Lý Biên Cương
Lý Biên Cương | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | Nguyễn Sỹ Hộ |
Ngày sinh | 24 tháng 1, 1941 |
Nơi sinh | Nam Sách, Hải Dương |
Mất | |
Ngày mất | 22 tháng 3, 2010 | (69 tuổi)
Nơi mất | Bệnh viện Hữu nghị, Hà Nội |
Nơi cư trú | Quảng Ninh |
Giới tính | nam |
Quốc tịch | Việt Nam |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Nghề nghiệp | nhà văn |
Lĩnh vực | văn học |
Sự nghiệp văn học | |
Thể loại | truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ |
Tác phẩm |
|
Giải thưởng | Danh sách |
Giải thưởng | |
Giải thưởng Nhà nước 2012 Văn học Nghệ thuật | |
Lý Biên Cương (tên khai sinh là Nguyễn Sỹ Hộ; 1941 – 2010) là nhà văn Việt Nam, được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật vào năm 2012.
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Lý Biên Cương tên khai sinh là Nguyễn Sỹ Hộ, sinh ngày 24 tháng 1 năm 1941, nguyên quán tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Sau khi đi thanh niên xung phong 12B Tây Bắc về Hà Nội, ông làm phóng viên báo Tiền phong. Năm 1961, tốt nghiệp khoa Báo chí Đại học Nhân dân, ông chuyển về khu Đông Bắc làm phóng viên báo Vùng mỏ, sau đổi tên là báo Quảng Ninh (1961-1987). Từ 1988, ông chuyển sang Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ninh, làm Phó Chủ tịch Hội kiêm Phó Tổng biên tập báo Hạ Long.[1]
Từ năm 1995 đến 2005, ông là ủy viên Hội đồng văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam. Từ năm 1997 đến 2006, ông là Chi hội trưởng Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Quảng Ninh.
Ông nghỉ hưu từ năm 2001.[2]
Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1974.
Ông qua đời ngày 22 tháng 3 năm 2010 tại Bệnh viện Hữu nghị (Hà Nội).[3]
Sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Lý Biên Cương từng xuất bản hơn 40 đầu sách, gồm nhiều thể loại: truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, thơ, kịch bản phim... Nhưng nổi bật nhất, cái mà người đời không thể không nhắc đến ông, đó là truyện ngắn.[3] Có thể kể đến các truyện ngắn: "Người đãi vàng" (1972); "Người tôi yêu mến" (1974); "Bây giờ ta lại nói về nhau" (1976); "Tháng giêng" (1979); "Gắn bó" (1982); "Quả trong lòng tay" (1984); "Bây giờ trăng khuyết" (1990); “Sâm cầm ơi sâm cầm”, “Thu cảm”, “Mười hai cửa bể”, “Giai điệu thành thị”, “Sữa thơm dòng sông Hương”, “Người ơi, người ở”, “Bây giờ ta lại nói về nhau”, “Hạt mưa bay ngang”…[1]
Ông giành được khá nhiều giải thưởng về văn học ở Trung ương và địa phương: Giải chính thức Văn học công nhân lần thứ nhất năm 1972; Giải ba báo Văn nghệ năm 1972; Giải nhì báo Văn nghệ năm 1975; Bốn lần được Giải thưởng của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (1992, 1994, 1998, 2003); Sáu lần được giải thưởng Văn nghệ Hạ Long của tỉnh Quảng Ninh (1981, 1986, 1991, 1996, 2001, 2006); Giải chính thức truyện vừa tạp chí Nhà văn 1998.[2]
Năm 2012, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật với cụm tác phẩm: Những kiếp phù du (tiểu thuyết); Những khoảng khắc rủi may (tập truyện); Nẻo trời Vô Tích tôi qua (tập truyện).[4]
Tác phẩm chính
[sửa | sửa mã nguồn]- Người đãi vàng (1972)
- Người tôi yêu mến (1974)
- Bây giờ ta lại nói về nhau (1976)
- Tháng giêng (1979)
- Gắn bó (1982)
- Quả trong lòng tay (1984)
- Bây giờ trăng khuyết (1990)
- Thi hứng (thơ, 1991)
- Thu cảm (1994)
- Phù du (1991, tái bản nhiều lần)
- Dã quỳ (2000)
- Nẻo trời Vô Tích tôi qua (2003)
- Con người kể cũng hay hay (2003)
- Riêng thơ (thơ, 2005)
- Quả chát giữa hai bờ xôi mật (2006)
- Lý Biên Cương, truyện ngắn chọn lọc (1996)
- Lý Biên Cương tuyển tập truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết (2003)
- Lý Biên Cương, tuyển tập tiểu thuyết (2006)…
Nguồn: [2]
Vinh danh
[sửa | sửa mã nguồn]- Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2012.
Giải thưởng văn học
[sửa | sửa mã nguồn]- Giải chính thức Văn học công nhân lần thứ nhất năm 1972.
- Giải ba báo Văn nghệ năm 1972.
- Giải nhì báo Văn nghệ năm 1975.
- Bốn lần được Giải thưởng của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (1992, 1994, 1998, 2003).
- Sáu lần được giải thưởng Văn nghệ Hạ Long của UBND tỉnh Quảng Ninh (1981, 1986, 1991, 1996, 2001, 2006)
- Giải chính thức truyện vừa tạp chí Nhà văn 1998.
Đời tư
[sửa | sửa mã nguồn]Ông có một người con riêng ngoài giá thú, được vợ chồng ông đưa về nuôi, là Nguyễn Thị Thương. Sau này chị là một cây bút nữ viết truyện ngắn xuất sắc của Quảng Ninh.[5]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Phạm Học (9 tháng 2 năm 2020). “Nhà văn Lý Biên Cương và những con người Vùng mỏ”. baoquangninh.vn. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2025.
- ^ a b c “Nhà văn Lý Biên Cương”. baotangvanhoc.vn. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2025.
- ^ a b Ngô Mai Phong (25 tháng 3 năm 2010). “Vĩnh biệt nhà văn Lý Biên Cương”. Tạp chí Sông Hương. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2025.
- ^ “Quyết định của Chủ tịch Nước về việc tặng các Danh hiệu vinh dự Nhà nước” (Thông cáo báo chí). Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 15 tháng 5 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2024.
- ^ Dương Hướng (17 tháng 2 năm 2009). “Nhà văn Lý Biên Cương: Đoạn trường ai có qua cầu mới hay”. Công an nhân dân. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2025.