Bước tới nội dung

Nickel(II) iodat

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nickel(II) iodat
Tên khácNickel diodat
Nikenơ iodat
Nickel(II) iodat(V)
Nickel diodat(V)
Nikenơ iodat(V)
Số CAS13477-99-1
Nhận dạng
Số CAS13477-98-0
Thuộc tính
Công thức phân tửNi(IO3)2
Khối lượng mol408,7674 g/mol (khan)
426,78268 g/mol (1 nước)
444,79796 g/mol (2 nước)
462,81324 g/mol (3 nước)
480,82852 g/mol (4 nước)
516,85908 g/mol (6 nước)
Bề ngoàitinh thể vàng (khan)
bột màu lục nhạt (1 nước)
tinh thể lục (2, 3, 4 và 6 nước)[1]
Khối lượng riêng5,07 g/cm³ (khan)
3,7 g/cm³ (6 nước)[1]
Điểm nóng chảy
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướctan ít, xem thêm bảng độ tan
Độ hòa tantạo phức với amonia
Các nguy hiểm
Các hợp chất liên quan
Anion khácNickel(II) clorat
Nickel(II) bromat
Cation khácCoban(II) iodat
Đồng(II) iodat
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Nickel(II) iodat là một hợp chất vô cơ, là muối của nickelacid iodic có công thức Ni(IO3)2, tinh thể màu vàng, ít tan trong nước, tạo thành tinh thể ngậm nước.

Điều chế

[sửa | sửa mã nguồn]

Phản ứng của nickel(II) nitrat và acid iodic với acid nitric làm xúc tác ở 100 °C (212 °F; 373 K) sẽ tạo ra muối khan:

Tính chất vật lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Nickel(II) iodat khan tạo thành tinh thể màu vàng.

Nó ít tan trong nước.

Nó tạo thành các tinh thể ngậm nước Ni(IO3)2·nH2O, trong đó n = 1, 2, 3, 4 và 6 đều là các tinh thể màu xanh lục.[1]

Tinh thể dihydrat Ni(IO3)2·2H2O có cấu trúc của hệ tinh thể trực thoi, nhóm không gian P bca, các hằng số mạng tinh thể a = 0,914986 nm, b = 1,220896 nm, c = 0,658353 nm, Z = 4.[2]

Hợp chất khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Ni(IO3)2 còn tạo một số hợp chất với NH3, như:

  • Ni(IO3)2·NH3 là chất rắn màu vàng nhạt-lục, D = 3,705 g/cm³;
  • Ni(IO3)2·2NH3 là chất rắn màu lục, D = 3,315 g/cm³;
  • Ni(IO3)2·4NH3 là tinh thể xanh dương nhạt, phân hủy bởi nước;
  • Ni(IO3)2·5NH3 khan là chất rắn màu tím nhạt (D = 2,97 g/cm³), trihydrat là tinh thể đỏ tím, có thể nổ;
  • Ni(IO3)2·6NH3 là tinh thể tím, D = 2,557 g/cm³.[3]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]