Bước tới nội dung

Kính Hiếu Nghĩa Hoàng hậu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kính Hiếu Nghĩa Hoàng hậu
敬孝義皇后
Duệ Trung Thân vương Đích Phúc tấn
Bức tranh chân dung thường được cho là Kính Hiếu Nghĩa Hoàng hậu, trưng bày ở National Museum of Asian Art
Thông tin chung
Sinh?
Khoa Nhĩ Thấm, Mông Cổ
Mất1650
Bắc Kinh, Đại Thanh
Phu quânĐa Nhĩ Cổn
Tên đầy đủ
Tên thật: Ba Đặc Mã (巴特玛)
Dã sử: Tiểu Ngọc Nhi (小玉儿)
Thụy hiệu
Kính Hiếu Trung Cung Chính Cung Nguyên phi
(敬孝忠恭正宮元妃)
Kính Hiếu Trung Cung Tĩnh Giản Từ Huệ Trợ Đức Tá Đạo Nghĩa Hoàng hậu
(敬孝忠恭靜簡慈惠助德佐道義皇后)
Tước hiệu[Hòa Thạc Đích Phúc tấn;
和硕嫡福晋]
Thân phụTác Nặc Mộc
Thân mẫuKhoa Nhĩ Thấm Đại phi

Kính Hiếu Nghĩa Hoàng hậu (chữ Hán: 敬孝義皇后; ? - 1650), Bát Nhĩ Tế Cát Đặc thị, tên Ba Đặc Mã (巴特玛), dã sử thời Thanh mạt xưng gọi Tiểu Ngọc Nhi (小玉儿), là vợ của Duệ Trung Thân vương Đa Nhĩ Cổn.

Nguyên là Đích Phúc tấn được cưới gả chính thức thuộc hàng đầu tiên của Đa Nhĩ Cổn, Bát Nhĩ Tế Cát Đặc thị sau khi chết được chính ông truy tặng làm Kính Hiếu Trung Cung Chính Cung Nguyên phi (敬孝忠恭正宮元妃), sau khi Đa Nhĩ Cổn được tôn làm Nghĩa Hoàng đế thì bà cũng trở thành Nghĩa Hoàng hậu. Dẫu vậy không lâu sau đó, Đa Nhĩ Cổn bị luận tội tước đi thụy hiệu Nghĩa Hoàng đế, Bát Nhĩ Tế Cát Đặc thị cũng bị tước tư cách Hoàng hậu.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên rằng Bát Nhĩ Tế Cát Đặc thị là con gái của Khoa Nhĩ Thấm Quận vương Tác Nặc Mộc (索诺木) cùng Khoa Nhĩ Thấm Đại phi - vợ góa của ông nội ruột của Tác Nặc Mộc là Bối lặc Mãng Cổ Tư (莽古思), đồng thời Khoa Nhĩ Thấm Đại phi cũng là mẹ của Hiếu Đoan Văn Hoàng hậu Triết Triết. Như vậy có thể thấy, Khoa Nhĩ Thấm Đại phi là vợ góa của ông cố nội Mãng Cổ Tư của bà. Dã sử cuối đời Thanh hay liên hệ bà là em họ của Hiếu Trang Văn Hoàng hậu Bố Mộc Bố Thái dưới cái tên Tiểu Ngọc Nhi (小玉儿), thực ra Bố Mộc Bố Thái phải là cô họ của bà, vì Tác Nặc Mộc chính là con trai của Trại Tang - cha ruột của Bố Mộc Bố Thái.

Khoảng năm Thiên Mệnh thứ 11 (1626), Mãng Cổ Tư qua đời, Tác Nặc Mộc theo lệ Mông Cổ mà cưới vợ góa của ông nội, cũng là bà nội kế làm vợ của mình. Khoảng năm Thiên Thống thứ 3 (1629), Tác Nặc Mộc chết khi tùy giá Hoàng Thái Cực trong Sự biến Kỷ Tị. Năm thứ 7 (1633), Đa Đạc đến trước Hoàng Thái Cực đề nghị cưới con gái của Khoa Nhĩ Thấm Đại phi, và người được gả là người chị em gái của Ba Đặc Mã, tức Đạt Triết. Năm thứ 9 (1635), Ba Đặc Mã được định gả cho Đa Nhĩ Cổn. Đại để giới nghiên cứu cho rằng, sau khi nhà Thanh nhập quan, chính phủ Mãn Thanh học theo Nho giáo, đối với chuyện Khoa Nhĩ Thấm Đại phi cưới cháu trai của chồng mà có điều kiêng kị, nên đã tiến hành sửa đổi lý lịch của Ba Đặc Mã, do vậy tình trạng thông tin riêng của Ba Đặc Mã trong một thời gian tương đối hỗn loạn[1].

