Bước tới nội dung

Hanyu Yuzuru

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hanyu Yuzuru
Thông tin cá nhân
Tên gốc羽生 結弦(tiếng Nhật)[1]
Đại diện cho quốc gia Nhật Bản
Sinh7 tháng 12, 1994 (29 tuổi)
Sendai, Miyagi, Nhật Bản
Quê nhàSendai
Nơi cư trúSendai, Nhật Bản
Cao1,72 m (5 ft 7+12 in)[2]
Huấn luyện viên trước đây
Biên đạo múa trước đây
‎Câu lạc bộ trượt băng‎‎ ‎trước đây Miyagi FSC
‎Địa‎‎ ‎‎điểm đào tạo‎‎ ‎trước đây
Bắt đầu trượt băng từ1998
Giải nghệ19 tháng 7, 2022
‎Bảng xếp hạng thế giới‎
‎Điểm cao nhất mùa giải‎
Điểm cá nhân tốt nhất do ISU chấm
Điểm tổng322,59
Skate Canada 2019
Bài thi ngắn111,82
Four Continents 2020
Bài thi tự do212,99
Skate Canada 2019
Thành tích huy chương
Đại diện cho  Nhật Bản
Trượt băng nghệ thuật Đơn nam
Các cuộc thi quốc tế
Sự kiện 1 2 3
Thế vận hội 2 0 0
Giải Vô địch Thế giới 2 3 2
Giải Vô địch Bốn châu lục 1 3 0
Chung kết Grand Prix 4 2 0
Giải Vô địch Thiếu niên Thế giới 1 0 0
World Team Trophy 1 0 2
Chung kết Grand Prix Thiếu niên 1 0 0
Tổng 12 8 4
Thế vận hội
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2018 Pyeongchang Đơn nam
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2014 Sochi Đơn nam
Giải Vô địch Thế giới
Huy chương đồng – vị trí thứ ba 2021 Stockholm Đơn nam
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 2019 Saitama Đơn nam
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2017 Helsinki Đơn nam
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 2016 Boston Đơn nam
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 2015 Shanghai Đơn nam
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2014 Saitama Đơn nam
Huy chương đồng – vị trí thứ ba 2012 Nice Đơn nam
Chung kết Grand Prix
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 2019–2020 Turin Đơn nam
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2016–2017 Marseille Đơn nam
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2015–2016 Barcelona Đơn nam
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2014–2015 Barcelona Đơn nam
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2013–2014 Fukuoka Đơn nam
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 2012–2013 Sochi Đơn nam
Giải Vô địch Bốn châu lục
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2020 Seoul Đơn nam
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 2017 Gangneung Đơn nam
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 2013 Osaka Đơn nam
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 2011 Taipei Đơn nam
Giải Vô địch Thiếu niên Thế giới
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2010 The Hague Đơn nam
Chung kết Grand Prix Thiếu niên
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2009–2010 Tokyo Đơn nam
World Team Trophy
Huy chương đồng – vị trí thứ ba 2021 Osaka Đồng đội
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2017 Tokyo Đồng đội
Huy chương đồng – vị trí thứ ba 2015 Tokyo Đồng đội

Ha'nyū Yuzuru (羽生 (はにゅう) 結弦 (ゆづる) (Vũ-Sinh Kết-Huyền)? sinh ngày 7 tháng 12 năm 1994) là vận động viên trượt băng nghệ thuật chuyên nghiệp và cựu vận động viên trượt băng nghệ thuật cạnh tranh người Nhật Bản thi đấu ở hạng mục đơn nam. Anh là nhà vô địch Olympic 2014 và 2018, Vô địch Thế giới 2014 và 2017, bốn lần liên tiếp vô địch Chung kết Grand Prix (2013-14 đến 2016-17), vô địch Bốn châu lục 2020, vô địch Thiếu niên Thế giới 2010 và Chung kết Grand Prix Thiếu niên 2009-10, sáu lần Vô địch Quốc gia Nhật Bản (2012-2015, 2020,2021). Anh còn năm lần đoạt huy chương trong giải Vô địch Thế giới gồm huy chương đồng năm 2012 và 2021, huy chương bạc năm 2015, 2016 và 2019, giúp anh trở thành vận động viên trượt băng đơn nam duy nhất cùng với Jan Hoffmann giành được bảy huy chương tại giải Vô địch Thế giới trong thời kỳ hậu chiến.

Hanyu đã đi vào lịch sử với tư cách vận động viên người châu Á đầu tiên đoạt huy chương vàng Olympic hạng mục Đơn nam tại Olympic Sochi 2014. Ở độ tuổi 19, anh trở thành vận động viên đơn nam trẻ nhất vô địch Olympic sau Dick Button (năm 1948). Năm 2018, tại Olympic Pyeongchang 2018, anh trở thành người đầu tiên giành hai huy chương vàng Olympic liên tiếp sau 66 năm kể từ danh hiệu liên tiếp của Button (năm 1948 và 1952). Hanyu là vận động viên đơn nam đầu tiên đạt được danh hiệu Super Slam (chiến thắng tất cả các giải đấu lớn của Liên đoàn Trượt băng Quốc tế ở cấp độ thiếu niên và trưởng thành, gồm: Olympic, Vô địch Thế giới, Chung kết Grand Prix, Vô địch Bốn châu lục, Vô địch Thiếu niên Thế giới và Chung kết Grand Prix Thiếu niên).

Được biết đến với tư cách là vận động viên trượt băng vĩ đại nhất trong lịch sử, Hanyu đã phá vỡ kỷ lục thế giới 19 lần (nhiều nhất trong số các vận động viên hạng mục đơn kể từ hệ thống đánh giá của ISU năm 2004), trong đó hầu hết là kỷ lục do chính anh thiết lập. Anh là một trong những người mở đường của kỷ nguyên quad (nhảy 4 vòng). Hanyu là vận động viên trượt băng nghệ thuật đầu tiên vượt mốc 100 điểm bài thi ngắn, 200 điểm bài thi tự do và 300 điểm tổng. Tại CS Autumn Classic International 2016, Hanyu đã trở thành vận động viên trượt băng nghệ thuật đầu tiên trong lịch sử hạ cánh thành công cú nhảy quadruple loop (4Lo) trong thi đấu chính thức. Anh là vận động viên trượt băng đơn nam người châu Á đầu tiên Vô địch Thế giới nhiều lần.

Nhờ những cống hiến của mình, Hanyu đã nhiều lần được trao tặng các danh hiệu danh giá, trong đó quan trọng nhất phải kể đến Giải thưởng Quốc dân Danh dự (Tiếng Nhật: 国民栄誉賞) được đích thân Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo trao tặng năm 2018 vì đã "đem lại dũng khí và sự cổ vũ lớn lao cho người dân cả nước, mang lại hi vọng về tương lai tươi sáng cho xã hội và trở thành thông điệp sống cho sự phục hồi sau thảm họa",[16] huân chương danh dự ribbon tím (năm 2014 và 2018). Anh là vận động viên trượt băng nghệ thuật đầu tiên được đề cử Giải thưởng Thể thao Thế giới Laureus và được vinh danh là Vận động viên trượt băng nghệ thuật có giá trị nhất bởi Giải thưởng trượt băng ISU khai mạc vào năm 2020. Anh cũng góp mặt trong các danh sách uy tín như 30 Under 30 Asia của Forbes và World Fame 100, The Dominant 20 của ESPN.

Ngày 19 tháng 7 năm 2022, Hanyu tuyên bố quyết định "từ bỏ" thi đấu sau 12 năm sự nghiệp và tiếp tục trượt băng với tư cách là một vận động viên chuyên nghiệp, "đánh dấu sự kết thúc của một thời đại" theo Nikkei Asia.

Đầu đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Hanyu sinh ra và lớn lên tại thành phố Sendai, tỉnh Miyagi, Nhật Bản.[17] Anh có một người chị tên là Saya hơn 4 tuổi. Cha anh là Hanyu Hidetoshi, một giáo viên trung học cơ sở và mẹ là Hanyu Yumi, từng là nhân viên tại một cửa hàng bách hóa[18][19]. Cha anh cũng là cố vấn cho câu lạc bộ bóng chày ở trường và giới thiệu môn thể thao này cho anh trước khi cuối cùng anh chọn Trượt băng nghệ thuật[18]. Mẹ anh từng may tất cả trang phục thi đấu trong thời kì đầu sự nghiệp thi đấu của anh, bao gồm cả trang phục bài thi tự do mùa giải 2010-2011 do vận động viên trượt băng nghệ thuật người Mỹ Johnny Weir thiết kế.[18][20] Bà đã đi cùng Hanyu trong thời gian đào tạo ở Toronto, Canada, trong khi cha anh và chị gái Saya ở lại Nhật Bản.[18][21] Cha mẹ anh đặt tên Yuzuru (結弦 - Kết Huyền) mang ý nghĩa "dây cung được kéo căng",[22][23] tượng trưng cho sự tự tin, sức mạnh và lòng ngay thẳng.[21] Bố mẹ anh muốn anh có một cuộc sống chính trực, đường hoàng và mạnh mẽ, không cúi đầu trước khó khăn.

Anh được chẩn đoán mắc bệnh hen suyễn vào năm 2 tuổi và phải uống thuốc hằng ngày. Tình trạng bệnh được cải thiện theo thời gian nhưng vẫn là vấn đề với sự nghiệp thi đấu của anh. Biên đạo múa người Canada David Wilson nói rằng phải đến khi Hanyu chuyển sang thi đấu ở cấp độ trưởng thành, anh mới thành công trong việc học cách đối phó với các vấn đề về sức bền do bệnh hen suyễn gây ra và có kinh nghiệm trong nửa sau của bài thi.[24]

Hanyu bắt đầu trượt băng năm 4 tuổi sau khi huấn luyện viên của chị gái anh là Mami Yamada đề nghị anh thử môn thể thao này thay vì gây phiền toái trong quá trình tập luyện của chị gái mình.[21][25] Yamada nhận thấy sự thiếu kiên nhẫn của Hanyu khi anh lần đầu tiên đặt chân lên băng. Anh chạy đến và nhảy lên băng, sau đó ngã mạnh, đập mũ bảo hiểm xuống băng, nhanh chóng đứng dậy và chạy lại. Tuy nhiên, Yamada khen ngợi Hanyu về khả năng bày tỏ sự chân thành của mình. Sau khi huấn luyện Hanyu cho đến hết năm lớp Hai tiểu học, Yamada phải chuyển đến một tỉnh khác và nhờ Tsuzuki Shōichirō (huấn luyện viên trước đây của Sano Minoru - vận động viên Nhật Bản đầu tiên giành huy chương tại giải Vô địch Trượt băng nghệ thuật Thế giới) huấn luyện Hanyu để "tài năng của cậu không bị lãng phí".[25]

Sự nghiệp thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Bắt đầu thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Hanyu tham gia thi đấu lần đầu tiên ở giải Thiếu nhi Toàn quốc (Novice) vào mùa giải 2004-2005. Anh thi đấu ở cấp độ Thiếu nhi B là cấp độ trẻ hơn trong hai cấp độ Thiếu nhi và giành huy chương vàng ở giải toàn quốc.[26]

Sau đó sân băng tại quê nhà đóng cửa do vấn đề tài chính, khiến Hanyu thiếu thời gian tập luyện.[27] Huấn luyện viên của anh lúc đó là Tsuzuki Shōichirō phải chuyển đến một sân tập khác. Abe Nanami trở thành huấn luyện viên của anh từ thời điểm này đến khi anh chuyển sang Brian Orser vào năm 2012.[27][28] Trong mùa giải 2006-2007, Hanyu thi đấu ở cấp độ Thiếu nhi A và đạt huy chương đồng. Nhờ đó anh được mời tham gia giải Vô địch Thiếu niên (Junior) Nhật Bản 2006-07 và giành vị trí thứ 7.[29][30]

Sân băng quê nhà tái mở cửa vào năm 2007 sau khi đóng cửa hai năm.[27] Hanyu thi đấu ở cấp độ Thiếu nhi A Toàn quốc năm 2007 và giành chiến thắng. Nhờ đó anh được mời tham dự giải Vô địch Thiếu niên Nhật Bản 2007-08 và giành huy chương đồng.[31][32]

Cấp độ Thiếu niên (Junior)

[sửa | sửa mã nguồn]

Mùa giải 2008-2009: Chuyển lên cấp độ Thiếu niên

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2008, Hanyu chuyển lên cấp độ Thiếu niên (Junior) và bắt đầu thi đấu trong chuỗi giải Grand Prix Thiếu niên của Liên đoàn Trượt băng Quốc tế (ISU). Anh đứng thứ sáu sau phần thi ngắn, thứ tư sau phần thi tự do và thứ năm chung cuộc tại giải đấu ở Merano, Ý.[33] Sau loạt giải Grand Prix Thiếu niên, anh giành huy chương vàng tại giải Thiếu niên Nhật Bản 2008-2009. Ở tuổi 13, anh là vận động viên trượt băng nam trẻ nhất vô địch giải Thiếu niên Nhật Bản. Kết quả này giúp anh đủ điều kiện tham dự giải Vô địch Thiếu niên Thế giới 2009.[34]

Với thành tích đạt được, Hanyu được mời tham gia thi đấu ở cấp độ Trưởng thành tại giải Vô địch Quốc gia Nhật Bản 2008-2009 khi mới 13 tuổi và đứng thứ tám.[35] Tại giải Vô địch Thiếu niên Thế giới vào tháng Hai năm 2009, Hanyu đứng thứ mười một sau phần thi ngắn và xếp thứ mười ba sau phần thi tự do, xếp thứ mười hai chung cuộc với 161,77 điểm.[36]

Mùa giải 2009-2010: Vô địch Thiếu niên Thế giới và Chung kết Grand Prix Thiếu niên

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong mùa giải 2009-2010, Hanyu chiến thắng cả hai giải đấu loại Grand Prix Thiếu niên tại Cộng hòa Croatia và Ba Lan, sau đó tham dự Chung kết Grand Prix Thiếu niên 2009-2010 với tư cách là người đứng đầu vòng loại, nơi anh giành chiến thắng và lập kỉ lục cá nhân mới với 206,77 điểm.[37]

