Vi Hồng
Vi Hồng | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | Vi Văn Hồng |
Ngày sinh | 13 tháng 7, 1936 |
Nơi sinh | Hòa An, Cao Bằng |
Mất | |
Ngày mất | 30 tháng 3, 1997 | (60 tuổi)
Nơi mất | Thái Nguyên |
Nơi cư trú | Thái Nguyên |
Giới tính | nam |
Quốc tịch | ![]() |
Đảng chính trị | ![]() |
Dân tộc | Tày |
Nghề nghiệp | nhà văn, nghiên cứu |
Lĩnh vực | văn học |
Sự nghiệp văn học | |
Thể loại | tiểu thuyết, văn xuôi, nghiên cứu |
Tác phẩm |
|
Giải thưởng | Danh sách |
Giải thưởng | |
Giải thưởng Nhà nước 2012 Văn học Nghệ thuật | |
Vi Hồng (tên khai sinh là Vi Văn Hồng; 1936 – 1997) là nhà văn Việt Nam, được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật vào năm 2012.
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Vi Hồng, tên khai sinh là Vi Văn Hồng, sinh ngày 13 tháng 7 năm 1936 (có tài liệu ghi 1934) tại bản Phai Thin, xã Đức Long, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Ông là người đân tộc Tày.
Sau khi tốt nghiệp Khoa Văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ông được phân công về làm giảng viên Khoa Văn Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc (Bắc Thái nay là tỉnh Thái Nguyên) thời gian sau được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm bộ môn Văn học dân gian.[1]
Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1980.
Ông mất ngày 30 tháng 3 năm 1997 tại Thái Nguyên.
Sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Ông viết văn từ những năm 1956, 1957, đến năm 1959, truyện ngắn ''Ngôi sao đỏ trên đỉnh núi Phja Hoàng'' đạt giải nhì cuộc thi của Tổng hội Sinh viên Việt Nam.[1]
Từ năm 1980 đến năm 1997, ông đã cho ra đời 15 cuốn tiểu thuyết đó là: Đất bằng (1980), Núi cỏ yêu thương (1984), Thung lũng đá rơi (1985), Vào hang (1990), Người trong ống (1990), Gã ngược đời (1990), Lòng dạ đàn bà (1992), Dòng sông nước mắt (1993), Ái tình và kẻ hành khất (1993), Tháng năm biết nói (1993), Chồng thật vợ giả (1994), Phụ tình (1994), Đi tìm giàu sang (1995), Đọa đầy (1997), Mùa hoa bióoc lỏong (2006). Trong các tiểu thuyết của Vi Hồng đều xuất hiện những con người miền núi mộc mạc, chất phác nhưng ẩn sâu trong họ là những tâm hồn trong sáng luôn khao khát hạnh phúc và sống hết lòng vì những người mình yêu thương. [2]
Ông cũng đã cho xuất bản 8 tập truyện và 6 tập sách về sưu tầm nghiên cứu truyện cổ dân tộc Tày – Nùng. Ngoài ra ông còn có gần 30 công trình nghiên cứu khoa học về sli lượn dân ca nghi lễ người Tày – Nùng Việt Bắc.[1]
Tư tưởng xuyên suốt trong các tác phẩm của ông là các giá trị văn hóa truyền thống và chất liệu của hai dân tộc Tày, Nùng, là những bài học nhân nghĩa về đối nhân xử thế, khơi dậy sức mạnh nội tâm, là bài ca về tình yêu cuộc sống dẫu còn khó khăn gian khổ. Các tác phẩm của ông đều toát lên lòng mong muốn cho cuộc sống của đồng bào miền núi ngày càng ấm no, hạnh phúc, văn minh.[3][4]
Trong lĩnh vực đào tạo, Vi Hồng là người có công phát hiện, khơi dậy, động viên, nâng đỡ nhiều người lớp sau trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Đó là nhà thơ Y Phương, nhà thơ Trần Hùng, nhà văn Cao Duy Sơn, nhà văn Nguyễn Hữu Tiến… và một số nhà thơ, nhà văn khác từng là sinh viên khoa Văn, học trò của ông.[5][6]
Các năm từ 1962 đến 1995 ông đã đạt nhiều giải thưởng về văn học: Giải nhì báo Người giáo viên nhân dân 1962 (truyện ngắn Cây su su Noọng ỷ); Giải ba cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ 1971 (truyện Cọn nước Eng Nhàn); Uỷ ban dân tộc Chính phủ trao giải thưởng năm 1985 (tác giả có quá trình tham gia sáng tác văn học về đề tài miền núi); Giải thưởng của Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam 1993-1994; Giải ba của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam 1995 (Công trình sưu tầm nghiên cứu văn học dân gian).[1]
Năm 2012, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật với cụm tác phẩm: Đường về với mẹ chữ (truyện dài cho thiếu nhi); Đất Bằng (tập truyện).[7]
Tác phẩm chính
[sửa | sửa mã nguồn]Tiểu thuyết
[sửa | sửa mã nguồn]- Đin phiêng (Đất bằng)(1980)
- Núi cỏ yêu thương (1984)
- Lủng Thin Tốc (Thung lũng đá rơi) (1985)
- Vào hang (1990)
- Người trong ống (1990)
- Gã ngược đời (1990)
- Lòng dạ đàn bà (1992)
- Dòng sông nước mắt (1993)
- Ái tình và kẻ hành khất (1993)
- Tháng năm biết nói (1993)
- Phụ tình (1994)
- Chồng thật vợ giả (1994)
- Đi tìm giàu sang (1995)
- Đọa đầy (1997)
- Mùa hoa bióoc lỏong (2006).
