Bước tới nội dung

Acropomatiformes

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Pempheriformes)

Acropomatiformes
Pempheris mangula
Phân loại khoa học e
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
nhánh: Eupercaria
Bộ: Acropomatiformes
Davis, Sparks & Smith, 2016

Acropomatiformes[1][2], hay Pempheriformes[3][4], là danh pháp khoa học của một bộ cá dạng cá vược (Percomorphaceae).

Bộ này được Ricardo Betancur-R. et al. thiết lập năm 2013, với các đơn vị phân loại gán vào bộ này trước đây được xếp trong bộ Perciformes. Tuy nhiên, với sự ra đời của miêu tả theo nhánh học và các phương pháp của phân tích ADN thì người ta nhận ra rằng bộ Perciformes theo định nghĩa truyền thống là không đơn ngành.

Vào năm 2007 Smith và Craig đã nhận thấy mối quan hệ họ hàng giữa Polyprionidae, Dinolestes lewini, PentacerotidaeAcropomatidae.[5] Tháng 2 năm 2009, Blaise Li et al. mô tả một nhánh đơn ngành bao gồm Howellidae, LateolabracidaeEpigonidae trong phân tích của họ về mối quan hệ giữa các nhóm khác nhau của Acanthomorpha (= Acanthomorphata).[6]

Trong hệ thống phân loại cá xương sửa đổi do Ricardo Betancur-R et al. công bố năm 2013 người ta lập ra bộ Pempheriformes với tổng cộng 14 họ như là một bộ mới của nhóm cá dạng cá vược (Percomorphaceae).[4] Tháng 10 năm 2015 người ta bổ sung 2 họ[7] và tháng 10 năm 2018 tiếp tục bổ sung 4 họ nữa,[2] vì thế vào cuối năm 2018 thì bộ Pempheriformes bao gồm tổng cộng 20 họ cá. Nhóm có quan hệ chị-em với Pempheriformes là bộ Centrarchiformes và chúng cùng nhau tạo thành một nhánh có quan hệ chị-em với bộ Perciformes nghĩa mới.[4][8]

Davis, Sparks và Smith đã thay đổi danh pháp bộ này từ Pempheriformes sang Acropomatiformes vào năm 2016. Danh pháp mới này đã được cả FishBase và Eschmeyer's Catalog of Fishes, 2 hệ thống cơ sở dữ liệu trực tuyến về hệ thống cá, chấp nhận.

Đặc trưng

[sửa | sửa mã nguồn]

Mối quan hệ của các họ được xếp trong Pempheriformes là dựa theo kết quả của các nghiên cứu sinh học phân tử mà chưa có các đặc trưng hình thái chung hỗ trợ.[4] Tất cả các loài cá trong bộ Pempheriformes đều sinh sống trong môi trường nước mặn, với một số loài có thể bơi vào khu vực nước lợ, nhưng không có loài nào sống trong môi trường nước ngọt. Một loạt các loài của bộ Pempheriformes có khả năng phát sáng sinh học. Khả năng này đã tiến hóa khoảng 4 tới 5 lần độc lập với nhau trong phạm vi bộ Pempheriformes.[2]

Hệ thống học

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ Pempheriformes chứa trên 300 loài trong 21 họ phân bố rộng khắp vùng biển toàn thế giới.[2][9]

Phát sinh chủng loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ này thuộc về nhánh Eupercaria của nhánh Percomorphaceae (= Percomorpha) của Acanthopterygii trong Acanthomorphata.

Mối quan hệ tiến hóa giữa bộ này và các bộ khác trong nhóm cá dạng cá vược thật sự (Eupercaria) là như cây phát sinh dưới đây, trong đó bao gồm cả vị trí tương đối của các họ với tình trạng chưa chắc chắn.

 Eupercaria 

Malacanthidae

Callanthiidae

Lutjaniformes

Pomacanthidae

Emmelichthyidae

Acanthuriformes

Monodactylidae

Sciaenidae

Chaetodontiformes

Tetraodontiformes

Lophiiformes

Caproiformes

Priacanthiformes

Scatophagidae

Siganidae

Spariformes

Lobotiformes

Ephippiformes

Moronidae

Sillaginidae

Centrarchiformes

Pempheriformes

Perciformes

Labriformes

Centrogenyidae

Uranoscopiformes

Gerreiformes

Biểu đồ dưới đây chỉ ra mối quan hệ nội tại của bộ Pempheriformes, theo các nghiên cứu phát sinh chủng loài tới năm 2019:[2]

 Pempheriformes 

 Champsodontidae[12]

 Hemerocoetidae

 Creediidae

 Leptoscopidae[13]

