Bước tới nội dung

Từ Hòa Hoàng thái hậu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Hiếu Khang Chương Hoàng hậu)
Từ Hòa Hoàng thái hậu
慈和皇太后
Khang Hi Đế sinh mẫu
Hoàng thái hậu nhà Thanh
Tại vị3 tháng 10 năm 1661
- 11 tháng 2 năm 1663
(tại vị cùng Nhân Hiến Hoàng thái hậu)
Đăng quang3 tháng 10 năm 1661
Tiền nhiệmHiếu Trang Hoàng Thái hậu
Kế nhiệmNhân Thọ Hoàng thái hậu
Thông tin chung
Sinh(1640-02-29)29 tháng 2, 1640
Mất30 tháng 2, 1663(1663-02-30) (23 tuổi)
Tử Cấm Thành, Bắc Kinh, Trung Quốc
An táng6 tháng 6 năm 1663
Hiếu lăng (孝陵), Thanh Đông lăng
Phối ngẫuThanh Thế Tổ
Thuận Trị Hoàng đế
Hậu duệ
Tôn hiệu
Từ Hoà Hoàng thái hậu
(慈和皇太后)
Thụy hiệu
Hiếu Khang Từ Hòa Trang Ý Cung Huệ Ôn Mục Đoan Tĩnh Sùng Văn Dục Thánh Chương Hoàng hậu
(孝康慈和莊懿恭惠溫穆端靖崇文育聖章皇后)
Tước hiệuThứ phi
Mẫu hậu
Hoàng thái hậu
Hoàng hậu (truy phong)
Hoàng tộcNhà Thanh
Thân phụĐông Đồ Lại
Thân mẫuGiác La thị

Hiếu Khang Chương Hoàng hậu (chữ Hán: 孝康章皇后; tiếng Mãn: ᡥᡳᠶᠣᠣᡧᡠᠩᡤᠠ
ᠨᡝᠰᡠᡴᡝᠨ
ᡝᠯᡩᡝᠮᠪᡠᡥᡝ
ᡥᡡᠸᠠᠩᡥᡝᠣ
, Möllendorff: hiyoošungga nemgiyen eldembuhe hūwangheo, Abkai: hiyouxungga nemgiyen eldembuhe hvwangheu; 29 tháng 2, năm 1640 - 20 tháng 3, năm 1663), thường gọi Từ Hòa Hoàng thái hậu (慈和皇太后), là phi tần của Thanh Thế Tổ Thuận Trị Đế và sinh mẫu của Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế trong lịch sử Trung Quốc.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Dòng dõi nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]
Hiếu Khang Chương Hoàng hậu Đông Giai thị

Hiếu Khang Chương Hoàng hậu sinh ngày 8 tháng 2 (ÂL), họ Đông Giai thị, nguyên thuộc Hán quân Chính Lam kỳ, về sau dòng họ của bà được nhập Mãn Châu bổn kỳ[1], tức Mãn Châu Tương Hoàng kỳ[2]. Nhiều thuyết truyền đời cho rằng, Hiếu Khang Chương Hoàng hậu là người Hán, tuy nhiên căn cứ theo nguồn gốc của gia tộc Đông Giai thị thì sự thật không phải như vậy.

Thời nhà Nguyên, có một tộc Đông Giai thị cư trú ở hạ du sông Tùng Hoa, vùng hồ Y LanHồ Lý Cải vạn hộ phủ (胡里改万户府), Oát Đóa Lý vạn hộ phủ (斡朵里万户府), chủ yếu là người Nữ Chân, trong đó có thủy tổ Đông Giai. Thêm khảo chứng, từ thời nhà LiêuGia Cổ thị (加古氏), đến thời Nguyên đã là Giáp Cổ thị (夹古氏), đến thời Thanh là Giác La thị. Căn cứ Kim sử, "Giáp tục viết Đông" (夹俗曰仝), Đông (仝) và Đông (佟) đều đồng âm, cũng gọi là Đồng, do vậy Giáp Thanh Thần thời Kim, cũng chính là Đồng Thanh Thần (佟清臣).

