Bước tới nội dung

Hiếu Trang Hoàng Thái hậu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Hiếu Trang Thái hậu)
Chiêu Thánh Hoàng thái hậu
昭聖皇太后
Thuận Trị Đế sinh mẫu
Hoàng thái hậu Đại Thanh
Tại vị10 tháng 2, 1651
- 7 tháng 1, 1661
Đăng quang10 tháng 2, 1651
Tiền nhiệmHiếu Đoan Hoàng thái hậu
Kế nhiệmNhân Hiến Hoàng thái hậu
Từ Hòa Hoàng thái hậu
Thái hoàng thái hậu Đại Thanh
Tại vị3 tháng 10, 1662
- 25 tháng 12, 1687
Đăng quang3 tháng 10, 1662
Tiền nhiệmThái hoàng thái hậu đầu tiên
Kế nhiệmTừ Hi Thái hoàng thái hậu
Thông tin chung
Sinh(1613-03-28)28 tháng 3 năm 1613
Khoa Nhĩ Thấm, Mông Cổ
Mất27 tháng 1 năm 1688(1688-01-27) (74 tuổi)
Từ Ninh cung, Tử Cấm Thành, Bắc Kinh, Đại Thanh
An táng10 tháng 12, 1725
Chiêu Tây lăng (昭西陵)
Phối ngẫuThanh Thái Tông
Sùng Đức Hoàng đế
Hậu duệ
Tên đầy đủ
Bác Nhĩ Tề Cát Đặc·Bố Mộc Bố Thái
(博爾濟吉特·布木布泰)
Tôn hiệu
Chiêu Thánh Từ Thọ Cung Giản An Ý Chương Khánh Đôn Huệ Ôn Trang Khang Hòa Nhân Tuyên Hoằng Tĩnh Thái hoàng thái hậu
(昭聖慈壽恭簡安懿章慶敦惠溫莊康和仁宣弘靖太皇太后)
Thụy hiệu
Hiếu Trang Nhân Tuyên Thành Hiến Cung Ý Chí Đức Thuần Huy Dực Thiên Khải Thánh Văn Hoàng hậu
(孝莊仁宣誠憲恭懿至德純徽翊天啓聖文皇后)
Tước hiệu[Phúc tấn; 福晉]
[Vĩnh Phúc cung Trang phi; 永福宮莊妃]
[Thánh mẫu; 聖母]
[Hoàng thái hậu; 皇太后]
[Thái hoàng thái hậu; 太皇太后]
[Hoàng hậu; 皇后]
(truy phong)
Hoàng tộcNhà Thanh
Thân phụTrung Thân vương Trại Tang
Thân mẫuTrung Thân vương Hiền phi

Hiếu Trang Văn Hoàng hậu (chữ Hán: 孝莊文皇后; tiếng Mãn: ᡥᡳᠶᠣᠣᡧᡠᠩᡤᠠ
ᠠᠮᠪᠠᠯᡳᠩᡤᡡ
ᡤᡝᠩᡤᡳᠶᡝᠨ
ᡧᡠ
ᡥᡡᠸᠠᠩᡥᡝᠣ
, Möllendorff: hiyoošungga ambalinggū genggiyen šu hūwangheo, Abkai: hiyouxungga ambalinggv genggiyen xu hvwangheu; 28 tháng 3, 1613 - 27 tháng 1, 1688), thường được gọi là Hiếu Trang Thái hậu (孝莊太后), Chiêu Thánh Thái hậu (昭聖太后) hoặc Hiếu Trang Thái hoàng thái hậu (孝莊太皇太后), là một phi tần của Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực, thân mẫu của Thanh Thế Tổ Thuận Trị Hoàng đế và là tổ mẫu của Thanh Thánh Tổ Khang Hi Hoàng đế.

Với tài trí và khả năng chính trị của mình, dù chưa từng thùy liêm thính chính, bà được sử sách tôn vinh là người có sức ảnh hưởng và đóng góp to lớn trong việc ổn định trong buổi ban đầu khi lập quốc của triều đại nhà Thanh. Đặc biệt mối quan hệ gây tranh cãi giữa bà và Nhiếp Chính vương Đa Nhĩ Cổn, giúp con trai bà Thuận Trị Đế ổn định ngai vàng khi còn quá nhỏ tuổi. Sau khi Thuận Trị Đế qua đời, bà dẫn dắt cháu của mình là Khang Hi Hoàng đế, giúp Khang Hi ổn định đăng cơ và mở ra một thời đại thịnh trị nổi tiếng. Trong lịch sử giai đoạn nhà Thanh, bà thường được tôn trọng và đánh giá rất tích cực, nhiều nhận định cho rằng triều đại nhà Thanh có thể tồn tại và tạo nên một thời thịnh thế bởi đóng góp không nhỏ của Hiếu Trang Thái hậu. Dù liên tiếp Thuận Trị Đế và Khang Hi Đế đều là các Hoàng đế lên ngôi còn rất nhỏ, song Hiếu Trang Thái hậu không lợi dụng tình thế mà thùy liêm thính chính, chỉ ở sau cân bằng các thế lực.

Chính vì điều này mà bà hay được hình dung một cách đối lập và vượt xa con cháu mình là Từ Hi Thái hậu - người bị cho là có trách nhiệm chính trong việc khiến triều đại nhà Thanh sụp đổ, khi đã lợi dụng hoàn cảnh chính trị để thùy liêm thính chính, độc bá triều cương trong nhiều năm.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Dòng dõi cao quý

[sửa | sửa mã nguồn]
Hiếu Trang Văn Hoàng hậu

Hiếu Trang Văn Hoàng hậu nguyên là Cách cách của Khoa Nhĩ Thấm Bác Nhĩ Tề Cát Đặc thị, sinh ngày 8 tháng 2 (âm lịch) năm thứ 41 niên hiệu Vạn Lịch triều Minh (1613). Tên đầy đủ của bà theo phiên âm Hán là Bố Mộc Bố Thái (布木布泰; tiếng Mãn: ᠪᡠᠮᠪᡠᡨᠠᡳ, Möllendorff: bumbutai, Abkai: bumbutai), cũng gọi Bản Bố Thái (本布泰), có nghĩa là "Thiên giáng Quý nhân". Tương truyền bà còn có Hán danh là Đại Ngọc Nhi (大玉儿), tuy nhiên cái tên này được xác định có từ tiểu thuyết thời Dân quốc cùng phim ảnh hiện đại.

Xuất thân cao quý người Mông Cổ, dòng dõi của Hiếu Trang Hoàng thái hậu là hậu duệ trực hệ của Chuyết Xích Cáp Tát Nhi - em trai cùng mẹ của Thành Cát Tư Hãn. Cao tổ phụ là Bát Địa Đạt Lãi (博地达赉), Bối lặc lâu đời của Khoa Nhĩ Thấm Mông Cổ và là hậu duệ đời thứ 16 của Chuyết Xích Cáp Tát Nhi. Bộ tộc Khoa Nhĩ Thấm, cư trú thuộc vùng Nội Mông hiện nay là một gia tộc Mông Cổ cao quý có nhiều phân nhánh dày đặc. Trong lịch sử Mãn Thanh, dòng họ Ái Tân Giác La đối với Khoa Nhĩ Thấm luôn xem là [Cữu gia], vì số lần liên hôn của hai nhà đặc biệt nhiều, và Ái Tân Giác La thường ưu ái ban nhiều tước vị Thân vương cho Khoa Nhĩ Thẩm sau khi thành lập.

Vào đầu thời nhà Thanh, ghi chép không thật sự đủ đầy, theo nhiều nhìn nhận thì dòng dõi của Hiếu Trang Hoàng thái hậu có thể là một phân nhánh của Khoa Nhĩ Thẩm khi ấy. Tằng tổ phụ của Hiếu Trang Hoàng thái hậu tên gọi Nạp Mục Tắc (纳穆塞), có tước Bối lặc truyền đời. Tổ phụ Mãng Cổ Tư (莽古斯), con trai của Nạp Mục Tắc, được kế vị tước hiệu Bối lặc Khoa Nhĩ Thấm.

Vào cuối đời nhà Minh, Mãng Cổ Tư cùng em trai đã đi theo các tộc trưởng nhánh lớn của Khoa Nhĩ Thẩm tham dự vào một chiến dịch quân sự gọi là [Cửu bộ liên quân; 九部联军] để thảo phạt Nỗ Nhĩ Cáp Xích của dòng Ái Tân Giác La đang rất lớn mạnh. Chiến sự thất bại, hai bên nghị hòa, Mãng Cổ Tư chấp nhận sự lôi kéo của Nỗ Nhĩ Cáp Xích mà thường xuyên qua lại, cả hai bên đều nhận thấy giải pháp tốt nhất chính là liên hôn. Mãng Cổ Tư có con trai, trong đó có Trại Tang (寨桑) kế vị Bối lặc của bộ tộc. Ông còn một người con gái, chính là Triết Triết, người được cha chỉ định kết hôn với con trai thứ 8 của Nỗ Nhĩ Cáp Xích là Hoàng Thái Cực để tiến hành liên hôn. Không rõ Mãng Cổ Tư mất khi nào, về sau ông được triều đình nhà Thanh truy phong ["Hòa Thạc Phúc Thân vương"; 和碩福親王]. Con trai ông là Bối lặc Trại Tang về sau cưới Tiểu phi Mỗ thị làm chính thê, sinh ra hai con trai Ô Khắc Thiện (乌克善), Mãn Châu Tập Lễ (满珠习礼), con gái Hải Lan Châu cùng một cô con gái nhỏ, chính là Hiếu Trang Thái hậu.

Kết hôn Hoàng Thái Cực

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Vạn Lịch thứ 42 (1614), Hoàng Thái Cực kết hôn với cô ruột của bà là Triết Triết làm Phúc tấn. Vì 11 năm mà Triết Triết phúc tấn không sinh được bất kỳ người con nào nên anh của Triết Triết là Bối lặc Trại Tang tiến cử con gái Bố Mộc Bố Thái nhập cung làm phúc tấn cho Hoàng Thái Cực, mục đích muốn bà sinh con trai nối dõi có dòng máu Ái Tân Giác La và Bác Nhĩ Tề Cát Đặc. Ở thời điểm này, quý tộc người Mãn thừa hành chế độ đa thê đa thiếp, các phúc tấn đều là vợ và có địa vị ngang hàng nhau.

Năm Thiên Mệnh thứ 10 (1625), anh trai Ngô Khắc Thiện đưa em gái Bố Mộc Bố Thái đến Thịnh Kinh, Hoàng Thái Cực thu nạp làm vợ, trở thành Phúc tấn, năm đó bà mới 13 tuổi. Cùng năm, Triết Triết sinh con gái thứ 2 cho Hoàng Thái Cực. Năm Thiên Thông thứ 3 (1629), ngày 8 tháng 1, bà sinh hạ con gái thứ 4 của Hoàng Thái Cực tên Nhã Đồ (雅圖), sau là Cố Luân Ung Mục Trưởng Công chúa. Năm Thiên Thông thứ 6 (1632), tháng 2, Trát Lỗ Đặc Bát Nhĩ Tể Cát Đặc thị, con gái của Bối lặc Đái Thanh (戴青) nhập cung, phong làm Đông cung Phúc tấn (東宮福晉), ở thời điểm này cô của bà là Triết Triết đã được phong làm "Trung cung Phúc tấn", không rõ bà có phải là "Tây cung Phúc tấn" hay không. Ngày 12 tháng 2 năm đó, bà hạ sinh con gái thứ 5 cho Hoàng Thái Cực, tên là A Đồ (阿圖), sau là Cố Luân Thục Tuệ Trưởng Công chúa. Năm Thiên Thông thứ 7 (1633), ngày 16 tháng 11, bà hạ sinh tiếp tục con gái thứ 7 của Hoàng Thái Cực, tức là Cố Luân Đoan Hiến Trưởng Công chúa.