Truyện ngắn
[sửa | sửa mã nguồn]- Ngôi sao đỏ trên đỉnh Phja Hoàng (1959)
- Cây su su Noọng ỷ (1962)
- Cọn nước Eng Nhàn (1971)
- Người làm mồi bẫy hổ (1990).
- Đuông Thang (tập truyện ngắn - 1988)
Truyện dài
[sửa | sửa mã nguồn]- Đường về với mẹ chữ
Truyện vừa
- Vãi Đàng (1980)
- Thách đố (1995).
Kịch
[sửa | sửa mã nguồn]- Mặt trời đâm cửa sổ;
- Con gái đầu bạc.
Các công trình nghiên cứu văn học
[sửa | sửa mã nguồn]- Sli lượn – dân ca trữ tình Tày Nùng (1979)
- Khảm Hải (1993).
Vinh danh
[sửa | sửa mã nguồn]- Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2012.
Giải thưởng văn học
[sửa | sửa mã nguồn]- Giải nhì của Tổng hội sinh viên Việt Nam 1959
- Giải nhì báo Người giáo viên nhân dân 1962
- Giải ba cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ 1971
- Uỷ ban dân tộc Chính phủ trao giải thưởng năm 1985
- Giải thưởng của Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam 1993-1994
- Giải ba của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam 1995
Đời tư
[sửa | sửa mã nguồn]Vi Hồng lấy vợ từ năm mười hai tuổi. Bố Vi Hồng đã cho ông đi xem mặt vợ nhưng lại xem mặt một cô gái khác. Khi lấy vợ thì vợ là cô gái khác. Cô gái được ông xem mặt là một cô gái rất đẹp. Tuy nhiên khi cưới, vợ ông hoàn toàn ngược lại, nhiều hơn ông mười tuổi. Mãi về sau, Vi Hồng cũng có được một người vợ đẹp người đẹp nết. Đó là bà Hà Thị Đèm, một giáo viên ở Cao Bằng. Vợ chồng ông sinh được hai con trai khỏe mạnh. Ông đặt tên con là Thái và Nguyên, tên đệm là họ mẹ.[3]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d “Nhà văn Vi Hồng (1936-1980)”. Bảo tàng Văn học Việt Nam. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2025.
- ^ Bàn Quỳnh Giao (19 tháng 10 năm 2013). “Tâm hồn người Tày qua những câu hát lượn của Vi Hồng”. Báo Cao Bằng. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2025.
- ^ a b Đoàn Tuấn (1 tháng 1 năm 2021). “Nhà văn Vi Hồng - "Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt"”. Công an nhân dân. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2025.
- ^ Hữu Huyền (1 tháng 11 năm 2013). “Nhà văn Vi Hồng cả đời gắn bó với văn hóa Tày, Nùng”. Báo Cao Bằng. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2025.
- ^ Y Phương (13 tháng 8 năm 2016). “Vi Hồng - ngòi bút nhà văn mãi chảy”. Công an nhân dân. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2025.
- ^ Hồ Thủy Giang (20 tháng 2 năm 2020). “Vi Hồng với sự tiếp cận chủ nghĩa hiện thực huyền ảo”. Văn nghệ Thái Nguyên. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2025.
- ^ “Quyết định của Chủ tịch Nước về việc tặng các Danh hiệu vinh dự Nhà nước” (Thông cáo báo chí). Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 15 tháng 5 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2024.