Bước tới nội dung

Nguyễn Chí Trung

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thiếu tướng, nhà văn
Nguyễn Chí Trung
Tạp chí Văn nghệ Quân đội
Phó Tổng Biên tập
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Thái Nguyên Chung
Ngày sinh
1930
Nơi sinh
Hòa Phước, Hòa Vang, Đà Nẵng
Mất11 tháng 6, 2016(2016-06-11) (85–86 tuổi)
An nghỉThành phố Hồ Chí Minh
Nơi cư trúThành phố Hồ Chí Minh
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Nghề nghiệpnhà văn
Lĩnh vựcvăn học
Khen thưởngHuân chương Chiến công Huân chương Chiến công hạng Nhất
Huân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
Huân chương Quân công Huân chương Quân công hạng Nhì
Huân chương Chiến thắng Huân chương Chiến thắng hạng Ba
Huân chương Chiến sĩ giải phóng Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng Nhất
Huân chương Chiến sĩ vẻ vang Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất
Sự nghiệp văn học
Bút danhThái Nguyên, Ngọc Lĩnh, Hiền Lương, Nguyễn Thái
Thể loạivăn xuôi
Tác phẩm
  • Bức thư làng Mực (ký và truyện ngắn)
  • Tiếng khóc của nàng Út (tiểu thuyết)
Giải thưởngDanh sách
Binh nghiệp
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Quân chủngTổng cục Chính trị
Năm tại ngũtừ năm 1946
Quân hàm
Giải thưởng
Giải thưởng Nhà nước 2012
Văn học Nghệ thuật

Nguyễn Chí Trung (tên khai sinh là Thái Nguyên Chung, 1930-2016) là thiếu tướng, nhà văn Việt Nam, được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2012.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Chí Trung tên khai sinh là Thái Nguyên Chung, sinh tháng 2 năm 1930, tại xã Hoà Phước, huyện Hoà Vang, Đà Nẵng. Ông có các bút danh là: Thái Nguyên, Ngọc Lĩnh, Hiền Lương, Nguyễn Thái.[1]

Ông nhập ngũ từ năm 1946. Giai đoạn kháng chiến chống Pháp, ông làm liên lạc sau đó là tuyên truyền viên thuộc Phòng Chính trị, Khu 6, làm biên tập viên báo Xung phong, phụ trách tạp chí Văn nghệ áo xám, Thư ký toà soạn báo Vệ quốc quân Liên khu V.[2]

Trong kháng chiến chống Mỹ, ông là Ủy viên thường vụ Hội Văn nghệ Giải phóng Trung Trung bộ; Thư ký toà soạn tạp chí Văn nghệ Quân Giải phóng và tạp chí Văn nghệ Giải phóng (Trung Trung bộ); Trưởng tiểu ban Văn nghệ Ban Tuyên huấn khu V; Bí thư Đảng đoàn Hội Văn nghệ Giải phóng Trung Trung bộ (1973, 1974, 1975); Phó ban Văn học Quân khu V.[2]

Sau năm 1975, ông là Phó Tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội, Phó Chủ nhiệm chính trị Cơ quan đại diện Bộ Quốc phòng hướng Tây Nam. Trước khi nghỉ hưu ông là Thiếu tướng, trợ lý Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu. [3]

Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1975.[2]

Nguyễn Chí Trung là người sống độc thân đến cuối đời.[4] Ông từ trần ngày 11 tháng 6 năm 2016 tại Thành phố Hồ Chí Minh.[2]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, Nguyễn Chí Trung ở chiến trường ác liệt Khu 5. Ông viết không nhiều, song các tác phẩm của ông đều được dư luận đánh giá cao về chất lượng. Đó là: Đà Nẵng (bút ký, 1950); Bức thư làng Mực (truyện ngắn, 1964); Hương cau (truyện ngắn, 1975); Khi dòng sông ra đến cửa (ký, 1981); Tiếng khóc của nàng Út (tiểu thuyết, 2007), Đối thoại trong đêm (tiểu thuyết, 2011)…[4][3]

Ông đoạt nhiều giải thưởng văn học, như: Giải thưởng truyện ngắn báo "Sự thật" Trung Trung bộ (1950); Giải thưởng của Uỷ ban Trung ương Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (1972) với tác phẩm “Kỷ niệm vùng ven”; riêng tiểu thuyết “Tiếng khóc của nàng Út” đã giành được nhiều giải thưởng: Giải thưởng Bộ Quốc phòng (2004 - 2009), Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2008, Giải thưởng văn học Đông Nam Á (ASEAN) năm 2011...[5]

Nguyễn Chí Trung cũng đã từng được lấy làm nguyên mẫu cho một nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết Thượng Đức của nhà văn Nguyễn Bảo.[4][6]

Ông đã được Nhà nước trao tặng nhiều huân chương: Huân chương Chiến công (hạng 1, 2, 3); Huân chương Kháng chiến (hạng nhất); Huân chương Chiến thắng (hạng 3); Huân chương Quân công (hạng 2); Huân chương Chiến sĩ Giải phóng (hạng 1, 2, 3); Huân chương Chiến sĩ Vẻ vang (hạng 1, 2, 3); Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng (2013)…[3]

Năm 2012, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật với với cụm tác phẩm: Bức thư làng Mực (ký và truyện ngắn); Tiếng khóc của nàng Út (tiểu thuyết).[7]

Tác phẩm chính

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đà Nẵng (bút ký, 1950);
  • Bức thư làng Mực (truyện ngắn, 1964);
  • Hương cau (truyện ngắn, 1975);
  • Khi dòng sông ra đến cửa (ký, 1981);
  • Tiếng khóc của nàng Út (tiểu thuyết, 2007)
  • Đối thoại trong đêm (tiểu thuyết, 2011)

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Giải thưởng văn học của Uỷ ban Trung ương Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (1972)
  • Giải thưởng Bộ Quốc phòng (2004 -2009)
  • Giải thưởng văn học Đông Nam Á (2011)
  • Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2012
  • Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng năm 2013

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Trung Trung Đỉnh (13 tháng 6 năm 2016). “Thương nhớ nhà văn Nguyễn Chí Trung, người anh chí tình của văn nghệ Khu Năm”. nhandan.vn. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2024.
  2. ^ a b c d “Nhà văn Nguyễn Chí Trung (1936-2016)”. baotangvanhoc.vn. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2024.
  3. ^ a b c V.V.Tuấn (13 tháng 6 năm 2016). “Thiếu tướng - nhà văn Nguyễn Chí Trung qua đời”. tuoitre.vn. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2024.
  4. ^ a b c Phạm Quang Đẩu (1 tháng 9 năm 2023). “Thiếu tướng, Nhà văn Nguyễn Chí Trung: Chiến công và giai thoại”. www.qdnd.vn. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2024.
  5. ^ “Vĩnh biệt nhà văn - chiến sĩ Nguyễn Chí Trung”. dangcongsan.vn. 13 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2024.
  6. ^ Duy Hiển (5 tháng 8 năm 2024). “Chiến thắng Thượng Đức và vóc dáng một nhà văn”. baoquangnam.vn. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2024.
  7. ^ “Quyết định của Chủ tịch Nước về việc tặng các Danh hiệu vinh dự Nhà nước” (Thông cáo báo chí). Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 15 tháng 5 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2024.