Sang thời đầu Minh, chính sách an hảo dân Nữ Chân được đẩy mạnh, ước chừng vào năm Hồng Vũ, Nữ Chân tù tưởng (vạn hộ) được tổ tiên của Đông thị phụng dời đến Phụng Châu (thượng du sông Huy Phát).

Khoảng năm Vĩnh Lạc thứ 21, lại tùy Kiến Châu Vệ Đô chỉ huy thiêm sự phóng thích gia nô đến vùng mà ngày nay là Hoàn Nhân, năm Chính Thống thứ 3 lại dời ra Tân Tân, Phủ Thuận. Trước đó, năm Hồng Vũ thứ 5, tổ tiên tộc Đông thị tùy Mãnh Ca Thiếp Mộc Nhi li khai Y Lan mà dời đến phía nam Sông Đồ Môn, vùng Khánh Nguyên nay thuộc Bán đảo Triều Tiên, không lâu sau lại đến Oát Mộc Hà (斡木河). Sau khi Mãnh Ca Thiếp Mộc Nhi chết, toàn bộ tộc (kể cả tổ tiên Đông thị) đều dời về Tân Tân, kể cả Hồ Lý Cải bộ cũng dời về Tân Tân.

Căn cứ Đông thị tông phả (佟氏宗谱) và Đông thị tộc phổ (佟氏族谱), thủy tổ dòng họ Đông thị là Ba Hổ Đặc Khắc Thận (巴虎特克慎), sinh ra 7 người con trai. Con trai thứ 5, tức Đạt Nhĩ Hán (达尔汉) thế cư ở Đông Giai, cũng từ đó gọi [Đông Giai]. Đạt Nhĩ Hán cùng với em trai thứ 6 về sau "Đầu nhập dân tịch", cư ngụ ở Khai Nguyên, mở chợ buôn ngựa ở Khai Nguyên và Phủ Thuận, sau lại dời đến Phủ Thuận cư trú, buôn bán làm ăn, nhanh chóng trở thành hộ giàu có bậc nhất Liêu Đông. Khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích xuất quân dựng thiên hạ, dòng Đông Dưỡng (佟养) trong chi họ Đông thị đầu quân cho Nỗ Nhĩ Cáp Xích, đây chính là thủy tổ của dòng họ của Hiếu Khang Chương Hoàng hậu.

Tổ phụ là Đông Dưỡng Chân (佟養真), cùng em trai Đông Dưỡng Tính (佟养性) làm ăn buôn bán ở Lữ Thuận, quy phụ Nỗ Nhĩ Cáp Xích, phân ở Hán quân Tương Hoàng kỳ, có quân công nên được thế chức Du kích (游击) truyền đời, trấn thủ ở biên giới Trấn Giang, sau bị nhà Minh bắt mà xử tử, truy tặng Quang Lộc đại phu, tước Nhất đẳng Công, tặng Thái sư. Cha là Đông Đồ Lại (佟圖賴), nguyên nhậm Đô thống Chính Lam kỳ, có nhiều quân công, nhậm Lễ bộ Thị lang, thế chức "Tam đẳng Tinh kỳ ni ha phiên" (三等精奇尼哈番), về hưu mà mất. Trong nhà bà có hai người anh em ruột là Đông Quốc Cương (佟國綱; mất 1690) và Đông Quốc Duy (佟國維; mất 1719), về sau đều là những người có quyền thế, đặc biệt là Đông Quốc Duy, làm đến Lĩnh Thị vệ Nội đại thần, rồi Nghị chính đại thần, trở thành ngoại thích nhà Thanh do là cha của Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu. Như vậy có thể thấy, Hiếu Khang Chương Hoàng hậu căn bản không phải người Hán mà thế tộc đời đời là Mãn Châu, hơn nữa lại có gia thế cực cao quý, có lẽ vì việc phân phó ở Hán quân kỳ đã dấy lên việc gia tộc Đông Giai thị là tộc Hán.

