Bước tới nội dung

Kimigayo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Kimi Ga Yo)
Kimigayo (君が代)

Quốc ca của  Nhật Bản
LờiThơ Hòa ca, Thời kỳ Heian (794-1185)
NhạcOku Yoshiisa, Hayashi AkimoriFranz Eckert, 1880
Được thông qua13 tháng 8 năm 1999
Mẫu âm thanh
Kimigayo

Kimigayo ( (きみ) () ( ((ヶ))[1]) (Quân cá Đại)? Nghĩa: Thời đại của Quân chủ)quốc ca chính thức của Nhật Bản. Lời của bản quốc ca này dựa trên một bài thơ trong Cổ kim Hòa ca tập được viết vào thời kỳ Heian (khoảng thế kỷ 10).[2][3][4] Đây là bài quốc ca có lời ngắn nhất thế giới.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tác giả bản nhạc là Hayashi Hiromori, trưởng ban nhạc trong Cung nội sảnh, viết năm 1880. Sau đó phần ký âm theo nhạc lý Tây phương được Franz Eckert, một giáo viên âm nhạc người Đức soạn ra.

Năm 1893 (Minh Trị năm 26), Kimigayo được bộ Giáo dục Nhật Bản chọn là bản nhạc học sinh phải hát ở trường, nhất là trong những ngày lễ. Theo đó bản nhạc phổ biến dần và ngẫu nhiên trở thành quốc ca của Nhật. Dù vậy mãi đến 22 Tháng 7 năm 1999 bản nhạc này mới được chính thức công nhận.

Nội dung của bài hát nhằm tôn vinh Thiên hoàng và cầu chúc cho triều đại của các Thiên hoàng bền vững mãi mãi. Cũng vì nội dung đề cao chế độ quân chủ, Kimigayo bị đảng Cộng sản Nhật Bản cực lực đả kích.

Lời bài hát

[sửa | sửa mã nguồn]
Tiếng Nhật Romaji Dịch nghĩa
(きみ) ()
千代 (ちよ)八千代 (やちよ)
(さざれ) (いし)
(いわお) (なり)
(こけ) () (まで)
Kimi ga yo wa
Chi-yo ni yachi-yo ni
Sazare ishi no
Iwao to narite
Koke no musu made
Thời đại của Quân chủ
Đến ngàn đời, đến tám ngàn đời
Những viên sỏi nhỏ
Kết thành những tảng đá
Tới khi rêu phong sinh trưởng.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “帝國議院開院ー明治時代の東京音楽学校” (PDF). tháng 5 năm 1937.
  2. ^ “Japan – Kimigayo”. NationalAnthems.me. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2011.
  3. ^ 新村出記念財団(1998). A dictionary of language 『広辞苑』 ("Kōjien"), 5th edition. Published by Iwanami Shoten, Publishers.
  4. ^ “君が代の源流 (in Japanese)”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2008. “Inside "Kimigayo" (in English)”. Furuta's Historical Science Association. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2008.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]