Bước tới nội dung

Đoàn Văn Cừ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đoàn Văn Cừ (25/11/1913 – 27/6/2004) là một nhà thơ Việt Nam.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Đoàn Văn Cừ sinh ngày 25 tháng 11 năm 1913 ở làng Đô Quan[1], Thôn Đô Đò xã Nam Lợi, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định trong một gia đình nông dân. Trước Cách mạng tháng Tám, Đoàn Văn Cừ dạy học, ông đã tham gia phong trào công nhân Nhà máy sợi Nam Định năm 1936. Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia Hội đồng Nhân dân tỉnh Nam Định (1946). Năm 1948 ông tham gia Việt Minh trong Kháng chiến chống Pháp làm công tác văn nghệ, phiên dịch, công tác địch vận Liên khu III. Từ 1959, ông là cán bộ biên tập Nhà xuất bản Phổ Thông (Bộ Văn hóa). Năm 1974 công tác tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Nam Ninh, tỉnh Hà Nam Ninh (hiện nay huyện Nam Trực thuộc tỉnh Nam Định). Từ 1971, ông là Ủy viên Ban chấp hành Hội Văn nghệ Hà Nam Ninh (gồm ba tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình), hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông gần như sống ẩn dật ở quê trong những năm cuối đời và mất tại đây ngày 27 tháng 6 năm 2004. Ông còn có các bút danh khác là Kẻ Sỹ, Cư sỹ Nam Hà, Cư Sỹ Sông Ngọc và ngoài thơ cũng sáng tác văn xuôi.

Đoàn Văn Cừ được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001, Giải thưởng văn học Nguyễn Khuyến hạng B (không có hạng A) của UBND tỉnh Hà Nam Ninh (1985). Con trai ông, họa sĩ Đoàn Văn Nguyên cũng được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2006.

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Tác phẩm của Đoàn Văn Cừ[2]:

  • Thôn ca I (1944)
  • Thơ lửa (1947)
  • Việt Nam huy hoàng (1948)
  • Quân dân Nam Định anh dũng chiến đấu (phóng sự, 1953)
  • Trần Hưng Đạo, anh hùng dân tộc (1958)
  • Thôn ca II (1960)
  • Dọc đường xuân (1979)
  • Đường về quê mẹ (1987)
  • Tuyển tập Đoàn Văn Cừ (1992)

Đặc điểm nghệ thuật

[sửa | sửa mã nguồn]

Đoàn Văn Cừ xuất hiện trong Phong trào Thơ mới và viết về thôn quê với bút pháp rất riêng: tả chân. Hoài ThanhHoài Chân đã nhận xét: "Những bức tranh trong thơ Đoàn Văn Cừ không phải chỉ đơn sơ vài nét như những bức tranh xưa của Á Đông. Bức tranh nào cũng đầy dẫy sự sống và rộn rịp những hình sắc tươi vui. Mỗi bức tranh là một thế giới linh hoạt". Những cảnh quê như Đám hội, Đám cưới mùa xuân,... và đặc biệt là phiên Chợ Tết nông thôn của ông vẫn sẽ còn mãi với thời gian:

...Một thầy khoá gò lưng trên cánh phản,
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân.
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm,
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ.
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ,
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau.
Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu,
Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu.
Áo cụ lý bị người chen sấn kéo,
Khăn trên đầu đang chít cũng tung ra.
Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà,
Quên cả chị bên đường đang đứng gọi.
Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rượi,
Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa.
Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha,
Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết,
Con gà trống mào thâm như cục tiết
Một người mua cầm cẳng dốc lên xem...

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Trên đường dời đô ra Thăng Long, đầu tháng 10 năm 1010 , vua Lý Thái Tổ, cho quân dừng chân ở bến Lảnh . (nơi ngã 3 sông Hồng. vua đi dạo 1 đoạn và nhìn về phía làng ta bây giờ chưa có đê) thấy chỉ là vùng đất phù sa trũng, bằng phẳng,cỏ lau,sậy, ...vua cho rằng đây là vùng đất quí, màu mỡ, cần có dân phát triển. ( sau này dân lập đền Lảnh để thờ ô) Mãi, đến khoảng năm 1300. ..1320,1 số tướng quân của cụ Phạm Ngũ Lão, dẫn vài chục hộ về đây khai hoang ,lập ấp. Lúc đầu đặt tên là làng Đô Khai (đóng đô, khai hoang). có tương truyền rằng nơi đây có 99 mỏm đất gò, có 99 con cò đậu. chỉ thiếu 1 gò... đất này sẽ có "quan lớn "cỡ Triều đình nên dân gọi là làng Đô Quan. ( nơi quan đỗ )”. Facebook. line feed character trong |tiêu đề= tại ký tự số 355 (trợ giúp)
  2. ^ “Thơ văn Đoàn Văn Cừ- Thi Viện.net”. Truy cập 5 tháng 8 năm 2015.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]