Năm Sùng Đức nguyên niên (1636), Hoàng Thái Cực xưng Hoàng đế, triều đại nhà Thanh chính thức thành lập. Hoàng Thái Cực học theo quy chế Trung nguyên, thiết lập hậu cung tần phi với danh hiệu được tham khảo theo lịch sử Trung nguyên. Ông cho lập Đại Phúc tấn Triết Triết làm Hoàng hậu, là Quốc quân Phúc tấn. Bên cạnh đó, Hoàng Thái Cực còn thiết định danh hiệu của phi tần hậu cung, lập ra Tứ phi (四妃) dành cho 1 vị phi tần có địa vị cao nhất. Khi ấy, sủng phi của ông Hải Lan Châu là [Đông cung Đại Phúc tấn], phong hiệu là Thần phi (宸妃), ở Quan Thư cung, địa vị đứng đầu chúng phi. Trắc phi Na Mộc Chung mới nhập cung được phong làm [Tây cung Đại Phúc tấn], phong hiệu Quý phi (贵妃), ở Lân Chỉ cung; Ba Đặc Mã Tảo phong [Đông cung Trắc Phúc tấn], phong hiệu Thục phi (淑妃), ở Diễn Khánh cung; còn Bố Mộc Bố Thái được phong [Tây cung Trắc Phúc tấn], phong hiệu Trang phi (莊妃), ban Vĩnh Phúc cung, nên gọi là [Vĩnh Phúc cung Trang phi; 永福宮莊妃]. Trong Tứ phi, phân vị Trang phi là địa vị thấp nhất.

Năm Sùng Đức thứ 3 (1638), ngày 13 tháng 1 (tức ngày 15 tháng 3 dương lịch), Trang phi Bố Mộc Bố Thái sinh hạ cho Hoàng Thái Cực Hoàng tử thứ 9, đặt tên là Phúc Lâm.

Mẫu nghi thiên hạ

[sửa | sửa mã nguồn]

Con trai được lập

[sửa | sửa mã nguồn]
Trang phi Bác Nhĩ Tề Cát Đặc thị trong triều phục dành cho phi tần những năm Sùng Đức.

Năm Sùng Đức thứ 8 (1643), ngày 9 tháng 8 (tức ngày 21 tháng 9 dương lịch), Hoàng Thái Cực mất tại Thịnh Kinh.

Vào thời điểm Hoàng Thái Cực qua đời, ông chưa lập ai làm Trữ quân, cũng không để lại chiếu thư, điều này đã gây nên sự xung đột tranh chấp ngôi vị trong nội bộ hoàng tộc. Lúc bây giờ, hai thế lực mạnh nhất là Duệ Thân vương Đa Nhĩ Cổn, người em thứ 14 cùng cha khác mẹ của Hoàng Thái Cực, là tướng soái đứng đầu Bát Kỳ, và người kia là Túc Thân vương Hào Cách, con trai cả của Hoàng Thái Cực.

Trong tình cảnh lúc đó, Duệ Thân vương Đa Nhĩ Cổn người có quyền lực nhất trong tám vị Nghị chính Đại thần, đã ý thức được rằng cán cân quyền lực chính trị và quân sự giữa hai bên bằng nhau, bất cứ bên nào lên làm Hoàng đế đều làm mất thế cân bằng, gây ra sự xung đột và chiến tranh ngay trong nội bộ triều nhà Thanh. Cuối cùng, ông quyết định ủng hộ con trai thứ chín của Hoàng Thái Cực là Hoàng tử Phúc Lâm kế vị. Về lý do Đa Nhĩ Cổn ủng hộ Phúc Lâm, phần lớn nhiều người nhận định còn mơ hồ, cũng bởi vì Phúc Lâm khi ấy chỉ tầm 6 tuổi, rất nhiều Hoàng tử khác lớn hơn Phúc Lâm, còn nếu Đa Nhĩ Cổn sợ chọn người lớn tuổi sẽ khó bề kiểm soát, thì dưới Phúc Lâm cũng còn có Bác Mục Bác Quả Nhĩ nhỏ hơn rất nhiều, con trai do Ý Tĩnh Đại Quý phi sinh ra. Về quyết định khó hiểu này của Đa Nhĩ Cổn, rất nhiều nhận định cho rằng chủ yếu là do mối quan hệ tình cảm giữa Đa Nhĩ Cổn và Trang phi Bố Mộc Bố Thái. Đó cũng là một trong những lý do khiến người đời tin rằng giữa hai người có tình cảm.

Cùng năm, ngày 26 tháng 8 (tức ngày 8 tháng 10 dương lịch), Hoàng cửu tử Phúc Lâm lên ngôi ở Thịnh Kinh, sử gọi Thanh Thế Tổ Thuận Trị Hoàng đế. Vào lúc này, Thuận Trị Đế chỉ mới 6 tuổi, tám vị Nghị chính Đại thần bầu ra hai vị là Duệ Thân vương Đa Nhĩ Cổn cùng Trịnh Thân vương Tế Nhĩ Cáp Lãng làm hai vị phụ chính. Sau đó, Đa Nhĩ Cổn được phong ["Nhiếp Chính vương"], quyền hành cao nhất.

Trong nội cung, Hoàng hậu Triết Triết của Thanh Thái Tông trở thành Hoàng thái hậu, là Hoàng thái hậu chính thức duy nhất khi ấy, còn sinh mẫu Trang phi Bố Mộc Bố Thái được tôn gọi Thánh mẫu (聖母). Về điều này, Thanh thực lục triều Thuận Trị (soạn dưới thời Khang Hi) có nói rõ, Trang phi cho đến khi được chính thức dâng tôn hiệu vào năm Thuận Trị Đế thân chính (tức năm Thuận Trị thứ 8) thì chỉ kính gọi ["Thánh mẫu"], còn ["Hoàng thái hậu"] tức chỉ đến Hoàng hậu Triết Triết. Xét điều này có bất đồng với ghi chép của Hoàng triều Văn hiến thông khảo (皇朝文獻通考) cùng Thanh sử cảo, cả hai đều ghi Trang phi được tôn Hoàng thái hậu cùng lúc, nhưng có lẽ niên đại quá xa, cũng có ít nhiều khó khảo chứng mà ghi tượng trưng, vì Thông khảo soạn vào đời Càn Long, và Thanh sử cảo soạn tận thời Dân Quốc.

Tấn tôn Hoàng thái hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Thuận Trị nguyên niên (1644), Lý Tự Thành tiến công Bắc Kinh, Sùng Trinh Nhà Minh tự vẫn tại núi Vạn Thọ, nhà Minh diệt vong. Cha của Ngô Tam Quế bị Lý Tự Thành giết rồi treo trên cổng thành, Ngô Tam Quế uất hận gửi thư cầu viện Nhà Thanh, mở cửa Sơn Hải Quan cho thiết kỵ quân Bát Kỳ tiến vào trung nguyên. Đầu hạ năm đó, sau khi đã đánh tan quân Lý Tự Thành, Đa Nhĩ Cổn đã tiến thẳng vào thành Bắc Kinh. Từ đây nhà Thanh đã thống nhất toàn bộ Trung Nguyên.

Năm Thuận Trị thứ 8 (1651), tháng 1, sau khi Hiếu Đoan Văn hoàng hậu băng thệ, Thuận Trị Đế cũng bắt đầu thân chính, triều thần đề nghị tôn Thánh mẫu Trang phi làm Hoàng thái hậu[1]. Ngày 10 tháng 2, bà được dâng tôn hiệu là Chiêu Thánh Từ Thọ Hoàng thái hậu (昭聖慈壽皇太后), bắt đầu thiết nghi trượng[2]. Chiếu cáo thiên hạ[3].

Sách tôn rằng:

Cùng năm ấy, tháng 8, dâng thêm tôn hiệu 2 chữ, toàn xưng Chiêu Thánh Từ Thọ Cung Giản Hoàng thái hậu (昭聖慈壽恭簡皇太后).

Năm Thuận Trị thứ 10 (1653), ngày 23 tháng 7, Thuận Trị Đế dẫn lời Hoàng thái hậu rằng: 「"Ta thân cư ngụ ở thâm cung, chưa từng biết chuyện bên ngoài. Nay nghe nói mưa lớn gây ngập lụt, nhà cửa sụp đổ, điền hòa bao phủ, binh dân khốn khổ, thật là xót xa. Nay ta lấy 8 vạn 200 lượng bạc tiết kiệm được từ trong cung phân ra, cứu tế dân chúng Mãn-Hán"; 予居深宫之中,不闻外事。近知雨潦为灾,房舍倾颓,田禾淹没,兵民困苦,深可悯恻,特发宫中节省银八万两,赈济满汉兵民。」. Năm Thuận Trị thứ 11 (1654), ngày 25 tháng 2, Hoàng thái hậu nghe nói các địa phương phát sinh thiên tai, hạ chỉ trong cung thu dụng đồ vật tiết kiệm được 40.000 lượng bạc quyên góp dân chúng. Cùng năm ấy, Thuận Trị Đế truy tặng cha bà là Trại Tang làm [Hòa Thạc Trung Thân vương; 和硕忠亲王], còn mẹ bà là [Trung Thân vương Hiền phi; 忠亲王贤妃].

Năm Thuận Trị thứ 11 (1654), ngày 21 tháng 6 (âm lịch), nhân dịp sách lập Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu, Thuận Trị Đế dâng thêm tôn hiệu cho bà hai chữ [An Ý; 安懿], toàn xưng là Chiêu Thánh Từ Thọ Cung Giản An Ý Hoàng thái hậu (昭聖慈壽恭簡安懿皇太后)[5].

Năm Thuận Trị thứ 13 (1656), ngày 12 tháng 8 (âm lịch), Hoàng thái hậu lại nghe nói nạn dân khắp vùng quanh kinh kỳ gặp thiên tại, thu gom được 30.000 lượng bạc để cứu tế[6]. Ngày 24 tháng 12 (âm lịch), nhân dịp Thuận Trị Đế sách phong Đổng Ngạc phi làm Hoàng quý phi, lại dâng thêm 2 chữ trong tôn hiệu, toàn xưng là Chiêu Thánh Từ Thọ Cung Giản An Ý Chương Khánh Hoàng thái hậu (昭聖慈壽恭簡安懿章慶皇太后)[7][8].

Thái hoàng thái hậu uy quang

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Thuận Trị thứ 18 (1661), ngày 7 tháng 1 (tức ngày 5 tháng 2 dương lịch), Thuận Trị Đế băng hà vì bệnh đậu mùa, khi chỉ mới 24 tuổi.

Trước đó, khi Thuận Trị Đế lâm bệnh nặng nằm liệt giường, Chiêu Thánh Hoàng thái hậu rất ủng hộ Hoàng tam tử Huyền Diệp trong số các hoàng tử, có thể trở thành người thừa kế. Thế là trước khi lâm chung, Thuận Trị Đế đưa mật chỉ, lập Huyền Diệp làm Thái tử. Ngay sau khi Thuận Trị Đế băng, Hoàng thái tử Huyền Diệp kế vị, tức Thanh Thánh Tổ Khang Hi Hoàng đế. Vì Hoàng đế lên ngôi năm ấy chỉ mới 8 tuổi, do đó bốn vị Nghị chính Đại thần phụ giúp Tân đế còn non trẻ được chỉ định, gồm: Sách Ni, Tô Khắc Tát Cáp, Át Tất LongNgao Bái. Trong thời gian này, Khang Hi Hoàng đế gọi bà là [Thánh tổ mẫu Hoàng thái hậu; 聖祖母皇太后], vẫn chưa chính thức định danh hiệu Thái hoàng thái hậu.

