Bước tới nội dung

Đảng Cộng sản Nhật Bản

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đảng Cộng sản Nhật Bản
日本共産党
Viết tắtJCP
Chủ tịch đảngTamura Tomoko
Tổng thư kýKoike Akira[1]
Lãnh đạo Chúng Nghị ViệnTakahashi Chizuko
Lãnh đạo Tham Nghị ViệnKami Tomoko
Thành lập15 tháng 7 năm 1922; 102 năm trước (1922-07-15)
Trụ sở chính4-26-7 Sendagaya, Shibuya, Tokyo 151-8586
Báo chíAkahata Shimbun
Tổ chức thanh niênĐồng Minh Thanh Niên Dân Chủ Nhật Bản
Thành viên  (2023)270,000[cần dẫn nguồn]
Ý thức hệChủ nghĩa xã hội khoa học[2][3]
Chủ nghĩa hòa bình[4]
Khuynh hướngCánh tả[5][6]
Thuộc tổ chức quốc tếHội nghị Đảng Công nhân Và Cộng sản Quốc tế[7]
Màu sắc chính thức     Đỏ[8]
Chúng Nghị viện
12 / 465
Tham Nghị Viên
13 / 245
Nghị viên huyện[9]
149 / 2.614
Nghị viên thành phố[9]
2.611 / 30.101
Biểu tượng
Đảng kỳ
Websitejcp.or.jp
Quốc giaNhật Bản
Shii Kazuo, Chủ tịch Ủy ban Trung ương (2000–2024)
Đảng viên từ trái sang phải: Tokuda Kyuichi, Nosaka Sanzo and Yoshio Shiga (từ 1945–1946)
Trụ sở chính JCP

Đảng Cộng sản Nhật Bản (JCP; Tiếng Nhật: 日本共産党, Nihon Kyōsan-tō) là chính đảng Nhật và một trong các đảng cộng sản đối lập lớn nhất trên thế giới.

Đảng chủ trương thành lập xã hội theo chủ nghĩa xã hội, dân chủ, hòa bình và phản quân phiệt và có kế hoạch đạt được mục đích bằng cách hoạt động trong chính thể dân chủ, trong khi đấu tranh chống "chủ nghĩa đế quốcchủ nghĩa tư bản. Đảng không đề xướng cách mạng bạo lực mà kêu gọi "cách mạng dân chủ" để "cải cách dân chủ trong chính trị, nền kinh tế" và "khôi phục hoàn toàn chủ quyền nước nhà" mà theo đảng liên minh phòng thủ Nhật-Mỹ vi phạm, tuy nhiên họ vẫn kiên quyết bảo vệ Điều 9 Hiến Pháp Nhật vì phản đối tái quân sự hóa Nhật Bản.

Sau cuộc bầu cử thượng viện gần đây nhất tổ chức ngày 21 tháng 7 năm 2019, đảng có 13 ghế trong Tham Nghị Viện,[10] sau cuộc bầu cử hạ viện ngày 22 tháng 10 năm 2017 thì có 12 ghế tại Chúng Nghị Viện.

Đại cương

[sửa | sửa mã nguồn]

Đảng Cộng sản Nhật Bản là một trong các đảng cộng sản đối lập lớn nhất thế giới với 305,000 đảng viên thuộc 20,000 chi nhánh. Sau Chia Cắt Trung-Xô đảng bắt đầu tách biệt khỏi Khối Miền Đông và đặc biệt khi Liên Xô tan rã đảng đưa ra thông cáo báo chí tiêu đề: "Chúng tôi đón chào sự sụp đổ của chính đảng biểu hiện điều ác trong lịch sử đó là chủ nghĩa đại quốc bá quyền" (「大国主義・覇権主義の歴史的巨悪の党の終焉を歓迎する」), nhưng đồng thời cũng chỉ trích các nước Đông Âu vì từ bỏ chủ nghĩa xã hội, gọi là "thất bại lịch sử".[11]

Vì vậy nên đảng không bị khủng hoảng nội bộ do Liên Xô tan rã và không cần phải cân nhắc giải tán, đổi tên hay thay đổi mục tiêu cơ bản như các đảng cộng sản khác. Năm 2000 đảng thắng 11.3% số phiếu, 8.2% năm 2003, 7.3% năm 2005, 7.0% tháng 8 năm 2009 và 6.2% năm 2012. Trong những năm gần đây mức ủng hộ có gia tăng, nhưng trong cuộc bầu cử hạ viện năm 2014 giành được 21 ghế, so với 8 trong bầu cử trước, thắng 7,040,130 số phiếu tuyển khu (13.3%) và 6,062,962 số phiếu danh đơn (11.37%), là tiếp tục làn sóng ủng hộ thể hiện rõ trong cuộc bầu cử thành phố Tokyo năm 2013, khi đảng tăng gấp đôi số nghị viên. Tranh cử bằng chính sách phản đối chủ nghĩa tân tự do, Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương, nỗ lực tu chính hiến pháp, căn cứ quân sự Mỹ trên đất Nhật và năng lượng hạt nhân nên đảng tận dụng được trào lưu thiểu số mong muốn theo phương hướng khác so với đường hướng cánh hữu của Nhật.[12]

Đảng viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 1 năm 2014, đảng có 320,000 đảng viên. Sau khi có tiến bộ trong cuộc bầu cử huyện Tokyo năm 2013 thì số người vào đảng tăng lên, đến hơn 1,000 người gia nhập mỗi tháng trong ba tháng cuối của năm 2013.[13] Xấp xỉ 20% số đảng viên mới của thời kỳ này tuổi 20-40, cho thấy tỷ lệ người trẻ gia nhập đảng cao hơn trong quá khứ.[13]

