Nickel(II) nitrit
Niken(II) nitrit | |
---|---|
Danh pháp IUPAC | Nickel(II) nitrite |
Tên khác | Niken đinitrit Nikenơ nitrit Niken(II) nitrat(III) Niken đinitrat(III) Nikenơ nitrat(III) |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
Số RTECS | RA1080000 |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
InChI | đầy đủ
|
ChemSpider | |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | Ni(NO2)2 |
Khối lượng mol | 150,9726 g/mol (khan) 223,03372 g/mol (4 nước) |
Bề ngoài | tinh thể lục lam |
Điểm nóng chảy | |
Điểm sôi | |
Độ hòa tan trong nước | rất tan |
Độ hòa tan | tạo phức với amonia, hydrazin |
Các nguy hiểm | |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Niken(II) nitrit là một hợp chất vô cơ có thành phần gồm nguyên tố niken và nhóm nitrit, với công thức hóa học được quy định là Ni(NO2)2.[1] Niken(II) nitrit khan lần đầu tiên được phát hiện bởi Cyril Clifford Addison vào năm 1961. Ông đã cho niken tetracacbonyl ở dạng khí phản ứng với đinitơ tetroxit, và kết quả tạo ra tạo ra một làn khói màu xanh lục. Niken(II) nitrit là muối của kim loại chuyển tiếp thứ hai với ion nitrit khan được tìm thấy, sau bạc(I) nitrit.[2] Niken(II) nitrit phân hủy khi đun nóng tới nhiệt độ 220 ℃, tuy nhiên nó có thể được làm nóng tới 260 ℃ trong khí argon. Nhóm nitrit liên kết cộng hóa trị với niken, nên hợp chất này ít bay hơi. Phổ hồng ngoại của chất rắn này có dải hấp thụ ở 1575, 1388, 1333, 1240, 1080 và 830 cm−1. Chất lỏng đinitơ tetroxit làm oxy hóa niken(II) nitrit thành niken(II) nitrat.[3]
Muối đôi
[sửa | sửa mã nguồn]Các muối nitronikenat là các hợp chất có liên quan, nơi nhiều nhóm nitơ được gắn với niken để tạo ra anion. Chúng có thể được nhắc đến dưới cái tên thường gặp hơn là niken(II) nitrit kép.
Hợp chất khác
[sửa | sửa mã nguồn]Ni(NO2)2 còn tạo ra một số hợp chất với NH3:
- Ni(NO2)2·2NH3 (lục đậm);[4]
- Ni(NO2)2·4NH3 (đỏ);[5]
- Ni(NO2)2·5NH3 (dương).[5]
- Ni(NO2)2·6NH3 (tím, dung dịch màu lục).[6]
Ni(NO2)2 còn tạo một số hợp chất với N2H4, như Ni(NO2)2·2N2H4 là chất rắn màu xanh dương.[7]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “University of Akron Chemical Database”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2017.
- ^ Lord Lewis of Newnham; Johnson, B. F. G. (ngày 1 tháng 11 năm 1997). “Cyril Clifford Addison. ngày 28 tháng 11 năm 1913--ngày 1 tháng 4 năm 1994.: Elected F.R.S. 1970”. Biographical Memoirs of Fellows of the Royal Society. 43 (0): 3–12. doi:10.1098/rsbm.1997.0001. JSTOR 770322.
- ^ Addison, C. C.; Johnson, B. F. G; Logan, N.; Wojcicki, A. (tháng 8 năm 1961). “Transition-metal Nitrites”. Proceedings of the Chemical Society (August): 306–307. doi:10.1039/PS9610000273.
- ^ Bulletin de la Société chimique de France (Masson, 1930), trang 48 – [1]. Truy cập 15 tháng 6 năm 2020.
- ^ a b A Text-book Of Inorganic Chemistry Vol-x, trang 188 – [2]. Truy cập 7 tháng 3 năm 2020.
- ^ Nickel: sect. 1-2. Coordination compounds with neutral and inner-complex-forming ligands (Verlag Chemie, 1968), trang 52 – [3]. Truy cập 21 tháng 6 năm 2020.
- ^ British Abstracts: Pure chemistry and physiology. ser. A (1928), trang 258. Truy cập 28 tháng 10 năm 2020.