Trong cùng mùa giải, Hanyu giành huy chương vàng giải Vô địch Thiếu niên Nhật Bản 2009-2010. Sau đó anh được mời thi đấu ở cấp độ Trưởng thành tại giải Vô địch Nhật Bản 2009-2010, nơi anh đứng thứ sáu chung cuộc.[38] Với thành tích của mình, Hanyu được chọn thi đấu tại giải Thiếu niên Thế giới 2010. Anh giành chiến thắng chung cuộc sau khi xếp thứ ba phần thi ngắn và thứ nhất phần thi tự do, lập kỉ lục cá nhân với tổng điểm là 216,10, trở thành vận động viên nam thứ tư và trẻ tuổi nhất của Nhật Bản chiến thắng giải Thiếu niên Thế giới.[39]

Cấp độ Trưởng Thành (Senior)

[sửa | sửa mã nguồn]

Mùa giải 2010-2011: Huy chương bạc Bốn châu lục

[sửa | sửa mã nguồn]
Hanyu tại Cup of Russia 2010

Hanyu chuyển lên cấp độ Trưởng thành vào mùa giải 2010-2011 ở tuổi 15. Trong hệ thống giải Grand Prix của ISU mùa này, anh thi đấu tại NHK Trophy 2010 và Cup of Russia 2010.[40] Tại NHK Trophy, Hanyu đứng thứ năm sau phần thi ngắn (69,31 điểm), trong phần thi tự do, anh đã thực hiện thành công cú quad Toe loop (4T) đầu tiên của mình trong hệ thống giải ISU và xếp thứ tư (138,41 điểm), chung cuộc anh đứng thứ tư với 207,72 điểm.[41] Hanyu kết thúc với vị trí thứ bảy tại Cup of Russia.[42] Trong giải Vô địch Nhật Bản 2010, Hanyu xếp thứ hai sau phần thi ngắn, nhưng bị ngã trong phần thi tự do và xếp thứ tư chung cuộc. Nhờ thành tích này, anh được chọn đi thi đấu ở Giải Vô địch Bốn châu lục 2011, tại đây anh giành được huy chương bạc và đạt kỉ lục cá nhân mới.[43]

Khi Hanyu đang tập trên sân trượt băng ở quê nhà Sendai thì trận động đất và sóng thần Tōhoku 2011 tấn công thành phố và các khu vực xung quanh. Đường ống nước dưới mặt băng bị bung ra vì tác động của động đất và sóng thần.[44][45] Hanyu phải chuyển sang tập luyên ở YokohamaHachinohe, Aomori cho tới khi sân băng ở quê nhà được mở lại vào ngày 24 tháng 7 năm 2011.[21][44][46] Suốt mùa hè năm 2011, anh đã tham gia 60 chương trình trượt băng và xem đó như là dịp để luyện tập. Vào tháng 4 năm 2011, anh và các vận động viên trượt băng khác tham gia vào một chương trình trượt băng để gây quỹ cho những nạn nhân của động đất và sóng thần Tōhoku 2011.[21][46]

Mùa giải 2011-2012: Huy chương đồng giải Vô địch Thế giới

[sửa | sửa mã nguồn]
Hanyu cùng cựu huấn luyện viên Abe Nanami tại giải Rostelecom Cup 2011.

Hanyu bắt đầu mùa giải 2011-2012 với chiến thắng tại giải Nebelhorn Trophy 2011. Anh đứng đầu ở cả hai phần thi với tổng điểm 226,26.[47] Trong hệ thống giải Grand Prix 2011-2012, anh tham gia thi đấu tại Cup of China 2011 và Rostelecom Cup 2011.[48] Anh đứng thứ tư tại Cup of China,[49] sau đó chiến thắng Rostelecom Cup với một kỉ lục cá nhân mới,[50] nhờ đó, anh đủ điều kiện tham gia Chung kết Grand Prix cấp độ Trưởng thành lần đầu tiên, tại đây anh đứng thứ tư.[51]

Trong cùng mùa giải, Hanyu giành huy chương đồng tại giải Vô địch Nhật Bản 2011, giành được một suất trong đội tuyển Nhật Bản thi đấu tại giải Vô địch Thế giới 2012. Trong lần đầu tham gia giải Thế giới ở cấp độ Trưởng thành, Hanyu xếp thứ bảy ở phần thi ngắn và vươn lên vị trí thứ hai ở phần thi tự do. Anh giành được huy chương đồng chung cuộc với tổng điểm 251,06, xếp sau huy chương vàng Patrick Chan của Canada và huy chương bạc là đồng đội Takahashi Daisuke.[52]

Tháng 4 năm 2012, Hanyu chuyển đến Toronto (Canada) để theo học huấn luyện viên Brian Orser. Brian Orser từng hai lần giành huy chương bạc Olympic và nổi tiếng với việc dẫn dắt Kim Yuna (Hàn Quốc) giành huy chương vàng Thế vận hội Mùa đông 2010.[53][54] Từ đây, Hanyu phải thường xuyên bay tới Toronto trong khi vẫn đang học trung học ở Sendai.[53] Sau khi chuyển tới Canada, Hanyu tăng thời gian luyện tập trên sân băng lên 3-4 tiếng/ngày so với 1-2 tiếng/ngày so với trước đó. Sự thay đổi này là do nhiều nguyên nhân, từ việc hạn chế thời gian luyện tập ở Sendai do phải đi học và căn bệnh hen suyễn bẩm sinh.[21][27]

Mùa giải 2012-2013: Danh hiệu Vô địch Quốc gia đầu tiên

[sửa | sửa mã nguồn]
Hanyu cùng huấn luyện viên Brian Orser

Hanyu bắt đầu mùa giải bằng huy chương vàng tại giải Finlandia Trophy 2012. Anh đáp thành công hai cú nhảy quad gồm quad Toe loop (4T) và quad Salchow (4S) trong phần thi tự do. Đây là lần đầu tiên Hanyu đáp thành công 4S khi thi đấu.[54][55]

Trong giải Grand Prix đầu tiên của mùa là Skate America 2012, Hanyu thiết lập kỷ lục thế giới mới với 95,07 điểm cho phần thi ngắn, giành huy chương bạc.[56][57] Trong giải đấu thứ hai - NHK Trophy 2012 ở Sendai, anh ghi được 95,32 điểm phần thi ngắn, tiếp tục lập kỉ lục thế giới mới[58][59] và giành huy chương vàng tại quê hương.[60][61] Nhờ đó Hanyu đủ tiêu chuẩn tham gia Chung kết Grand Prix 2012-2013 ở Sochi, anh giành huy chương bạc trong giải này.[62]

Tháng 12 năm 2012, khi mới 18 tuổi, Hanyu giành được danh hiệu Vô địch Quốc gia đầu tiên tại giải Vô địch Nhật Bản 2012-2013 sau khi đứng thứ nhất bài thi ngắn và đứng thứ hai bài thi tự do.[63] Anh đạt huy chương bạc tại giải Bốn châu lục 2013 sau khi đứng đầu bài thi ngắn và đứng thứ ba bài thi tự do.[64]

Ở giải Vô địch Thế giới 2013, anh thi đấu với chấn thương, đứng thứ chín ở phần thi ngắn, thứ ba phần thi tự do và thứ tư chung cuộc.[65] Mặc dù không giành huy chương, nhưng thành tích này của Hanyu đã giúp cho đội tuyển Nhật Bản có được ba suất cho hạng mục Đơn nam tham dự Olympic Sochi được tổ chức vào năm 2014.

Mùa giải 2013-2014: Vận động viên Đơn nam châu Á đầu tiên Vô địch Thế vận hội

[sửa | sửa mã nguồn]
Tại Thế vận hội Mùa đông 2014, Hanyu đã trở thành vận động viên đầu tiên giành huy chương vàng Olympic cho hạng mục Trượt băng nghệ thuật Đơn nam của Nhật Bản

Hanyu bắt đầu mùa thi đấu với giải Finlandia Trophy 2013, anh giành huy chương vàng sau khi đứng thứ nhất cả hai phần thi.[66] Anh cũng giành được huy chương bạc ở hai giải đấu vòng loại Grand Prix là Skate Canada 2013 và Trophée Eric Bompard 2013, giúp anh đủ điều kiện tham gia Chung kết Grand Prix 2013-2014. Tại Chung kết Grand Prix 2013-2014 tổ chức tại Fukuoka, Hanyu lập kỉ lục thế giới mới trong phần thi ngắn với 99,84 điểm và giành được huy chương vàng chung cuộc sau khi đứng đầu ở cả hai bài thi.[56][67]

Tháng 11 năm 2013, Hanyu giành được danh hiệu Vô địch Quốc gia thứ hai sau khi đứng nhất ở cả hai phần thi. Anh được gọi vào đội tuyển quốc gia Nhật Bản tham gia Thế vận hội Mùa đông 2014Vô địch Thế giới 2014.[68]

Tại Olympic 2014 tổ chức tại Sochi, Hanyu tham gia phần thi ngắn đại diện cho đội Nhật Bản ở nội dung Đồng đội, anh đã giành chiến thắng và mang về cho đội Nhật 10 điểm.[69] Hanyu sau đó đã phá vỡ kỉ lục thế giới do chính mình thiết lập và trở thành vận động viên trượt băng đầu tiên vượt mốc 100 điểm trong bài thi ngắn với 101,45 điểm.[70] Hanyu giành chiến thắng chung cuộc và giành huy chương vàng Olympic đầu tiên cho Trượt băng nghệ thuật Nhật Bản hạng mục Đơn nam, đồng thời là vận động viên châu Á đầu tiên giành huy chương vàng Olympic ở hạng mục này.[71]

Tháng 3 năm 2014, Hanyu xếp thứ ba phần thi ngắn, và xếp thứ nhất phần thi tự do và giành huy chương vàng chung cuộc tại giải Vô Địch Thế giới 2014 ở Saitama (Nhật Bản).[72] Anh là người thứ hai chiến thắng cả ba giải đấu lớn là Olympic, Vô địch thế giới, Chung kết Grand Prix trong cùng một mùa giải sau Alexei Yagudin (mùa giải 2001-2002).[73]

Mùa giải 2014-2015: Chiến thắng Chung kết Grand Prix lần thứ hai

[sửa | sửa mã nguồn]
Hanyu thực hiện bài thi tự do tại Cup of China 2014 sau tai nạn trong 6 phút khởi động trước bài thi.

Hanyu rút tên khỏi danh sách tham gia Finlandia Trophy 2014 bởi chấn thương lưng.[74][75] Trong mùa giải Grand Prix 2014-15, anh được chọn tham gia thi đấu tại Cup of China 2014 và NHK Trophy 2014.[76]

Tháng 11 năm 2014, anh tham gia Cup of China 2014 tại Thượng Hải và xếp thứ hai sau phần thi ngắn.[75] Ngày hôm sau, trong 6 phút khởi động trước phần thi tự do, anh đã va chạm mạnh trên sân băng với vận động viên người Trung Quốc Han Yan và bị nhiều chấn thương, phải băng bó ở trán và cằm, tuy nhiên anh vẫn quyết định thi đấu. Anh đã ngã năm lần, xếp thứ hai phần thi tự do và giành huy chương bạc. Sau cuộc thi, anh phải khâu vết thương trên đầu và cằm do va chạm và bị ngã nhiều lần.[77][78][79] Anh quay về Nhật Bản để kiểm tra chấn thương. Ngoài vết thương tại đầu và cằm, anh bị thương ở cơ hoành và đùi trái, bong gân mắt cá chân phải.[80][81][82][83]

Vài ngày trước NHK Trophy diễn ra, Hanyu thông báo rằng anh sẽ tiếp tục thi đấu nhưng không ở phong độ tốt nhất.[84][85] Anh đấu tranh với chấn thương để thi đấu, xếp thứ năm phần thi ngắn và thứ ba phần thi tự do, đứng thứ tư chung cuộc. Anh vừa đủ điểm tham gia Chung kết Grand Prix 2014-2015 tại Barcelona, Tây Ban Nha vào tháng 12.[86][87] Tại đây, anh về nhất cả phần thi ngắn (94,08 điểm) và phần thi tự do (194,08 điểm, điểm cá nhân tốt nhất và điểm phần thi tự do cao nhất mùa giải),[88] vô địch Chung kết Grand Prix Final lần thứ hai liên tiếp, cách biệt 34,26 điểm với người về nhì Javier Fernández.[89]

Cuối tháng 12, Hanyu thi đấu tại giải Vô địch Nhật Bản 2014-15. Anh đứng đầu cả hai phần thi với tổng điểm 286,86, mang về danh hiệu Vô địch Quốc qia Nhật Bản lần thứ ba liên tiếp.[90] Anh rút khỏi buổi gala sau cuộc thi vì đau bụng.[91] Anh phải tiến hành phẫu thuật bụng bởi một biến chứng bẩm sinh và phải nhập viện hai tuần, dự kiến sẽ tiếp tục luyện tập một tháng sau đó. Tuy nhiên, vào ngày 9 tháng 2, anh bị bong gân mắc cá chân phải và một lần nữa phải hoãn việc luyện tập trên băng hai tuần. Vào tháng 3, anh tiếp tục tập luyện tại Nhật Bản mà không có huấn luyện viên Brian Orser.[92]

Hanyu thi đấu tại giải Vô địch Thế giới 2015, nơi anh đạt điểm số cao nhất mùa giải trong phần thi ngắn. Anh ghi được 175,88 điểm phần thi tự do và 271,08 điểm tổng, giành huy chương bạc cách biệt nhỏ hơn 3 điểm so với người chiến thắng.[93]

Hanyu lần đầu tiên thi đấu tại World Team Trophy 2015 tại Tokyo, Nhật Bản. Anh đứng đầu cả phần thi ngắn (với điểm số cao nhất mùa giải) và phần thi tự do, nhận được 24 điểm giúp đội Nhật Bản giành huy chương đồng. Anh là vận động viên duy nhất thắng cả hai phần thi trong cuộc thi này.[94]