Năm 2016, số lượng đảng viên khoảng 305,000 người.[14]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Miyamoto Kenji, giữ chức bí thư trưởng từ năm 1958 đến 1982

Đảng Cộng Sản Nhật Bản thành lập ngày 15 tháng 7 năm 1922. Các lãnh đạo đầu tiên chủ yếu từ các phong trào xã hội Cơ Đốc Giáo và công hội vô chính phủ. Yamakawa Hitoshi, Sakai Toshihiko và Arahata Kanson đều từ phái xã hội Cơ Đốc Giáo và có Kōtoku Shūsui là nhà vô chính phủ bị hành quyết năm 1911 ủng hộ. Katayama Sen lãnh đạo khác cũng là nhà chủ nghĩa xã hội Cơ Đốc Giáo trong suốt đời sống chính trị. Các tư tưởng phi Mác ảnh hưởng trong đảng, làm cho họ dễ dàng thu nhận chủ nghĩa Stalin, chủ nghĩa dân tộc và các khuynh hướng chính trị phi Mác sau này. Hitoshi, Toshihiko lẫn Kanson đều ngần ngại thành lập đảng, Yamakawa cho rằng Nhật chưa sẵn sàng cho đảng cộng sản và kêu gọi hoạt động chỉ trong các công đoàn; sự hiểu biết lý thuyết chủ nghĩa Mác của ông cũng thấp.[15]

Đảng Cộng Sản Nhật Bản đã thành lập một cách bí mật, do Luật Duy Trì Trị An cấm chỉ mà bị quân đội cùng cảnh sát Đế Quốc Nhật Bản đàn áp. Trong thời kỳ chiếm đóng đảng được hợp pháp hóa năm 1945, sau luôn là chính đảng hợp pháp tranh cử được trong các cuộc bầu cử. Năm 1949 đảng được thắng lợi chưa từng có khi giành được 10% số phiếu và 35 đại biểu Quốc Hội, nhưng đầu năm 1950 bị Liên Xô chỉ trích mạnh vì chính sách tham gia nghị viện; Stalin yêu cầu đảng tiến hành các hoạt động hiếu chiến thậm chí bạo lực hơn. Tư lệnh tối cao quân Đồng Minh vì thế làm cuộc Thanh trừ Đỏ buộc các lãnh đạo đảng phải hoạt động bí mật. Sau khi Chiến Tranh Triều Tiên nổ ra, đảng thi hành các hành vi khủng bố, phá hoại, khiến quần chúng mất niềm tin. Trong thập niên sau khi kết thúc chiến tranh đảng không bao giờ thắng hơn 3% số phiếu là hai ghế Quốc Hội, tuy nhiên vẫn được các phần tử trí thức ủng hộ nên có ảnh hưởng tương đối.

Đảng giữ trung lập trong cuộc chia rẽ Trung-Xô. Giữa thập niên 60 Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ước tính số lượng đảng viên xấp xỉ là 120,000 (0.2% dân số tuổi làm việc),[16] lập trường chính trị độc lập với Liên Xô như Kenji Miyamoto là lãnh đạo từ năm 1958 đến 1982 phản đối cuộc xâm lược Tiệp Khắc năm 1968.

Năm 1996 Lam Peng Er trong tạp chí Pacific Affairs cho rằng "khả năng tồn tại của JCP là cốt yếu cho sức khỏe nền dân chủ Nhật" vì:

Đây là chính đảng duy nhất trong quốc hội chưa bị các đảng bảo thủ thao túng hợp tác, có vai trò giám sát đảng cầm quyền mà không lo sợ hay thiên vị. Quan trọng hơn là đảng thường tiến cử ứng viên đối lập duy nhất trong các cuộc bầu cử huyện trưởng, thị trưởng và tuyển cử địa phương khác; tuy có các bất đồng bề ngoài ở cấp toàn quốc, nhưng các đảng phi cộng sản thường ủng hộ ứng viên huyện trưởng thị trưởng chung để được bảo đảm có chân cầm quyền. Nếu JCP không đề xuất thì sẽ có thắng áp đảo và cử tri Nhật phải chấp nhận sự đã thành mà không có phương tiện bầu cử nào để phản đối. Đặc điểm khác là ủng hộ các nữ ứng viên để được nữ phiếu: phụ nữ theo Cộng Sản đắc cử nhiều hơn so với bất kỳ chính đảng nào khác ở Nhật.[17]

Năm 2018 giới truyền thông nước ngoài ghi nhận số người ủng hộ đảng tăng lên do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu với công nhân Nhật,[18][19] nhưng đảng không tăng được số ghế trong cuộc bầu cử Chúng Nghị Viện năm 2009. Đảng Cộng sản Nhật Bản trở thành đảng lớn thứ ba trong Nghị Hội Đô Tokyo[20][21] và tăng từ 6 lên 11 ghế trong Tham Nghị Viện. Trong cuộc bầu cử năm 2014 ảnh hưởng JCP tăng cao, được 7,040,130 phiếu tuyển khu (13.3%) và 6,062,962 phiếu danh đơn (11.37%).

