị thực

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Thông tin thị thực và sức khỏe”. Timatic. Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) thông qua Gulf Air. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2017.
  2. ^ Passport-free applications and label-less visas
  3. ^ Immigration Act 2009
  4. ^ Immigration (Visa, Entry Permission, and Related Matters) Regulations 2010 (SR 2010/241)
  5. ^ Immigration New Zealand Visa-Waiver Countries Lưu trữ 2013-01-12 tại Archive.today, Immigration New Zealand (INZ) – Ministry of Business, Innovation and Employment
  6. ^ E2.1 People to whom a visa waiver applies
  7. ^ “Country information (passport section)”. Timatic. International Air Transport Association (IATA) through Olympic Air. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2019. Truy cập 29 Tháng Một năm 2018.
  8. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ 14 Tháng Ba năm 2014. Truy cập 29 Tháng Một năm 2018.
  9. ^ “ABTC Summary”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2016. Truy cập 29 Tháng Một năm 2018.
  10. ^ Bản mẫu:Timatic
  11. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ 15 Tháng Ba năm 2014. Truy cập 29 Tháng Một năm 2018.
  12. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ 15 Tháng Ba năm 2014. Truy cập 29 Tháng Một năm 2018.
  13. ^ Immigration New Zealand statistics – V1 – Visitor applications decided
  14. ^ Ngoài ra có 153.025 thị thực nhóm được cấp cho công dân Trung Quốc.
  15. ^ “International Visitor Arrivals to New Zealand: December 2015 Page 11” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2016. Truy cập 29 Tháng Một năm 2018.