Bước tới nội dung

Câu lạc bộ bóng đá Thép Xanh Nam Định

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thép Xanh Nam Định
Tên đầy đủCâu lạc bộ bóng đá Thép Xanh Nam Định
Biệt danhĐội bóng thành Nam
Hào khí Đông A
Tên ngắn gọnNĐFC
TXNĐ
Thành lập1965
Sân vận độngThiên Trường
Sức chứa30.000
Chủ sở hữuXuân Thiện Group
Chủ tịch điều hànhVũ Cảnh Tuân
Giám đốc điều hànhNguyễn Quốc Phong
Huấn luyện viênVũ Hồng Việt
Giải đấuV.League 1
V.League 1 - 2023–24Thứ 1 (vô địch)
Trang webTrang web của câu lạc bộ
Mùa giải hiện nay

Câu lạc bộ bóng đá Thép Xanh Nam Định là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp ở Việt Nam có trụ sở tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Câu lạc bộ hiện đang là đương kim vô địch V.League 1 với chức vô địch mùa giải 2023–24.

Được xem là một trong những câu lạc bộ bóng đá có lịch sử lâu đời tại Việt Nam, trong quá khứ đội bóng từng 1 lần giành ngôi vô địch Giải vô địch bóng đá Việt Nam năm 1985 với thành tích bất bại toàn mùa giải với danh xưng Công nghiệp Hà Nam Ninh.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền thân của Câu lạc bộ bóng đá Nam Định là đội Cotonkin (đã 2 lần vô địch Đông Dương các năm 19431945). Năm 1943 là lần đầu có giải bóng đá Đông Dương.

Năm 1965, câu lạc bộ chính thức được thành lập với tên gọi Thanh niên Nam Hà (thời gian này Nam Hà gồm tỉnh Hà NamNam Định nhập lại), đến năm 1978 đổi tên thành Công nghiệp Hà Nam Ninh. Đây là tiền thân của đội Nam Định ngày nay. Năm 1981, đội lên hạng A1 (tiền thân của V.League hiện nay), hạng đấu cao nhất trong hệ thống thi đấu bóng đá Việt Nam thời gian này. Chỉ sau 4 năm, đội có lần đầu vô địch hang đấu A1 với lứa cầu thủ chất lượng như Nguyễn Văn Dũng, Đặng Gia Mẫn... cùng sự dẫn dắt của huấn luyện viên Lâm Ngọc Lập. Đây cũng là chức vô địch quốc gia đầu tiên của Câu lạc bộ.

Năm 1989, đội bị giải thể và tái lập vào năm 1991 với tên gọi Thanh niên Nam Hà, thi đấu tại hạng A2 (hạng cao thứ 3). Đội bóng này thăng hạng A1 năm 1992 và thăng hạng nhất năm 1997. Năm 1998, đội thi đấu tại Giải hạng nhất Quốc gia và xếp ở vị trí thứ 8 chung cuộc.

Ngày 29 tháng 11 năm 2000, Câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Nam Định chính thức được thành lập theo quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định.[1] Đội tham gia mùa giải bóng đá chuyên nghiệp đầu tiên và giành vị trí á quân. Ngày 22 tháng 8 năm 2003, câu lạc bộ đổi tên thành Câu lạc bộ bóng đá Sông Đà Nam Định, đồng thời đổi tên sân vận động từ Chùa Cuối thành Thiên Trường.[2][3] Tên câu lạc bộ sau đó được đổi thành Câu lạc bộ bóng đá Mikado Nam Định[4] năm 2006 và Câu lạc bộ bóng đá Đạm Phú Mỹ Nam Định năm 2007.

Tại Cúp Quốc gia 2007, đội đã giành chiến thắng 1-0 trước câu lạc bộ bóng đá Bình Định trong trận chung kết để lần đầu tiên giành chức vô địch Cúp Quốc gia trong lịch sử câu lạc bộ. Tuy nhiên, mùa giải sau đó là một mùa bóng thi đấu không được như ý, khi đội chỉ cán đích ở hạng 12 V.League. Nam Định đã chia tay với Đạm Phú Mỹ và trở lại tên gọi Mikado Nam Định. Năm 2009, đội bóng được đổi tên thành Megastar Nam Định. Đội thi đấu không thành công và đứng cuối bảng xếp hạng V-League 2010, qua đó xuống thi đấu ở giải hạng Nhất quốc gia sau 10 năm ở giải chuyên nghiệp. Năm 2011, đội bóng lấy lại tên cũ Mikado Nam Định và phải xuống hạng nhì chỉ sau 1 năm.