Ngày 3 tháng 10 (âm lịch) cùng năm, Khang Hi Đế chọn định huy hiệu cho Thánh tổ mẫu, cùng Mẫu hậu Hoàng hậu (tức Hiếu Huệ Chương hoàng hậu) và Mẫu hậu (tức Hiếu Khang Chương hoàng hậu). Huy hiệu của Thái hoàng thái hậu được định rằng Chiêu Thánh Từ Thọ Cung Giản An Ý Chương Khánh Đôn Huệ Thái hoàng thái hậu (昭聖慈寿恭简安懿章庆敦惠太皇太后)[9].

Sách tôn viết:

Năm Khang Hi thứ 4 (1666), nhân đại hôn, lại tôn thêm hai chữ Ôn Trang (温莊)[11]. Năm thứ 6 (1668), tôn thêm hai chữ Khang Hòa (康和)[12][13]. Năm thứ 15 (1677), nhân dịp chọn lập Đích tử Dận Nhưng làm hoàng thái tử,tôn thêm hai chữ Nhân Tuyên (仁宣)[14][15][16]. Năm thứ 20 (1681), nhân dịp bình định loạn Tam phiên, lại dâng thêm hai chữ Hoằng Tĩnh (弘靖)[17][18]. Bấy giờ, Chiêu Thánh Thái hoàng thái hậu là vị Thái hoàng thái hậu đầu tiên của nhà Thanh có tôn hiệu rất dài, lên đến 24 chữ, toàn xưng Chiêu Thánh Từ Thọ Cung Giản An Ý Chương Khánh Đôn Huệ Ôn Trang Khang Hòa Nhân Tuyên Hoằng Tĩnh Thái hoàng thái hậu (昭聖慈壽恭簡安懿章慶敦惠溫莊康和仁宣弘靖太皇太后).

Chiêu Thánh Thái hoàng thái hậu sinh hoạt đơn giản, không thích xa hoa. Khi bình định loạn Tam phiên, Thái hoàng thái hậu đem ngân lượng trong cung đình tiết kiệm được quyên ra khao thưởng binh lính xuất chinh. Mỗi phùng năm mất mùa, bà luôn là đem tiền tiết kiệm trong cung ra cứu tế, toàn lực phối hợp cũng như tận tâm duy trì sự nghiệp của con cháu và tổ tông. Gương tốt phi thường của bà, khiến các Hoàng đế về sau cảm phục mà noi theo. Năm Khang Hi thứ 6, Thái hoàng thái hậu từng chủ trì viết một quyển kinh Phật theo kiểu [Thổ bá đặc; 土伯特] bằng cách nhũ vàng, gọi là [Cam Châu nhĩ kinh; 甘珠尔经]. Khi ấy, Ngao Bái cùng Át Tất Long quyền khuynh triều dã, cực lực phản đối, Thái hoàng thái hậu kiên trì dẹp các luồn ý kiến, nhiều lần hạ ý chỉ[19], nên rất nhiều Công chúa và Cách cách gả đi ngoại phiên ủng hộ công trình này của bà.

Năm Khang Hi thứ 21 (1682), mùa xuân, Hoàng đế đi tuần Thịnh Kinh, ven đường cơ hồ mỗi ngày phái người viết thư thăm hỏi cuộc sống hàng ngày của Thái hoàng thái hậu, đồng thời báo cáo hành tung của chính mình, hơn nữa đem những món tươi ngon mà tự tay ông bắt được, đều phái đem về cung đặc dụ chế biến, trình lên Hoàng tổ mẫu thưởng thức. Năm thứ 22 (1683), mùa thu, Khang Hi Đế bồi Hoàng tổ mẫu tuần du ngoạn Ngũ Đài Sơn, Hoàng đế mỗi khi hạ kiệu, bản thân vì Hoàng tổ mẫu mà tự tay đỡ bà lên.

Qua đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Khang Hi thứ 26 (1687), tháng 12, Thái hoàng thái hậu lâm trọng bệnh rất nguy kịch. Khang Hi Hoàng đế ngày đêm không rời, thân phụng chén thuốc, cũng tự mình suất lĩnh vương công đại thần đi bộ đến Thiên đàn, kỳ cáo trời xanh, thỉnh cầu trời xanh có mắt giảm đi tuổi thọ của mình, mà tăng tuổi thọ tổ mẫu. Khang Hi Đế khi đọc chúc văn, nước mắt chảy liên tục, vừa run vừa nói:「“Nhớ khi còn nhỏ, sớm mất đi mẫu thân, may nhờ tổ mẫu chăm sóc, ba mươi năm hơn, cúc dưỡng dạy bảo, cứ thế thành công. Thiết nghĩ không có tổ mẫu Thái hoàng thái hậu, tuyệt không thể có đại nghiệp ngày hôm nay, cùng cực chi ân, suốt đời khó báo…… Nếu đại tính hoặc nghèo, nguyện giảm thần linh, ký tăng Thái hoàng Thái hậu mấy năm tuổi thọ”[20][21].

Sang ngày 25 tháng 12 (tức ngày 27 tháng 1 năm 1688), vào giờ Tý, Thái hoàng thái hậu giá băng, hưởng thọ 75 tuổi. Tang lễ của bà diễn ra trọng thể, Nhân Hiến Hoàng thái hậu cùng Hoàng quý phi Đông Giai thị dẫn đầu chúng Phi tần Hậu cung, Hoàng tử, Công chúa đều mặc tang phục khóc tang. Thân vương, văn võ lớn nhỏ quan viên, Ngoại phiên Vương, Vương phi, Mệnh phụ thuộc Bát Kỳ nhị phẩm trở lên đều tụ tập đầy đủ mặc áo tang, mỗi ngày khóc lâm[22].

Vì bà nội mình, Khang Hi Đế đã làm rất nhiều chuyện phá vỡ cựu lệ. Điển hình bao gồm:

  • Cắt bím tóc: tức là Cát biện (割辫). Theo chế độ nhà Thanh, chỉ khi Hoàng đế qua đời, thì Tự Hoàng đế[23] sẽ cắt bím tóc của mình. Còn lại, kể cả Thái hậu, Hoàng đế cũng không cần cắt bím tóc. Vào lúc ấy, bộ Lễ án theo tang lễ của Hiếu Đoan Văn Hoàng hậu, Nhân Hiếu Hoàng hậu cùng Hiếu Chiêu Hoàng hậu khi trước mà nói không cần cắt bím tóc, nhưng Khang Hi Đế cự tuyệt nói: ["Từ trước đến nay, tuy tang lễ các Hoàng hậu không cần cắt bím tóc, nhưng Thái hoàng thái hậu có ân dưỡng dục trẫm cực sâu. Trẫm cả đời không thể báo đáp. Chỉ có thể cắt bím tóc để tỏ lòng cuối cùng"]. Thấy như vậy, quan viên đều phải hướng thỉnh Nhân Hiến Hoàng thái hậu ra mặt, và dẫn theo lời dụ của Hoàng thái hậu mà nói: ["Trước khi Thái hoàng thái hậu qua đời, có nói nếu ngài bệnh không qua khỏi, dặn Hoàng đế chớ có cắt bím tóc"]. Nhưng Khang Hi Đế vẫn là quyết không nghe[24].
  • Đồ tang dùng vải bố: theo tục Mãn Châu, đồ tang dùng trong các dịp quốc tang vốn là dùng vải trắng (Bạch phường ti; 白纺丝). Nhưng vào tang lễ của Thái hoàng thái hậu, Khang Hi Đế đã cho đổi thành vải bố (布)[25].
  • Tạm quàn qua năm: Mãn Châu tập tục xưa có lệ ["Niên nội tang sự bất lệnh du niên"; 年内丧事不令踰年], chính là quan tài phải được chuyển ra ngoài cung trước khi kết thúc năm ấy. Thái hoàng thái hậu qua đời vào giữa tháng chạp, cho nên các đại thần đều nghị phải 4 ngày sau đó (tức là ngày 29) phải đưa quan tài của Thái hoàng thái hậu xuất cung nhanh nhất có thể. Khang Hi Đế thấy Tử cung của Thái hoàng thái hậu tạm quàn như vậy là quá ngắn, lệnh cho Khâm thiên giám chọn lại ngày khác, quan viên do đó đều kiên trì sớm định ngày dời Tử cung của Thái hoàng thái hậu ra ngoài càng sớm càng tốt, vì lo kiêng kị tục xưa, thế là Khang Hi Đế phản bác: ["Các ngươi nói như thế là kiêng kị, vì bảo toàn thánh thể của trẫm. Nhưng trẫm chẳng để ý mấy cái này. Khi trước ở Thiên đàn, trẫm đã nguyện giảm tuổi của mình để mong Thái hoàng thái hậu trường thọ, há mà còn sợ mấy cái chuyện để quan tài qua năm sao? Nếu có kị ám quở trách, trẫm sẽ tự gánh. Nếu không, mấy cái kiêng kị kia rốt cuộc chỉ là những lời vớ vẩn không đáng tin. Hoặc muốn để cho hậu nhân khỏi nghi vấn, cứ lấy trẫm mà làm định pháp"]. Do đó, Khang Hi Đế quyết chọn ngày 11 tháng 1 (âm lịch) sang năm mới làm lễ đưa Tử cung của Thái hoàng thái hậu ra khỏi cung.
  • Trừ tịch và Nguyên đán không hồi cung: ngày Trừ tịch là tất niên, vốn có nhiều kiêng kỵ, mà Nguyên đán là ngày đầu tiên của năm, mang nghĩa hiệp cát. Ấn quán lệ, dù đang có quốc tang thì Hoàng đế cũng sẽ hồi cung vào 2 ngày này. Và từ khi Thái hoàng thái hậu bệnh và qua đời, Khang Hi Đế vẫn luôn ở Từ Ninh cung. Trước ngày Trừ tịch, quần thần thỉnh cầu Hoàng đế hồi cung, ông đáp: ["Ở trong cung thì cung điện nhiều, dời đi cũng tùy tiện. Nhưng nếu ở dân gian, gặp việc hệ trọng này, nơi ở chỉ có 1 căn, thì dời đi chỗ nào? Không thể hồi cung"]. Sau đại thần thỉnh Hoàng thái hậu ra mặt, Khang Hi Đế vì nể tình Thái hậu mà chịu dời ra khu Tiền viện trong Từ Ninh cung, chăm lo giám sát việc các Hoàng tử thủ tang cho tổ mẫu, nhưng vẫn chưa chịu hồi cung[26].
  • Tạm an vẫn không hồi cung: đến tháng giêng sang năm Khang Hi thứ 27, theo lệ đã ước định, Tử cung của Thái hoàng thái hậu được tạm an trong Tấn cung bên ngoài Triều Dương môn (朝暘門). Ấn lệ thường, sau khi Tử cung tạm an, Hoàng đế sẽ hồi cung, song Khang Hi Đế vì muốn thuận tiện tự mình hiến tế, vẫn là quyết định tạm ở Tấn cung. Các đại thần nghe đến lại một lần nữa bôn ba khuyên can, đến mức quỳ khóc cầu xin. Do đó, Khang Hi Đế ở Tấn cung 3 ngày, thì liền hồi cung, nhưng vẫn không về Càn Thanh cung mà ở bên lều trại dựng tạm bên trong Càn Thanh môn (乾清門).

Dâng thụy hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Khang Hi thứ 27 (1688), ngày 16 tháng 10, Khang Hi Đế suất chư Vương, Bối lặc, Văn Võ quần thần, cung phụng sách bảo, thượng tôn thụy hiệu cho Đại Hành Thái hoàng Thái hậu rằng: Hiếu Trang Nhân Tuyên Thành Hiến Cung Ý Dực Thiên Khải Thánh Văn Hoàng hậu (孝莊仁宣誠憲恭懿翊天啟聖文皇后), sang ngày 22 tháng 10 thăng phụ Thái Miếu. Chiếu cáo thiên hạ[27].