Mùa giải 2015-2016: Sáu kỷ lục thế giới với SEIMEI

[sửa | sửa mã nguồn]
Hanyu tại Chung kết Grand Prix 2015-2016

Hanyu sử dụng lại bài thi ngắn của mùa giải trước là Ballade no.1 (Chopin), do Jeffrey Buttle biên đạo, và bài thi tự do mới mang tên SEIMEI (ghép từ 7 bản nhạc nền của bộ phim Âm Dương sư), biên đạo bởi Shae-Lynn Bourne.[95] Anh đã gặp Mansai Nomura (diễn viên đóng vai Abe no Seimei trong phim) để xin lời khuyên về cách thể hiện nhân vật.[96] Hanyu bắt đầu mùa giải bằng huy chương vàng Autumn Classic 2015 tại Canada, cách biệt 36 điểm với người về nhì Nam Nguyen.[97] Trong chuỗi giải Grand Prix 2015-16, Hanyu được chọn thi đấu tại Skate Canada và NHK Trophy.[98]

Tại Skate Canada 2015, Hanyu đứng thứ sáu phần thi ngắn với 73,25 điểm sau khi bị lỡ cú nhảy quad Toe loop thành cú nhảy hai vòng.[99] Trong phần thi tự do, anh vươn lên vị trí thứ hai với 186,29 điểm sau khi thực hiện ba lần nhảy quad (4S,4T ở nửa trước và 4T-2T ở nửa sau bài thi).[100] Anh đứng thứ hai chung cuộc sau Patrick Chan với tổng số điểm 259,54.[101][102] Tại NHK Trophy 2015, Hanyu đứng đầu phần thi ngắn với số điểm kỉ lục thế giới là 106,33.[103] Anh đã thực hiện hoàn hảo các cú nhảy 4S, 4T-3T, 3A.[104] Trong phần thi tự do, anh đáp hoàn hảo bốn lần nhảy 4 vòng và nhận được 216,07 điểm, tổng cộng là 322,4 điểm, phá vỡ kỉ lục thế giới cả phần thi tự do và tổng điểm. Với kết quả này, anh đủ điều kiện tham dự Chung kết Grand Prix ở vị trí thứ hai với 28 điểm trong bảng xếp hạng dựa trên thành tích của các giải đấu loại Grand Prix trước đó.[105][106]

Tháng 12, Hanyu giành chiến thắng Chung kết Grand Prix 2015-2016 tổ chức ở Barcelona và phá vỡ ba kỷ lục thế giới mà chính anh lập ra 2 tuần trước đó, bao gồm 110,95 điểm phần thi ngắn, 219,48 điểm phần thi tự do và 330,43 điểm tổng.[107][108] Hanyu và vận động viên nam đầu tiên vô địch Chung kết Grand Prix ba mùa giải liên tiếp.[109] Anh giành chiến thắng cách biệt với Javier Fernández là 37,48 điểm, phá vỡ kỉ lục cách biệt điểm số trước đó của Evgeni Plushenko năm 2004 (35,1 điểm).[110]

Ngày 26 tháng 12 năm 2015, Hanyu giành danh hiệu vô địch lần thứ tư liên tiếp tại giải Vô địch Nhật Bản 2015-16, sau khi dẫn đầu phần thi ngắn và phần thi tự do.[111] Sau đó, Hanyu thông báo rằng anh sẽ không thi đấu tại giải Bốn châu lục 2016 vì anh có kế hoạch tập trung luyện tập cho giải Vô địch Thế giới 2016.[112]

Hanyu tham dự giải Vô địch Thế giới 2016 tại Boston với một phần thi ngắn 'sạch sẽ' ghi được 110,56 điểm, đứng đầu và cách biệt 12,04 điểm với Javier Fernández đứng thứ hai.[113] Trong phần thi tự do, Hanyu mắc một số lỗi trong bài thi khiến anh kết thúc cuộc thi ở vị trí thứ hai sau Javier.[114][115]

Ngày 26 tháng 4, Liên đoàn Trượt băng Nhật Bản thông báo Hanyu sẽ nghỉ thi đấu hai tháng để chữa trị chấn thương. Anh đã phải đối mặt với cơn đau bàn chân trái kể từ đầu mùa giải, điều này trở nên tồi tệ hơn từ tháng Một. Chấn thương là lí do Hanyu quyết định nhảy Salchow thay vì Toe loop cho cú nhảy bốn vòng thứ ba trong phần thi tự do ở giải Vô địch Thế giới. Hanyu được chẩn đoán bị tổn thương dây chằng Lisfranc ở bàn chân trái.[116][117]

Mùa giải 2016-2017: Danh hiệu Vô địch Thế giới thứ hai

[sửa | sửa mã nguồn]
Hanyu (giữa) tại Giải Vô địch Trượt băng nghệ thuật Thế giới 2017

Trong loạt giải Grand Prix 2016-17, Hanyu được chọn thi đấu tại Skate Canada International và NHK Trophy. Mùa giải này anh sử dụng nhạc nền bài thi ngắn là "Let's go crazy" của danh ca quá cố Prince, bài thi tự do "Hope and Legacy", kết hợp từ hai bản nhạc "Asian Dream song" và "View of Silence" của Hisaishi Joe, do Shae-lynn Bourne biên đạo. Hanyu tham dự giải Autumn Classic International 2016, anh giành huy chương vàng và trở thành người đầu tiên trong lịch sử thực hiện thành công cú nhảy quad Loop (4Lo) trong thi đấu chính thức.[118][119]

Tại Skate Canada International 2016, Hanyu đứng thứ tư phần thi ngắn, sau khi chạm đầu gối khi đáp cú nhảy thứ nhất, gần chạm tay lên băng và không hoàn thành nhảy kết hợp theo kế hoạch ở lần nhảy thứ hai.[120] Trong phần thi tự do, anh vươn lên vị trí đầu tiên với 183,41 điểm. Chung cuộc anh giành huy chương bạc sau Patrick Chan. Tại NHK Trophy 2016, bài thi ngắn của Hanyu đạt 103,89 điểm, dẫn đầu và cách biệt gần 16 điểm với Nathan Chen. Trong phần thi tự do, anh đã đáp thành công ba lần nhảy quad (Loop, Salchow và Toe loop) nhưng mắc lỗi ở hai lần nhảy khác, nhận được 197,58 điểm (dẫn đầu). Anh nhận tổng điểm là 301,47 và giành huy chương vàng.[121]

Tại Chung kết Grand Prix 2016-17 ở Marseille, Hanyu dẫn đầu phần thi ngắn với 106,53 điểm. Trong phần thi tự do, Hanyu có một khởi đầu mạnh mẽ với các cú nhảy được đáp hoàn hảo ở nửa đầu bài thi nhưng mắc lỗi ở cú nhảy thứ ba ở nửa sau. Anh đứng thứ ba ở phần thi tự do nhưng với lợi thế ở phần thi ngắn, anh đã giành chiến thắng và trở thành vận động viên trượt băng đơn nam đầu tiên chiến thắng Chung kết Grand Prix bốn lần liên tiếp.[122]

Hanyu thông báo rút khỏi giải Vô địch Quốc gia Nhật Bản 2016 do mắc bệnh cúm.[123] Mặc dù vậy anh vẫn được lựa chọn để cạnh tranh tại giải Bốn châu lục 2017 và giải Vô địch Thế giới 2017. Tại giải Bốn châu lục 2017, Hanyu xếp thứ ba sau phần thi ngắn với 97,04 điểm do mắc lỗi ở cú nhảy kết hợp.[124] Trong phần thi tự do, mặc dù có khởi đầu tốt nhưng anh đã mắc lỗi ở cú nhảy kết hợp quad-triple. Hanyu sau đó đã ứng biến bố cục bài thi của mình ở nửa sau, thay đổi thành công ba cú nhảy anh bỏ lỡ trước đó thành những cú nhảy khó hơn để tối đa điểm số của mình sau khi mắc sai lầm. Anh đứng đầu phần thi tự do với 206,67 điểm nhưng đứng thứ hai chung cuộc sau Nathan Chen khoảng 4 điểm.[125]

Tại giải Vô địch Thế giới 2017 tổ chức ở Phần Lan, Hanyu xếp thứ năm sau bài thi ngắn với số điểm 98,39 do mắc lỗi ở cú nhảy thứ hai trong combo nhảy kết hợp và bị trừ điểm thời gian. Trong phần thi tự do, Hanyu đã thực hiện hoàn hảo tất cả các cú nhảy một cách đẹp mắt (bao gồm bốn quad và hai triple Axel), đồng thời đạt Cấp độ 4 (cao nhất) cho các động tác chuyển hướng và xoay tại chỗ (spins). Anh ghi được 223,20 điểm trong bài thi tự do, lập kỷ lục thế giới mới và điểm cá nhân tốt nhất, kết thúc cuộc thi với 321,59 điểm và giành danh hiệu Vô địch Thế giới thứ hai.[126][127]

Tại World Team Trophy 2017, Hanyu xếp thứ bảy phần thi ngắn sau khi mắc lỗi và bỏ lỡ cú nhảy kết hợp.[128] Trong phần thi tự do, Hanyu đứng đầu với 200,49 điểm sau khi thực hiện một bài thi với bốn cú nhảy quad (ba trong số đó được nhận điểm cộng), trở thành vận động viên trượt băng đầu tiên hoàn thành ba lần nhảy quad ở nửa sau bài thi tự do. Tuy nhiên, anh đã biến hai cú nhảy khác thành cú nhảy đơn (single).[128][129] Tóm lại, anh đã ghi thêm 18 điểm vào điểm số của đội và giành huy chương vàng với đội Nhật Bản.[130]

Mùa giải 2017-2018: Huy chương vàng Olympic thứ hai

[sửa | sửa mã nguồn]

Hanyu sử dụng lại bài thi ngắn "Ballade No.1" (mùa giải 2014-15, 2015-16) và bài thi tự do "Seimei" với cấu trúc khó hơn so với mùa giải 2015-16.[131]

Tại giải Autumn Classic International 2017, bài thi ngắn của Hanyu đạt 112,72 điểm; phá vỡ kỷ lục thế giới do chính anh lập nên ở Chung kết Grand Prix 2015-16. Hanyu thực hiện tốt tất cả các cú nhảy, hai trong số đó nhận được điểm thưởng tuyệt đối (GOE +3). Anh không sử dụng cú 4Lo do cơn đau ở đầu gối phải. Ở phần thi tự do, anh nhảy hỏng cú nhảy đầu tiên từ 3Lz thành 1Lz, ngã ở cú 3A, tiếp đó không hoàn thành 3 cú nhảy theo dự định và tiếp đất xấu cú 4T, bị giảm độ khó. Hanyu được 155,52 điểm bài thi tự do và giành huy chương bạc chung cuộc sau Javier Fernandez.[132]

Tại Rostelecom Cup 2017, Hanyu đứng thứ hai sau bài thi ngắn. Anh xoay không đủ vòng cú 4T đầu tiên và gần như mất thăng bằng sau khi tiếp đất, đồng thời ngã ở tổ hợp 4T+3T cuối cùng.[133][134] Ngày tiếp theo, Hanyu lần đầu tiên thực hiện thành công cú nhảy 4Lz trong phần thi tự do. Mặc dù mắc lỗi ở 2 trong số những lần nhảy còn lại, anh về nhất phần thi tự do với 195,92 điểm. Chung cuộc, Hanyu giành huy chương bạc.

Ngày 9 tháng 11 năm 2017, Hanyu bị chấn thương dây chằng mắt cá chân phải trong khi tập cú nhảy 4Lz, khiến anh phải rút lui khỏi giải NHK Trophy, đồng nghĩa từ bỏ cơ hội giành chức vô địch Chung kết Grand Prix lần thứ 5 liên tiếp.[135][136][137] Vì việc hồi phục kéo dài hơn dự tính, Hanyu tiếp tục phải rút lui khỏi giải Vô địch Quốc gia Nhật Bản 2017. Mặc dù không thể có mặt tại giải đấu quyết định suất tham dự Olympic này, anh vẫn được đại diện cho Nhật Bản tranh tài tại Olympic Pyeongchang 2018giải Vô địch Thế giới 2018 tại Milan, Ý nhờ giữ vị trí số 1 bảng xếp hạng thế giới với tư cách là đương kim vô địch thế giới và đương kim vô địch Olympic.[138][139][140]

Ngày 3 tháng 2 năm 2018, Liên đoàn thông báo Hanyu sẽ không tham gia hạng mục Đồng đội ở Olympic để tập trung huấn luyện tại Toronto chuẩn bị cho hạng mục cá nhân.[141]

Olympic Mùa Đông 2018

Hanyu Yuzuru cùng Uno Shoma (trái) và Javier Fernandez (phải) tại Olympic 2018

Hanyu có mặt tại Hàn Quốc vào ngày 11 tháng 2 năm 2018, dưới sự bảo vệ của đội ngũ an ninh và sự săn đón mạnh mẽ của giới truyền thông. Liên đoàn Trượt băng Nhật Bản đã đặc biệt yêu cầu Ủy ban Olympic Nhật Bản cho Hanyu được hưởng đặc quyền cao nhất ở Olympic. Anh cũng là vận động viên duy nhất ở Olympic có vệ sĩ đi theo bảo vệ. Các buổi tập luyện của anh ở Olympic luôn là mục tiêu của báo chí và có sự tham gia của hàng trăm phóng viên.[142] Tại buổi họp báo chính thức của Hanyu ngày 13 tháng 2, anh cho biết đã không thể tập luyện trên sân băng cho đến tận tháng Một,[143] bắt đầu tập nhảy 3 vòng chỉ ba tuần và nhảy 4 vòng chỉ hai tuần trước giải đấu,[144] đồng thời vẫn chưa quyết định yếu tố kỹ thuật nào sẽ được sử dụng trong bài thi.[145]

Ngày 16 tháng 2, Hanyu biểu diễn một bài thi ngắn hoàn hảo giúp anh dẫn đầu với 111,68 điểm.[146] Ở phần thi tự do, anh giành được 206,17 điểm với một bài thi vững chắc. Tổng số điểm 317,85 giúp anh giành ngôi vô địch Olympic lần thứ 2 liên tiếp, một thành tích mà chưa một vận động viên đơn nam nào đạt được được kể từ thời Dick Button (1948, 1952).[147] Huy chương vàng của Hanyu cũng là huy chương thứ 1000 trong lịch sử Thế vận hội mùa đông.[148]

Trong buổi họp báo ngày 18 tháng 2, Hanyu cho biết anh đã phải sử dụng thuốc giảm đau liều mạnh khi tập luyện và thi đấu ở Olympic lần này, nhấn mạnh rằng nếu không dùng thuốc, anh không thể bật nhảy hoặc tiếp đất. Chấn thương mà Hanyu gặp phải từ tháng 11 khiến anh không thể thi đấu trong 3 tháng liên tục và phải giảm độ khó của bài thi nghiêm trọng hơn dự đoán. Anh chia sẻ rằng kế hoạch thi đấu trong tương lai của anh vẫn chưa được quyết định bởi chấn thương vẫn chưa lành và anh muốn tập trung hồi phục hoàn toàn. Mặc dù vậy, anh nói không có ý định giải nghệ, mục tiêu tiếp theo là thực hiện thành công cú quad Axel (4A: 4,5 vòng Axel), cú nhảy mà chưa một ai thực hiện được.