Năm 2012, Mikado Nam Định đã thất bại trong cuộc đua thăng hạng nhất sau thất bại trên chấm phạt đền trước đội trẻ Khánh Hoà ở bán kết. Năm 2014, Câu lạc bộ bóng đá Nam Định giành được suất thi đấu tại hạng Nhất 2015 sau khi đánh bại Vĩnh Long 4-0 trong trận chung kết hạng Nhì tại Sân vận động Tam Kỳ, Quảng Nam. Năm 2016, đội xếp thứ 3 chung cuộc, tham gia trận play-off tại giải hạng nhất quốc gia 2016 nhưng thất bại trong việc lên hạng V.League. Mùa giải sau đó, đội vô địch giải hạng Nhất 2017 và giành suất duy nhất lên chơi ở V.League 2018.

Mùa giải đầu tiên trở lại V.League, Nam Định đứng thứ 13 trên bảng xếp hạng và phải thi đấu trận play-off với câu lạc bộ Hà Nội B (nay là Hồng Lĩnh Hà Tĩnh) để tranh tấm vé duy nhất cho một suất thi đấu ở V.League 2019. Đội đã giành chiến thắng với tỷ số 5-3 sau loạt sút phạt đền 11m (hòa 0-0 sau 90 phút), qua đó tiếp tục ở lại V.League mùa bóng sang năm.[5] Năm 2019, đội ra mắt nhà tài trợ mới Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà và đổi tên thành Câu lạc bộ Bóng đá Dược Nam Hà Nam Định để thi đấu tại V.League 2019.[6] Tại mùa giải này, đội đã có trận hòa 2-2 trước Hoàng Anh Gia Lai.[7]

Năm 2020, Nam Định tham gia V.League với nhiều nhân tố mới, trong đó đáng chú ý có suất cầu thủ nhập tịch của Đỗ Merlo - người vốn chơi cho SHB Đà Nẵng mùa giải trước. Tại Cúp Quốc gia, đội giành chiến thắng 2-0 trước Câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai trên sân nhà Thiên Trường ở vòng loại.[8] Đội dừng bước tại vòng 1/8 sau khi để thua 5-4 trước Than Quảng Ninhloạt sút luân lưu (hòa 2-2 sau 90 phút thi đấu) trên sân Cẩm Phả[9]

Năm 2021, đội bóng lấy lại tên gọi cũ là Câu lạc bộ bóng đá Nam Định sau khi kết thúc hợp đồng với Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà. Ở trận đấu khai màn của mùa giải, đội đã tạo nên bất ngờ lớn ngay trên chính sân nhà Thiên Trường khi giành chiến thắng 3-0 trước đương kim á quân của mùa giải 2020 là Hà Nội.[10] Đội bóng đứng ở vị trí thứ tư trên bảng xếp hạng khi mùa giải 2021 bị tạm dừng do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và sau đó bị hủy. Mùa giải 2022, đội bóng lại quay về với cuộc đua trụ hạng và kết thúc mùa giải ở vị trí thứ 12 trên 13 đội tham dự, trụ hạng thành công.

Năm 2023, câu lạc bộ được đổi tên thành Thép Xanh Nam Định dựa theo nhà tài trợ chính.[11] Kết thúc mùa giải 2023, đội xếp hạng 5 chung cuộc. Bước sang mùa giải 2023-24, đội bóng có được khởi đầu tốt, sớm vươn lên vị trí dẫn đầu từ những vòng đấu đầu tiên và giữ vững ngôi đầu đến cuối mùa giải. Tại vòng 25, đội bóng giành chiến thắng 5-1 trước Khánh Hòa trên sân nhà Thiên Trường và giành ngôi vô địch V.League 1 sớm một vòng đấu. Đây là chức vô địch V.League đầu tiên và là chức vô địch quốc gia thứ hai trong lịch sử câu lạc bộ.

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 1965-1978: Thanh niên Nam Hà
  • 1978-1991: Công nghiệp Hà Nam Ninh
  • 1991-2003: Nam Định
  • 2003-2006: Sông Đà Nam Định
  • 2006-2007: Mikado Nam Định
  • 2007-2008: Đạm Phú Mỹ Nam Định
  • 2008-2009: Mikado Nam Định
  • 2009-2011: Megastar Nam Định
  • 2011-2013: Mikado Nam Định
  • 2013-2019: Nam Định
  • 2019-2020: Dược Nam Hà Nam Định
  • 2021-2022: Nam Định
  • 2023-nay: Thép Xanh Nam Định

Trang phục thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]
Giai đoạn Hãng áo đấu Nhà tài trợ in lên áo
2003-2004 Thái Lan Grand Sport Thép Việt-Ý
2005 không có
2006 Mikado
2007-2008 không có Đạm Phú Mỹ
2009 Mikado
2010 Megastar
2011 Mikado
2012-2015 không có
2016-2017 không có Mikado
2018 Việt Nam VNA sport VISCOTONE
2019 Dược Nam Hà
2020-2021 Tây Ban Nha Kelme
2022-2023 Thép Xanh Xuân Thiện
2023-nay Anh Mitre
Trang phục sân nhà
2016-2017
2020
2021
2022
2023
2023–24
2024–25
Trang phục sân khách
2016-2017
2020
2021
2022
2023
2023–24
Trang phục thứ 3
2022
2023
2023–24