Mẫu bằng Tử quý

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Thuận Trị thứ 10 (1653), Đông thị nhập cung, khi đó giữ danh hiệu Thứ phi. Năm Thuận Trị thứ 11 (1654), tháng 3, bà sinh Hoàng tam tử Huyền Diệp tại Cảnh Nhân cung. Hậu cung nhà Thanh thời Thuận Trị, ngoài Hoàng hậu ra còn có PhiTần, nhưng cả hai đãi ngộ này rất ít được sử dụng, thông thường ai có thân phận cao sẽ hưởng đãi ngộ Phúc tấn dưới Tần, ai sinh con hưởng Tiểu Phúc tấn và còn lại đều gọi là Cách cách[3]. Với điều kiện này, hẳn Đông thị sau khi sinh Huyền Diệp đã nhận đãi ngộ Tiểu Phúc tấn.

Năm thứ 18 (1661), ngày 7 tháng 1 (tức ngày 5 tháng 2 dương lịch), Thuận Trị Đế băng hà, con trai Thứ phi Đông thị là Hoàng tam tử Huyền Diệp được chọn làm Hoàng thái tử kế vị, tức [Khang Hi Đế], khi đó 8 tuổi.

Thời gian này, Tổ mẫu của Khang Hi Đế là Chiêu Thánh Hoàng thái hậu được tôn Thái Hoàng thái hậu, Hoàng hậu Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị của Thuận Trị Đế được tôn [Mẫu hậu Hoàng hậu; 母后皇后], còn Thứ phi Đông thị chỉ được gọi [Mẫu hậu; 母后]. Căn cứ đãi ngộ trong hồ sơ Mãn văn Quất Huyền Nhã (橘玄雅) cho thấy Đông thị lúc này vẫn nhận đãi ngộ Phúc tấn, hồ sơ chưa gọi bà là "Thái hậu" mà chỉ là Phúc tấn, dù bà sinh ra Tân đế kế vị. Năm Khang Hi nguyên niên (1662), ngày 3 tháng 10, Khang Hi Đế chính thức tôn bà làm Từ Hòa Hoàng thái hậu (慈和皇太后)[4]. Từ đó, Đông thị hưởng đãi ngộ của Hoàng hậu, tuy nhiên về cơ bản thì lễ tương đương Thái hoàng Thái hậu và Nhân Hiến Hoàng thái hậu.

Sách tôn viết:

Năm Khang Hi thứ 2 (1663), ngày 11 tháng 2 (ÂL), Từ Hòa Hoàng thái hậu mất do một căn bệnh lạ, khi đó bà chỉ gần 24 tuổi (tuổi mụ). Căn cứ Thanh thực lục, Khang Hi Đế đối với cái chết của mẹ vô cùng bi thống, Thái hoàng Thái hậu cùng Nhân Hiến Hoàng thái hậu đã nhiều lần hạ chỉ an ủi[5]. Tháng 5, bà được truy tặng thụy hiệuHiếu Khang Từ Hòa Trang Ý Cung Huệ Sùng Thiên Dục Thánh Hoàng hậu (孝康慈和莊懿恭惠崇天育聖皇后).

Sách văn thụy viết rằng:

Ngày 6 tháng 6 (ÂL) cùng năm, Hiếu Khang Hoàng hậu được an táng vào Hiếu lăng (孝陵). Năm Khang Hi thứ 9 (1670), tháng 2, Nghị Chính vương đại thần tâu rằng lấy lệ của Hiếu Từ Cao Hoàng hậu cùng Hiếu Đoan Văn Hoàng hậu nên tôn Đế thụy cho Hiếu Khang Hoàng hậu, gọi là [Chương Hoàng hậu][7]. Cùng năm tháng 5, thăng phụng Thái Miếu. Tuy rằng Hiếu Hiến Đoan Kính Hoàng hậu cũng cùng an táng tại Hiếu lăng nhưng triều đình Khang Hi chỉ thăng phụng thần vị của Hiếu Khang Hoàng hậu phối cùng Thuận Trị Đế, vị trí thần vị của bà ở bên Hữu của thần vị của Thuận Trị Đế[8]. Chiếu cáo thiên hạ[9].