Sách thụy văn rằng:

Trước khi qua đời, bà đã để lại di ngôn với Khang Hi Đế:「"Thái Tông (chỉ Hoàng Thái Cực) cung phụng an cửu đã lâu, tránh vì ta mà kinh động đến. Huống hồ tâm huyết của ta dành trọn cho hai cha con Hoàng đế, chỉ cần an táng gần Hiếu lăng là ta mãn nguyện rồi"[29]. Vì vậy, Khang Hi Đế tạm an táng Thái hoàng Thái hậu gần Hiếu lăng (孝陵) của Thuận Trị Đế, thuộc Thanh Đông lăng chứ không hợp táng cùng Hoàng Thái Cực như những phi tần khác. Hoàng đế cũng đem hủy bỏ 5 gian ở sinh tiền cư trú Từ Ninh cung của Thái hoàng Thái hậu, xây lại quy mô tương tự dưới chân núi, xưng Tạm An phụng điện (暂安奉殿) và tạm quàn linh cữu của Thái hoàng Thái hậu ở đấy. Đến thời Thanh Thế Tông, lăng mộ của bà được xây riêng biệt, tên là Chiêu Tây lăng (昭西陵), và năm Ung Chính thứ 3 (1725), ngày 10 tháng 12, linh cữu của bà từ Tạm An phụng điện mới được tiến hành đưa chôn vào địa cung.

Thụy hiệu của bà qua các đời đầy đủ là Hiếu Trang Nhân Tuyên Thành Hiến Cung Ý Chí Đức Thuần Huy Dực Thiên Khải Thánh Văn Hoàng hậu (孝莊仁宣誠憲恭懿至德純徽翊天啓聖文皇后).

Đánh giá

[sửa | sửa mã nguồn]
Hiếu Trang Thái hoàng thái hậu.

Hiếu Trang Thái hậu Bác Nhĩ Tế Cát Đặc Bố Mộc Bố Thái, phụ tá 3 đời Đế vương đầu tiên của triều đại Đại Thanh, đối với việc Mãn Thanh nhập quan diệt Minh, củng cố nền chính trị của Mãn Thanh ở Trung Nguyên thì bà có công đầu tiên. Trong thời gian đầu tiên thời Thuận Trị Đế, bà đóng một vai trò rất lớn trong triều đại của con trai mình. Bà ít khi tham dự chuyện triều chính, không lợi dụng Đế vương tuổi nhỏ mà thùy liêm thính chính, nhưng vai trò của bà là cán cân giữ sự cân bằng trong mối quan hệ giữa Hoàng đế và Nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn, một mối quan hệ luôn là câu hỏi đối với giới sử học.

Trong thời gian Khang Hi Đế trị vì, tuổi còn nhỏ mà mất mẹ, bà đã nuôi dưỡng và chăm sóc Khang Hi Đế đủ kiến thức và nhận thức, vai trò không nhỏ tạo nên một thời đại Khang Hi phồn vinh của lịch sử Mãn Thanh. Đối với phương diện Tây học, bà được ghi nhận tuyệt đối coi trọng, góp phần tạo nên một giai đoạn Khang Hi cởi mở với thế giới. Ung Chính Đế rất tôn sùng Hoàng tằng tổ mẫu, đã bình luận về bà:「Thống lưỡng triều chi dưỡng hiếu, cực tam thế chi tôn thân; 统两朝之养孝,极三世之尊亲」.

Học giả Dương Trân (杨珍) nói về bà:「"Hiếu Trang Thái hậu được công nhận là một nữ chính trị gia kiệt xuất thời Minh-Thanh, bởi vì ở tình huống đặc biệt khó khăn khi Thanh triều nhập quan, bà đã duy trì đoàn kết của Hoàng thất nhà Thanh. Hơn nữa bà còn bảo hộ bồi dưỡng Thuận Trị, Khang Hi, những danh quân trong lịch sử, đối với tình thế khiến cục diện Trung Quốc từ phân liệt thành thống nhất cực kỳ ý nghĩa. Càng quan trọng hơn, bà không giống như Từ Hi Thái hậu lợi dụng hoàn cảnh mà buông rèm chấp chính, trước sau ở vào phía sau màn, việc này ở Trung Quốc cổ đại đích thực là phi thường hiếm thấy"」.

Người ta tin rằng, Hiếu Trang Thái hậu đã thành hôn với Nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn sau khi Hoàng Thái Cực mất. Mối quan hệ chị dâu lấy em chồng đối với tập tục dân tộc Mãn Châu là chuyện rất bình thường, nhưng bên trong mối quan hệ này là một câu chuyện tình có nhiều uẩn khuất. Thuyết nói Hiếu Trang Thái hậu hạ giá lấy Đa Nhĩ Cổn, sớm nhất là bởi Trương Hoàng Ngôn (张煌言) khi ông ta đề cập trong 10 đầu thơ 《Kiến di cung từ - 建夷宫词》, trong đó có 1 bài nói:"Thượng thọ thương vi hợp nhi tôn, Từ Ninh cung lí lạn doanh môn. Xuân cung tạc nhật tân nghi chú, thái lễ cung phùng Thái hậu hôn" (Nguyên văn: 上寿觞为合而尊,慈宁宫里烂盈门。春宫昨日新仪注,太礼恭逢太后婚).

Chủ trương nghi vấn Thái hậu hạ giá Đa Nhĩ Cổn nói còn một ít luận cứ: Thứ nhất, Đa Nhĩ Cổn tôn xưng vì “Hoàng phụ Nhiếp chính vương”; thứ hai, theo 《Đông Hoa lục》 của Tưởng Lương Kỳ (蒋良骐) ghi lại, chiếu cáo Đa Nhĩ Cổn tội trạng, không chỉ có có tự xưng “Hoàng phụ Nhiếp chính vương”, còn có “Lại thân đến hoàng cung nội viện”; thứ ba, Hiếu Trang Thái hậu để lại di chúc Khang Hi Đế, không cần đem bà cùng Hoàng Thái Cực hợp táng, có cách nói đây là vì bà đã tái giá Đa Nhĩ Cổn nên hổ thẹn.

Có người cho rằng, mối tình giữa hai người xảy ra trước khi bà kết hôn của Hoàng Thái Cực. Có người cho rằng, đây là kế sách của Hiếu Trang Hoàng thái hậu nhằm duy trì Đế vị cho con trai của mình là Thuận Trị Đế. Theo lịch sử, Nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn đã cưới một trong những người em họ của bà là Bát Nhĩ Tế Cát Đặc thị - con gái của Tác Nạp Mục (索纳穆), một người con trai khác của Trung Thân vương Trại Tang.

Hậu duệ

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Cố Luân Ung Mục Trưởng Công chúa (固倫雍穆長公主, 1629 – 1678), tên là Nhã Đồ (雅圖), hạ giá lấy anh họ là Bật Nhĩ Tháp Cáp Nhĩ (弼尔塔哈尔) thuộc Khoa Nhĩ Thấm Mông Cổ.
  2. Cố Luân Thục Tuệ Trưởng Công chúa (固倫淑慧長公主, 1632 – 1700), tên là A Đồ (阿圖). Đầu tiên thành thân với Tác Nhĩ Cáp (索尔哈) thuộc Chính Hoàng Kì của Mãn Châu, sau đó tái giá với Sắc Bố Đằng (色布腾) thuộc Ba Lâm bộ Mông Cổ.
  3. Cố Luân Đoan Hiến Trưởng Công chúa (固倫淑哲長公主, 1633 – 1648), hạ giá Khanh Cát Nhĩ Cách (铿吉尔格), con của Nội đại thần Ngạc Tề Nhĩ Tang (鄂齐尔桑) thuộc Mãn Châu Tương Hoàng kỳ.
  4. Hoàng cửu tử Phúc Lâm [福临], tức Thanh Thế Tổ Thuận Trị Hoàng đế.

Trong điện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiếu Trang Thái hậu không chỉ là một chủ đề hấp dẫn đối với giới sử học mà cuộc đời bà đã được đưa vào văn chương và nghệ thuật, đặc biệt là các tác phẩm điện ảnh về thời niên thiếu của Khang Hi Đế, hoặc những phim nói về buổi đầu xây dựng triều Thanh. Tên gọi của bà trong các phim rất hiếm khi thấy chính xác là "Bố Mộc Bố Thái" mà đều là cái tên dân gian hư cấu 「Đại Ngọc Nhi」.

Sau đây là một số bộ phim đáng chú ý có hình tượng của bà.

Năm Phim điện ảnh và truyền hình Diễn viên
1992 Nhất đại hoàng hậu Đại Ngọc Nhi
《一代皇后大玉儿》
Phan Nghinh Tử
1994 Tân Nguyệt cách cách
《新月格格》
Lưu Tuyết Hoa
2000 Công chúa Hoài Ngọc
《懷玉公主》
2001 Khang Hi vương triều
《康熙王朝》
Tư Cầm Cao Oa
2002 Hiếu Trang bí sử
《孝莊秘史》
Ninh Tịnh
Thiếu niên Thiên tử - Thuận Trị thiên
《少年天子順治篇》
Phan Hồng
2003 Thiếu niên Thiên tử - Khang Hi thiên
《少年天子康熙篇》
2006 Sóng gió Đại Thanh
《大清風雲》
Hứa Tịnh
Khang Hi bí sử
《康熙秘史》
Ô Sảnh Sảnh
2011 Sơn hà luyến - Mỹ nhân vô lệ
《山河戀 美人無淚》
Viên San San
Khuynh thành Tuyệt luyến
《倾城绝恋》
Phan Nghinh Tử
2015 Đa tình Giang sơn
《多情江山》
Viên Vịnh Nghi
Đại Ngọc Nhi truyền kỳ
《大玉兒傳奇》
Cảnh Điềm
2017 Long Châu Truyền Kỳ
《龙珠传奇》
Tư Cầm Cao Oa
2018 Tô Mạt Nhi Truyền Kì
《苏茉儿传奇》
Lưu Thiên Hàm

