Bước tới nội dung

Patrioticheskaya Pesnya

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Bài ca yêu nước)
Патриотическая песня
Tiếng Anh: "The Patriotic Song"
Patrioticheskaya pesnya

Cựu quốc ca của  Nga
Quốc ca cũ của  Nga Xô viết
NhạcMikhail Glinka, 1833
Được chấp nhận23 tháng 11 năm 1990 (1990-11-23)
Cho đến27 tháng 12 năm 2000 (2000-12-27)
Quốc ca trước đó"Quốc ca Liên bang Xô viết"
Quốc ca sau này"Quốc ca Liên bang Nga"
Mẫu âm thanh
"Bài ca yêu nước"
Patrioticheskaya Pesnya được biểu diễn trong lễ nhậm chức của Tổng thống V.Putin năm 2000.

Bài ca yêu nước (tiếng Nga: Патриотическая песня, đã Latinh hoá: Patrioticheskaya Pesnya còn được gọi là Bài ca yêu nước của Glinka (tiếng Nga: Патриотическая Песнь Глинки, đã Latinh hoá: Patrioticheskaya Pesn' Glinki), là một bài nhạc được sử dụng như quốc ca không lời của Liên bang Nga từ năm 1991 cho đến năm 2001.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên thủy, bài nhạc được viết dành cho piano mà không có lời do Mikhail Glinka (1804-1857) viết và có tựa bằng tiếng Pháp là "Motif de chant national" (Nhạc tố của quốc ca). Nó được cho là hình thành bởi tác giả như là phần nhạc mới cho bài nhạc Lời cầu nguyện Nga (tiếng Nga: Молитва русских, Molitva russkikh), vốn được dùng như bản quốc ca của Đế quốc Nga, mà vẫn giữ phần lời cũ. Tuy nhiên, về sau, phần nhạc mới được chọn là bài nhạc Chúa phù hộ Sa hoàng (tiếng Nga: Боже, Царя храни!, Bozhe, Tsarya khrani!) do Alexei Lvov sáng tác.

Bài nhạc Motif de chant national thường bị nhầm lẫn với bài nhạc kết thúc của vở opera Cuộc đời vì Nga hoàng của Glinka, có lẽ bởi vì cả hai bắt đầu với cùng một từ ("Slav'sya"), nhưng cả hai tác phẩm đều không liên quan gì đến nhau, mặc dù bài nhạc trong vở opera cũng đã được đề cử như một ứng cử viên cho bài quốc ca Nga. Giai điệu của bài Motif de chant national cũng được cho là tương tự như giai điệu của bài "Christe, qui lux es et dies của nhà soạn nhạc người Ba Lan Venceslaus Samotulinus (1526-1560).

Quốc ca của nước Nga mới

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, Tổng thống đầu tiên của nước Nga lúc đó là Boris Yeltsin đã ký lệnh xóa bỏ cả Quốc kỳ, Quốc huy và Quốc ca Liên Xô và lấy một đoạn nhạc trong bài Motif de chant national để sử dụng làm quốc ca của nước Nga mới và đặt tên chính thức cho nó là "Bài ca yêu nước". Tuy nhiên, bản quốc thiều này không phổ biến đối với công chúng Nga và với nhiều chính trị gia, vì giai điệu thiếu lời bài hát, và do đó không thể truyền cảm hứng cho các vận động viên Nga trong các cuộc thi quốc tế.

Vào năm 1999, phần lời mang tên "Vinh quang, nước Nga!" (tiếng Nga: Славься, Россия!) được sáng tác cho bài nhạc, do Viktor Radugin viết, đã được chọn làm phần lời cho quốc ca Nga và dự định sẽ được sử dụng chính thức vào năm 2001. Tuy nhiên, nó đã không trở thành hiện thực.[1]

Bị bãi bỏ

[sửa | sửa mã nguồn]

Thể theo ý nguyện của nhân dân Nga, Tổng thống thứ hai của nước Nga, Vladimir Putin đã gửi đề xuất lên Duma Quốc gia (tức Hạ viện Nga) nhằm viết lại bài Quốc ca mới của quốc gia, và được Hạ viện thông qua với tỷ lệ 381-51-1. Một ủy ban nhanh chóng được thành lập để sáng tác phần lời mới của bài Quốc ca Liên Xô cũ. Sau khi được Thượng viện phê chuẩn, và sắc lệnh của Tổng thống, Quốc ca của Liên bang Nga được trình diễn lần đầu tiên vào đêm ngày 30 tháng 12 năm 2000 trong một nghi lễ quốc gia tại Sảnh lớn Điện Kremlin. Bài Quốc ca mới này có phần nhạc là nhạc của Quốc ca Liên Xô cũ, còn phần lời thì cũng do chính Mikhalkov, một trong hai tác giả của lời Quốc ca cũ viết lại cho phù hợp với giai đoạn lịch sử hiện tại. Vậy là, vị Nguyên thủ quốc gia Liên bang Nga đã nhận ra và khẳng định một lần nữa những giá trị tinh thần vĩ đại của dân tộc. Giây phút thiêng liêng đầu tiên của thiên niên kỷ mới, Quốc ca mới của Liên bang Nga đã vang lên khi bài phát biểu đầu năm của Tổng thống Putin vừa kết thúc.

Lời bài hát

[sửa | sửa mã nguồn]
Lời bài hát (tiếng Nga) Chuyển tự La-tinh Lời bài hát bằng tiếng Việt
Славься, славься, родина-Россия!

Сквозь века и грозы ты прошла

И сияет солнце над тобою

И судьба твоя светла.

Над старинным московским Кремлём

Вьётся знамя с двуглавым орлом

И звучат священные слова:

Славься, Русь – Отчизна моя!

Slav'sya, slav'sya, rodina-Rossiya!

Skvoz' veka i grozy ty proshla!

I siyayet solntse nad toboyu

I sud'ba tvoya svetla!

Nad starinnym moskovskim Kremlyom

V'yotsya znamya s dvuglavym orlom

I zvuchat svyashchennyye slova:

Slav'sya, Rus' – Otchizna moya!

Hào quang, hào quang, cho đất nước Liên bang Nga!

Đã đi qua tố giông suốt bao thế kỷ

Và trên trời, mặt trời đang soi sáng tới

Sáng ngời thay, Tổ quốc Nga vĩ đại.

Phía trên cao, kìa điện Kremlin cổ kính

Tung bay biểu ngữ với đại bàng hai đầu

Và những lời thần thánh đang vang lên với:

Đất mẹ ta, đất nước Nga vĩ đại !

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]