Bách khoa toàn thư Wikipedia tiếng Việt hiện có 1.293.058 bài viết. Trong số đó, có 533 bài viết là Bài viết có chất lượng tốt. Tính trung bình, trong 2426 bài viết của Wikipedia thì có một bài viết chất lượng tốt.
Mục Bài viết tốt này là để khích lệ các thành viên Wikipedia tạo các bài chất lượng tốt nhưng chưa đạt tới mức bài viết chọn lọc. Một bài viết tốt cần phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn cần thiết và phải qua các cuộc bình chọn bởi các thành viên Wikipedia để xem xét có nên gắn sao hay không. Các bài viết tốt được đánh dấu bằng một ngôi sao màu xanh lá cây trong một hình tròn () ở trên cùng góc phải. Tại các phiên bản Wikipedia ngôn ngữ khác, bên cạnh liên kết tới Wikipedia tiếng Việt cũng sẽ có một biểu trưng giúp nhận biết một bài được công nhận chất lượng tốt.
Phạm Kỳ Nam (27 tháng 6 năm 1928 – 3 tháng 3 năm 1984) là đạo diễn phim truyện và phim tài liệu được xem là một trong những cánh chim đầu đàn của nền điện ảnh cách mạng Việt Nam. Là đạo diễn đầu tiên của miền Bắc Việt Nam được đào tạo bài bản ở nước ngoài, ông bắt đầu sự nghiệp đạo diễn với bộ phim Chung một dòng sông. Đây không chỉ là bộ phim truyện đầu tiên của miền Bắc Việt Nam sau năm 1954 mà còn là bộ phim truyện đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam. Sau đó, tên tuổi của ông gắn liền với hàng loạt những bộ phim truyện thế hệ đầu của điện ảnh cách mạng Việt Nam cũng như các bộ phim tài liệu về đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với những đóng góp của ông cho nền điện ảnh Việt Nam từ buổi đầu thành lập, ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nướcvề Văn học Nghệ thuật vào năm 2007 và danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân vào năm 2012. [ Đọc tiếp ]
Bài viết tốt tuần sau
Hoài Nam tử là một tác phẩm cổ điển của Trung Quốc thời Tây Hán, được Hoài Nam vương Lưu An cùng các học giả dưới trướng đồng biên soạn và hoàn thành trước năm 139 TCN. Tên gọi "Hồng Liệt" mang ý nghĩa "vĩ đại và sáng tỏ". Hoài Nam tử là một tác phẩm chứa đựng nội dung phong phú, bao quát nhiều lĩnh vực từ thần thoại, chính trị, triết học, thiên văn học, địa lý, đến tự nhiên học, dưỡng sinh và quân sự. Tác phẩm này kết hợp tư tưởng của nhiều học phái thời Tiên Tần, lấy triết lý Đạo gia làm nền tảng, đồng thời tiếp thu quan điểm của Nho gia và Âm Dương gia. [ Đọc tiếp ]