Neodymi(III) sulfat
Neodymi(III) sunfat | |
---|---|
Mẫu neodymi(III) sunfat octahydrat | |
Tên khác | Neodymi(III) sunfat(VI) |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
Số EINECS | |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
InChI | đầy đủ
|
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | Nd2(SO4)3 |
Khối lượng mol | 576,6748 g/mol (khan) 612,70536 g/mol (2 nước) 648,73592 g/mol (4 nước) 666,7512 g/mol (5 nước) 684,76648 g/mol (6 nước) 720,79704 g/mol (8 nước) |
Bề ngoài | tinh thể đỏ tím (4 nước) tinh thể màu oải hương (5 nước)[1] tinh thể hồng (8 nước) |
Khối lượng riêng | 4,07 g/cm³ (khan) 3,48 g/cm³ (4 nước) 3,31 g/cm³ (5 nước) 2,87 g/cm³ (8 nước)[1] |
Điểm nóng chảy | |
Điểm sôi | |
Độ hòa tan trong nước | 13 g/100 mL (khan, 0 ℃) 1,2 g/100 mL (khan, 90 ℃), xem thêm bảng độ tan |
Độ hòa tan | tạo phức với hydrazin, urê |
Các nguy hiểm | |
Các hợp chất liên quan | |
Anion khác | Neodymi(III) selenat |
Cation khác | Praseodymi(III) sunfat Prometi(III) sunfat Samari(III) sunfat |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Neodymi(III) sunfat là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học Nd2(SO4)3.
Điều chế
[sửa | sửa mã nguồn]Hòa tan neodymi(III) oxit trong axit sunfuric, neodymi(III) sunfat sẽ được tạo ra; kim loại neodymi, neodymi(III) cacbonat, neodymi(III) hydroxide cũng phản ứng với axit sunfuric:
- 3H2SO4 + Nd2O3 → Nd2(SO4)3 + 3H2O
- 3H2SO4 + 2Nd(OH)3 → Nd2(SO4)3 + 6H2O
- 3H2SO4 + Nd2(CO3)3 → Nd2(SO4)3 + 3H2O + 3CO2↑
Sau phản ứng, dung dịch sẽ được làm bay hơi để thu được tinh thể neodymi(III) sunfat hydrat.
Neodymi(III) sunfat octahydrat bắt đầu phân hủy ở 40 ℃, pentahydrat thu được ở 85 ℃, đihydrat thu được ở 145 ℃, và muối khan thu được ở 290 ℃.[2]
Tính chất hóa học
[sửa | sửa mã nguồn]Neodymi(III) sunfat phân hủy thành muối kiềm ở 890 ℃, và phân hủy thành oxit ở 1020 ℃:[3]
Cũng có tài liệu cho rằng nhiệt độ phân hủy thành oxit là 890 ℃[4], 927 ℃[5], 950 ℃.[6]
Nd2O2S có thể thu được bằng cách khử neodymi(III) sunfat với cacbon ủ ở nhiệt độ cao, trong khi than hoạt tính có thể thu được hỗn hợp Nd3S4 và Nd2O2S ở nhiệt độ cao hơn.[3] Sử dụng CS2 và N2 tác dụng với Nd2(SO4)3 ở nhiệt độ cao, có thể thu được các sulfide như Nd2S3 và Nd3S4.[7]
Muối kiềm
[sửa | sửa mã nguồn]Muối kiềm Nd2(SO4)3·Nd(OH)3 (= NdOHSO4) tồn tại dưới dạng là tinh thể không màu, d = 4,69 g/cm³.[1]
Hợp chất khác
[sửa | sửa mã nguồn]Nd2(SO4)3 còn tạo một số hợp chất với N2H4, như Nd2(SO4)3·12N2H4·5H2O là tinh thể dạng lăng trụ màu hồng, tan ít trong nước, không tan trong benzen và toluen, d20 ℃ = 2,214 g/cm³.[8]
Nd2(SO4)3 còn tạo một số hợp chất với CO(NH2)2, như Nd2(SO4)3·10CO(NH2)2 là tinh thể hồng nhạt.[9]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c Handbook… (Pierre Villars, Karin Cenzual, Roman Gladyshevskii; Walter de Gruyter GmbH & Co KG, 18 thg 12, 2013 - 1729 trang), trang 703; 1101. Truy cập 17 tháng 3 năm 2021.
- ^ Wesley W. Wendlandt. The thermal decomposition of yttrium and the rare earth metal sulphate hydrates. Journal of Inorganic and Nuclear Chemistry.1958. 7 (1–2): 51–54.
- ^ a b Milan Skrobian, Nobuaki Sato, Masatoshi Saito, et al. Thermogravimetric study of carbon reduction of Nd2(SO4)3. Thermochimica Acta. Vol 244, 3: 117–129.
- ^ M.W. Nathans and W. W. Wendlandt, J. Inorg. Nucl. Chem., 24 (1962) 869.
- ^ V.I. Laptev, J.L Suponitskill, A.F. Vorobev, Zh. Neorg. Khim., 32 (1987) 547.
- ^ A.N. Pokrovskill, L.M. Kovba, Zh. Neorg. Khim., 21 (1976) 567.
- ^ Milan Skrobian, Nobuaki Sato, Masatoshi Saito, et al. Preparation of neodymium sulphides by the reaction of Nd2(SO4)3 with carbon disulphide. Journal of Alloys and Compounds, 1994. 210 (1–2): 291–297.
- ^ Doklady, Tập 31,Số phát hành 1-6 (Izd-vo Akademii nauk Azerbaĭdzhanskoĭ SSR, 1975), trang 30. Truy cập 17 tháng 3 năm 2021.
- ^ Физико-химический анализ взаимодействия солей металлов с аллофанамидом, селегокарбомидом и карбамидом в водных растворах. Truy cập 17 tháng 3 năm 2021.