Bước tới nội dung

Wikipedia:Tiêu chuẩn bài viết tốt

Trang hạn chế sửa đổi (bán khóa)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Làm sạch trang này
Làm sạch trang này
Nội dung chọn lọc Nội dung tốt Nội dung mới
Bài viết Hình ảnh Danh sách Chủ điểm Cổng thông tin Bài viết Chủ điểm Bạn có biết
Bài viết tốt Tiêu chuẩn Đề cử (7) Rút sao (1) Thảo luận Thống kê
Tiêu chuẩn chọn bài viết tốt như thế nào?
Sáu tiêu chuẩn bài viết tốt

Các tiêu chuẩn của một bài viết tốt bao gồm:

  1. Viết tốt
    (a) Bài viết rõ ràng và mạch lạc, tuân theo Quyền tác giả.
    (b) Bài viết tuân theo các quy định của Cẩm nang biên soạn.
    (c) Bài viết có ngữ phápchính tả tiếng Việt tốt, cần Việt hóa hết bài. Nếu là bài dịch tránh sử dụng ngữ pháp của ngôn ngữ khác.
  2. Kiểm chứng được
    (a) Là một bài viết rõ ràng dựa trên các thông tin kiểm chứng được.
    (a1) Không bắt buộc nhưng khuyến khích dẫn nguồn theo định dạng hoặc sử dụng các bản mẫu chú thích nguồn gốc như {{chú thích}}.
    (a2) Phân biệt rõ giữa dẫn nguồn và chú giải.
    (b) Không chứa đựng nghiên cứu chưa công bố.
    (c) Không chứa đựng nguồn chép từ một nguồn khác đã công bố.
    (d) Nếu dùng nguồn là các liên kết mạng thì không được hỏng. Nếu liên kết dễ bị hỏng cần làm trước một liên kết dự trữ.[1]
  3. Tập trung vào chủ đề chính
    (a) Đề cập đến các khía cạnh chính của chủ đề.
    (b) Tập trung vào chủ đề chính mà không nhất thiết phải đi vào chi tiết.
  4. Ổn định: Bài viết không nằm trong một cuộc bút chiến hoặc tranh chấp nội dung, không bị liên tục sửa đổi đáng kể (trừ khi đang trong quá trình xây dựng một bài viết tốt).[2]
  5. Độ trung lập:
    (a) Bài được viết dưới một góc nhìn khách quan, không thiên lệch về (các) chủ thể được nêu trong bài.
    (b) Bài viết không mất cân xứng (Wikipedia:Thái độ trung lập § Cấu trúc bài), không nghiêng về một góc nhìn vì dùng quá nhiều nguồn từ một phía hoặc một tác giả.
  6. Minh họa: Bài viết được minh họa bằng hình ảnh và tập tin nếu có thể.
    (a) Hình ảnh:
    • Được trình bày phù hợp đẹp mắt; với các nội dung không tự do cần {{Mô tả sử dụng hợp lý}} và có lời tựa hình phù hợp.
    • Không sử dụng quá nhiều hoặc trở thành một trang trưng bày hình ảnh.
    (b) Tập tin:
    • Tập tin minh họa nếu tự vẽ cần phải có nguồn gốc chú thích trong trang miêu tả.
    • Tập tin âm thanh cần ngắn chưa tới 30 giây để tránh vi phạm bản quyền (trừ các đoạn âm thanh có sẵn từ Wikimedia Commons).
    Yêu cầu đối với đoạn nhạc mẫu (dùng trong các bài viết về album, bài hát...)[3]
Bản gốc (mm:ss) 0:30 1:00 1:30 2:00 2:30 3:00 3:30 4:00 4:30 5:00 và dài hơn
Đoạn nhạc mẫu (m:ss) 0:03 0:06 0:09 0:12 0:15 0:18 0:21 0:24 0:27 0:30
Những gì không thể là bài viết tốt?
  1. Các danh sách, cổng thông tin và hình ảnh: nên đề cử ở các mục danh sách chọn lọc, cổng thông tin chọn lọchình ảnh chọn lọc.
  2. Các bài viết chọn lọc (trừ khi đã bị rút sao).

Cần phải loại ngay

Nếu bài viết có ít nhất một trong 6 điểm sau đây cần phải loại ngay, không cần phải qua đánh giá:

  1. Bài viết hoàn toàn thiếu các nguồn tài liệu đáng tin cậy – Xem Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được.[4]
  2. Bài viết có gắn thẻ không trung lập  – xem Wikipedia:Thái độ trung lập.[5]
  3. Bài viết có các thông báo như {{cần dọn dẹp}}, {{thái độ trung lập}}, {{thiếu nguồn gốc}} hoặc có nhiều {{cần dẫn nguồn}}... hoặc các bản mẫu tương tự.
  4. Bài viết đang có bút chiến hoặc vấn đề bút chiến chưa được giải quyết.
  5. Bài viết về sự kiện đang diễn ra với thời gian kết thúc xác định.
  6. Bài viết chứa nhiều đoạn đạo văn hoặc vi phạm bản quyền.

Chú thích

  1. ^ Muốn lưu trữ một liên kết hãy vào trang này, sau đó trong ô trống ở mục "Save Page Now" (không phải ở đầu trang) bạn sao chép lại liên kết muốn lưu trữ rồi lưu vào đó.
  2. ^ Tiêu chí này được cộng đồng thông qua và áp dụng từ ngày 8 tháng 6 năm 2016, thay thế cho tiêu chí cũ quy định rằng "bài không được sửa đổi liên tục trên 5% dung lượng trong vòng 3 ngày".
  3. ^ Lấy từ hướng dẫn trong Cẩm nang biên soạn của Wikipedia tiếng Anh.
  4. ^ Các bài viết ngắn có một nguồn chính có thể vẫn đủ về mặt tham khảo mà không cần phải sử dụng chú thích trong hàng. Chú thích trong hàng không bắt buộc đối với một số bài; chú thích trong hàng chỉ bắt buộc khi có ít nhất 6 tài liệu tham khảo khác nhau được dẫn chiếu.
  5. ^ Bài viết có đề tài gây tranh cãi có thể vừa trung lập vừa ổn định, nhưng nó chỉ được đảm bảo nếu những thành viên thông thường sửa đổi chu đáo để bài viết có nguồn tốt. Lưu ý rằng tính trung lập không có nghĩa là tất cả các quan điểm đều được nêu lên trong bài.