Trong thời kỳ tiến cử cho cuộc bầu cử Tham Nghị Viện tháng 7 năm 2016, JCP ký giao kèo với Đảng Dân Tiến, Dân Chủ Xã Hội và Tự Do, tiến cử các ứng viên chung trong 32 khu, chỉ tranh cử cho một ghế. Họ cố gắng giành quyền kiểm soát thượng viện từ Đảng Dân Chủ Tự Do/Đảng Công Minh.[22] Lãnh đạo Đảng Cộng sản Nhật Bản sẵn sàng liên minh với Đảng Dân Tiến, nhưng Chủ Tịch Katsuya Okada của Dân Tiến khước từ, gọi là "không thể" trong tương lai gần do "vài chính sách cực tả" của JCP.[23] Đảng có ba Tham Nghị Viên tái ứng tuyển và tiến cử tổng cộng 56 ứng viên, thấp hơn 63 trong cuộc bầu cử năm 2013 nhưng vẫn đứng thứ hai sau Đảng Dân Chủ Tự Do.[24] Tuy nhiên chỉ 14 ứng viên tranh cử trong các khu đơn và đa thành viên, 42 còn lại nằm trong khối đại diện tỷ lệ toàn quốc 48 ghế.[24]

Chính sách

[sửa | sửa mã nguồn]

Một mục tiêu chính của JCP là chấm dứt liên minh quân sự Nhật-Mỹ và phá dỡ mọi căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại Nhật Bản,[25] biến thành nước không liên kếttrung lập theo nguyên tắc tự quyết và chủ quyền quốc gia. Tại Nhật có khoảng 130 căn cứ Hoa Kỳ cùng các cơ sở liên quan khác, Okinawa có nhiều nhất ở châu Á.

Đối với Tự Vệ Đội, chính sách hiện tại là không phản đối sự tồn tại của lực lượng này (năm 2000 quyết định sẽ đồng ý sử dụng nếu Nhật bị tấn công), nhưng sẽ bãi bỏ trong tương lai nếu tình hình quốc tế cho phép.

Đảng Cộng sản Nhật Bản cũng phản đối bất kỳ nước nào sở hữu vũ khí hạt nhân, khái niệm khối quân sự và mọi nỗ lực tu chính Điều 9 Hiến Pháp Nhật, có ghi rằng "Nhật Bản sẽ không bao giờ phải đối diễn với nỗi kinh hoàng của chiến tranh do hành vi chính phủ nữa". Về giải quyết tranh chấp quốc tế thì đảng cho rằng nên ưu tiên các giải pháp hòa bình bằng đàm phán thương lượng chứ không phải bằng biện pháp quân sự. Theo đảng thì Nhật phải tuân thủ Hiến Chương Liên Hợp Quốc.

Theo truyền thống đảng phản đối sự tồn tại của Hoàng thất từ những tháng ngày tiền chiến, nhưng từ năm 2004[11] thì công nhận Thiên Hoàng là quốc trưởng Nhật, miễn sao vẫn giữ tính tượng trưng. JCP đã tuyên bố ủng hộ thành lập nước cộng hòa dân chủ, dù "sự tồn vong [của chế độ quân chủ] nên để nguyện vọng đa số nhân dân quyết định trong tương lai, khi thời cơ đã chín muồi".[26] Đảng cũng phản đối việc sử dụng quốc kỳquốc ca, coi là tàn dư của quá khứ quân phiệt.

Đảng Cộng sản Nhật Bản nỗ lực thay đổi chính sách kinh tế vì xem chúng chỉ phục vụ lợi ích của các tập đoàn lớn, ngân hàng. Để "bảo vệ quyền lợi nhân dân" và thiết lập "dân chủ trị" họ sẽ kiểm soát hoạt động các đại tập đoàn, "bảo vệ mạng sống quyền lợi cơ bản nhân dân".

Về vấn đề kinh tế quốc tế, đảng chủ trương thành lập trật tự kinh tế dân chủ quốc tế mới trên cơ sở tôn trọng chủ quyền kinh tế của mỗi nước và phản đối Nhật Bản tham dự TPP. Đảng Cộng sản Nhật Bản cho rằng Hoa Kỳ, các công ty đa quốc gia cùng tư bản tài chính quốc tế thúc đẩy toàn cầu hóa, ảnh hưởng nghiêm trọng kinh tế toàn cầu, bao gồm các vấn đề tài chính tiền tệ, phân chia Bắc-Nam và môi trường. Đảng đề xướng "quản lý dân chủ các hoạt động công ty đa quốc gia cùng tư bản tài chính quốc tế trong phạm vi quốc tế".

Tháng 9 năm 2015 sau khi luật quân sự năm 2015 thông qua, JCP yêu cầu các chính đảng đối lập khác hợp tác để thành lập chính phủ lâm thời nhằm bãi bỏ dự luật, là lần đầu tiên kêu gọi các đảng khác.[27][28][29][30]

Đảng tán thành hợp pháp hóa chung sống dân sự cho các cặp đôi đồng tính,[31] cũng ủng hộ luôn thêm phụ nữ vào chính trường, đời sống chính trị.[25]

Chính sách ngoại giao

[sửa | sửa mã nguồn]

JCP noi theo ý tưởng Nhật Bản là nước châu Á phải ngưng nhấn mạnh ngoại giao dựa trên quan hệ với Mỹ cùng Hội Nghị Thượng Đỉnh G8 mà đặt ngoại giao châu Á làm trọng điểm của quan hệ nước ngoài và ủng hộ Nhật chế định "chính sách ngoại giao độc lập theo quyền lợi nhân dân Nhật Bản", phản đối "theo bất kỳ ngoại quốc nào một cách mù quáng".

