Bước tới nội dung

Đồng(II) fluoride

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đồng(II) fluoride
Cấu trúc của đồng(II) fluoride
Một lớp cấu trúc của đồng(II) fluoride
Hai lớp cấu trúc của đồng(II) fluoride
Danh pháp IUPACCopper difluoride
Tên khácCupric fluoride
Đồng đifluoride
Đồng(2+) fluoride
Nhận dạng
Số CAS7789-19-7
PubChem82236
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [Cu+2].[F-].[F-]

InChI
đầy đủ
  • 1/Cu.2FH/h;2*1H/q+2;;/p-2
ChemSpider74214
Thuộc tính
Công thức phân tửCuF2
Khối lượng mol101,5428 g/mol (khan)
137,57336 g/mol (2 nước)
Bề ngoàitinh thể không màu
khi ngậm nước: dương hoặc lam nhạt hút ẩm
Khối lượng riêng4,23 g/cm³ (khan)
2,934 g/cm³ (2 nước)[1]
Điểm nóng chảy 836 °C (1.109 K; 1.537 °F) (khan)
130 °C (266 °F; 403 K) (2 nước, phân hủy)
Điểm sôi 1.676 °C (1.949 K; 3.049 °F) (khan)
MagSus+1050,0·10-6 cm³/mol
Các nguy hiểm
PELTWA 1 mg/m³ (tính theo Cu)[2]
RELTWA 1 mg/m³ (tính theo Cu)[2]
IDLHTWA 100 mg/m³ (tính theo Cu)[2]
Các hợp chất liên quan
Anion khácĐồng(II) bromide
Đồng(II) chloride
Cation khácBạc(II) fluoride
Coban(II) fluoride
Hợp chất liên quanĐồng(I) fluoride
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Đồng(II) fluoride là một hợp chất vô cơ với công thức hóa học CuF2. Nó là một chất rắn hút ẩm có màu trắng hoặc xanh lam nhạt. Nó có một cấu trúc tinh thể kiểu rutil tương tự như các muối fluoride khác có công thức hóa học MF2.

Ứng dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Các hydrocarbon thơm phản ứng với đồng(II) fluoride trong một môi trường chứa oxy ở nhiệt độ 450 °C, tạo thành các hydrocarbon thơm có khả năng flo hóa. Phản ứng này đơn giản hơn phản ứng Sandmeyer, nhưng chỉ áp dụng cho các hợp chất đủ bền để tồn tại ở nhiệt độ cao.[3]

Synthesis of Fluorobenzene

Nửa mol của oxy được sử dụng với 2HF và Cu để tái sản xuất một mol nước và đồng(II) fluoride.

Đồng(II) fluoride cũng có thể được sử dụng để tạo thành florobenzen từ benzen, HCl và oxy. Sử dụng một muối fluoride kim loại có thể oxy hóa một liên kết metyl. Phản ứng này được bắt đầu bằng việc sản xuất đồng(II) fluoride với một lò phản ứng kim loại có chứa CuO và sau đó thêm HF ở nhiệt độ cao; từ đó, nó tiếp xúc với benzen và phản ứng gắn flo vào vòng benzen gây ra sự hình thành florotoluen, florobenzen hoặc một số dẫn xuất có flo khác của benzen. Điều này cho phép các phản ứng floroaromatic được thực hiện với số lượng lớn mà không cần xử lý chất thải của quá trình flo hóa hiện tại.

Hợp chất khác

[sửa | sửa mã nguồn]

CuF2 còn tạo ra một số hợp chất với NH3, như:

  • CuF2·2NH3 – chất rắn màu dương;[4]
  • CuF2·3NH3 – chất rắn màu dương nhạt;[5]
  • CuF2·4NH3·5H2O – tinh thể màu dương đen;[6]
  • CuF2·5NH3 – chất rắn màu dương đen;[7]
  • CuF2·6NH3 – chất rắn màu xanh lam đậm.[8]

Giống như các muối chứa amonia khác, chúng đều tan ít trong nước.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Pradyot Patnaik. Handbook of Inorganic Chemicals. McGraw-Hill, 2002, ISBN 0-07-049439-8
  2. ^ a b c “NIOSH Pocket Guide to Chemical Hazards #0150”. Viện An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ (NIOSH).
  3. ^ M. A. Subramanian; L. E. Manzer (2002). “A "Greener" Synthetic Route for Fluoroaromatics via Copper (II) Fluoride”. Science. 297 (5587): 1665. doi:10.1126/science.1076397. PMID 12215637.
  4. ^ On Copper(I) Fluorides, the Cuprophilic Interaction, the Preparation of Copper Nitride at Room Temperature, and the Formation Mechanism at Elevated Temperatures.
  5. ^ Contributions from the Physical Laboratories of Harvard University for the Years..., Tập 16 (1922), trang 7. Truy cập 3 tháng 9 năm 2020.
  6. ^ Chemiker-Zeitung: 1905, Tập 29 (Walther Adolf Roth; Verlag der Chemiker-Zeitung), trang 83 – [1]. Truy cập 30 tháng 4 năm 2020.
  7. ^ The Hexaammine Copper(II) Fluoride Monohydrate [Cu(NH3)6][F(H2O)F]: Synthesis and Crystal Structure. Truy cập 25 tháng 4 năm 2020.
  8. ^ Metal Halide Ammines. II. Thermal Analyses, Calorimetry and Infrared Spectra of Fluoride Ammines and Hydrates of Bivalent Metals.

Sách tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]