Thành phần ban huấn luyện

[sửa | sửa mã nguồn]
Chức vụ Tên
Chủ tịch Việt Nam Vũ Cảnh Tuân
Giám đốc điều hành Việt Nam Nguyễn Quốc Phong
Giám đốc kỹ thuật Việt Nam Nguyễn Trung Kiên
Huấn luyện viên trưởng Việt Nam Vũ Hồng Việt
Trợ lý Huấn luyện viên Việt Nam Nguyễn Quang Huy
Huấn luyện viên thủ môn Việt Nam Bùi Quang Huy
Huấn luyện viên thể lực Brasil Celso Eduardo Godoi da Silva

Đội hình hiện tại

[sửa | sửa mã nguồn]

Đội một

[sửa | sửa mã nguồn]
Tính đến mùa giải 2024–25

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
2 HV Việt Nam Đinh Xuân Khải
3 TV Việt Nam Dương Thanh Hào
4 HV Brasil Lucas Alves
7 HV Việt Nam Nguyễn Phong Hồng Duy
8 TV Việt Nam Nguyễn Đình Sơn
9 Việt Nam Nguyễn Văn Toàn
10 TV Brasil Hendrio Araujo
11 TV Việt Nam Nguyễn Tuấn Anh
13 HV Việt Nam Trần Văn Kiên
14 Việt Nam Nguyễn Xuân Son
15 TV Việt Nam Trần Văn Trung
16 TV Việt Nam Trần Văn Công
17 HV Việt Nam Nguyễn Văn Vĩ
18 Uganda Joseph Mpande
19 TV Việt Nam Trần Văn Đạt
Số VT Quốc gia Cầu thủ
22 Việt Nam Hoàng Minh Tuấn
23 TM Việt Nam Lê Vũ Phong
26 TM Việt Nam Trần Nguyên Mạnh
28 TV Việt Nam Tô Văn Vũ
29 TM Việt Nam Trần Đức Dũng
30 Brasil Lucas Silva
32 HV Việt Nam Ngô Đức Huy
34 HV Brasil Wálber
71 HV Việt Nam Trần Quang Thịnh
77 TV Brasil Caio César
82 TM Việt Nam Trần Liêm Điều
88 TV Việt Nam Lý Công Hoàng Anh
91 Việt Nam Nguyễn Văn Anh
Brasil China

Cho mượn

[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
27 Việt Nam Trần Ngọc Sơn (cho mượn tại PVF-CAND)

Không nằm trong danh sách thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
HV Việt Nam Đỗ Xuân Tiến
Số VT Quốc gia Cầu thủ
TV Việt Nam Tạ Xuân Trường
Việt Nam Trần Văn Thành

Thành viên nổi bật

[sửa | sửa mã nguồn]

Vua phá lưới

[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ đoạt giải vua phá lưới khi đang chơi cho câu lạc bộ bóng đá Nam Định:

Huấn luyện viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Cổ động viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Cổ động viên Nam Định luôn nổi tiếng với sự trung thành và cuồng nhiệt của mình. Trong danh sách 10 câu lạc bộ Đông Nam Á có số lượng CĐV đến sân đông nhất giải nội địa vào năm 2020 do Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á đưa ra, CLB Nam Định đứng số 1 với 110.342 lượt khán giả đến sân, trung bình 15.763 người/trận. Nam Định nhiều năm liên tiếp giữ vị trí số một của V.League về số lượng khán giả đến sân.[12]

Thành tích thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải đấu trong nước