Đảng chủ trương Nhật nên xin lỗi thêm vì hành vi trong Thế Chiến Thứ Hai và chỉ trích các thủ tướng viếng thăm Đền Thờ Yasukuni.[32] Trong thập niên 30 trong khi vẫn hoạt động bất hợp pháp, Đảng Cộng sản Nhật Bản là chính đảng duy nhất tích cực chống đối Chiến Tranh Trung-Nhật và Thế Chiến Thứ Hai. Tuy nhiên JCP vẫn tán thành Nhật lấy hai Quần Đảo KurilSenkaku cùng Đảo Liancourt, hơn nữa còn chỉ trích Triều Tiên phóng thử tên lửa hạt nhân và yêu cầu có chế tài hiệu quả với nước này, nhưng không phải bằng giải pháp quân sự.[33]

Năm 2020 đảng sửa đổi đường lối lần đầu tiên kể từ năm 2004, nay chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc, trách móc "yêu nước mù quáng cường quốc và bá quyền" của Trung Quốc là "có hại cho hòa bình thế giới và tiến bộ". JCP cũng xoá dòng mô tả Trung Quốc là nước "bắt đầu hành trình chủ nghĩa xã hội mới", theo đảng viên là do tình trạng nhân quyền trong nước. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc phản đối các cáo buộc nhắm vào Đảng Cộng sản Trung Quốc là "vô căn cứ và thiên lệch".[34][35]

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Shimbun Akahata (Tiếng Việt: Báo Cờ Đỏ) là cơ quan nhật báo của đảng một tờ báo quốc gia, gốc ở vài tờ báo khác trong quá khứ, bao gồm Daini Musansha Shinbun (Tiếng Việt: Báo Vô Sản Đệ Nhị) sát nhập thành Cờ Đỏ năm 1932.[36] Daini Musansha Shinbun tự nó là hậu nhiệm của Báo Vô Sản gốc, bị chính phủ cấm tháng 9 năm 1929,[36] bắt đầu xuất bản ngay sau cấm lệnh.[36]

Trong quá khứ đảng có vô số tờ báo khác, bao gồm tờ báo quốc gia tên Nihon Seiji Shinbun (Tiếng Việt: Báo Chính Trị Nhật Bản) cùng tạp chí lý luận Zenshin (Tiếng Việt: Tiền Phong),[37] cũng xuất bản vài tờ địa khu như Chiến Tranh Giai Cấp quanh Kyoto, OsakaKobe, Cờ Đỏ ShinetsuNaganoBáo HokkaidoHokkaido.[38] Có nhiều (số lượng không rõ) tờ báo của các nhà máy công xưởng.[39]

Vài tờ địa khu như Shin Kanagawa (Tiếng Việt: Tân Kanagawa) ở Kanagawa vẫn xuất bản.[40]

Các tổ chức liên quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Cánh trẻ của JCP là Liên Minh Thanh Niên Dân Chủ Nhật Bản, trong thập niên 20 và 30 xuất bản vài tờ báo riêng như Rēnin Seinen (Tiếng Việt: Thanh Niên Lenin) và Thanh Niên Vô Sản.[36]

Đảng cũng có các hợp tác xã y tế và tiêu dùng liên quan.[41] Hội Hợp Tác Xã Tiêu Dùng Nhật Bản là tổ chức bao trùm các phong trào hợp tác xã ở Nhật có số lượng cộng sản lớn trong hàng ngũ, tuy khó xác nhận được;[41] ví dụ khác của JCP phổ biến trong phong trào chính là Hợp Tác Xã Kanagawa ở Huyện Kanagawa, có 800,000 xã viên và quan hệ lịch sử với JCP[41] và vẫn tiếp tục quảng cáo và đôi khi đăng lên các tờ báo JCP như Cờ ĐỏTân Kanagawa.[41] Sự phổ biến của các công đoàn vàng tại Nhật so với công đoàn xí nghiệp đã thúc đẩy sự phát triển phi thường của các tổ chức JCP khác và khiến đảng đi tìm ủng hộ tổ chức bên ngoài, bao gồm từ kōenkai.[41]

Nhãn hiệu chính thức của Đảng Cộng sản Nhật Bản cùng từ viết tắt JCP

Nhóm nhạc Đoàn Tạp xướng JCP-fans (JCPファン雑唱団, JCP-fan zassyōdan) thành lập năm 2011 ở Kyoto, do Tadao Yamamoto chỉ đạo là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ đàn accordion, đạo diễn đoàn hợp xướng và thành viên thường của Phong Trào Ca Hát Nhật Bản (日本のうたごえ, Nihon no utagoe) / (うたごえ運動, Utagoe-undō). Tính đến năm 2016 đoàn là tổ chức nhạc sĩ Nhật duy nhất tập trung ủng hộ chính trị và các hoạt động văn hóa của đảng, tự đặt tên theo từ viết tắt Tiếng Anh chính thức là JCP, và có mối quan hệ mạnh với Nihon no Utagoe là phong trào âm nhạc của giai cấp công nhân Nhật bắt nguồn năm 1948, khi Đoàn Hợp Xướng Trung Ương Liên Minh Cộng Sản Thanh Niên Nhật Bản (日本青年共産同盟中央合唱団, Nihon-seinen-kyōsan-dōmei Chuō-gassyōdan) được tổ chức. Trong các sự kiện văn hóa của đảng, Đoàn Hợp Xướng fans-JCP xuất hiện trong hợp ca chung của các ca sĩ tình nguyện thuộc Nihon no Utagoe.