 Glaucosomatidae

 Pempheridae

 Lateolabracidae

 Synagropidae

 Dinolestidae

 Malakichthyidae

 Polyprionidae

 Bathyclupeidae

 Banjosidae

 Pentacerotidae

 Ostracoberycidae

 Epigonidae

 Symphysanodontidae

 Howellidae

 Scombropidae

 Acropomatidae

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Davis M. P., Sparks J. S. & Smith W. L., 2016. Repeated and widespread evolution of bioluminescence in marine fishes. PLoS One 11: E0155154. doi:10.1371/journal.pone.0155154.
  2. ^ a b c d e f g h i Ghedotti M. J., Gruber J. N., Barton R. W., Davis M. P. & Smith W. L., 2018. Morphology and evolution of bioluminescent organs in the glowbellies (Percomorpha: Acropomatidae) with comments on the taxonomy and phylogeny of Acropomatiformes. Journal of Morphology doi:10.1002/jmor.20894
  3. ^ Betancur R. R., Broughton R. E., Wiley E. O., Carpenter K., López J. A., Li C., Holcroft N. I., Arcila D., Sanciangco M., Cureton II J. C., Zhang F., Buser T., Campbell M. A., Ballesteros J. A., Roa-Varon A., Willis S., Borden W. C., Rowley T., Reneau P. C., Hough D. J., Lu G., Grande T., Arratia G. & Ortí G., 2013. The tree of life and a new classification of bony fishes. PLOS Currents Tree of Life 2013 Apr 18: 1–45, downloadable Appendix 2 (new classification): 1–21, and downloadable Figure S1 (complete cladogram with annotated classification). doi:10.1371/currents.tol.53ba26640df0ccaee75bb165c8c26288, PDFfile.
  4. ^ a b c d e f Ricardo Betancur-R., Edward O. Wiley, Gloria Arratia, Arturo Acero, Nicolas Bailly, Masaki Miya, Guillaume Lecointre & Guillermo Ortí, 2017. Phylogenetic classification of bony fishes. BMC Evolutionary Biology, BMC series doi:10.1186/s12862-017-0958-3
  5. ^ Smith L. & Craig M., 2007. Casting the percomorph net widely: the importance of broad taxonomic sampling in the search for the placement of serranid and percid fishes. Copeia 2007(1): 35–55. doi: 10.1643/0045-8511(2007)7[35:CTPNWT]2.0.CO;2
  6. ^ Blaise Li, Agnès Dettaï, Corinne Cruaud, Arnaud Couloux, Martine Desoutter-Meniger, Guillaume Lecointre, 2009. RNF213, a new nuclear marker for acanthomorph phylogeny. Mol. Phylogenet. Evol. 50(2): 345-363. doi:10.1016/j.ympev.2008.11.013
  7. ^ a b c Millicent D. Sanciangco, Kent E. Carpenter & Ricardo Betancur-R., 2015. Phylogenetic placement of enigmatic percomorph families (Teleostei: Percomorphaceae). Mol. Phylogenet. Evol. doi:10.1016/j.ympev.2015.10.006
  8. ^ Betancur-R. R., R. E. Broughton, E. O. Wiley, K. Carpenter, J. A. Lopez, C. Li, N. I. Holcroft, D. Arcila, M. Sanciangco, J. Cureton, F. Zhang, T. Buser, M. Campbell, T. Rowley, J. A. Ballesteros, G. Lu, T. Grande, G. Arratia & G. Ortí. 2013. The tree of life and a new classification of bony fishes. PLoS Currents Tree of Life. 2013 Apr 18.
  9. ^ Acropomatiformes by Parenti
  10. ^ Matsunuma M. & H. Motomura, 2017. Review of the genus Banjos (Perciformes: Banjosidae) with descriptions of two new species and a new subspecies. Ichthyological Research 64(3): 265-294, doi:10.1007/s10228-016-0569-9.
  11. ^ Smith W. L., M. J. Ghedotti, O. Domínguez-Domínguez, C. D. McMahan, E. Espinoza, R. P. Martin, M. G. Girard & M. P. Davis, 2022. Investigations into the ancestry of the Grape-eye Seabass (Hemilutjanus macrophthalmos) reveal novel limits and relationships for the Acropomatiformes (Teleostei: Percomorpha). Neotrop. Ichthyol., 20. online, doi:10.1590/1982-0224-2021-0160.
  12. ^ Thomas J. Near, A. Dornburg, R. I. Eytan, B. P. Keck, W. L. Smith, K. L. Kuhn, J. A. Moore, S. A. Price, F. T. Burbrink, M. Friedman & P. C. Wainwright, 2013. Phylogeny and tempo of diversification in the superradiation of spiny-rayed fishes. Proceedings of the National Academy of Sciences 101:12738-21743. doi:10.1073/pnas.1304661110, Tập tin PDF
  13. ^ Kenji Odani & Hisashi Imamura, 2011. New Phylogenetic Proposal for the Family Leptoscopidae (Perciformes: Trachinoidei). Bull. Fish. Sci. Hokkaido Univ. 61 (2/3): 49-63. Tập tin PDF