Ngày 7 tháng 3 năm 2018, Liên đoàn trượt băng Nhật Bản thông báo Hanyu đã quyết định rút lui khỏi giải Vô địch Thế giới 2018. Kiểm tra y tế sau Olympic cho thấy anh bị tổn thương dây chằng ở mắt cá chân phải và các chấn thương khác, theo đó anh cần ít nhất 2 tuần nghỉ ngơi và 3 tháng để phục hồi chấn thương.[149]

Vào tháng 4, Hanyu đã biểu diễn các bài thi cũ trong chương trình Continues with Wings mà anh tự sản xuất tại Quảng trường thể thao Musashino Forest ở Tokyo, Nhật Bản, bỏ qua phần nhảy do chấn thương.[150][151] Ngày 1 tháng 6 năm 2018, Hanyu được thông báo nhận Giải thưởng Quốc dân Danh dự, một giải thưởng danh giá của Chính phủ do Thủ tướng Nhật Bản trao tặng. Kể từ khi giải thưởng này được thành lập vào năm 1977, Hanyu là người trẻ nhất trong số 27 người được nhận giải và là vận động viên trượt băng nghệ thuật đầu tiên được vinh danh.[16]

Mùa giải 2018-2019: Tái chấn thương và huy chương bạc Thế giới

[sửa | sửa mã nguồn]
Hanyu Yuzuru tại lễ trao giải Rostelecom Cup 2018

Mùa giải này Hanyu sử dụng các bản nhạc nền từ bài thi nổi tiếng nhất của Evgeni Plushenko (Nga) và Johnny Weir (Mỹ) - thần tượng trong giới trượt băng của anh để bày tỏ sự tôn vinh dành cho họ. Bài thi ngắn có tên "Otoñal" do Jeffrey Buttle biên đạo, bài thi tự do "Origin", biên đạo bởi Shae-Lynn Bourne. Về sự lựa chọn này, Hanyu chia sẻ: "(Trước đây) tôi phải đáp ứng kì vọng của mọi người và đạt kết quả tốt. Tôi đã gặp nhiều áp lực như vậy. Tuy nhiên, tôi hài lòng với kết quả (thành công ở Olympic), tôi đã được giải phóng khỏi áp lực phải đạt những kết quả đó. Tôi nghĩ và cảm thấy rằng từ bây giờ tôi có thể trượt băng cho chính mình. Tôi muốn quay trở lại cội nguồn trượt băng của mình."[152]

Cuối tháng 9 năm 2018, tại giải Autumn Classic International 2018, anh đạt 97,74 điểm cho phần thi ngắn sau khi một động tác xoay tại chỗ (spin) của anh bị vô hiệu hóa.[153] Hanyu nhận được 165,91 điểm cho phần thi tự do, giành huy chương vàng giải đấu với 263,65 điểm.[154]

Đầu tháng 11 năm 2018, tại giải Grand Prix Helsinki (Phần Lan), Hanyu thiết lập 3 kỷ lục thế giới đối với phần thi ngắn (106,69 điểm)[155], phần thi tự do (190,43 điểm) và điểm tổng (297,12 điểm) theo hệ thống tính điểm mới +5/-5 GOE, giành huy chương vàng với cách biệt gần 40 điểm. Ở phần thi tự do, Hanyu trở thành người đầu tiên thực hiện thành công chuỗi cú nhảy 4T+3A+SEQ trong thi đấu.[156][157]

Tại giải Rostelecom Cup (Nga), Hanyu lập kỷ lục thế giới mới cho phần thi ngắn với 110,53 điểm. Ngày tiếp theo, anh bị tái chấn thương mắt cá chân phải khi tập cú nhảy 4Lo. Anh đã cân nhắc đến việc rút lui nhưng lựa chọn tiếp tục thi đấu với sự trợ giúp của thuốc giảm đau và thay đổi bố cục bài thi để không làm trầm trọng thêm trấn thương. Anh dẫn đầu phần thi tự do và chiến thắng với tổng điểm 278,42. Đây là lần đầu tiên Hanyu giành huy chương vàng ở cả 2 giải Grand Prix vòng loại.[158] Sau đó, anh nói: "Tôi đã nghĩ đến việc rút lui vì chấn thương, nhưng đó là lựa chọn của tôi. Tôi thực sự muốn trượt bài thi này ở Nga."[159] Tại lễ trao giải, Hanyu phải chống nạng để bước lên bục huy chương và rút tên khỏi Gala biểu diễn. Người đứng đầu bộ phận phát triển của Hiệp hội Trượt băng Nhật Bản Yoshiko Kobayashi cho biết cô đã khuyến nghị ba tuần nghỉ ngơi để mắt cá chân của Hanyu hồi phục.[160]

Ngày 29 tháng 11 năm 2018, Liên đoàn Trượt băng Nhật Bản thông báo Hanyu sẽ rút lui khỏi Chung kết Grand Prix do chấn thương dây chằng và gân ở chân phải, anh cần khoảng một tháng để phục hồi.[161][162] Việc rút lui khỏi giải Vô địch Nhật Bản được thông báo hai tuần sau đó.[163]

Mặc dù không tham gia giải Vô địch Quốc gia, Hanyu được chọn đại diện cho Nhật Bản tại giải Vô địch Thế giới 2019 tổ chức ở Saitama, Nhật Bản dựa trên thành tích của anh từ các mùa giải trước.[164] Trước cuộc thi, anh nói rằng mắt cá chân bị thương vẫn chưa hồi phục hoàn toàn, nhưng khẳng định anh "sẵn sàng 100%" cho cuộc thi.[165] Anh đứng thứ ba sau phần thi ngắn với 94,87 điểm sau khi bỏ lỡ cú quad Salchow và biến nó thành một cú nhảy 2 vòng.[166] Phần thi tự do anh trượt gần như sạch sẽ, đứng thứ hai với 106,10 điểm. Cả điểm phần thi tự do và điểm tổng 300,97 của anh đều là kỉ lục thế giới nhưng sau đó bị vượt qua bởi Nathan Chen. Chung cuộc, anh giành huy chương bạc.[167] Trả lời phỏng vấn sau giải đấu, Hanyu bộc lộ sự tiếc nuối và khẳng định kết quả này đã thúc đẩy anh tiếp tục trượt băng và tiến bộ hơn trong mùa giải tiếp theo.[168] Tương tự như khi chuẩn bị cho Thế vận hội, anh phải dựa vào thuốc giảm đau trước và trong cuộc thi để có thể nhảy. Thời gian phục hồi của anh không thể dự doán được.[169] Sau đó, Liên đoàn Trượt băng Nhật Bản thông báo anh sẽ không tham dự World Team Trophy do chấn thương.[170]

Mùa giải 2019-2020: Super Slam đơn nam đầu tiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong mùa giải này, Hanyu tái sử dụng bài thi của mùa giải 2018-2019 với cấu trúc dự kiến được tăng cường độ khó.[171] Tháng 9 năm 2019, Hanyu mở đầu mùa giải bằng chiến thắng tại giải Autumn Classic International (Canada) với tổng số điểm là 279,05 sau khi đứng nhất cả hai phần thi. Huấn luyện viên Brian Orser khen ngợi Hanyu: "Tôi chưa bao giờ thấy cậu ấy tập trung như vậy vào thời điểm này trong năm."[172]

Tháng 10 năm 2019, Hanyu thi đấu tại giải Skate Canada International thuộc chuỗi giải Grand Prix. Đây là lần thứ 4 anh thi đấu tại đây và giành huy chương bạc cả 3 lần trước đó. Hanyu đứng đầu bài thi ngắn với một bài thi sạch sẽ, dẫn trước Camden Pulkinen (Mỹ) 20 điểm. Đánh giá về màn trình diễn của mình, Hanyu nói rằng nó "không quá xuất sắc, nhưng tôi cảm thấy bản thân đã làm hết sức mình trong ngày hôm nay."[173] Trong bài thi tự do, Hanyu hơi mất thăng bằng trong cú nhảy quad Loop đầu tiên nhưng tất cả các cú nhảy còn lại đều được đáp sạch sẽ, thiết lập điểm số cá nhân tốt nhất mới và giành chiến thắng.[174] Khoảng cách 59,82 điểm của anh so với người về nhì Nam Nguyen là cách biệt điểm số lớn nhất trong lịch sử chuỗi giải Grand Prix.[175] Trong giải đấu này, Hanyu trở thành người đầu tiên thực hiện thành công tổ hợp cú nhảy 4T+1Eu+3F trong thi đấu chính thức.

Tháng 11 năm 2019, Hanyu tham gia giải Grand Prix tiếp theo là NHK Trophy (Nhật Bản). Anh thi khá tốt phần thi ngắn, đạt 109,34 điểm. Trong phần thi tự do, Hanyu nhảy hỏng tổ hợp 4T+1Eu+3F, được 195,71 điểm. Chung cuộc anh vô địch với 305,05 điểm tổng và giành tấm vé tham dự Chung kết Grand Prix 2019-2020.

Đầu tháng 12 năm 2019, Hanyu tiến vào Chung kết Grand Prix 2019-2020 với tư cách là ứng cử viên vô địch cùng với Nathan Chen. Huấn luyện viên của anh Ghislain Briand bị trì hoãn trong việc di chuyển đến sự kiện, dẫn đến việc Hanyu không có huấn luyện viên nào bên cạnh trong khoảng thời gian đầu của cuộc thi. Trong phần thi ngắn, Hanyu không thực hiện đủ cú nhảy kết hợp, kết quả kém Nathan Chen gần 13 điểm. Trong phần thi tự do, Hanyu lần đầu tiên hạ cánh thành công 5 cú quad trong bài thi tự do, bao gồm cả cú quad Luzt đầu tiên kể từ chấn thương trong mùa giải Olympic 2018. Tuy nhiên anh bỏ lỡ cú nhảy kết hợp 3A-3A theo dự định, kết quả anh về nhì sau Nathan Chen trong phần thi tự do, giành huy chương bạc chung cuộc.

Giữa tháng 12, Hanyu tham dự giải Vô địch Quốc gia Nhật Bản. Anh đứng đầu bài thi ngắn, cách biệt 5,01 điểm với Uno Shoma.[176] Tuy nhiên, do lịch thi đấu dày đặc khiến mệt mỏi tích tụ (trong vòng 4 tuần, anh đã tham gia liên tiếp 3 giải đấu tại 3 quốc gia khác nhau) và bị lên cơn hen trước khi thi đấu, anh không đủ sức thực hiện tốt phần thi tự do, liên tục mắc lỗi ở các cú nhảy và xếp thứ 3 phần thi này. Chung cuộc, anh giành huy chương bạc, xếp sau Uno Shoma.

Hanyu (giữa) với Jason Brown (trái) và Yuma Kagiyama (phải) tại giải Bốn châu lục 2020

Đầu tháng 2 năm 2020, Hanyu gây bất ngờ khi đột ngột thay đổi bài thi bằng cặp bài thi tiêu biểu của mình là "Ballade no. 1" và "SEIMEI" để thi đấu tại giải Bốn châu lục 2020.[177] Tham khảo hai bài thi tại Thế vận hội Mùa đông 2018 tổ chức ở Pyeongchang, Hanyu tuyên bố rằng anh muốn giành huy chương vàng lần nữa tại Hàn Quốc và tập trung vào phong cách trượt băng nghệ thuật của bản thân hơn nữa. Trong bài thi ngắn, Hanyu phá vỡ kỷ lục thế giới của chính mình với 111,82 điểm.[178] Hanyu gọi đó là: "màn trình diễn hoàn hảo nhất mà tôi từng thực hiện."[179] Mặc dù mắc lỗi trong 2 lần nhảy quad, anh vẫn dẫn đầu phần thi tự do, vô địch Bốn châu lục lần đầu tiên với 299,42 điểm.[180], đồng thời trở thành vận động viên trượt băng đơn nam đầu tiên và duy nhất giành được danh hiệu Super Slam - chiến thắng tất cả các giải đấu lớn của ISU từ cấp độ Thiếu niên đến Trưởng thành.[181] Anh được cử đi thi đấu tại giải Vô địch Thế giới ở Montreal, nhưng giải đấu đã bị hủy bỏ do Đại dịch COVID-19.[182]

Tại Lễ trao giải Trượt băng ISU năm 2020, Hanyu được đề cử Trang phục đẹp nhất và giành được giải thưởng Vận động viên trượt băng có giá trị nhất (Most Valuable Skater) cho mùa giải 2019-2020.[183]

Mùa giải 2020-2021

[sửa | sửa mã nguồn]

Do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, Hanyu quyết định không tham gia các giải thuộc chuỗi Grand Prix trong mùa này sau khi cân nhắc kĩ lưỡng về rủi ro mắc covid cho bản thân, các nhân viên tại cuộc thi và những người hâm mộ sẽ tập trung để ủng hộ anh.[184] Mặc dù cảm thấy "mâu thuẫn" về việc liệu anh có nên thi đấu hay không khi COVID-19 vẫn tiếp tục và anh phải luyện tập mà không có huấn luyện viên bên cạnh, Hanyu đã quyết định thi đấu tại giải Vô địch Quốc gia Nhật Bản để tranh suất thi đấu tại giải Vô địch Thế giới ở Stockholm.[185][186] Trong mùa giải này, anh sử dụng 2 bài trượt mới là "Let me entertain you" và "Heaven And Earth" (Ten to Chi to). Anh dẫn đầu bài thi ngắn (103,53 điểm) và bài thi tự do (215,83 điểm) với việc thực hiện hoàn hảo tất cả các yếu tố kỹ thuật, giành được danh hiệu vô địch quốc gia thứ 5 với 319,36 điểm.[187]