Hoạt động của Đoàn (vài buổi hòa nhạc, biểu diễn nổi tiếng):

  • 11 tháng 2 năm 2011, Kyoto Kaikan: hòa nhạc được Ủy Ban Kyoto Đảng Cộng sản Nhật Bản (JCP) tài trợ.[42]
  • 1 tháng 8 năm 2013, Trung Tâm Nishijin Bunka (Kyoto): tiệm rượu cách mạng văn hóa, có Tokiko Nishiyama (西山登紀子) hợp tác là cựu Tham Nghị Viên JCP.[43]
  • 23 tháng 9 năm 2014, Công Viên Takaragaike (Kyoto): Lễ Hội Kyoto năm 2014, Ủy Ban Kyoto JCP tổ chức.[44]
  • 1 tháng 2 năm 2015, Trung Tâm Kyoiku Bunka (Kyoto): Lễ hội do Ủy ban Kyoto JCP tài trợ.[45]
  • 29 tháng 4 năm 2016, Công Viên Takaragaike (Tokyo): Lễ Hội Kyoto năm 2016, Ủy Ban Kyoto JCP tổ chức, Ủy Ban Hướng Thượng Chế Phục (制服向上委員会) và Akira Koike (小池晃) biểu diễn là Tham Nghị Viên JCP và Bí Thư Trưởng đảng.[46][47]

Đảng viên nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]
Takiji Kobayashi, tác giả văn học vô sản nổi tiếng

Tiền chiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời chiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Hậu chiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Lãnh đạo

[sửa | sửa mã nguồn]
No. Tên Chân dung Nhiệm kỳ
Nhậm chức Thôi chức
Tổng Thư ký Tổng vụ
1 Arahata Katsuzō 5 tháng 7 năm 1922 1923
2 Sakai Toshihiko 1923 1923
Đảng bị Chính phủ cấm
Bí thư trưởng
1 Tokuda Kyuichi 3 tháng 12 năm 1945 14 tháng 10 năm 1953
2 Nosaka Sanzō 14 tháng 10 năm 1953 1 tháng 8 năm 1958
3 Miyamoto Kenji 1 tháng 8 năm 1958 7 tháng 7 năm 1970
Chủ tịch
1 Miyamoto Kenji 7 tháng 7 năm 1970 31 tháng 7 năm 1982
2 Fuwa Tetsuzo 31 tháng 7 năm 1982 29 tháng 11 năm 1987
3 Murakami Hiromu 29 tháng 11 năm 1987 29 tháng 5 năm 1989
(2) Fuwa Tetsuzo 29 tháng 5 năm 1989 24 tháng 11 năm 2000
4 Shii Kazuo 24 tháng 11 năm 2000 18 tháng 1 năm 2024
5 Tamura Tomoko 18 tháng 1 năm 2024 Đương nhiệm

Kết quả bầu cử

[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng Nghị Viện

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước năm 1996, toàn bộ Chúng Nghị Viện đều bầu theo lối bầu cử "đa số/bán tỷ lệ" phiếu bỏ cho cá nhân (1946: bỏ phiếu hữu hạn trong các khu đa thành viên, năm 1947 đến 1993 thì là đơn phiếu không thể chuyển nhượng trong các khu đa ứng viên). Từ năm 1996 hạ viện bầu theo chế độ bỏ phiếu song song, tức hai cuộc bầu cử riêng biệt chỉ với Chúng Nghị Viện mà lại phức tạp hơn vì một ứng viên được tranh cử trong phần tuyển khu lẫn sekihairitsu liên kết thứ hạng danh đơn tỷ lệ với kết quả tuyển khu: chỉ 295 (ban đầu 300) ghế hạ viện được bầu theo lối đa số bầu cho ứng viên (bỏ phiếu một người trong các khu đơn thành viên), trong khi 180 (ban đầu 200) còn lại thì theo chế độ đại diện tỷ lệ (bỏ phiếu cho danh đơn đảng trong các khu đa thành viên địa khu, gọi là "khối" trong Chúng Nghị Viện). Số phiếu cùng phần trăm số phiếu trong bảng bên dưới cho thấy tổng số phiếu của các ứng viên JCP cho mọi cuộc bầu cử trước năm 1993 và chỉ số phiếu cho đảng trong phần bầu cử 180 ghế đại diện sau năm 1996.

Chúng Nghị Viện
Năm bầu cử Số phiếu % số phiếu Tổng số ghế ± Địa vị
1946 2,135,757 3.8
6 / 464
Đối lập
1947 1,002,883 3.7
4 / 466
Giảm2| Đối lập
1949 2,984,780 9.8
35 / 466
Tăng31 Đối lập
1952 896,765 2.5
0 / 466
Giảm35 Đối lập
1953 655,990 1.9
1 / 466
Tăng1 Đối lập
1955 733,121 2.0
2 / 467
Tăng1 Đối lập
1958 1,012,035 2.5
1 / 467
Giảm1 Đối lập
1960 1,156,723 2.9
3 / 467
Tăng2 Đối lập
1963 1,646,477 4.0
5 / 467
Tăng2 Đối lập
1967 2,190,564 4.8
5 / 486
Giữ nguyên0 Đối lập
1969 3,199,032 6.8
14 / 486
Tăng9 Đối lập
1972 5,496,827 10.5
38 / 491
Tăng24 Đối lập
1976 5,878,192 10.4
17 / 511
Giảm21 Đối lập
1979 5,625,527 10.4
39 / 511
Tăng22 Đối lập
1980 5,803,613 9.8
29 / 511
Giảm10 Đối lập
1983 5,302,485 9.3
26 / 511
Giảm3 Đối lập
1986 5,313,246 8.8
26 / 512
Giữ nguyên0 Đối lập
1990 5,226,987 8.0
16 / 512
Giảm10 Đối lập
1993 4,834,587 7.7
15 / 511
Giảm1 Đối lập
1996 7,268,743 13.1
26 / 500
Tăng11 Đối lập
2000 6,719,016 11.2
20 / 480
Giảm6 Đối lập
2003 4,586,172 7.8
9 / 480
Giảm11 Đối lập
2005 4,919,187 7.3
9 / 480
Giữ nguyên0 Đối lập
2009 4,943,886 7.0
9 / 480
Giữ nguyên0 Đối lập
2012 3,689,159 6.2
8 / 480
Giảm1 Đối lập
2014 6,062,962 11.4
21 / 475
Tăng13 Đối lập
2017 4,404,081 7.9
12 / 465
Giảm9 Đối lập