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 清实录顺治朝实录-卷之五十二 Lưu trữ 2018-08-08 tại Wayback Machine:顺治八年。辛卯。春正月。辛未。谕礼部。朕闻君德莫先于克孝礼制莫重乎尊亲。凡帝王缵承鸿业。深念劬劳。必上徽称。以彰盛典。所以隆礼显孝也。恭惟圣母、翊赞皇考、令德著于宫闱。诞育藐躬、恩慈勤于顾复。获缵丕绪。奄有寰区。良由圣母启迪之所致也。爰遵古典博采众谋拟上昭圣慈寿皇太后尊号。恭晋隆礼。用展孝思尔部将应行事宜择吉具闻。定皇太后冠顶、及皇后诸妃衣冠制。皇太后冠顶东珠与上同。皇后冠顶东珠十三颗衣用黄色居中宫西宫大妃冠顶东珠十二颗东宫妃东珠十一颗。定皇太后仪仗、及皇妃仪仗制、皇太后仪仗黄缎绣九凤曲柄伞一。黄缎宝相花伞四。红瑞草伞二。红素方伞二。销金九凤蓝伞二。青伞二。绣龙凤黄扇二。金黄素扇二。绣龙凤红扇二。绣鸾凤雉尾红扇二。吾仗四。卧瓜四立瓜四。红旗二。黄旗二。青旗二。蓝旗二。俱用缎销金龙凤文。金节一对。用黄纱绣龙凤文。黄轿一。黄车二。金马杌一。金交椅一。脚踏一。金唾盂一。金壶一。金水礶一。金香罏二。拂子二。金面盆一。金香盒二。用红油销金彩画凤底八角盘八面承之。四角桌八张。举香罏红油竿二根。两头俱刻凤文。皇妃仪仗、黄缎绣七凤曲柄伞一。黄缎宝相花伞二。红瑞草伞二。红方伞二。金黄素扇二绣凤雉尾红扇二吾仗二卧瓜二。立瓜二。销金凤文红旗二。青旗二。马杌一。交椅一。脚踏一。俱用起花金叶裹钉金唾盂一。金壶一。金水礶一。金面盆一。金香罏一。金香盒一。用红油销金彩画八角盘六面架六个承之。拂子二节一对。黄轿一车一四角用翟鸟金顶又诸妃仪仗、黄缎绣五。凤曲柄伞一。素黄缎伞二。红瑞草伞二。金黄素扇二。吾仗二。销金凤文青旗二。卧瓜二。立瓜二。黄轿一。车一。四角用翟鸟镀金顶马杌一。交椅一。脚踏一。俱用起花贴金银叶裹钉。金唾盂一。金面盆一。金壶一。金罏一。金香盒一。用红油销金彩画八角盘、六面架六个承之。金水礶一。拂子二。节一对。
  2. ^ 清实录顺治朝实录-卷之五十三 Lưu trữ 2018-08-08 tại Wayback Machine:顺治八年。辛卯。二月。己卯朔。礼部题上昭圣慈寿皇太后尊号仪注本月初十日卯时上皇太后尊号先期一日遣官祭告天地太庙社稷是日设皇太后仪仗于宫中内院礼部官进宫。设黄案于正中。亲王以下、公以上、俱朝服。于午门内序立。满洲蒙古汉军、固山额真尚书、精奇尼哈番梅勒章京、侍郎等官在左翼门外序立。文武百官、在午门外排班。銮驾、大乐、全设。皇太后册宝彩亭二座、在左翼门内陈设。皇上出宫。册宝彩亭起行。内院礼部官前导。皇上驾诣皇太后宫。王以下、公以上、进太和殿丹墀。随驾行。册宝彩亭、从左翼中门出。侍立官、皆跪候过随驾行。驾至皇太后宫门外、降辇。请皇太后升座。皇太后具礼服升座。册宝彩亭至宫门外、止。捧册宝官、捧册宝由正中进宫内。立于左侧。引礼官、导驾进宫门内。至拜位。王以下、公以上、在宫大门限外序立。固山额真尚书以下侍郎、梅勒章京以上、在宫大门外序立。鸿胪寺官奏跪。上率诸王众官皆跪。鸿胪寺官奏进册宝。左侧捧册宝官、跪进册宝于皇上。皇上受册宝、上献讫。右侧官跪接、置于黄案上。鸿胪寺官奏宣册宝宣读官、跪宣册宝讫。鸿胪寺官、奏叩头。上率诸王众官、皆三跪九叩头讫。午门外侍立各官、亦随行三跪九叩头礼。鸿胪寺官、奏礼毕。皇太后。皇上、俱还宫。诸王、众官、俱散。次日、皇上御太和殿。诸王率文武百官上表、行庆贺礼。礼毕。颁诏天下。是日、固伦公主、和硕福金以下。固山额真、精奇尼哈番、尚书以上命妇。诣皇太后宫、行庆贺礼。
  3. ^ 清实录顺治朝实录-卷之五十三 Lưu trữ 2018-08-08 tại Wayback Machine: 顺治八年。辛卯。二月。己丑。以上昭圣慈寿皇太后尊号礼成。颁诏天下。诏曰。帝王统御寰区。抚绥亿兆。莫不正名彰德。致隆于所生。乃仁孝之至情。尊养之彝宪也。钦惟我圣母协赞皇考。勤修内则。克谐宫壸。以御于家邦。诞育眇躬、劬劳启迪。缵承洪绪、昆一多方。揆厥本原、实惟慈庇。王公臣庶、咸谓宜崇上尊号。以孚中外之心。协古今之礼。察兹公议、允惬朕衷。谨告天地、太庙、社稷于顺治八年二月初十日率诸王、贝勒、文武群臣、恭奉册宝。上尊号曰昭圣慈寿皇太后。隆仪备举。恺泽覃敷。所有恩恤事宜、条列于后。一和硕亲王以下、宗室三等辅国将军以上、应厚加恩赐一、外藩诸王以下、固山额真、精奇尼哈番以上、各加恩赐一内外自公主以下、至格格、各加恩赐一满洲、及在内蒙古、旧汉军、公爵以下拖沙喇哈番以上、并袭职幼官随朝以上者各加升一级。内有从前行间著劳、及在署供职已久者、应破格分别升授。一、先经颁给诰命世职各官、今遇恩诏升授者、于诰命内、准撰世袭罔替。旧汉军阿达哈哈番、满洲拜他喇布勒哈番、今遇恩诏、亦准撰给诰命。嗣后已领诰命者、如再膺实职、另行撰给敕书。白身任梅勒章京、甲喇章京、满洲、蒙古、白身任牛录章京、满洲、蒙古、汉军、白身任侍郎、内院学士、理事、汉启心郎、副理事、主事者、应概加升一级。一、在京文官五品以上、各加一级。一、在京官员九品以上、厚加恩赐。一、各省镇总督、巡抚、并总兵官、各加恩赐。一、地方人材、果有诚实有德、山林隐逸之士。著该督抚核实具奏、酌与录用。一、各省人丁徭银、派徵不等。八年一年、曾分九则者。上三则、免七分之一。中三则、免五分之一。下三则、免三分之一。不分等则者。三钱以上、免半。三钱以下、全免。畿辅、除前诏免过外。再照各省、一例蠲免一各处满汉兵丁、分马步战守、各加赏赉。一、历代帝王陵寝、先师孔子阙里、应遣官致祭、照旧例举行。一、满汉孝子、顺孙、义夫、节妇、该管官细加咨访、确具事实、勘给奏闻。礼部核实、以凭旌表。一、自顺治元年起、至八年二月十一日昧爽以前。凡卫所充军人犯、不论永远终身、悉与赦免回籍。督抚仍将赦过人数、具册报部。一、营中例毙马匹、有按年责赔之例。自顺治八年二月十一日以前、未赔者、悉为豁免。一、各营兵丁征战劳苦、如有饷有欠者、该督抚速为补给。一、征调别省兵丁、深为可悯。其家口坐粮、照例给发。务令得沾实惠。一、朝鲜□山戊不□额、进贡各色绵五百疋。棉布五千疋。以后永免绵一百疋。棉布六百疋。于戏。立爱惟亲。孝思不匮。惟我圣母、丕隆名寿。于万斯年。王公臣庶、偕兹大庆。其各祇乃身。裕乃心。勤乃事敬迓天庥。以共臻于郅理。布告天下。咸使闻知。昭圣慈寿皇太后诰谕皇帝曰。为天子者、处于至尊。诚为不易。上承祖宗功德、益廓鸿图。下能兢兢业业、经国理民。斯可为天下主。民者、国之本。治民必简任贤才。治国必亲忠远佞。用人必出于灼见真知。莅政必加以详审刚断。赏罚必得其平服用必合乎则。毋作奢靡。务图远大。勤学好问。惩忿戒嬉。倘专事佚豫、则大业繇兹替矣。凡几务至前、必综理勿倦。诚守此言、岂惟福泽及于万世。亦大孝之本也
  4. ^ ○戊子。上躬率诸王、文武群臣恭上昭圣慈寿皇太后尊号册。宝册文曰开国承家道莫先于立爱正名定位。礼莫大于尊亲。子有至情。古垂彝宪。宜登崇号。以表化原。恭惟圣母体备含弘。性成圣善。克恭俭而襄大业。秉慈惠而谐六宫。祜既笃于家邦。祥乃钟于继嗣。恩勤顾复、丕殚鞠子之劳。启迪训行备示作君之则。坤教彰于率土。母仪式于九围。至德难名。莫罄揄扬之实。深恩罔报。图申尊养之诚。爰顺舆情。肇隆盛典。谨告天地、太庙、社稷。率诸王贝勒文武群臣恭奉册宝。上尊号曰昭圣慈寿皇太后。伏愿凝和履泰燕子诒孙德位兼崇锡鸿禧于四海。天人协庆。介眉寿于万年宝文曰昭圣慈寿皇太后宝。
  5. ^ 《清實錄順治朝實錄》: ○庚辰。以加上皇太一徽號禮成。諸王、文武群臣、上表行慶賀禮。是日、頒詔天下。詔曰。在昔成周、閨門敦睦。治化翔洽。祈天永命。以克昌厥世。皆文母之德也。朕以涼薄、纘承祖宗丕緒。統御海內。賴我聖母昭聖慈壽恭簡皇太后恩勤誨迪。是訓是行。十有一年於茲矣。深惟風教之源、始於宮壼。遴求淑德、作配朕躬。嘉禮既成、慈徽益著。宜晉尊崇、弘彰聖善。謹擇順治十一年六月二十一之吉、祇告天地太廟社稷。率諸王、貝勒、文武群臣、恭奉冊寶、加上昭聖慈壽恭簡安懿皇太后。名壽克全於大德。尊親覃慶於多方。所有恩赦事宜、開列於後。一、和碩親王以下、奉國將軍以上、俱加恩賜。一、公主以下、固山格格以上、俱加恩賜。其無俸宗女、酌加恩賜。一、在外藩王以下、公以上、俱加恩賜。一、在京滿洲、蒙古、漢軍、異姓公以下、七品官以上、俱加恩賜。一、在京文武漢官五品以上、俱加恩賜。一、山林隱逸、果有懷才抱德、通達治體者。該督撫核實舉薦。朕親加試用。一、自順治十一年六月二十二日昧爽以前、凡官吏兵民人等有犯。除謀反叛逆、子孫謀殺祖父母、父母、內亂、妻妾殺夫、告夫、奴婢殺家長、殺一家非死罪三人、採生折割人、謀殺、故殺、蠱毒魘魅、毒藥殺人、強盜、妖言十惡等真正死罪、不赦外。其隱匿滿洲逃人、及貪官衙蠹受贓、監守自盜、領運官役侵盜漕糧、並順治九年十一月二十三日、在衡州府擊賊有罪諸人、亦在不赦。其餘罪無大小、已發覺、未發覺、已結正、未結正、咸赦除之。有以赦前事告訐者、以其罪罪之。一、內外文武官員、除大計處分、城池失守外。有因公事詿誤革職、降級、罰俸、戴罪、住俸等項。並見在議革、議降、議罰者。各該衙門、悉與奏明寬宥。一、順治六七兩年地畝人丁本折錢糧、果系拖欠在民、悉與豁免。其已徵在官者、不得借口民欠侵隱。