Cuối tháng 3 năm 2021, Hanyu được đoàn Nhật cử đi thi đấu giải Vô địch Thế giới 2021 tổ chức ở Stockholm, Thụy Điển để tranh suất dự Olympics Bắc Kinh 2022. Tại đây, anh xếp thứ nhất ở phần thi ngắn với 106,98 điểm.[188] Hanyu mở đầu phần thi tự do với ba cú nhảy bốn vòng liên tiếp nhưng chạm vào băng 2 lần, đạt 182,20 điểm, đứng thứ 4 ở phần thi tự do và thứ 3 chung cuộc.[189] Đây là lần đầu tiên Hanyu đứng dưới hạng 2 kể từ năm 2014. Vào ngày hôm sau anh xác nhận bản tin của các phương tiện truyền thông nước ngoài về việc lên cơn hen suyễn. Hanyu nói rằng anh cảm thấy hơi đau sau bài thi tự do và giải thích: "Có một vài rắc rối nhỏ liên tục chồng chất lên nhau... Tuy nhiên, nếu được hỏi liệu đó có phải là nguyên nhân dẫn đến sai lầm lớn (trong bài thi tự do) hay không, tôi không nghĩ rằng đó là sai lầm lớn khi xét đến việc bỏ lỡ điểm số."[190] Thành tích của anh góp phần giành cho Nhật Bản 3 xuất ở hạng mục đơn nam tham dự Thế vận hội Mùa đông 2022.[191]

Giữa tháng 4 năm 2021, Hanyu cùng đội Nhật Bản tham dự World Team Trophy 2021 tại Osaka, Nhật Bản. Anh đứng thứ hai ở cả phần thi ngắn và phần thi tự do, phá kỉ lục điểm số cá nhân tốt nhất mùa giải ở cả bài thi ngắn (107,12 điểm) và bài thi tự do (193,76 điểm), giành được tổng cộng 22 điểm giúp đội Nhật giành huy chương Đồng.[192][193][194]

Mùa giải 2021-2022: Thế vận hội Bắc Kinh

[sửa | sửa mã nguồn]

Hanyu xác nhận kế hoạch thi đấu trong mùa giải Olympic 2021-22, dự kiến thi đấu tại NHK Trophy và Rostelecom Cup vào tháng 11 trong chuỗi giải Grand Prix.[195] Ngày 4 tháng 11 năm 2021, Liên đoàn Trượt băng Nhật Bản (JSF) thông báo Hanyu rút lui khỏi NHK Trophy do chấn thương dây chằng mắt cá chân phải trong một lần ngã khi luyện tập.[196] JSF sau đó thông báo Hanyu rút lui khỏi Rostelecom Cup ngay trước sự kiện diễn ra.[197]

Hanyu ra mắt mùa giải tại giải Vô địch Quốc gia Nhật Bản 2021-22, dẫn đầu cả bài thi ngắn và bài thi tự do, giành chức vô địch quốc gia Nhật Bản lần thứ 6, nắm giữ kỉ lục nhiều lần vô địch quốc gia nhất trong 50 năm qua (cùng với Takeshi Honda). Anh đã nỗ lực nhảy quad Axel (cú nhảy 4,5 vòng) lần đầu tiên trong bài thi tự do, tuy nhiên cú nhảy bị downgrade thành triple Axel và đáp xuống bằng hai chân.[198] Anh được chọn là 1 trong 3 đại diện Nhật Bản tại Olympic Bắc Kinh 2022 và giải Vô địch Thế giới 2022.[198][199]

Tại Thế vận hội Mùa đông 2022, Hanyu bỏ lỡ cú nhảy quad Salchow mở màn trong bài thi ngắn do một lỗ trên mặt băng và xếp thứ 8 với 95,15 điểm, đủ điều kiện tham dự phần thi tự do. Đây là điểm số bài thi ngắn thấp nhất của anh kể từ Giải vô địch thế giới 2019.[200] Trong phần thi tự do, Hanyu ngã ở hai cú nhảy đầu tiên là quad Axel và quad Salchow.[201] Nỗ lực nhảy quad Axel của anh lần đầu tiên không bị downgrade thành triple Axel.[202] Ngoài hai sai lầm này, anh đã trượt một bài thi sạch sẽ sau đó, xếp thứ 3 phần thi tự do và thứ 4 chung cuộc với tổng điểm 283,21.[201] Sau bài thi tự do, Hanyu xác nhận trong một cuộc họp báo rằng anh đã bị tái chấn thương mắt cá chân phải trong buổi tập 1 ngày trước khi phần thi tự do diễn ra, nhưng vì đây là Thế vận hội và không phải là một cuộc thi bình thường, anh đã chọn thi đấu bằng thuốc giảm đau thay vì rút lui.[203] Ngày 1 tháng 3 năm 2022, Liên đoàn Trượt băng Nhật Bản thông báo Hanyu rút khỏi Giải vô địch thế giới 2022 do chưa bình phục chấn thương.[204]

Sự nghiệp trượt băng chuyên nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại một buổi họp báo ngày 19 tháng 7 năm 2022, Hanyu thông báo quyết định giã từ sự nghiệp thi đấu và chuyển sang chuyên nghiệp, nói rằng "anh đã có được tất cả những gì mà anh có thể đạt được và không muốn bị đánh giá nữa".[205] Anh cũng nói rõ ý định tiếp tục theo đuổi "trượt băng lí tưởng" của mình hoàn thành ước mơ nhảy quad Axel với tư cách là một vận động viên chuyên nghiệp.[206] Nikkei Asia ghi rằng việc Hanyu rời khỏi cuộc đua cạnh tranh "đánh dấu sự kết thúc của một thời đại".[206] Juliet Macur của The New York Times nhận xét rằng "chúng ta có thể không bao giờ thấy một vận động viên khác như Hanyu Yuzuru".[207] Nhiều nhân vật thể thao trong và ngoài trượt băng nghệ thuật đã phản ứng với thông báo của Hanyu với lòng biết ơn và khen ngợi, bao gồm vận động viên thể dục dụng cụ Nhật Bản Kōhei Uchimura,[208] vận động viên bóng chày Shohei Ohtani và vận động viên quần vợt Naomi Osaka.[209][210]

Vào ngày 7 tháng 8 năm 2022, Hanyu ra mắt kênh YouTube chính thức nhằm biểu diễn trượt băng nghệ thuật của Hanyu Yuzuru sau khi rời khỏi các cuộc thi và tăng cơ hội cho mọi người xem nó, bao gồm những người không thể tham dự các buổi biểu diễn trên băng và sống ở nước ngoài.[211][212] Trên một trong những video của mình, anh tuyên bố rằng anh không có kế hoạch làm video về cuộc sống hàng ngày.[213] Ba ngày sau, Hanyu đã phát trực tiếp một buổi tập mở trên kênh của mình, nơi anh biểu diễn các bài thi tự do trước đây bao gồm cả màn trình diễn hoàn hảo của Seimei với các thành phần giống như anh đã biểu diễn tại Thế vận hội Mùa đông 2018.[214] Tính đến ngày 29 tháng 8, kênh YouTube của Hanyu đã có hơn 700.000 lượt đăng kí với hơn 8 triệu lượt xem.[215]

Vào ngày 30 tháng 9 năm 2022, Hanyu công bố chương trình biểu diễn trên băng đầu tiên với tư cách là một vận động viên trượt băng nghệ thuật chuyên nghiệp mang tên Prologue.[216] Buổi biểu diễn cá nhân có thời lượng 90 phút do chính Hanyu sản xuất và đạo diễn, bao gồm cả việc lựa chọn các bài trình diễn.[217] Chương trình được tổ chức tại Pia Arena MM ở Yokohama (ngày 4–5 tháng 11) và Flat Arena ở Hachinohe (ngày 2–3 và 5 tháng 12) cùng năm. Buổi biểu diễn cuối cùng tại mỗi địa điểm được phát sóng trực tiếp trên đài truyền hình quốc gia và phát trực tiếp tại một số rạp chiếu phim chọn lọc trên toàn quốc.[218][219] Vào ngày 5 tháng 12 năm 2022, Hanyu đã công bố chương trình biểu diễn trên băng cá nhân thứ hai của anh với tựa đề Gift sẽ được tổ chức tại Tokyo Dome vào ngày 26 tháng 2 năm 2023.[220][221]

Huấn luyện viên và biên đạo múa trước đây

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước mùa giải 2011–12, phần lớn sự nghiệp của Hanyu được hướng dẫn bởi Nanami Abe ở Sendai.[53] Tuy nhiên, sau khi giành huy chương đồng tại Giải Vô địch Trượt băng nghệ thuật Thế giới 2012, Hanyu đã chuyển sang huấn luyện viên Brian Orser, người đã huấn luyện Kim Yuna giành huy chương vàng tại Thế vận hội Mùa đông 2010. Khi chuyển đổi, Hanyu tiếp tục theo học trường trung học ở Sendai, nhưng thường xuyên đến Toronto Cricket, Skating and Curling Club, nơi Orser làm việc với tư cách là một huấn luyện viên trượt băng.[222] Giám đốc trượt băng nghệ thuật tại Liên đoàn Trượt băng Nhật Bản Hidehito Ito cho biết sự thay đổi này là cần thiết để "thách thức" Hanyu và "nâng cao hơn trình độ trượt băng của anh".[53]

Trong suốt sự nghiệp của Hanyu ở cấp độ thiếu niên, tất cả các chương trình của anh đều do Nanami Abe biên đạo.[223] Bắt đầu từ mùa giải 2012–2013, các bài thi của anh ấy được biên đạo bởi những người khác, chẳng hạn như Shae-Lynn Bourne[224] và Jeffrey Buttle.[225] Biên đạo múa cho chương trình gala của anh là Kurt Browning, Kenji Miyamoto và cựu huấn luyện viên Nanami Abe.[224]

Hanyu cũng đã làm việc với biên đạo múa người Canada David Wilson trong vài năm, bao gồm cả bài thi của anh cho Olympic Sochi 2014.[24][225] Hanyu đã liên lạc với Wilson và yêu cầu thành khẩn Wilson biên đạo "Romeo và Juliet" của Nino Rota cho anh. Sau Thế vận hội, Wilson tiếp tục biên đạo nhiều chương trình gala cho Hanyu.[226]

Do hạn chế đi lại liên quan đến đại dịch COVID-19, Hanyu tiếp tục tập luyện một mình ở Sendai kể từ đầu năm 2020 với một số tư vấn từ xa từ các huấn luyện viên của mình. Bất chấp những khó khăn khi luyện tập một mình, Hanyu đã tìm thấy một số lợi thế, đặc biệt là trong quá trình luyện tập quadruple Axel. Anh ấy nói, "Tôi cảm thấy mình có thể phát triển ngay cả khi tôi luyện tập ở Nhật Bản, vì vậy tôi không nghĩ đến việc quay trở lại Canada vào thời điểm này."[227][228] Kể từ đó Hanyu cũng chọn nhận biên đạo từ xa cho các chương trình của mình và đóng góp đáng kể vào việc biên đạo các chương trình của mình trong mùa giải 2020-21.[229]

Phong cách và kĩ thuật trượt băng

[sửa | sửa mã nguồn]

Hanyu được các chuyên gia phân tích ghi nhận là vận động viên toàn diện với các động tác kĩ thuật có độ khó cao cùng tính nghệ thuật thành thục và linh loạt.[230][231][232][233][234][235] Những màn trình diễn của anh thường đặc trưng bởi "sự kết hợp hoàn hảo giữa kĩ năng, sức mạnh và sự thanh lịch", "có xu hướng làm mờ ranh giới".[231][232][236][237][238] Evgeni Plushenko, vận động viên 4 lần giành huy chương Olympic cho rằng Hanyu có một khía cạnh quyết định vượt lên trên các vận động viên trượt băng khác ở tính trọn vẹn trong màn trình diễn bao gồm các động tác xoay tại chỗ (spins), kĩ thuật trượt (skating skills), các động tác chuyển tiếp (transitions) giữa những cú nhảy và sự giải thích âm nhạc.[231] Vận động viên đoạt huy chương bạc Olympic 2006, Stephane Lambiel miêu tả Hanyu là "vận động viên toàn diện nhất trong môn trượt băng nghệ thuật, có lẽ là từ trước đến nay".[231]

Hanyu được biết đến với khả năng tạo ra tốc độ trượt băng mà không cần lấy đà, và có thể trượt một khoảng cách dài chỉ với vài động tác trượt.[239][238][240] Tại giải Vô địch Quốc gia Nhật Bản 2021, Hanyu đã biểu diễn một bài thi ngắn sạch sẽ mà không sử dụng các động tác trượt chéo (crossovers) liên tục và giảm số lượng các động tác trượt cơ bản xuống mức tối thiểu.[241] Đây là một kì tích mà từ lâu đã được coi là gần như không thể như cựu vận động viên trượt băng John Misha Petkevich đã tuyên bố trong cuốn sách của ông vào năm 1989: "Không nghi ngờ gì nữa, crossovers là động tác chủ yếu của mọi vận động viên trượt băng. Nó không những được sử dụng để trượt qua các khúc quanh mà còn được sử dụng để tăng tốc độ. Trượt băng mà không có crossovers sẽ gần như không thể tưởng tượng được".[242] Khả năng này cho phép anh nhảy triple Axel với các cách đi vào cú nhảy (entry) khó,[243] đặc trưng như counter turn từ phía sau, twizzle hoặc spread eagle.[244][245][246]

Hanyu có thể thực hiện Biellmann spindoughnut spin. Cả hai đều được thấy phổ biến ở nội dung đơn nữ và khó thực hiện ở các vận động viên đơn nam do cần tính mềm dẻo.[1][232][240] Các động tác di chuyển đặc trưng khác bao gồm: layback Ina Bauner, hydroblading và side lunge.[88][247] Các động tác kĩ thuật tính điểm của Hanyu được ca ngợi vì chất lượng thực hiện cao, các cú nhảy được ghi nhận về độ chính xác, độ trôi chảy, độ phủ băng rộng và hòa hợp với âm nhạc.[240] Hanyu đã thực hiện thành công 4 loại quad khác nhau trong thi đấu (Toe loop, Salchow, Loop và Lutz). Anh cho biết sở thích đối với các cú nhảy sử dụng cạnh lưỡi trượt và đặc biệt thực hiện cả 3 kiểu nhảy này trong bài thi ngắn mùa giải 2016-17.[248]