Về sau Ung Chính, Càn Long dâng thêm huy hiệu, do vậy thụy hiệu đầy đủ là Hiếu Khang Từ Hòa Trang Ý Cung Huệ Ôn Mục Đoan Tĩnh Sùng Văn Dục Thánh Chương Hoàng hậu (孝康慈和莊懿恭惠溫穆端靖崇文育聖章皇后)[10].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tức là kỳ tịch gốc của các Hoàng đế nhà Thanh. Ở đây chính là ám chỉ Mãn Châu Tương Hoàng kỳ - quân kỳ do Hoàng đế trực tiếp chỉ huy.
  2. ^ Chiumei Ho: The Glorious Reign of Emperor Qianlong. London 2004, p. 23.
  3. ^ 杨珍 (ngày 18 tháng 3 năm 2010). “顺治朝后宫的特征(上)”. 责任编辑:王文宇 (bằng tiếng Trung). 中国文明网,来源:光明日报. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2013.
  4. ^ 清实录康熙朝实录-卷之七 Lưu trữ 2018-08-08 tại Wayback Machine: 康熙元年。壬寅。八月。庚午。谕礼部、朕惟君国之道、必崇夫孝理。化民之务、首重乎尊亲。钦惟我圣祖母昭圣慈寿恭简安懿章庆皇太后、仁承天德。顺协坤仪。佐皇祖太宗文皇帝、肇建丕基。启皇考世祖章皇帝、宅中定鼎。朕缵荷鸿图。恭承懿训。仰惟恩德、爱戴弥殷。母后皇后、懋昭淑配。克嗣徽音。表正六宫。母仪四海。母后、温恭慈惠。诞育眇躬。圣善之德并隆、尊显之仪宜备。粤稽古制。询于佥谋。尊上圣祖母皇太后尊号曰、昭圣慈寿恭简安懿章庆敦惠太皇太后。母后皇后尊号曰、仁宪皇太后。母后尊号曰、慈和皇太后。尔部即择吉以闻。次至慈和皇太后宫。进献册宝、上奏、如前仪。册文曰、德弘祚胤、启万年显世之符。礼重徽称、合四海尊亲之戴。喜谐禁籞。庆溢寰区。钦惟母后、仁承乾始。道合坤贞。秉淑范而襄内治、化洽宫庭。诞眇躬而缵鸿图、恩深顾复。仰慈仁之备至、宜尊养之兼隆。载考彝章、晋崇鸿号。谨告天地、宗庙、社稷。率诸王、贝勒、文武群臣、恭奉册宝、上徽号曰、慈和皇太后。伏愿嘉祥骈集、茂祉愈增。昭令闻而卜世卜年、迓休徵而弥昌弥炽。宝文曰、慈和皇太后之宝。进献毕。上还宫
  5. ^ 《清实录·康熙实录·卷之八》(康熙二年二月庚戌)○是日、亥刻、慈和皇太后崩。先是、慈和皇太后违豫。上朝夕虔侍。亲尝汤药。目不交睫。衣不解带。及大渐。上忧悴弗胜。寝膳俱忘。辅臣近侍等、见圣容清减、请上节劳少休。不允。时太皇太后、以慈和皇太后疾、轸念日切。上数诣慈宁宫请安。强敛戚容。冀慰圣怀。退辄涕泗交颐。至是、慈驭上宾。上擗踊哀号、水浆不御。哭无停声。近侍无不感泣○辛亥。黎明。仪仗全设......○癸丑。宣大行慈和皇太后哀诏。诏曰、朕缵承祖宗鸿绪。方欲奉事慈闱、抒诚孝养。不意皇妣慈和皇太后、于康熙二年二月十一日亥时崩逝......○甲寅。遣官颁诏天下。自诏到日为始、持服二十七日○太皇太后、仁宪皇太后、见上泣涕不已、频降懿上□日慰谕......