一、順治七年分歷日、祭祀牛羊、藥材、本折錢糧。其已徵在官者、照數起解。其拖欠在民者、悉行蠲免。一、會典舊制。各府州縣、俱有豫備四倉及義倉社倉等法。每處積貯、多者萬餘石。少者數千石。各省倉儲俱數百萬計。故民有所恃、荒歉無虞。今責成各地方該道專管。稽察舊積。料理新儲。應行事宜、聽呈督撫具奏。每年二次造冊報部。該部察積穀多寡、分別議奏。以定該道功罪。一、大軍經過地方、馬匹所需、供應草豆運價等項。以後俱准作正項錢糧銷算。如官胥通同勒掯侵冒、該督撫即行糾參。隱徇者一體重處。一、滿洲蒙古漢軍兵丁、酌量給賞。一、貧民失業流離。各地方官、有能賑恤全活五百人以上者。核實紀錄。千人以上者。即與題請加級。其有鄉紳富民、尚義出粟、全活貧民百人以上者。該地方官核實具奏。分別旌勸。一、東南財賦之地、素稱沃壤。連年水旱為災、民生重困。皆因失修水利、致誤農工。該督撫責成地方官、悉心講求。疏通水道。修築堤防。以時蓄洩。俾水旱無虞。民安樂利。一、頻年治河、旋塞旋決。夫役埽料、民累不堪。或地方有司、借端加派。或濫用委官、侵冒詐索。該督撫監司、嚴加清厘禁戢。仍須講求長策、刻期竣工。勿得延緩滋害。一、近來司府州縣、徵收錢糧。天平法馬太重。多加火耗、民受困苦。著該督撫司道等官、嚴飭有司、務遵較定法馬。不許私自增加。仍不時密察、違者指名參奏。並上司差役催提、橫加需索、凌逼下屬。著嚴行禁戢。督撫各官、不自覺察者、一並治罪。一、各地方徭役繁重。有豪紳、劣衿衙胥積蠹、或本身田連阡陌。濫免差徭。或包攬他人田地徭丁。代為規避。偏累窮民、莫此為甚。該督撫行各地方官、兼公嚴察。如有此等情弊、重加懲處。一、直隸及各省徵收錢糧、俱照萬歷年間則例。久已通行。如州縣官、有將天啟崇禎年間濫加錢糧、仍行徵派者。該督撫糾參重處。一、白糧民解累民。官解仍以累民。今後於該省漕糧船分帶。以蘇官民之累。應行事宜、該督撫作速議奏。一、漕船缺額、已准動輕齎銀兩、責令運官自雇。如有重派地畝。擅拏民船者。有司運官。俱聽該督撫糾參重處。一、關稅已經定額。奉差官員、不許分外科索。擾害商民。其地方民事、一概不許干豫。違者並治。一、錢糧私派欺隱等弊。俱由積惡吏書、串通衙內幕客、誘官作奸。害民蠹國。今後該督撫糾參司錢糧款件。必將經承吏書、奸惡幕客、列名並劾。如款內不及。吏書幕客者、該督撫以徇縱論。各布政使、仍將司府州縣一應經承錢糧吏書、母年二次造冊報部。若冊內無名、濫管錢糧者。許諸人告發。司府州縣、一體重治。一、飢民有願赴遼東就食耕種者。山海關章京、不得攔阻。所在章京、及府州縣官、隨民願往處所、撥與田地。酌給種糧。安插撫養、毋致失所。仍將收過人數、詳開報部奏聞。一、兵火之後、田土荒蕪。須令民間盡力開墾。不許豪強占隱。以致窮民失業。違者重懲。有司不行覺察、以溺職論。一、運糧官丁行月糧。各地方本折不等、多有偏枯之弊。著漕督通查確酌具奏。務期本折均平、以贍窮丁。一、順治十一年鄉試中額、順天加舉人十名。大省加舉人七名。中省加舉人五名。小省加舉人三名。滿洲、漢軍、各加舉人十名。蒙古、加舉人五名。十二年會試中額、直省共加進士五十名。滿洲、漢軍各加進士十名。蒙古加進士五名。一、鄉試中式武舉額、大省加六名。中省加四名。小省加二名。會試武進士額、共加二十名。一、直隸各省儒學、每學俱於廩生內、通行考試。慎加選擇。務取經書策論、學問兼優者。拔取一名充貢。送部廷試。一、國子監監生、見今坐監者。免坐監一個月。一、滿洲兵丁、披甲隨征。多年效力。被傷不能披甲、及年老有疾退役者。酌給恩賞。一、滿洲兵丁、各處征巢□刀。對陣傷損、未經給賞者、速給。一、鑾儀衛旗尉象軍、服役有年。酌加賞賚。一、土賊嘯聚、或因飢饉所迫。或因貪官虐害。殊為可憫。果能改悔前愆、自行投首者、悉免其罪。一、有從賊官民人等、厭苦賊患、慕義來歸者。地方官即行優養。務令得所。來歸官員、奏聞酌用。一、各省設兵處所、錢糧務要以時支放。不許有司壓欠。本管將領侵克。如有此等情弊、該督撫即行糾參。一、省會設兵處所、有等奸民、假冒投充、溷入營內。夥告夥証。拖累小民。甚有借通賊為名、抄掠殷實。尤為大害。該固山額真、督撫鎮將嚴行約束。務絕害端。如有隱徇不究、一並從重處治。一、設兵原以衛民。近來各省兵丁、肆害無窮。或放馬傷稼。斫伐桑棗。拆毀廬舍。甚至城市劫掠。公為大盜。各弁毫無約束。故縱分肥。大干法紀。該督撫申飭管兵官、務嚴紀律。毋得再蹈前轍。如有徇庇容隱、不行糾參。事發、一並究罪。一、凡應追入官錢糧、如果家產盡絕。該督撫查確、題請豁免。不許株連親族。一、有因叛逆干連者。該督撫審明、實系冤枉、即為具題釋放。一、各省有城垣傾圯。橋梁毀壞。地方官能設法修葺、不致累民者。該督撫具題。即與敘錄。一、黃河神金龍四大王、運河神分水龍王、應遣官致祭。一、詔內各款。該地方各官、俱要實心奉行。務使恩澤及民。方不負朕憫念元元至意。如沿習舊套、徒以虛文塞責。該督撫不能覺察參奏。著部院科道、一並糾參重處。於戲。協九疇而茂祉。萬年膺篤祜之祥。聚大順以怡親。四海霈旁流之澤。詔告中外。咸使聞知。
  6. ^ 《顺治朝实录》:朕亲诣慈宁宫,朝见皇太后。奏知畿辅近地连年荒歉。今岁自夏徂秋,复苦䨙雨飞蝗,民生艰瘁。蒙皇太后慈谕:小民如此苦楚,深为可悯,所有宫中节省银三万两,即行发出,速加赈济。
  7. ^ 《清實錄順治朝實錄》: ○丁酉。上率諸王貝勒、文武群臣、恭奉冊寶、加上昭聖慈壽恭簡安懿皇太后徽號曰。昭聖慈壽恭簡安懿章慶皇太后。冊文曰。維順治十三年。□山戊不□次丙申。十二月。甲戌朔。越二十四日。丁酉。子皇帝臣臨福謹稽首頓首上言。慈恩罔極、祗深愛戴之忱。盛德難名、益肅尊崇之典。澤流寰海。喜溢宮庭。欽惟聖母昭聖慈壽恭簡安懿皇太后。道合坤貞。功參乾始。茂膺純嘏、既錫祚於藐躬。特簡賢媛俾協襄乎內治。問安視膳。莫申養志之微誠。顯號隆儀、用表徽音之備美。謹告天地、宗廟、社稷。率諸王、貝勒、文武群臣、恭奉冊寶、加上徽號曰。昭聖慈壽恭簡安懿章慶皇太后。伏願福增瑤牒。瑞譪萱闈如月之恆、燕翼祥開百世。唯仁者壽、翟褕輝映千秋。臣誠歡誠忭稽首頓首、謹言。寶文曰。昭聖慈壽恭簡安懿章慶皇太后寶。
  8. ^ ○戊戌。以恭上皇太后尊號禮成。諸王群臣、及公主、福金、並命婦等、俱行慶賀禮。是日、頒詔赦天下。詔曰。自古帝王統御天下。首重尊親。故嘉禮告成。必晉崇顯號。推厥弘澤。洽於四海。所以廣孝思昭錫類之仁。甚盛典也。朕承聖母昭聖慈壽恭簡安懿皇太后慈訓。撫輯萬方。於今逾紀。茲更遴選賢淑。俾佐壼敬。弼成內治。仰惟至德、高厚難酬。非藉鴻稱、曷申孝悃是用祗告天地宗廟社稷。於十二月二十四日。率諸王。貝勒文武群臣、恭奉冊寶、加上聖母尊號曰。昭聖慈壽恭簡安懿章慶皇太后。隆儀爰舉。湛惠斯覃。所有應行事宜條列於後。一、和碩親王以下、奉恩將軍以上、俱加恩賜。一、內外公主以下、固山格格以上、俱加恩賜。一、外藩諸王以下、固山額真以上、各加恩賜。一、在京文武官員除年幼未豫隨朝世職官員外、公侯伯以下、至九品官員、普卌恩賜。一、各省固山額真、昂邦章京、梅勒章京、總督、巡撫、並總兵官各加恩賜。一、順治八九兩年、未完地畝人丁本折錢糧。該督撫確察、果系拖欠在民者、具奏豁免。已徵在官者、不得借口民欠侵隱。一、順治八九兩年、分歷日、祭祀牛羊、藥材、本折錢糧其已徵收在官者、照數起解。其拖欠在民者、該督撫確察具奏豁免。一、十三年以前、各省牛角皮料等項、果有未解完者工部確察照例改折。以舒民力。一、在京滿洲蒙古漢軍兵丁、量給恩賞。一、滿洲兵丁、披甲隨征、多年效力、被傷不能披甲、及年老有疾退役者、酌給恩賞。一、調撥別省兵丁、遠出從征深為可憫。其家口坐糧照例給發務令得沾實惠於戲。榮號洊加用闡慈闈之聖善宏恩遐播庶合海宇之歡心布告天下咸使聞知
  9. ^ 清实录康熙朝实录-卷之七: 庚午。谕礼部、朕惟君国之道、必崇夫孝理。化民之务、首重乎尊亲。钦惟我圣祖母昭圣慈寿恭简安懿章庆皇太后、仁承天德。顺协坤仪。佐皇祖太宗文皇帝、肇建丕基。启皇考世祖章皇帝、宅中定鼎。朕缵荷鸿图。恭承懿训。仰惟恩德、爱戴弥殷。母后皇后、懋昭淑配。克嗣徽音。表正六宫。母仪四海。母后、温恭慈惠。诞育眇躬。圣善之德并隆、尊显之仪宜备。粤稽古制。询于佥谋。尊上圣祖母皇太后尊号曰、昭圣慈寿恭简安懿章庆敦惠太皇太后。母后皇后尊号曰、仁宪皇太后。母后尊号曰、慈和皇太后。尔部即择吉以闻
  10. ^ 清实录康熙朝实录-卷之七 Lưu trữ 2018-08-08 tại Wayback Machine: 康熙元年。癸卯。黎明。直班内大臣、侍卫、内院、礼部官、俱朝服齐集。设太皇太后、两宫皇太后、册宝彩亭六座。内院、礼部官、前引太皇太后册宝彩亭、至太和殿正中陈设。仁宪皇太后、慈和皇太后、册宝彩亭、东西旁陈设。上礼服。升殿。阅册宝毕。内院、礼部官、导彩亭次第前行。上升舆随后。内大臣以下官、随驾出右翼门。至太皇太后宫门外。上降舆。捧册宝官、从彩亭内、捧太皇太后册宝进宫、置黄案上。礼部官导上于丹陛正中跪。大学士捧册宝跪进。上受册宝。次第献毕。上奏言、恭惟圣祖母皇太后陛下承天厚德。配地弘庥。臣嗣缵鸿图。仰蒙懿训。璇基永保。环海重熙。宜修尊显之仪章。用祝生成之福履。敬稽彝典、晋荐徽称。伏祈圣慈鉴俞。礼仪备举。慰四海瞻依之愿。迓万年昌炽之祥。册文曰、昌源茂衍、荷慈训之贻谋。景历初膺、奉彝章而晋号。欢腾宫籞。庆洽寰区。钦惟圣祖母昭圣慈寿恭简安懿章庆皇太后、至仁厚德、配地承天。辅皇祖以式廓丕基、懋著肃雝之化。启皇考而载恢大业、益隆圣善之规。顾眇躬之嗣缵洪猷、赖懿教之恩隆诲迪。敬循显扬之典、用抒孝养之忱。谨告天地、宗庙、社稷。率诸王、贝勒、文武群臣、恭奉册宝、加上徽号曰、昭圣慈寿恭简安懿章庆敦惠太皇太后。伏愿休徵滋至。纯嘏弥增。绵鹤算于无疆。耀鸿名于有永。宝文曰、昭圣慈寿恭简安懿章庆敦惠太皇太后之宝。