Các bài thi của Hanyu bao gồm nhiều thể loại âm nhạc bao gồm nhạc cổ điển, nhạc pop, rock hiện đại, nhạc kịchnhạc truyền thống Nhật Bản.[234][236][249][250] Anh đặc biệt khắc họa các nhân vật lịch sử Nhật Bản là Abe no SeimeiUesugi Kenshin trong bài thi tự do tại Thế vận hội Mùa đông 2018 và 2022.[251][252] Anh cũng dành nhiều tâm huyết cho các chương trình gala khác nhau gửi tới các nạn nhân của trận Động đất và sóng thần Tōhoku 2011 và biểu diễn chúng dưới dạng live hợp tác với các nghệ sĩ khác tại các ice show như Fantasy on Ice.[253] Hanyu tham gia vào tất cả các khâu trong việc xây dựng các chương trình của mình, từ quá trình lựa chọn và biên tập âm nhạc đến thiết kế trang phục và vũ đạo.[236][251] Biên đạo múa của anh Shae-Lynn Bourne nói rằng: "Cậu ấy biết mình muốn trang phục gì. Cậu ấy biết mình muốn thứ tự nhảy nào. Cậu ấy tự mình đưa ra rất nhiều quyết định. Bạn không thể nói "không" sau đó. Bạn biết đấy, đặc biệt đối với âm nhạc, bởi vì cậu ấy sẽ trượt băng với niềm tin mạnh mẽ".[252]

Người của công chúng

[sửa | sửa mã nguồn]
Hanyu trong một cuộc phỏng vấn tại NHK Trophy 2012

Quảng cáo và đại sứ thương hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Hanyu đã xuất hiện trong nhiều quảng cáo và chiến dịch quảng bá trong những năm qua. Năm 2013, Hanyu cùng đồng đội Takahashi Daisuke trở thành đại sứ cho chiến dịch Thế vận hội Mùa đông Sochi 2014 nằm trong chiến dịch toàn cầu "Proud Sponsor of Moms" của P&G.[254] Anh kí hợp đồng với nhà tài trợ All Nippon Airways (ANA), từ ngày 8-23 tháng 2 năm 2014, anh đã quảng bá cho đồng phục tiếp viên hàng không mới được thiết kế bởi Prabal Gurung và xuất hiện trong quảng cáo truyền hình cho chiến dịch Thế vận hội Mùa đông Pyeongchang 2018 "Hello Blue Hello Future" của họ.[255][256][257] Vào tháng 9 năm 2014, Hanyu đóng vai chính trong một quảng cáo truyền hình cho trò chơi điện tử mới Monster Hunter 4G của Capcom[258] và quảng cáo cho dòng sô-cô-la sữa Ghana của Lotte cùng với Asada Mao, ca sĩ Airi Matsui, nữ diễn viên Hirose Suzu và Tao Tsuchiya. Những năm tiếp theo, anh tiếp tục quảng cáo cho Xylitol Whites và GUM FOR THE GAME của Lotte.[259][260][261][262]

Hanyu cũng làm việc với các thương hiệu khác như quảng bá sản phẩm dinh dưỡng thể thao Amino Vital và các bữa ăn dinh dưỡng (cùng với các vận động viên khác) của Ajinomoto,[263] muối tắm Bathclin Kikiyu,[264] chăn ga gối đệm Nishikawa Sangyo,[265] dòng sản phẩm vòng cổ Rakuwa nylon-coated của Phiten lấy cảm hứng từ vòng cổ 'Wings Gold' của Hanyu,...[265][266] Năm 2019, Hanyu trở thành đại sứ cho Citizen tại Trung Quốc, Hồng Kông và Ma Cao,[267] đồng thời là đại sứ toàn cầu cho các sản phẩm Sekkisei của KOSÉ.[268] Sau đó anh được bổ nhiệm làm "nàng thơ" toàn cầu của thương hiệu Sekkisei Miyabi vào năm 2020.[269] Vào tháng 10 năm 2021, Hanyu được chọn làm gương mặt đại diện cho Towa Pharmaceutical, xuất hiện trong một quảng cáo truyền hình với nữ diễn viên kỳ cựu Tetsuko Kuroyanagi[270][271] và quảng cáo cho dịch vụ dịch bay mới của ANA "avatarin".[272]

Năm 2013 và 2021, Hanyu được bổ nhiệm làm người mẫu cho áp phích an toàn giao thông của Cảnh sát tỉnh Miyagi nhằm khuyến khích việc tuân thủ luật lệ giao thông và truyền bá ý thức lái xe an toàn. Theo một quan chức vào tháng 3 năm 2021, Hanyu được chọn vì "anh ấy là hiện thân của tinh thần thể thao".[273]

Vào tháng 6 năm 2021, Hanyu được bổ nhiệm làm đại sứ của trò chơi Paralympics chính thức đầu tiên trên thế giới The Pegasus Dream Tour, trò chơi điện tử ra mắt với hình đại diện của anh xuất hiện trong trò chơi. Theo đại diện của công ty phát triển trò chơi, Hanyu được chọn vì "anh là một vận động viên đồng thời là một người có tính nghệ thuật trong cách sống của mình".[274][275]

Kể từ tháng 4 năm 2014, Hanyu là đại sứ du lịch của Sendai và xuất hiện trong các áp phích và sách hướng dẫn du lịch của thành phố.[276][277][278]

Từ thiện

[sửa | sửa mã nguồn]

Kể từ trận Động đất và sóng thần Tōhoku 2011 ở Nhật Bản, Hanyu đã ủng hộ và tham gia vào nhiều chiến dịch khác nhau để giúp đỡ các nạn nhân động đất, vì anh cũng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thảm họa: "Khi trận động đất xảy ra, tôi đang ở trên băng tại sân băng quê nhà Sendai".[21] Không lâu sau thảm họa, anh và các vận động viên trượt băng khác đã trượt băng trong các buổi biểu diễn trên băng (ice show) để quyên góp tiền cho các nạn nhân, tổng số tiền thu được là hơn 150.000 USD (tức hơn 3,5 tỉ VND). Anh cũng bán đồ dùng cá nhân của mình tại buổi biểu diễn, gây quỹ thêm 2.954.323 Yên Nhật.[21]

Hanyu đã quyên góp số tiền thưởng huy chương vàng Olympic 2014 là 6 triệu yên và huy chương vàng Olympic 2018 là 10 triệu yên nhận được từ Liên đoàn Trượt băng Nhật Bản và Ủy ban Olympic Nhật Bản cho Sendai và tỉnh Miyagi để giúp đỡ công tác phục hồi sau thảm họa.[279][280] Anh đã ủng hộ toàn bộ tiền bản quyền và một phần lợi nhuận thu được từ hai cuốn tự truyện "Ngọn lửa xanh" và "Ngọn lửa xanh II" cho sân băng quê nhà Sendai (ban đầu sân băng bị phá hủy và không thể sử dụng được do thảm họa).[27] Tổng số tiền sau đó được tiết lộ vào năm 2021 là 31.442.143 yên Nhật đã được đóng góp cho sân băng.[281][282]

Vào tháng 9 năm 2014, Hanyu được bổ nhiệm làm Đại sứ Phòng chống Thảm họa Sóng thần trong một năm và tham gia các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng chống thảm họa sóng thần.[283] Vào tháng 2 năm 2015, Hanyu trở thành người phát ngôn cho các nỗ lực tái thiết do Hiệp hội Chữ thập đỏ Nhật Bản lãnh đạo.[284] Anh cũng mượn hình ảnh của mình với tư cách là người phát ngôn để quảng bá cho chiến dịch quyên góp "Hatachi no Kenketsu" của Hội Chữ thập đỏ, nơi anh đóng vai chính trong video quảng cáo với các bệnh nhân.[285] Vào tháng 3 năm 2019, anh đã quyên góp một đôi giày trượt băng nghệ thuật cho một cuộc đấu giá từ thiện trực tuyến, thu được 7,12 triệu yên cho việc tái thiết những vùng bị ảnh hưởng bởi thảm họa.[286] Anh cũng hợp tác với Line Corporation tạo ra "Yuzuru Hanyu 3.11 Smile Stamp" được bán ra và quyên góp toàn bộ lợi nhuận thu được cho "Quỹ đặc biệt để tái thiết thảm họa" của Quỹ Nippon (Nippon Foundation) để hỗ trợ các hoạt động tái thiết và chuẩn bị đối phó với thảm họa trong tương lai.[287][288] Vào ngày 21 tháng 8 năm 2019, một tấm áp phích của Hanyu với nhân vật chính của anime Yowamushi Pedal đã được phát hành để quảng bá cho Tour de Tohoku, một sự kiện đạp xe từ thiện được tổ chức hàng năm với mục đích hỗ trợ công tác tái thiết và xoa dịu những kí ức về thảm họa. Anh đã xuất hiện trong năm (trong số chín áp phích) được phát hành.[289] Năm 2021, đánh dấu kỷ niệm 10 năm trận động đất và sóng thần ở Tohoku, Hanyu tổ chức triển lãm "Together, Forward" ghi dấu hành trình của anh trong giai đoạn khó khăn đó, thăm lại những người dân và khu vực bị ảnh hưởng. Triển lãm được tổ chức tại nhiều thành phố của Nhật Bản với nỗ lực nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của việc chuẩn bị và phòng chống thiên tai.[290]

Hanyu cũng thường xuyên tham gia chương trình từ thiện thường niên 24-Hour Television của Nippon TV kể từ năm 2014, tổ chức các buổi biểu diễn trên băng đặc biệt và thăm hỏi các nạn nhân ở các vùng thiên tai. Năm 2014, anh đã tổ chức một buổi biểu diễn băng kéo dài một đêm để quyên góp.[291] Năm 2015, anh và thành viên Chinen Yūri của Hey! Say! JUMP đã thiết kế "Chari-T-shirt" cho chương trình với khẩu hiệu "To connect: a smile beyond time". Những chiếc áo sơ mi đã được bán với lợi nhuận được trao cho tổ chức từ thiện.[292] Anh cũng đến thăm các khu vực và người dân bị ảnh hưởng bởi động đất ở FukushimaIshinomaki.[293][294]

Phim và truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 31 tháng 12 năm 2015, Hanyu làm giám khảo cho chương trình ca nhạc đêm giao thừa nổi tiếng của Nhật Bản Kōhaku Uta Gassen.[112] Anh xuất hiện lần đầu trên màn ảnh với vai Date Shigemura, một lãnh chúa samurai, trong bộ phim Tono, risoku de gosaru năm 2016.[295][296]

Album DVD/Blu-ray đầu tiên của Hanyu Time of Awakening tổng hợp sự nghiệp của anh trước Thế vận hội mùa đông 2014, được phát hành vào ngày 21 tháng 5 năm 2014, bán được 21.000 bản.[297][298] Đây là DVD đầu tiên của một vận động viên đứng đầu bảng xếp hạng DVD của Oricon kể từ khi thành lập vào năm 1999. Album cũng đạt vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng Blu-ray.[299] Vào ngày 18 tháng 12 năm 2015, NHK Enterprises phát hành DVD The Flowers Bloom on Ice, bao gồm cảnh hậu trường và các cuộc phỏng vấn với Shizuka Arakawa và Yuzuru Hanyu khi họ cùng nhau trượt băng tại ice show để hỗ trợ tái thiết sau trận động đất ở Nhật Bản năm 2011.[300]

Năm 2018, Hanyu tự sản xuất chương trình Continues with Wings được phát sóng trực tiếp trên TV Asahi và phát trực tiếp tại 66 rạp chiếu phim trên khắp Nhật Bản.[301][302] Anh cũng là một trong những "nhân vật chính" tại chương trình lưu diễn trên băng (ice show) hàng năm Fantasy on Ice bên cạnh Stéphane Lambiel và Johnny Weir, anh đã tham gia vào tất cả buổi biểu diễn của chuyến lưu diễn kể từ năm 2010, ngoại trừ chấn thương dây chằng khiến anh bỏ lỡ các buổi diễn năm 2016.[253][303]

Sách và tạp chí

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài hai cuốn tự truyện Ngọn lửa xanhNgọn lửa xanh II, Hanyu còn phát hành một số sách ảnh (photobook). Cuốn sách ảnh đầu tiên của anh là Yuzuru được phát hành vào ngày 4 tháng 10 năm 2014, bán được hơn 23.000 bản, đứng đầu trong bảng xếp hạng hàng tuần của Oricon về các danh mục liên quan đến ảnh và thể thao, đồng thời xếp thứ hai trong danh mục sách chung của bảng xếp hạng.[304] Vào ngày 25 tháng 9 năm 2015, Yuzuru Hanyu Goroku đã được phát hành có chứa các hình ảnh và trích dẫn của chính anh. Vào tháng 9 năm 2015, cuốn sách đứng đầu bảng xếp hạng doanh số đặt trước của Amazon.[305][306]

Hanyu từng lên trang bìa của nhiều tạp chí thể thao Nhật Bản cũng như các tạp chí nổi tiếng, chẳng hạn như An AnAera.[307][308]

Đời sống cá nhân và học vấn

[sửa | sửa mã nguồn]

Hanyu học tại trường tiểu học và trung học Nanakita.[309] Năm 2013, Hanyu tốt nghiệp cấp 3 tại trường Trung học Tohoku sau đó theo học chương trình đào tạo từ xa qua mạng khoa Human Sciences (Khoa học con người) chuyên ngành Human Informatics & Cognitive Sciences (Nhân học số & Khoa học nhận thức) Đại học Waseda.[310][311][312] Anh theo học đại học từ nơi anh đang luyện tập thi đấu là Canada.[313] Vào tháng 8 năm 2020, luận văn tốt nghiệp đại học của anh được tiết lộ là nghiên cứu về ứng dụng và triển vọng tương lai của công nghệ ghi hình chuyển động 3D vào lĩnh vực trượt băng nghệ thuật, đặc biệt tiềm năng của nó có thể được sử dụng trong đánh giá trượt băng nghệ thuật.[314] Anh đã ghi lại và phân tích chuyển động của bản thân trong khi thực hiện cú nhảy 3 vòng Axel để làm dữ liệu nghiên cứu với hi vọng AI (trí tuệ nhân tạo) có thể ứng dụng trong việc chấm điểm một cách chính xác và cải thiện kĩ năng của các vận động viên.[315] Anh tốt nghiệp đại học vào tháng 9 năm 2020 nhưng không thể tham dự lễ tốt nghiệp vì Đại dịch COVID-19 tại Nhật Bản.[316] Vào tháng 3 năm 2021, một bản tin tóm tắt luận văn tốt nghiệp của anh được xuất bản trên Tạp chí Khoa học con người Waseda.[317] Thông qua tài khoản mạng xã hội chính thức của mình vào ngày 4 tháng 8 năm 2023, Hanyu thông báo đã kết hôn nhưng không tiết lộ về bạn đời.[318][319] Đến ngày 17 tháng 11 năm 2023, anh bất ngờ tuyên bố đã ly hôn do bị truyền thông đeo bám quá mức.[320][321]