Tham Nghị Viện

[sửa | sửa mã nguồn]

Bầu cử Tham Nghị Viện theo cách mỗi ba năm phân nửa thượng viện phải đi tái cử lấy nhiệm kỳ sáu năm. Ngoài ra có sử dụng chế độ bỏ phiếu song song, là đa số nghị viên (hiện tại 146 trong 242, 73 trong một cuộc bầu cử phân nửa Tham Nghị Viện) được bầu trọng (trước đây 46-47) khu huyện, dân bỏ phiếu cho từng ứng viên mà không chuyển nhượng được, nhưng vì khu đa thành viên lẫn đơn thành viên đều dùng nên ở khu đơn thì chế độ đơn phiếu không thể chuyển nhượng trở thành tương đương với bỏ phiếu đa dạng một người. 96 nghị viên còn (48 mỗi cuộc bầu) được bầu từ một khu tuyển toàn quốc. Cho đến năm 1980 thì bỏ phiếu cho cá nhân theo lối đơn phiếu không chuyển nhượng, từ năm 1983 thì đầu phiếu cho các danh đơn đảng, ghế phân phát một cách tỷ lệ (d'Hondt) trong các khu tuyển toàn quốc. Khác với bầu cử hạ viện là ứng viên không thể tiến cử trong cả hai phần của cuộc bầu cử thượng viện. Tổng số ghế bên dưới là tổng số của JCP sau bầu cử, không chỉ số ghế giành được năm đó. Số phiếu biểu thị là trong cuộc bầu cử 48 (trước 50) ghế trong phần đại diện tỷ lệ/ đơn phiếu không thể chuyển nhượng toàn quốc.

Năm bầu cử Số phiếu khu toàn quốc Tổng số
Số phiếu % số phiếu Ghế ± Địa vị
1947 610,948 2.9
4 / 250
Đối lập
1950 1,333,872 4.8
4 / 260
Giữ nguyên0| Đối lập
1953 293,877 1.1
2 / 260
-22| Đối lập
1956 599,254 2.1
2 / 254
Giữ nguyên0| Đối lập
1959 551,916 1.9
3 / 254
11| Đối lập
1962 1,123,947 3.1
4 / 254
11| Đối lập
1965 1,652,364 4.4
6 / 254
22| Đối lập
1968 2,146,879 5.0
7 / 251
11| Đối lập
1971 3,219,307 8.1
10 / 251
33| Đối lập
1974 4,931,650 9.4
19 / 260
99| Đối lập
1977 4,260,050 8.4
16 / 252
-33| Đối lập
1980 4,072,019 7.3
12 / 252
-44| Đối lập
1983 4,163,877 8.9
14 / 252
22| Đối lập
1986 5,430,838 9.5
16 / 252
22| Đối lập
1989 3,954,408 7.0
14 / 252
-12| Đối lập
1992 3,532,956 7.9
11 / 252
-33| Đối lập
1995 3,873,955 9.5
14 / 252
33| Đối lập
1998 8,195,078 14.6
23 / 252
99| Đối lập
2001 4,329,210 7.9
20 / 247
-33| Đối lập
2004 4,363,107 7.8
9 / 242
-1111| Đối lập
2007 4,407,937 7.5
7 / 242
-22| Đối lập
2010 3,563,556 6.1
6 / 242
-11| Đối lập
2013 5,154,055 9.7
11 / 242
55| Đối lập
2016 6,016,245 10.7
14 / 242
33| Đối lập
2019 4,483,411 8.95
13 / 245
-11| Đối lập

Nghị viên Quốc Hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng Nghị Viện

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Seiken Akamine (Okinawa-thứ nhất)
  • Yasufumi Fujino (Hokuriku-Shin'étuu đại diện tỷ lệ)
  • Kimie Hatana (Minami-Kantō, tranh cử Kanagawa-thứ mười)
  • Akira Kasai (Tokyo đại diện tỷ lệ)
  • Keiji Kokuta (Kinki đại diện tỷ lệ, tranh cử Kyoto-thứ nhất)
  • Takeshi Miyamoto (Kinki đại diện tỷ lệ)
  • Tōru Miyamoto (Tokyo đại diện tỷ lệ, tranh cử Tokyo-thứ 20)
  • Nobuko Motomura (Tōkai đại diện tỷ lệ)
  • Kazuo Shii (Minami-Kantō đại diện tỷ lệ)
  • Tetsuya Shiokawa (Kita-Kantō đại diện tỷ lệ)
  • Chizuko Takahashi (Tōhoku đại diện tỷ lệ)
  • Takaaki Tamura (Kyushu đại diện tỷ lệ, tranh cử Fukuoka-thứ 10)

Tham Nghị Viện

[sửa | sửa mã nguồn]