  11. ^ 《清實錄康熙朝實錄》: ○己酉。以加上太皇太后、皇太后徽號、禮成。頒詔天下。詔曰、朕惟帝王撫有四海。必首隆孝治、以端教化之源。是以子孫相承、而衍慶於奕葉也。欽惟我聖祖母昭聖慈壽恭簡安懿章慶敦惠太皇太后。佐皇祖太宗文皇帝。肇興大業。啟皇考世祖章皇帝。式郭弘圖。聖母仁憲皇太后。克嗣徽音。母儀茂著。朕纘膺丕緒。夙夜兢兢。仰荷慈闈。並弘訓育。茲者遴選賢淑、作配朕躬。屬當嘉禮之成。宜進尊稱之典。謹告天地、宗廟、社稷。於康熙四年九月二十五日、率諸王貝勒、文武群臣、恭奉冊寶、加上聖祖母昭聖慈壽恭簡安懿章慶敦惠太皇太后徽號曰、昭聖慈壽恭簡安懿章慶敦惠溫莊太皇太后。聖母仁憲皇太后徽號曰、仁憲恪順皇太后。崇兩宮之顯號。洽萬國之歡心。於戲。祉貽孫子、宏昭式穀之源。禮備尊親、大錫覃恩之典。布告中外。咸使聞知
  12. ^ 《清實錄康熙朝實錄》: 庚子。諭禮部、敦本為王化之原、尊親乃孝治之大、遵典禮而致顯揚、所以伸敬養之至意也。朕纘承洪基、躬親政務。惟我聖祖母昭聖慈壽恭簡安懿章慶敦惠溫莊太皇太后、暨聖母仁憲恪順皇太后、佑啟多方、恩勤備至。聖慈深厚、酬報未能。茲欲展厥孝忱、宜進尊崇之號。謹加上太皇太后徽號曰、昭聖慈壽恭簡安懿章慶敦惠溫莊康和太皇太后。加上皇太后徽號曰、仁憲恪順誠惠皇太后。昭令德於萬年。廣孝道於天下。爾部即遵諭行。欽哉。特諭
  13. ^ ○戊午。以加上太皇太后皇太后徽號禮成。頒詔天下。詔曰、朕惟自古帝王、建極綏猷、保民圖治、莫不以懋昭先德、祗盡孝忱為務。朕纘承丕基、躬親庶政。恭惟世祖章皇帝、功德兼隆、當崇配享。暨聖祖母太皇太后、聖母皇太后、恩勤備至、宜盡顯揚。是用上稽前典、下協輿情、謹告天地宗廟社稷。率諸王、貝勒、文武群臣、於康熙六年十一月朔有七日、冬至、恭祀上帝、十六日、如夏至儀、恭祀地祇、並奉世祖章皇帝配享。十七日、恭奉冊寶、加上聖祖母昭聖慈壽恭簡安懿章慶敦惠溫莊太皇太后徽號曰、昭聖慈壽恭簡安懿章慶敦惠溫莊康和太皇太后。加上聖母仁憲恪順皇太后徽號曰、仁憲恪順誠惠皇太后。慶禮兼行。鴻恩廣逮。於戲、率由舊章、以覲前烈之高厚。永膺純嘏、覃敷怙冒之恩慈。彰孝道於千秋。合歡心於萬國。布告天下、咸使聞知
  14. ^ 《清實錄康熙朝實錄》: ○辛亥。諭禮部、朕惟建儲以重國本。晉號以篤尊親。慶典告成、隆儀式舉。所以彰懿德而展孝忱也。朕纘承丕緒、夙夜兢兢。仰惟聖祖母昭聖慈壽恭簡安懿章慶敦惠溫莊康和太皇太后。暨聖母仁憲恪順誠惠皇太后。教育恩深、顯揚罔既。茲者恪遵懿上□日、冊立東宮。念主器之得人、皆慈恩之垂裕。宜宣盛德。用著鴻章。謹加上太皇太后徽號曰、昭聖慈壽恭簡安懿章慶敦惠溫莊康和仁宣太皇太后。加上皇太后徽號曰、仁憲恪順誠惠統淑皇太后。昭徽音於奕世。廣孝治於多方。爾部即選擇吉日、開具儀注以聞
  15. ^ 《清實錄康熙朝實錄》: ○甲午。上率諸王、貝勒、貝子、公、內大臣、大學士、都統、副都統、尚書侍郎等、恭奉冊寶、詣太皇太后宮、行禮。冊文曰、徽音錫祚、啟萬年昌後之祥。顯號揚休、合四海尊親之戴。慶流寰宇。喜溢宮闈。欽惟聖祖母昭聖慈壽恭簡安懿章慶敦惠溫莊康和太皇太后、德協坤元。祉隆天佑。贊襄祖烈、垂奕葉而丕顯丕承。燕翼孫謀、繼重熙而卜年卜世。茲者祗遵慈命、建立元儲。仰惟垂裕之深恩、肅舉顯揚之鉅典。謹告天地、宗廟、社稷。率諸王、貝勒、文武群臣、恭奉冊寶、加上徽號曰、昭聖慈壽恭簡安懿章慶敦惠溫莊康和仁宣太皇太后。伏願弘庥洊至。景福彌隆。長介壽祺茂升恆於有永。備膺純嘏、綿歷服於無疆。寶文曰、昭聖慈壽恭簡安懿章慶敦惠溫莊康和仁宣太皇太后之寶。恭奉冊寶、詣皇太后宮、行禮。冊文曰、慈徽啟後、衍景祚於洪圖。懿範垂庥、晉隆名於鉅典。歡盈朝野。慶洽宮闈。欽惟聖母仁憲恪順誠惠皇太后、德茂安貞。仁符厚載。勤宣內治、佐皇考以詒謀。懋著母儀、訓眇躬而敷政。茲元儲之懋建、宜顯號之崇加。謹告天地、宗廟、社稷。率諸王、貝勒、文武群臣、恭奉冊寶、加上徽號曰、仁憲恪順誠惠純淑皇太后。伏願茂增福嘏。益介壽祺。彤管揚輝、令聞丕光於四海。璇宮迪吉、彞章永播於萬年。寶文曰、仁憲恪順誠惠純淑皇太后之寶
  16. ^ ○乙未。上御太和殿。王以下文武各官、上表行慶賀禮。頒詔天下。詔曰、朕惟帝王綏理萬方、首崇孝治。尊親之典、因事加隆。至建立元儲、懋敦國本、尤必推原懿德、上晉徽稱。此歷代不易之盛軌也。欽惟我聖祖母昭聖慈壽恭簡安懿章慶敦惠溫莊康和太皇太后、佐皇祖太宗文皇帝、肇造丕基。啟皇考世祖章皇帝、恢弘大業。聖母仁憲恪順誠惠皇太后、母儀茂著、克嗣徽音。朕奉事慈闈、並承訓育。紹基圖治、宵旰靡寧。茲者祗遵懿命、冊立皇太子禮成。仰惟垂裕之仁、式舉顯揚之典。謹告天地。宗廟、社稷。於康熙十五年正月十一日、率諸王、貝勒、文武群臣、恭奉冊寶、加上聖祖母昭聖慈壽恭簡安懿章慶敦惠溫莊康和太皇太后徽號曰、昭聖慈壽恭簡安懿章慶敦惠溫莊康和仁宣太皇太后。聖母仁憲恪順誠惠皇太后徽號曰、仁憲恪順誠惠純淑皇太后。慶禮告成、恩綸宜沛。於戲。崇儀顯號、昭令範於千秋。錫類推恩、洽歡心於四海。布告中外、咸使聞知
  17. ^ 《清實錄康熙朝實錄》: ○諭禮部、朕惟戡定本啟佑之恩。顯揚備尊親之禮。成功既告。盛德宜彰。所以展孝忱。昭慶典也。逆賊吳三桂、背恩反叛。數年以來、朕仰承聖祖母昭聖慈壽恭簡安懿章慶敦惠溫莊康和仁宣太皇太后。暨聖母仁憲恪順誠惠純淑皇太后慈訓。剿除叛亂、克奏敉寧。思上答乎弘仁。應進崇夫顯號。謹加上太皇太后徽號曰、昭聖慈壽恭簡安懿章慶敦惠溫莊康和仁宣弘靖太皇太后。皇太后徽號曰、仁憲恪順誠惠純淑端禧皇太后。播徽音於四海。介景福於萬年。爾部即擇吉具儀以聞
  18. ^ ○上御太和門。王以下、文武各官、上表行慶賀禮。頒詔天下。詔曰、朕惟帝王纘承鴻緒。首重尊親。顯號洊加。彞章具在。矧式遏禍亂。耆定厥功。實稟誨育之恩。應極尊崇之典。比者逆賊吳三桂反叛、煽動多方。朕夙夜靡寧、肆張天討。仰承聖祖母昭聖慈壽恭簡安懿章慶敦惠溫莊康和仁宣太皇太后。聖母仁憲恪順誠惠純淑皇太后懿訓。次第翦滅。克奏蕩平。上慰宗廟之靈。下拯生民之厄。非藉慈庇。曷克臻此。茲用晉休稱。載揚盛德。謹告天地、宗廟、社稷。於康熙二十年十二月二十四日、率諸王、貝勒、文武群臣、恭奉冊寶、加上聖祖母昭聖慈壽恭簡安懿章慶敦惠溫莊康和仁宣太皇太后徽號曰、昭聖慈壽恭簡安懿章慶敦惠溫莊康和仁宣弘靖太皇太后。聖母仁憲恪順誠惠純淑皇太后徽號曰、仁憲恪順誠惠純淑端禧皇太后。禮既備於兩宮。澤宜敷於四海。於戲。慶洽宮闈、聿展因心之孝。恩覃中外、丕昭錫類之仁。布告天下。咸使聞知
  19. ^ 《清代内务府档案》:太皇太后懿旨:尔等此番估奏,非欲令朕惊惧息意否?朕断然不退!著将朕岁得貂皮、绸缎、丝绒等项,估算后拿来造佛经。毋将此事奏闻于皇上。钦此。
  20. ^ (Nguyên văn: 忆自弱龄,早失估恃,趋承祖母膝下,三十余年,鞠养教诲,以至有成。设无祖母太皇太后,断不能致有今日成立,同极之恩,毕生难报……若大算或穷,愿减臣龄,冀增太皇太后数年之寿。)
  21. ^ 清实录康熙朝实录-卷之一百三十二 Lưu trữ 2018-08-07 tại Wayback Machine: 康熙二十六年。丁卯。十二月。乙巳朔。上率诸王、贝勒、贝子、公、及文武官员等、步诣天坛致祭。上亲撰祝文曰、嗣天子臣玄烨敢昭告于皇天上帝曰、臣仰承天佑、奉事祖母太皇太后、高年荷庇、藉得安康。今者、疹患骤作、一旬以内、渐觉沉笃、旦夕可虑。臣夙夜靡宁、寝食捐废、虔治药饵、遍问方医、罔克奏效。五内忧灼、莫知所措。窃思天心仁爱、覆帱无方、矧臣眇躬、夙蒙慈养。忆自弱龄、早失怙恃、趋承祖母膝下、三十余年、鞠养教诲、以至有成。设无祖母太皇太后、断不能致有今日成立。罔极之恩、毕生难报。值兹危殆、方寸愦迷、用敢洁蠲择日、谨率群臣、呼吁皇穹、伏恳悯念笃诚、立垂照鉴。俾沉疴迅起、遐算长延。若大数或穷、愿减臣玄烨龄、冀增太皇太后数年之寿。为此匍伏坛下、仰祈洪佑。不胜恳祷之至。读祝版时、上涕泪交颐。陪祀诸王大臣等、无不感泣。祭毕、上即诣慈宁宫侍疾。