Winnie-the-Pooh

[sửa | sửa mã nguồn]

Kể từ năm 2010, khi Hanyu được nhìn thấy mang theo một hộp khăn giấy có biểu tượng Winnie-the-Pooh trên đó, những người ủng hộ và người hâm mộ Hanyu đã thể hiện tình cảm của mình bằng cách ném gấu Pooh lên mặt băng sau mỗi màn trình diễn của anh. Điều này đã trở thành dấu ấn trong các buổi biểu diễn của Hanyu, số lượng gấu ngày càng tăng, đỉnh điểm vào khoảng mùa giải 2017-2018 khi xuất hiện những "cơn mưa gấu Pooh" với hàng chục chú gấu được ném trên băng.[322] Hanyu tặng gấu cho trẻ em ở khu vực xung quanh địa điểm anh thi đấu.[323]

Giải thưởng và ảnh hưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Hanyu nhận Giải thưởng Quốc dân Danh dự từ Thủ tướng Shinzo Abe

Nhiều nhà báo thể thao, bình luận viên và vận động viên trượt băng đã coi Hanyu là vận động viên trượt băng vĩ đại nhất trong lịch sử,[324][231][235][325] đặc biệt là sau chiến thắng Olympic thứ hai của anh vì các kỹ năng toàn diện, thi đấu lâu dài ở vị trí hàng đầu trong các cuộc thi cấp cao và khả năng chịu đựng dưới áp lực.[326][327][230][239][233] Quyết định của anh để nỗ lực nhảy quadruple Axel tại Thế vận hội Mùa đông 2022 thay vì chọn một lựa chọn an toàn hơn đã củng cố địa vị của anh.[230][239]

Hanyu được coi là một trong những người tiên phong của cuộc cách mạng quad trong trượt băng nghệ thuật nam.[239][328] Anh là một trong số ít vận động viên trượt băng đã thách thức quadruple Salchow tại Thế vận hội năm 2014.[1] Anh được ghi nhận là vận động viên trượt băng nghệ thuật đầu tiên hạ cánh thành công quadruple loop trong thi đấu sau khi thực hiện nó trong bài thi ngắn tại Autumn Classic International ở Montreal, Canada vào ngày 30 tháng 9 năm 2016.[118][329] Anh cũng là vận động viên trượt băng duy nhất nhảy thành công quadruple toe loop-triple Axel sequence (4T-3A-SEQ) trong thi đấu, thực hiện lần đầu tiên tại Grand Prix Helsinki 2018.[330] Hanyu cũng là vận động viên trượt băng đầu tiên nhảy thành công cú nhảy kết hợp quadruple toe loop-Euler-triple flip tại Skate Canada 2019.[331] Tại Thế vận hội Mùa đông 2022, Hanyu đã lần đầu tiên thử sức với quadruple Axel trong một cuộc thi quốc tế. Mặc dù bị ngã khi đang nhảy, anh vẫn nhận được điểm cơ bản của quad Axel trước khi bị giảm vì quay thiếu vòng, đây là nỗ lực gần nhất trong một cuộc thi cho đến nay.[332][333] Tuy nhiên, liên quan đến cuộc tranh luận đang diễn ra về các cú nhảy so với tính nghệ thuật trong môn thể thao này,[334][335][336] Hanyu đã nói chuyện thông qua một phiên dịch viên sau chiến thắng thứ hai tại Olympic năm 2018:[337]

"[...] trên hết đây là môn thể thao đòi hỏi tính nghệ thuật cao [...] tính nghệ thuật có thể nói là kết tinh của nền tảng kĩ thuật chuẩn xác và vững chắc, là biểu hiện của rất nhiều cố gắng mài giũa. Tôi nghĩ nếu không có nền tảng đó, ta không thể tạo ra nghệ thuật. Vì thế bất kể là khi tôi thực hiện động tác nhảy, xoay hay đổi hướng, tôi đều cố gắng thực hiện đúng kĩ thuật và từ đó thể hiện tính nghệ thuật. Tôi cho rằng điều đó là quan trọng nhất. Đương nhiên tùy vào từng tuyển thủ, cũng có những người chỉ coi trọng những cú nhảy mà không trượt băng nhiều. Cũng có người thắng nhờ vào điều đó. Tuy nhiên đối với tôi, liên tục thách thức các cú nhảy khó cũng là theo đuổi tính nghệ thuật trong các cú nhảy. Tôi muốn tiếp tục theo đuổi những cú nhảy có tính nghệ thuật."

Để ghi nhận những thành tích của mình, Hanyu đã được trao nhiều giải thưởng, bao gồm Giải thưởng Quốc dân Danh dự vào năm 2018 đồng thời trở thành vận động viên trượt băng nghệ thuật đầu tiên và là người trẻ nhất nhận được giải thưởng này.[16] Anh cũng đã được trao Huân chương Danh dự Ruy băng tím vào năm 2014 và 2018,[338][339] nhận được hai tượng đài mô tả các tư thế đặc trưng mà anh thực hiện tại Thế vận hội 2014 và 2018 ở quê hương Sendai.[340][341] Anh cũng được đề cử cho Giải thưởng Thể thao Thế giới Laureus cho hạng mục Comeback of the Year vào năm 2019, trở thành vận động viên trượt băng nghệ thuật đầu tiên được đề cử cho giải thưởng[342][343] và được trao giải Vận động viên trượt băng nghệ thuật có giá trị nhất mùa giải 2019–20 tại Giải Trượt băng ISU khai mạc vào năm 2020.[183] Năm 2021, anh được nhận Giải thưởng Tưởng niệm Azusa Ono, giải thưởng danh giá nhất có thể được trao cho sinh viên và được trao cho những người được công nhận là hình mẫu, từ Đại học Waseda.[344][345]

Hanyu đã được giới thiệu trong các danh sách uy tín, chẳng hạn như 30 Under 30 Asia 2018 của Forbes[346] cũng như World Fame 100, The Dominant 20 của ESPN[347][348] và nhận được nhiều giải thưởng và xếp hạng cao trong nhiều danh sách và các cuộc thăm dò mức độ phổ biến từ các phương tiện truyền thông khác nhau.[349][350]

Kỷ lục thế giới và các thành tựu khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Kỷ lục thế giới

[sửa | sửa mã nguồn]
Yuzuru Hanyu in his free skate at the 2018 Grand Prix of Helsinki
Tại Grand Prix Helsinki 2018, Hanyu đã thiết lập lại điểm số kỉ lục thế giới cả bài thi ngắn, bài thi tự do và tổng điểm.

Trong suốt sự nghiệp của mình, Hanyu đã phá kỷ lục thế giới 19 lần, bao gồm 7 lần theo hệ thống GOE +5/-5 hiện tại và 12 lần trước mùa giải 2018-19.[note 1] Anh nắm giữ kỉ lục thế giới bài thi ngắn, bài thi tự do và tổng điểm.[56][352]

Điểm số kỉ lục thế giới

[sửa | sửa mã nguồn]
  • SP – Bài thi ngắn (Short Program)
  • FS – Bài thi tự do (Free Skating)
  • Các kỉ lục thế giới đương nhiệm được đánh dấu bằng in đậm và in nghiêng
Kỉ lục thế giới bài thi ngắn, bài thi tự do và tổng điểm hạng mục Đơn nam cấp độ Trưởng thành[352]
Thứ
tự
Ngày Điểm TP Giải đấu Nơi tổ chức
1 3 tháng 11, 2018 106.69 SP Grand Prix Helsinki 2018 Phần Lan Helsinki
2 4 tháng 11, 2018 190.43 FS
3 4 tháng 11, 2018 297.12 Tổng
4 16 tháng 11, 2018 110.53 SP Rostelecom Cup 2018 Nga Moskva
5 23 tháng 3, 2019 206.10 FS Vô địch Thế giới 2019 Nhật Bản Saitama
6 23 tháng 3, 2019 300.97 Tổng
7 7 tháng 2, 2020 111.82 SP Bốn châu lục 2020 Hàn Quốc Seoul

Các kỷ lục lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo luật tính điểm trước mùa giải 2018-2019:

Thành tích tổng hợp (SP + FS)
Ngày Điểm Giải đấu Ghi chú
12/12/2015 330,43 Grand Prix Final 2015-2016 Kỷ lục thế giới theo luật tính điểm từ mùa giải 2017-2018 trở về trước.

Người đầu tiên và duy nhất vượt mốc điểm 330.

28/11/2015 322,40 NHK Trophy 2015 Phá vỡ kỷ lục thiết lập từ tháng 11/2013 của Patrick Chan và trở thành người đầu tiên vượt mốc điểm 300.
Thành tích cho Bài thi ngắn (SP)
Ngày Điểm Giải đấu Ghi chú
22/09/2017 112,72 CS Autumn Classic International 2017 Kỷ lục thế giới theo luật tính điểm từ mùa giải 2017-2018 trở về trước.
10/12/2015 110,95 Grand Prix Final 2015-2016 Người đầu tiên và duy nhất vượt mốc điểm 110.
27/11/2015 106,33 NHK Trophy 2015
13/02/2014 101,45 Olympic mùa đông 2014 Người đầu tiên vượt mốc điểm 100.
05/12/2013 99,84 Grand Prix Final 2013-2014 Phá vỡ kỷ lục thiết lập từ tháng 11/2013 của Patrick Chan.
23/11/2012 95,32 NHK Trophy 2012
19/10/2012 95,07 Skate America 2012 Phá vỡ kỷ lục thiết lập từ tháng 4/2012 của Takahashi Daisuke.
Thành tích bài thi tự do (FS)
Ngày Điểm Giải đấu Ghi chú
01/04/2017 223,20 Giải vô địch thế giới 2017 Kỷ lục thế giới theo luật tính điểm từ mùa giải 2017-2018 trở về trước.

Người đầu tiên và duy nhất vượt mốc điểm 220.

12/12/2015 219,48 Chung kết Grand Prix 2015-2016
28/11/2015 216,07 NHK Trophy 2015 Phá vỡ kỷ lục thiết lập từ tháng 11/2013 của Patrick Chan và trở thành người đầu tiên vượt mốc điểm 200.
Hanyu in his short program at the 2013 Finlandia Trophy
Hanyu trong tư thế kết thúc bài thi ngắn "Parisienne Walkways" của Gary Moore
Hanyu in his short program at the 2015–16 Grand Prix Final
Hanyu trong tư thế đứng bắt đầu bài thi ngắn Ballade No. 1 của Frédéric Chopin
Hanyu in his free skate program at the 2015–16 Grand Prix Final
Hanyu trong tư thế bắt đầu bài thi tự do Seimei của Shigeru Umebayashi
Hanyu at the exhibition gala of the 2015–16 Grand Prix Final
Hanyu biểu diễn chương trình gala "Requiem of Heaven and Earth" của Yasunobu Matsuo
Hanyu in his short program at the 2016–17 Grand Prix Final
Hanyu biểu diễn động tác nhào người về phía trước (trượt đầu gối) là một phần của chuỗi bước đổi hướng (step sequence) trong bài thi ngắn Let's Go Crazy của Prince
Hanyu in his free skate program at the 2016–17 Grand Prix Final
Hanyu bắt đầu bài thi tự do Hope and Legacy của Hisaishi Joe
Hanyu at the exhibition gala of the 2017 World Championships
Hanyu biểu diễn động tác backward sit spiral trong chương trình gala "Notte Stellata (The Swan)" của II Volo
Hanyu in his short program at the 2018 Grand Prix of Helsinki
Hanyu giữ tư thế bắt đầu bài thi ngắn Otoñal của Raúl Di Blasio
Hanyu in his free skate program at the 2019–20 Grand Prix Final
Hanyu trong tư thế bắt đầu bài thi tự do Origin của Edvin Marton
Hanyu at the exhibition gala of the 2018 Grand Prix of Helsinki
Hanyu biểu diễn động tác tiến vào tư thế Ina bauer trong chương trình gala "Haru yo, Koi" của Yumi Matsutoya
  • ^show – Chương trình chỉ biểu diễn trong một ice show vào mùa giải đó
  • Các màn trình diễn Encore tại các chương trình biểu diễn gala và các buổi biểu diễn trên băng (ice show) không được đưa vào danh sách.
  • Nếu chương trình gala hoặc ice show trùng với một trong các bài thi cạnh tranh trong cùng một mùa giải thì chỉ bài thi cạnh tranh được liệt kê trong danh sách.
  • Ice show ra mắt của các bài thi cạnh tranh không được liệt kê trong danh sách.
Các bài thi, chương trình biểu diễn gala và ice show theo mùa giải
Mùa giải Bài thi ngắn Bài thi tự do Chương trình gala/ ice show
2004–05 Spartacus
  • Sáng tác: Alex North
  • Biên đạo: Shōichirō Tsuzuki
From Russia with Love
  • Sáng tác: John Barry
  • Biên đạo: Shōichirō Tsuzuki
2005–06 From Russia with Love
2006–07 "Amazonic" / "Totentanz"
Các track đã sử dụng

  1. "Amazonic"
  2. "Totentanz" (sáng tác: Franz Liszt)
"Summer Storm"
  • Dựa trên "Storm" từ The Four Seasons
  • Thể hiện: Ikuko Kawai
  • Biên đạo: Megumu Seki
2007–08 "Sing, Sing, Sing"
  • Thể hiện: Louis Prima
  • Biên đạo: Nanami Abe
The Firebird
"Amazonic" / "Totentanz"show
2008–09 "Bolero"
  • Từ Moulin Rouge!
  • Sáng tác: Steve Sharples
  • Biên đạo: Nanami Abe
Rhapsody on a Theme of Paganini
"Change"
  • Thể hiện: Monkey Majik và Yoshida Brothers
  • Biên đạo: Nanami Abe
2009–10 Mission: Impossible II
Các track đã sử dụng