Tranh cử năm 2019

  • Satoshi Inoue (Toàn quốc đại diện tỷ lệ)
  • Tomoko Kami (Toàn quốc đại diện tỷ lệ)
  • Yoshiko Kira (Tokyo chung)
  • Akira Koike (Toàn quốc đại diện tỷ lệ)
  • Akiko Kurabayashi (Kyoto chung)
  • Sōhei Nihi (Toàn quốc đại diện tỷ lệ)
  • Kōtarō Tatsumi (Osaka chung)
  • Yoshiki Yamashita (Toàn quốc đại diện tỷ lệ

Tranh cử năm 2022

  • Mikishi Daimon (Toàn quốc đại diện tỷ lệ)
  • Tadayoshi Ichida (Toàn quốc đại diện tỷ lệ)
  • Tomo Iwabuchi (Toàn quốc đại diện tỷ lệ)
  • Ryōsuke Takeda (Toàn quốc đại diện tỷ lệ)
  • Tomoko Tamura (Toàn quốc đại diện tỷ lệ)
  • Taku Yamazoe (Tokyo chung)
  • Lời Kêu Gọi với Nhân Dân
  • Dân chủ trong chủ nghĩa Mác
  • Liên Minh Thanh Niên Dân Chủ Nhật Bản
  • Dị kiến Nhật trong đầu thời đại Chiêu Hòa
  • Danh sách đoàn đại biểu nước ngoài ở Đại Hội Đại Biểu Đảng Cộng sản Nhật Bản thứ 21
  • Danh sách đoàn đại biểu nước ngoài ở Đại Hội Đại Biểu Đảng Cộng sản Nhật Bản thứ 22
  • Quan hệ giữa giới cách mạng Nhật, Quốc tế Cộng sản và Liên Xô
  • Tư tưởng chủ nghĩa xã hội trong Đế Quốc Nhật Bản
  • Zengakuren