Theo Mãn văn lão đương (满文老档), năm Sùng Đức nguyên niên (1636), khi Hoàng Thái Cực định danh hiệu cho gia quyến Tông thất, đã phong Ba Đặc Mã của Khoa Nhĩ Thấm làm Hòa Thạc Đích Phúc tấn (和硕嫡福晋)[2]. Một người em gái của bà, là vợ của Túc Vũ Thân vương Hào Cách, sau khi Hào Cách chết thì em gái bà cũng liền trở thành Phúc tấn khác của Đa Nhĩ Cổn, là "Ngũ thú Phúc tấn" (五娶福晋), tức là vị Phúc tấn chính thất được cưới lần 5 của Đa Nhĩ Cổn.

Truy tặng

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Thuận Trị thứ 6 (1649), tháng 12 (âm lịch), tức là tháng 1 năm 1650 công lịch, Nhiếp Chính vương Đích Phúc tấn Ba Đặc Mã qua đời, không rõ bao nhiêu tuổi. Vợ của người nắm thực quyền khi ấy, bà đặc biệt được dâng thụy hiệuKính Hiếu Trung Cung Chính Cung Nguyên phi (敬孝忠恭正宮元妃)[3]. Sách văn theo tiếng Mãn[4] có ghi:

Năm Thuận Trị thứ 7 (1650), ngày 9 tháng 12 (ÂL), Đa Nhĩ Cổn đột ngột qua đời trong một chuyến đi săn tại Khách Lạt thành. Thuận Trị Đế truy phong Đa Nhĩ Cổn làm "Thành Tông Nghĩa Hoàng đế", nên Ba Đặc Mã cũng được truy làm Nghĩa Hoàng hậu, toàn thụy là Kính Hiếu Trung Cung Tĩnh Giản Từ Huệ Trợ Đức Tá Đạo Nghĩa Hoàng hậu (敬孝忠恭靜簡慈惠助德佐道義皇后). Ngày 25 tháng ấy, ân chiếu thăng phụ Thành Tông Nghĩa Hoàng đế cùng Nghĩa Hoàng hậu ân chiếu thăng phụ Thái Miếu, có viết:

Sang năm sau, là năm Thuận Trị thứ 8 (1651), Trịnh Thân vương Tế Nhĩ Cáp Lãng liên kết cùng 3 vị Thân vương khác, là Tốn Thân vương Mãn Đạt Hải (满达海), Đoan Trọng Thân vương Bác Lạc (博洛) và Kính Cẩn Thân vương Ni Kham (尼堪) cùng tiến cung, đồng thời trình cho Thuận Trị Đế một danh sách dài các tội của Đa Nhĩ Cổn, bao gồm 14 điều. Đa Nhĩ Cổn bị tước đi miếu hiệu và thụy hiệu, Ba Đặc Mã do đó cũng mất đi thụy hiệu Hoàng hậu, dời thần chủ khỏi Thái Miếu.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 楠木贤道. “孝端文皇后之母科尔沁大妃的收继婚及其意义初探”. 清史研究. 北京市: 中国人民大学. 1 (2016年). ISSN 1002-8587. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2018.
  2. ^ 《满文老档·第三十五册》崇德元年十一月......奉天承运宽温仁圣汗敕谕。自有天地以来,每出一承运之君,则必分别宗室兄弟侄之福晋之亲疏,以定职名。此乃古圣王之所创,诚万世不易之理。今我即大位,当效先世圣汗,册封兄弟子侄之福晋,以定名份。科尔沁部巴特玛,尔既得遇我弟和硕睿亲王,当赐尔册文,封为和硕睿亲王之和硕嫡福晋。尔勿越份悖道逆理,务持庄敬之心,辅助和硕睿亲王。如是,则令人称颂,後世褒杨。当克尽妇道,勿违我之特谕......
  3. ^ 《清史稿·列传五·诸王四》六年二月,自将讨大同叛将姜瓖......十二月,王妃博尔济吉特氏薨,以册宝追封为敬孝忠恭正宫元妃。七年正月,王纳肃王福金,福金,妃女弟也。复徵女朝鲜......
  4. ^ 中国第一历史档案馆 编. 顺治朝. 清初内国史院满文档案译编·下 第一版 (北京: 光明日报出版社). 1989: 156—157. ISBN 7-80014-086-5.