  22. ^ 清实录康熙朝实录-卷之一百三十二 Lưu trữ 2018-08-07 tại Wayback Machine: 康熙二十六年。己巳。子时。太皇太后崩于慈宁宫。遗诰曰、予以薄德、幼承太祖高皇帝登聘。获奉太宗文皇帝。赞助内政。越既有年。不幸龙驭上宾。痛不欲生。誓以身殉。诸王大臣、以世祖皇帝方在冲龄、继承大统、保护靡托、合辞坚请。勉留此身、抚育教训、未尝少懈。十有九年、重遭不造、世祖皇帝崩逝、悲悼予怀、益无意人世、告天吁众、冀申初志。诸王大臣、复以今皇帝冲龄践祚、正须鞠育、恳请再四。予顾此藐狐、难忍捐弃、勉抑哀衷、相依□山戊示□月。今皇帝至孝性成、诚切肫恳、视膳问安、朝夕罔间、备物尽志、无所不周、屡荐徽称、尊崇斯极、终始惟一、几三十年。予因兹敬养、遂使两世哀感之怀、大为宽释。且皇太后奉事勤恪、予心甚安。但念世际昇平、皇帝纯孝、亘古所无、予正可诞膺福祉、奈年齿逾迈、时用自伤、顷当寝疾、皇帝躬省药饵、寝食捐废、步祷郊坛、竭诚呼吁。乃数尽难挽、遽至弥留。予寿七十有五、得复奉太宗文皇帝左右、惬予夙心、夫亦何憾。今皇帝励精图治、爱育苍生、海宇乂安。兆姓乐业、天下臣民颂太平之庥者、功归启佑、予殁有荣施焉。惟是皇帝大孝性成、超越今古、恐过于悲痛、宜勉自节哀、以万几为重。中外文武群臣、恪恭奉职、勿负委任、以共承无疆之福、其丧制、悉遵典礼、成服后三日、皇帝即行听政。其持服、依世祖皇帝遗诏、以日易月。二十七日而除。天地宗庙社稷之祭、不可以藐躬之故、致稽大典。及百神祀事、照常无停。故兹诰谕。其各遵行。上擗踊哀号。呼天抢地。哭无停声。皇太后、上暨皇妃、皇子、俱成服。亲王以下、文武大小官员、外藩王以下、及台吉等。王妃公主以下、八旗二品以上官员命妇。俱齐集成服。嗣是每日哭临二次。凡二十七日
  23. ^ Tự Hoàng đế: theo Tông pháp cha truyền con nối, ám chỉ vị Hoàng đế kế vị tới tư cách là con của Hoàng đế tiền nhiệm.
  24. ^ 《清實錄康熙朝實錄》: 諭諸王、貝勒、貝子、公、內大臣、大學士、九卿、詹事、科道等、自漢以後、帝王居喪持服、以二十七月、易為二十七日。惟魏孝文帝、欲行三年之喪。朕平日讀史至此、常稱贊之、今非欲邁古賢君、祗念朕八歲、世祖皇帝賓天。十一歲、慈和皇太后崩逝。全賴聖祖母太皇太后鞠養教誨、以至成立。遽遭大故、實增痛傷、哀疚靡盡。今定持服二十七月。少慰罔極之痛。朕獨持服於宮中、幾政毫無曠廢。不令臣民持服。一切俱不禁止。如此、可以遂朕本懷。諸王大臣各官、其集議之。諸王大臣等奏曰、皇上至德純孝、自古無倫。但帝王之孝、與臣民不同。願皇上仰遵遺誥、博稽古制、上思天地祖宗付畀之重、下慰群臣百姓仰賴之忱、以禮節哀、易月之典、守而勿更。得上□日、朕事太皇太后三十餘年、竭盡衷誠、無稍違拂。近者聖體違豫三十餘日、衣不解帶、必誠必敬、朕之此志、期在必遂。否則貴為天子、富有四海、亦奚以為。諸王大臣等聞諭、皆感悚嗚咽。又奏曰、皇上一身、為宗廟社稷所寄托。每當祭享、伏見鑾輿親詣、竭誠盡敬。夫祭為吉禮、必除服後舉行。皇上以太皇太后之故、若使郊廟神靈、少有弗歆、即太皇太后在天之靈、亦必不安。且君臣兆姓、本屬一體。若皇上持服宮中、聽臣民即吉、甚非一體之義。況皇上奉事慈寧三十餘年、晨昏侍養、罔不承順意上□日。今於慈闈遺命、若不曲遵、恐有虛太皇太后惓惓之意。臣等不揣愚賤、敢以固請。得上□日、朕意已定、不必更奏○禮部題、本朝後喪、例不割辮。又奉皇太后傳諭、太皇太后不豫時、曾向予雲、我病若不起、皇帝斷勿割辮。應謹遵行。得上□日、太皇太后教育恩深、朕自盡其心、仍行割辮。上遂割辮
  25. ^ 《清實錄康熙朝實錄》:○諭禮部、朕孝服用布。舊制、國有大喪、自宗室公以上、服素帛。今孝服、俱改用布
  26. ^ 《清實錄康熙朝實錄》: 上於大行太皇太后梓宮前、行常祭禮。哀慟如前。內閣、翰林院、九卿、詹事、科道等、公同具疏、以元旦令節、叩乞皇上節哀。並請回宮。得上□日、據奏元旦請朕還宮、人主宮殿原多、可以因時移蹕、若在庶民、遭此大故、所居止於一室、又遷避何所。回宮斷不可行。卿等念切愛君、恐朕哀毀過甚、諄懇再三、勉從所請、強節哀情。諸王大臣等、叩首複奏曰、皇上俯鑒下情、勉節哀痛、臣等不勝慰藉。但皇上乃萬邦之主。元旦乃□山戊示□首之辰。特求皇上於除夕回宮、元旦後、再詣慈寧宮。得上□日、朕自幼蒙太皇太后教育之恩、至為深厚、方且仰報難盡、何雲回宮。朕年正富、安享之日方長。報太皇太后之日、從茲已盡。爾等諸王大臣再三奏請、朕因於元旦日暫移前院、此亦從爾等之請耳。諸王大臣、又再三叩首奏曰、臣等焉敢求皇上回宮休息、但以元旦乃吉辰、扃閉乾清宮、所系甚大。得上□日、朕不幸當此大故、設太皇太后之變、恰遇二十九三十日、將若之何、亦惟有聚集此處、豈可他避也。因爾等再三奏勸、止於元旦暫移、少忍哀慟、是亦從爾等之所請矣。今若瀆奏不止、則並此言、亦不聽從。諸王大臣、複叩請不已。複傳上□日曰、朕意已定、並無他說。爾等如此執滯、朕愈不允從。著照前諭遵行
  27. ^ 清实录康熙朝实录-卷之一百三十七 Lưu trữ 2018-08-07 tại Wayback Machine: 康熙二十七年。戊辰。九月。壬戌。以恭奉大行太皇太后神牌、升祔太庙礼成、颁诏天下。诏曰、朕惟礼先报本、推崇备极夫鸿名。孝重尊亲、追远特隆于庙享。载稽往牒、钜典维昭。钦惟皇祖妣太皇太后、至德弘宣。深仁溥被。光赞我太宗文皇帝、躬勤缔造、启式廓之鸿图。笃生我世祖章皇帝、统一寰区、懋永清之大烈。丕彰圣善、抚育眇躬。殚三纪之恩勤、绵万年之历祚。缅思罔极、俨承慈训于杯棬。衍庆无疆、敬晋徽称于琬琰。博询舆论。虔考隆仪。祗告天地、宗庙、社稷。于康熙二十七年十月十六日、率诸王、贝勒、文武群臣、恭奉册宝、上尊谥曰、孝庄仁宣诚宪恭懿翊天启圣文皇后。二十二日、升祔太庙。既展追崇之报、宜弘锡类之仁。于戏。荐九庙之馨香。孝思不匮。萃万方之爱戴。纯嘏弥昌。率土扬庥。普天被泽。布告中外、咸使闻知。
  28. ^ 清实录康熙朝实录-卷之一百三十七 Lưu trữ 2018-08-07 tại Wayback Machine:○乙卯。恭奉册宝、上大行太皇太后尊谥。册文曰、坤顺承天、懿德肇兴夫鸿业。萃亨假庙、隆称永式于明禋。将崇升祔之仪。宜备显扬之典。钦惟皇祖妣大行太皇太后、徽音集庆。厚德凝符。同妫汭以钟灵。并洽阳而著范。归我太宗文皇帝、当金玺来嫔之日、正雕戈启土之年。内治克襄。帝图式廓。格精诚于九庙、化洽苹蘩。敷阴礼于六宫、祥徵穜稑。笃生世祖章皇帝、永清四海、本胎教之虔恭。协正三辰、奉母仪之雍肃。每纡睿照、眷青原蔀屋之艰。实沛洪仁、颁红粟太仓之赐。观腾扶杖。惠溢歌衢。爰逮眇躬、益彰慈训。秉三十年之圣善。克致太平。溥亿兆姓之和恒、长开景运。懿筐载绩、勤劳不替于重闱。大练垂裳、节俭每先于下土。万国共尊亲之戴。两朝备孝养之隆。寿考康宁、福骈臻于箕范。含弘光大、德莫罄于羲图。方承爱日之欢、遽遘升遐之痛。终天衔恤。率土均哀。深惟笃祜所由来。永念发祥之有自。爰咨舆论。请命于天。谨奉册宝、上尊谥曰、孝庄仁宣诚宪恭懿翊天启圣文皇后。于戏。周室展閟宫之祀、礼载升歌。汉廷表长乐之仪、史传新注。伏冀慈灵可接。陟降在兹。必得其名、垂休声于琬琰。克昌厥后、流余庆于球图。彤管常新。瑶函永焕。宝文曰、孝庄仁宣诚宪恭懿翊天启圣文皇后之宝。
  29. ^ Nguyên văn: 太宗奉安久,不可为我轻动。况我心恋汝父子,当於孝陵近地安厝,我心始无憾。

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cát Kiến Hùng (chủ biên), Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc.
  • Mote, F.W. (1999). Imperial China: 900-1800. Harvard University Press. tr. 49–52. ISBN 0-674-01212-7.
  • Hummel, Arthur W. (1943). Eminent Chinese of the Ch'ing Period (1644-1912). United States Government Printing Office.
  • Mote, F.W. (1999). Imperial China: 900-1800. Harvard University Press. tr. 49–52. ISBN 0-674-01212-7.
  • Peterson, Barbara Bennett (2000). Notable Women of China: Shang Dynasty to the Early Twentieth Century . M.E. Sharpe. ISBN 076560504X.
  • Rawski, Evelyn S. (1998). The Last Emperors: A Social History of Qing Imperial Institutions . University of California Press. ISBN 052092679X.
  • Wan, Yi; Shuqing, Wang; Yanzhen, Lu; Scott, Rosemary E. (1988). Daily Life in the Forbidden City: The Qing Dynasty, 1644-1912 . Viking. ISBN 0670811645.
  • Zhao, Erxun (1928). Draft History of Qing (Qing Shi Gao) (bằng tiếng Trung).
  • Thanh sử cảo - Liệt truyện nhất Hậu phi truyện, Hiếu Trang Văn Hoàng hậu