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "JCP elects new leadership" (12 April 2016). "The Japanese Communist Party 5th Central Committee Plenum on 11 April relieved Yamashita Yoshiki (House of Councilors member) of his duty as secretariat head for health reasons and elected Koike Akira (House of Councilors member and currently JCP vice chair) to the position". Truy cập 7 June 2016.
  2. ^ “Japan Working Paper No. 67: The Japanese Communist Party and Its Transformations (in English)”. Japan Policy Research Institute. tháng 5 năm 2000. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2014.
  3. ^ “How the Japanese Communist Party Developed its Theory of Scientific Socialism”. Japanese Communist Party. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2019.
  4. ^ “Japan's persistent pacifism (in English)”. East Asia Forum. 24 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2014.
  5. ^ “Japanese Communist Party”. Bloomberg. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2019.
  6. ^ “Japanese Communist Party political party, Japan”. Encyclopædia Britannica Online. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2019.
  7. ^ IMCWP. “Communist and Workers' Parties”. IMCWP (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2019.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  8. ^ 日本に定着するか、政党のカラー [Will the colors of political parties settle in Japan?] (bằng tiếng Nhật). Nikkei, Inc. 21 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2020.
  9. ^ a b Ministry of Internal Affairs and Communications. "Prefectural and local assembly members and governors/mayors by political party as of December 31, 2017" (PDF).
  10. ^ 'UPPER HOUSE ELECTION 2016'. The Japan News. Published ngày 11 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2016.
  11. ^ a b The Daily Yomiuri JCP struggling to become relevant ngày 16 tháng 7 năm 2012 Retrieved on ngày 12 tháng 7 năm 2012
  12. ^ Katz, Phil. “Kinder Scout Trespass commemoration - sponsored fundraiser”. www.communist-party.org.uk. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2018.
  13. ^ a b “Japanese Communist Party seeing sharp increase in new, young members (in English)”. Mainichi Shimbun. ngày 7 tháng 1 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2014.
  14. ^ "A Profile of the Japanese Communist Party" (2016). Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2017.
  15. ^ Crooke, Matthew (ngày 18 tháng 5 năm 2018). “Betraying Revolution: The Foundations of the Japanese Communist Party”. Master's Projects and Capstones. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2019.
  16. ^ Benjamin, Roger W.; Kautsky, John H.. Communism and Economic Development, in The American Political Science Review, Vol. 62, No. 1. (March 1968), pp. 122.
  17. ^ Er, Lam Peng. The Japanese Communist Party: Organization and Resilience in the Midst of Adversity – in Pacific Affairs, Vol. 69, No. 3. (Autumn, 1996), pp. 362–363.
  18. ^ "Japan's young turn to Communist Party as they decide capitalism has let them down", Daily Telegraph, ngày 18 tháng 10 năm 2008.
  19. ^ "Communism on rise in recession-hit Japan", BBC News, ngày 4 tháng 5 năm 2009.
  20. ^ “JCP book to be published for the first time in South Korea”. jcp.or.jp. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2018.
  21. ^ Dvorak, Phred (ngày 21 tháng 7 năm 2013). “Japan Communists Celebrate a Little Victory”. wsj.com. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2018.
  22. ^ “Opposition parties, activists ink policy pact for Upper House election”. Japan Times. ngày 7 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2016.
  23. ^ Osaki, Tomohiro (ngày 21 tháng 6 năm 2016). “Abe to 'take responsibility' if ruling bloc fails to win 61 seats in Upper House election”. Japan Times. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2016.
  24. ^ a b 第3極衰退で候補者減、タレント候補10人に [Fewer candidates with the demise of the third pole - 10 celebrity candidates]. Yomiuri Shimbun (bằng tiếng Nhật). ngày 23 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2016.
  25. ^ a b Durand, Damien. “Le Japon est-il l'avenir du communisme?”.
  26. ^ “Shii answers reporters' questions on JCP decision to attend opening ceremony of the Diet - @JapanPress_wky”. japan-press.co.jp. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2018.
  27. ^ Shii, Kazuo We Call For Establishing a “National Coalition Government to Repeal the War (Security) Legislation” ngày 19 tháng 9 năm 2015 Retrieved ngày 29 tháng 9 năm 2015
  28. ^ JCP proposes establishing a national coalition gov’t to repeal war legislation ngày 20 tháng 9 năm 2015 Japan Press Weekly Retrieved ngày 29 tháng 9 năm 2015
  29. ^ JCP seeks cooperation from opposition parties on new security laws ngày 21 tháng 9 năm 2015 Japan Times Retrieved ngày 29 tháng 9 năm 2015
  30. ^ Two opposition parties to mull coalition talks with JCP ngày 28 tháng 9 năm 2015 Japan Times Retrieved ngày 29 tháng 9 năm 2015
  31. ^ Inada, Miho; Dvorak, Phred. "Same-Sex Marriage in Japan: A Long Way Away?". The Wall Street Journal. ngày 20 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2014.
  32. ^ "JCP Chair Shii comments on Abe's shrine visit". Japanese Communist Party. ngày 26 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2014.
  33. ^ "Shii comments on DPRK nuclear test". Japanese Communist Party. ngày 16 tháng 2 năm 2013. ngày 2 tháng 4 năm 2014.
  34. ^ “Japanese Communist Party slams China in first platform change since 2004”. The Japan Times Online (bằng tiếng Anh). ngày 18 tháng 1 năm 2020. ISSN 0447-5763. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2020.
  35. ^ “China's Communist Party a threat to peace, says Japanese counterpart”. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). ngày 20 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2020.
  36. ^ a b c d Beckmann, G. M. & Genji, O (1969) The Japanese Communist Party 1922–1945, p188
  37. ^ Beckmann, G. M. & Genji, O (1969) The Japanese Communist Party 1922–1945, p250
  38. ^ Beckmann, G. M. & Genji, O (1969) The Japanese Communist Party 1922–1945, pp138-139
  39. ^ Beckmann, G. M. & Genji, O (1969) The Japanese Communist Party 1922–1945, p152
  40. ^ Lam Peng-Er (1999) Green Politics in Japan, p63
  41. ^ a b c d e Lam Peng-Er (1999) Green Politics in Japan, pp62-64
  42. ^ 「いっぱい花咲かそうコンサート2011」日本共産党京都府委員会 [First performance of the Choir of JCP-fans in a concert Kyoto Kaikan Hall, sponsored by the committee of Kyoto of the JCP.]. Japanese Communist Party.
  43. ^ 「文化ライブで勝利に貢献 共産・文化後援会が革命酒場」- 京都民報 (bằng tiếng Nhật). ngày 5 tháng 8 năm 2013.
  44. ^ 「2014 京都まつり」- 文化の森 ステージ「にぎわいの広場」日本共産党京都府委員会 (bằng tiếng Nhật). Kyoto Committee of the JCP. ngày 9 tháng 9 năm 2014.
  45. ^ 「いっぱい花咲かそうフェスタ2015」同上 (bằng tiếng Nhật). Kyoto Committee of the JCP. ngày 29 tháng 1 năm 2015.
  46. ^ 「2016 京都まつり」(宝が池公園)。制服向上委員会、小池晃(参議院議員・日本共産党書記局長)共演「2016京都まつり」同上 (bằng tiếng Nhật). Kyoto Committee of the JCP. ngày 2 tháng 4 năm 2016.
  47. ^ 制服向上委員会公式ブログ「2016.04.23 イベント告知」 (bằng tiếng Nhật). Seifuku Kojo Iinkai (SKI). ngày 23 tháng 4 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2020.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sen Katayama, The Labor Movement in Japan. Chicago, IL: Charles H. Kerr & Co., 1918.
  • Roth, Andrew (1945). Dilemma in Japan. Little, Brown.
  • R. Swearingen and P. Langer, Red Flag in Japan: International Communism in Action, 1919–1951. Cambridge, MA: Harvard University Press, 1952.
  • T.E. Durkee, The Communist Party of Japan, 1919–1932. PhD dissertation. Stanford University, 1953.
  • Robert A. Scalapino, The Japanese Communist Movement: 1920–1966. London: Cambridge University Press. 1967.
  • George M. Beckmann and Genji Okubo. The Japanese Communist Party, 1922–1945. Stanford, CA: Stanford University Press, 1969.
  • Hong M. Kim, Deradicalization of the Japanese Communist Party Under Kenji Miyamoto. Cambridge University Press, 1976.
  • Stephen S. Large, The Romance of Revolution in Japanese Anarchism and Communism during the Taishō Period. Cambridge University Press, 1977.
  • G.A. Hoston, Marxism and the Crisis of Development in Prewar Japan. Princeton, NJ: Princeton University Press, 1986.
  • Tim Rees and Andrew Thorpe, International Communism and the Communist International, 1919–43. Manchester: Manchester University Press, 1998.
  • Louise Young (1999). Japan's Total Empire: Manchuria and the Culture of Wartime Imperialism. University of California Press.
  • Sandra Wilson (ngày 27 tháng 8 năm 2003). The Manchurian Crisis and Japanese Society, 1931–33. Routledge.
  • Takemae, Eiji (2003). Allied Occupation of Japan. A&C Black. tr. 240.
  • Josephine Fowler, Japanese and Chinese Immigrant Activists: Organizing in American and International Communist Movements, 1919–1933. New Brunswick, NJ: Rutgers University Press, 2007.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]