  6. ^ 清实录康熙朝实录-卷之九: 康熙二年。癸卯。夏。甲午。恭上大行慈和皇太后尊谥。上御素服。出太和门。阅册宝。礼部、銮仪卫、堂官、内务府官、奉册宝至享殿安设。册文曰、慈恩罔极、报莫殚夫追崇。厚德难名、号宜尊乎显懿。用表无前之美、以彰不匮之思。中外咸孚。典仪惟备。钦惟皇妣大行慈和皇太后、淑慎柔嘉。温恭慈惠。饬躬静好、流蔼吉之徽音。逮下雍和、著肃雝之雅化。内承皇考、匡赞惟勤。上奉重闱、虔恭匪懈。眇躬缵绪、方期申尊养之忱。鸾驭升遐、遽永结终天之慕。仰惟盛德、宜荐鸿名。载考旧章。博咨公议。谨奉册宝、上尊谥曰、孝康慈和庄懿恭惠崇天育圣皇后。伏惟慈灵昭格。彝典懋膺。益弘佑启之仁、永衍邦家之庆。宝文曰、孝康慈和庄懿恭惠崇天育圣皇后之宝
  7. ^ 《清實錄康熙朝實錄》: ○議政王等遵諭會議、太祖高皇帝皇后、稱高皇后。太宗文皇帝皇后、稱文皇后。今慈和皇太后、配祀世祖章皇帝前上孝康慈和莊懿恭惠崇天育聖尊謚。亦宜加上尊謚為章皇后。得上□日、是
  8. ^ ○乙卯。以孝康章皇后升祔太廟。遣官告祭天地、太廟、社稷
  9. ^ 五月。丙辰朔。孝康章皇后升祔太廟。上具禮服。恭捧孝康章皇后神牌、奉安於世祖章皇帝神位之右。致祭。行禮畢。頒詔天下。詔曰、朕維自古帝王、以孝治天下、莫不顯揚母德、追崇配享、以為紹先啟後之本。朕纘承丕緒、九載於茲。恭惟我皇妣孝康慈和莊懿恭惠崇天育聖皇后。光贊皇考、成締造之豐功。誕育眇躬、啟昌隆之景運。徽音遠播。厚德弘施。廟祀未崇。朕懷罔極。是用上稽前典。下協與情。祗告天地、宗廟、社稷。於康熙九年五月初一日、率諸王貝勒文武群臣、恭奉冊寶、加上皇妣尊謚曰、孝康慈和莊懿恭惠崇天育聖章皇后。升祔太廟。鴻儀既舉。恩赦宜弘。於戲。孝思維則。隆侑饗於千秋。純嘏永膺。合歡心於萬國。布告中外。咸使聞知
  10. ^ 《爱新觉罗宗谱·星源集庆》(页三六)孝康慈和庄懿恭惠温穆端靖崇天育圣章皇后 佟佳氏 都统承恩公图赉之女.崇德五年庚辰生.初入宫.册为妃.康熙元年十月.恭上徽号.曰慈和皇太后.康熙二年癸卯二月十一日崩.寿廿四岁.五月.上尊谥.曰孝康慈和庄懿恭惠崇天育圣皇后.六月.奉安孝陵.九年庚戌五月.追上尊谥.曰孝康章皇后.升祔太庙.七月.升祔奉先殿.雍正元年癸卯八月.加上温穆二字.乾隆元年丙辰.加上端靖二字.即今谥......
  • The Last Emperors "A Social History of Qing Imperial Institutions", Evelyn S. Rawski. ISBN 0-520-22837-5
  • Daily Life in the Forbidden City, Wan Yi, Wang Shuqing, Lu Yanzhen ISBN 0-670-81164-5
  • Draft history of the Qing dynasty《清史稿》卷二百十四.列傳一.后妃傳.世祖孝康章皇后.
  • Passionate women: female suicide in late imperial China. Paul S. Ropp,Paola Zamperini,Harriet Thelma Zurndorfer. ISBN 90-04-12018-1, ISBN 978-90-04-12018-1.