[sửa | sửa mã nguồn]
Thành tích của Nam Định từ khi V.League được thành lập
Năm Thành tích Số trận Thắng Hòa Thua Bàn
thắng
Bàn
thua
Điểm
V.League 2000-01 Thứ 2 18 11 1 6 22 17 34
V.League 2001-02 Thứ 5 18 6 7 5 21 20 25
V.League 2003 Thứ 3 22 10 6 6 22 19 36
V.League 2004 Thứ 2 22 13 5 4 30 23 44
V.League 2005 Thứ 6 22 7 7 8 27 31 28
V.League 2006 Thứ 9 24 9 5 10 22 28 32
V.League 2007 Thứ 4 26 10 8 8 35 31 38
V.League 2008 Thứ 11 26 9 4 13 24 32 31
V.League 2009 Thứ 12 26 8 7 11 32 36 31
V.League 2010 Thứ 14 26 3 3 20 19 47 12
Hạng nhất 2011 Thứ 13 26 5 12 9 29 41 27
Hạng nhì 2012 Thứ 3 9 7 2 0 17 2 23
Hạng nhì 2013 Thứ 6 10 5 2 3 11 8 17
Hạng nhì 2014 Thứ 2 5 4 1 0 9 1 13
Hạng nhất 2015 Thứ 4 14 5 3 6 13 18 18
Hạng nhất 2016 Thứ 3 18 8 8 2 25 14 32
Hạng nhất 2017 Vô địch 12 7 2 3 17 14 23
V.League 2018 Thứ 13 26 5 9 12 33 45 24
V.League 2019 Thứ 11 26 8 7 11 32 41 31
V.League 2020 Thứ 13 18 5 3 10 19 30 18
V.League 2021 Giải đấu bị hủy do COVID-19
V.League 2022 Thứ 12 24 6 5 13 21 33 23
V.League 2023 Thứ 5 20 7 8 5 19 19 29
V.League 2023/24 Vô địch 26 16 5 5 60 38 53
V.League 2024/25 chưa xác định

Cúp Quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]
Thành tích tại Cúp Quốc gia
Năm Vòng Ngày Đối thủ Kết quả (Nam Định bên trái) Thành tích tốt nhất
Tỷ số Chung cuộc
2019 Vòng loại 30 tháng 3, 2019 Long An 1 - 1 (5-3 pen.) Tứ kết
Vòng 1/8 28 tháng 6, 2019 Bình Phước 3 - 0
Tứ kết 4 tháng 7, 2019 Hà Nội 3 - 4
2020 Vòng loại 23 tháng 5, 2020 Hoàng Anh Gia Lai 2 - 0 Vòng 1/8
Vòng 1/8 30 tháng 5, 2020 Than Quảng Ninh 2 - 2 (4-5 pen.)
2021 hủy do đại dịch Covid 19
2022 Vòng loại 5 tháng 4 năm 2022 Hồng Lĩnh Hà Tĩnh 3 - 2 Vòng loại
2023 Vòng loại 2 tháng 4 năm 2023 Hải Phòng 1 - 1 (4-3 pen.) Tứ kết
Vòng 1/8 7 tháng 7, 2023 Công an Hà Nội 1 - 1 (3-2 pen.)
Tứ kết 11 tháng 7, 2023 Viettel 0 - 2
2023–24 Vòng loại 26 tháng 11 năm 2023 Trường Tươi Bình Phước 4 - 0 Bán kết
Vòng 1/8 13 tháng 3, 2024 MerryLand Quy Nhơn Bình Định 1 - 0
Tứ kết 30 tháng 4, 2024 Becamex Bình Dương 1 - 1 (4-3 pen.)
Bán kết 4 tháng 7, 2024 Đông Á Thanh Hóa 1 - 2
2024–25 Vòng 1/8 9 tháng 1 năm 2025 Becamex Bình Dương 1 - 1 (4-5 pen.) Vòng 1/8

Giải đấu quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh hiệu chính thức

[sửa | sửa mã nguồn]

Biểu trưng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "Hồi sinh" bóng đá Nam Định”. Nam Định. 25 tháng 8 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2022.
  2. ^ http://www.vnn.vn/thethao/2003/8/26247. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  3. ^ “Đội Nam Định sẽ đổi tên thành Sông Đà - Nam Định”. Webarchive. 11 tháng 3 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2022.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  4. ^ http://www.vff.org.vn/?page=giaitrongnuoc&p=vodichquocgia&p_child=thongtingiaidauvdqg&id=2153
  5. ^ “Đánh bại Hà Nội B ở loạt luân lưu, CLB Nam Định giành vé trụ hạng”. ZingNews. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2018.
  6. ^ “CLB Nam Định có nhà tài trợ mới, nhắm tới top 10 V-League 2019”. An Ninh Thủ Đô. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2019.
  7. ^ “HAGL mất chiến thắng trong phút bù giờ trước CLB Nam Định”. ZingNews. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2019.
  8. ^ “CLB Nam Định đánh bại HAGL trong ngày bóng đá Việt Nam trở lại”. Báo Lao Động. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2020.
  9. ^ “Cúp quốc gia 2020: Đỗ Merlo sút hỏng luân lưu, Than Quảng Ninh loại Nam Định trên sân Cẩm Phả”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020.
  10. ^ “CLB Nam Định 3-0 CLB Hà Nội: Sân Thiên Trường mở hội”. ZingNews. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2021.
  11. ^ “CLB Bóng Đá Nam Định chính thức đổi tên thành CLB bóng đá Thép Xanh Nam Định kể từ mùa giải 2023”.
  12. ^ News, V. T. C. (25 tháng 11 năm 2020). “Nam Định FC hút cổ động viên số 1 Đông Nam Á”. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2022.