  1. "The Bait"
  2. "Bare Island"
Rhapsody on a Theme of Paganini "Change"
"Vertigo"show
  • Thể hiện: U2
  • Biên đạo: Nanami Abe
2010–11 "White Legend"
Zigeunerweisen
"Vertigo"
"Change"show
2011–12 Étude in D-sharp minor
  • Sáng tác: Alexander Scriabin
  • Thể hiện: Maksim Mrvica
  • Biên đạo: Nanami Abe, Natalia Bestemianova, Igor Bobrin
Romeo + Juliet (Soundtrack)
  • Sáng tác: Craig Armstrong
  • Biên đạo: Nanami Abe, Natalia Bestemianova, Igor Bobrin
Các track đã sử dụng

  1. "O Verona"
  2. "Kissing You" (thể hiện: Des'ree)
  3. "Escape" (từ Plunkett & Macleane)
"Vertigo"
"Somebody to Love"
"White Legend"
2012–13 "Parisienne Walkways"
  • Thể hiện: Gary Moore
  • Biên đạo: Jeffrey Buttle
Notre-Dame de Paris
  • Sáng tác: Riccardo Cocciante
  • Biên đạo: David Wilson
Các track đã sử dụng

  1. "Le Temps des cathédrales"
  2. "Les Sans-papiers"
  3. "Tu vas me détruire"
  4. "Danse Mon Esmeralda"
"Hello, I Love You"
  • Thể hiện: The Doors
  • Remixed: Adam Freeland
  • Biên đạo: Kurt Browning
"花になれ" (Hana ni Nare)
  • Thể hiện: Fumiya Sashida
  • Biên đạo: Kenji Miyamoto
Étude in D-sharp minor
"True Love"show
  • Thể hiện: Fumiya Fujii
2013–14 "Parisienne Walkways" Romeo and Juliet
  • Sáng tác: Nino Rota
  • Biên đạo: David Wilson
Các track đã sử dụng

  1. "The Ride from Mantua"
  2. "Love Theme"
Étude in D-sharp minor
Notre-Dame de Paris
"Story"
  • Thể hiện: Ai
  • Biên đạo: Kenji Miyamoto
"花になれ" (Hana ni Nare)
"White Legend"
Romeo + Juliet (Soundtrack)
"言えないよ" (Ienai yo)show
  • Thể hiện: Hiromi Go
  • Biên đạo: Camerlengo
"Change" show
"The Final Time Traveler"show
  • Thể hiện: Sarah Alainn
  • Biên đạo: Kenji Miyamoto
2014–15 Ballade No. 1 in G minor
The Phantom of the Opera
Các track đã sử dụng

  1. "The Music of the Night"
  2. "The Point of No Return"
  3. "Phantasia"
"花は咲く" (Hana wa Saku)
  • Thể hiện: Fumiya Sashida
  • Biên đạo: Nanami Abe
"The Final Time Traveler"
"Parisienne Walkways"
"Vertigo"show
"Believe"show
  • Thể hiện: Che'Nelle
  • Biên đạo: Kenji Miyamoto
"Hello, I Love You"show
"Requiem of Heaven and Earth"show
  • Từ Requiem for the Great East Japan Earthquake 3.11
  • Thể hiện: Yasunobu Matsuo
  • Biên đạo: Kenji Miyamoto
2015–16 Ballade No. 1 in G minor Seimei
  • Từ Onmyōji, Onmyōji 2
  • Sáng tác: Shigeru Umebayashi
  • Biên đạo: Shae-Lynn Bourne
Các track đã sử dụng

  1. "Onmyoji Main Theme (陰陽師・メインテーマ)"
  2. "Araburu Kami (荒ぶる神)"
  3. "Gobousei (五芒星)"
  4. "Onmyoji II Main Theme (陰陽師IIメインテーマ)"
"Requiem of Heaven and Earth"
"The Final Time Traveler"show
2016–17 "Let's Go Crazy"
  • Thể hiện: Prince
  • Biên đạo: Jeffrey Buttle
Hope and Legacy
Các track đã sử dụng

  1. "View of Silence" (từ Pretender)
  2. "Asia Dream Song" (từ Piano Stories II – The Wind of Life)
"Notte Stellata (The Swan)"
Ballade No. 1 in G minorshow
2017–18 Ballade No. 1 in G minor Seimei "Notte Stellata (The Swan)"
Continues With Wings[chú thích 1]
"Wings of Words"show
  • Sáng tác: Yukinojo Mori,
    Yoko Kasinagaya, Naohisa Taniguchi
  • Thể hiện: Chemistry
Hope and Legacyshow
"春よ、来い" (Haru yo, Koi)show
  • Giọng hát: Yumi Matsutoya
  • Thể hiện: Shinya Kiyozuka
  • Biên đạo: David Wilson
2018–19 "Otoñal" (Autumnal)
  • Sáng tác Raul di Blasio
  • Biên đạo: Jeffrey Buttle
Origin
  • Sáng tác: Edvin Marton
  • Biên đạo: Shae-Lynn Bourne
Các track đã sử dụng

  1. "Art On Ice"
  2. "Magic Stradivarius"
"春よ、来い" (Haru yo, Koi)
"マスカレイド" (Masquerade)show
  • Thể hiện: Toshi
  • Biên đạo: Shae-Lynn Bourne
"Crystal Memories"show
  • Thể hiện: Toshi
  • Biên đạo: David Wilson
2019–20 "Otoñal" (Autumnal) Origin "Parisienne Walkways"
"春よ、来い" (Haru yo, Koi)
"Notte Stellata (The Swan)"
Seimei
Ballade No. 1 in G minor Seimei Hope and Legacy
2020–21 "Let Me Entertain You"
Heaven and Earth (天と地と)
  • Sáng tác: Isao Tomita
  • Biên đạo: Shae-Lynn Bourne
Các track đã sử dụng

  1. "Ten to Chi to (Opening theme song)"
  2. "Shin Heike Monogatari (Opening theme song)"
"春よ、来い" (Haru yo, Koi)
"花は咲く" (Hana wa Saku)"
"Let's Go Crazy"show
2021–22 Introduction and Rondo Capriccioso
  • Sáng tác: Camille Saint-Saëns
  • Thể hiện: Shinya Kiyozuka
  • Biên đạo: Jeffrey Buttle và Shae-Lynn Bourne
Heaven and Earth (天と地と) "マスカレイド" (Masquerade)show
"Let Me Entertain You"
"春よ、来い" (Haru yo, Koi)
"Real Face"show
  • Thể hiện: Shikao Suga
"レゾン"(Raison)show
"Notre-Dame de Paris"show
  • Thể hiện: Seiko Niizuma và Naoto

Điểm nhấn thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]
Hanyu và các vận động viên đoạt huy chương tại giải Four Continents 2011
Quốc tế - cấp độ Trưởng Thành
Giải đấu 2008-09 2009-10 2010-11 2011-12 2012-13 2013-14 2014-15 2015-16 2016-17 2017-18 2018-19 2019-20 2020-21 2021-22
Olympic 1 1 4
Vô địch Thế giới 3 4 1 2 2 1 WD 2 C 3 WD
Grand Prix Final 4 2 1 1 1 1 WD 2
Vô địch Bốn châu lục 2 2 2 1
GP Bompard 2
GP Cup of China 4 2
GP NHK Trophy 4 1 4 1 1 WD 1 WD
GP Rostelecom 7 1 2 1 WD
GP Skate America 2
GP Skate Canada 2 2 2 1
GP GP Helsinki 1
CS Finlandia 1 1
CS Nebelhorn 1
SC Autumn Classic 1 1 2 1 1
Quốc tế: Cấp độ Thiếu Niên
Thiếu Niên Thế giới 12 1
JGP Final 1
JGP Croatia 1
JGP Italy 5
JGP Poland 1
Cấp Quốc gia
Vô địch Nhật Bản 8 6 4 3 1 1 1 1 WD WD WD 2 1 1
Thiếu niên Nhật Bản 1 1
Giải đồng đội
Olympic 5 T
(1 P)
World Team
Trophy
3 T
(1 P)
1 T
(3 P)
3 T
(1 P)
TBD = Sẽ thi đấu, WD = Rút lui, C = Sự kiện bị hủy
T = Kết quả đồng đội; P: Kết quả cá nhân. Huy chương trao cho cả đội.
Quốc tế
Giải đấu 2004-05 2005-06 2006-07 2007-08
Skate Copenhagen 1 N
Quốc gia
Thiếu niên Nhật Bản 7 3
Thiếu nhi Nhật Bản 1 B 2 B 3 A 1 A
Cấp độ: N = Thiếu nhi; A = Thiếu nhi A; B = Thiếu nhi B
  1. ^ Trong ice show Continues with Wings anh tự sản xuất năm 2018, Hanyu đã biểu diễn tổng cộng 9 bài thi từ cấp độ thiếu niên đến trưởng thành trong 3 ngày:
    • Ngày 1: From Russia with Love, Zigeunerweisen và chuỗi bước đổi hướng của Ballade No. 1
    • Ngày 2: Mission: Impossible II, Étude in D-sharp minor và "Parisienne Walkways"
    • Ngày 3: "Sing, Sing, Sing", Romeo + Juliet và chuỗi động tác tự do (choreographic sequence) của Seimei.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Yanai, Yumiko (19 tháng 2 năm 2014). “A Post-Plushenko Champion: Hanyū Yuzuru Wins Figure Skating Gold”. Nippon Communications Foundation. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2016.
  2. ^ “羽生 結弦 / Hanyu Yuzuru” (bằng tiếng Nhật). Liên đoàn Trượt băng Nhật Bản. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2022.
  3. ^ “ISU Judging System – Season Bests Total Scores 2021/2022: Men”. International Skating Union. 16 tháng 4 năm 2022.
  4. ^ “ISU Judging System – Season Bests Total Scores 2020/2021: Men”. International Skating Union. 16 tháng 4 năm 2021.
  5. ^ “ISU Judging System – Season Bests Total Scores 2019/2020: Men”. International Skating Union. 6 tháng 3 năm 2020.
  6. ^ “ISU Judging System – Season Bests Total Scores 2018/2019: Men”. International Skating Union. 10 tháng 12 năm 2018.
  7. ^ “ISU Judging System – Season Bests Total Scores 2017/2018: Men”. International Skating Union. 2 tháng 4 năm 2018.
  8. ^ “ISU Judging System – Season Bests Total Scores 2016/2017: Men”. International Skating Union. 22 tháng 4 năm 2017.
  9. ^ “ISU Judging System – Season Bests Total Scores 2015/2016: Men”. International Skating Union. 2 tháng 4 năm 2016.
  10. ^ “ISU Judging System – Season Bests Total Scores 2014/2015: Men”. International Skating Union. 18 tháng 4 năm 2015.
  11. ^ “ISU Judging System – Season Bests Total Scores 2013/2014: Men”. International Skating Union. 24 tháng 1 năm 2013.
  12. ^ “ISU Judging System – Season Bests Total Scores 2012/2013: Men”. International Skating Union. 13 tháng 4 năm 2013.
  13. ^ “ISU Judging System – Season Bests Total Scores 2011/2012: Men”. International Skating Union. 31 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2012.
  14. ^ “ISU Judging System – Season Bests Total Scores 2010/2011: Men”. International Skating Union. 28 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2011.
  15. ^ “ISU Judging System – Season Bests Total Scores 2009/2010: Men”. International Skating Union. 25 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2011.
  16. ^ a b c “Olympic figure skating champ Yuzuru Hanyu to receive People's Honor Award”. Kyodo News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2018.
  17. ^ “ISU Bios 2008/2009 – Men, Yuzuru Hanyu JPN”. isufs.org. Liên đoàn Trượt băng Quốc tế. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2009.
  18. ^ a b c d “「羽生結弦」と「大谷翔平」父親はいずれも野球好き”. Smart Flash (bằng tiếng Nhật). 12 tháng 4 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2021.
  19. ^ “羽生結弦が大賞 張本智和は特別賞...東北運動記者会スポーツ大賞”. Sports Hochi (bằng tiếng Nhật). 24 tháng 5 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2021.
  20. ^ “羽生结弦——始于颜值,陷于才华,忠于人品”. Vogue China (bằng tiếng Trung). 27 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2021.
  21. ^ a b c d e f g h Flade, Tatjana (21 tháng 4 năm 2011). “Shooting for the top”. Golden Skate. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2011.
  22. ^ “第81回 ピシッと結びたい”. Mainichi (bằng tiếng Nhật). 17 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2021.
  23. ^ “なぜソチ五輪代表選手にはキラキラネームが続出しているのか”. News Post Seven (bằng tiếng Nhật). 24 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2021.
  24. ^ a b “ISU Bios 2013/2014 – Men, Yuzuru Hanyu JPN”. isuresults.com. Liên đoàn Trượt băng Quốc tế. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 8 năm 2014.
  25. ^ a b “夢をつむぐ 羽生結弦-SPIN THE DREAM 2018平昌オリンピック(冬季五輪):朝日新聞デジタル”. Asahi (bằng tiếng Nhật). The Asahi Shimbun. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2021.
  26. ^ “第8回 全日本ノービス選手権大会”. Japan Skating Federation Official Results & Data Site. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2015.
  27. ^ a b c d e Zeitlin, Anna; Ichikawa, Yuka; Golinsky, Reut (7 tháng 12 năm 2012). “Yuzuru Hanyu – past, present and future”. Absolute Skating.
  28. ^ Mitsuru, Jojima. 天才を育てた人々:羽生結弦、8歳の原点 [The People Who Raised A Prodigy: Yuzuru Hanyu's Starting Point ở Tr.8]. Sports Graphic Number (bằng tiếng Nhật). 文藝春秋. 868: 30–34 – qua Tumblr.
  29. ^ “第10回全日本ノービス”. Japan Skating Federation Official Results & Data Site. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2015.
  30. ^ “第75回全日本フィギュアスケートジュニア選手権大会”. Japan Skating Federation Official Results & Data Site. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2015.
  31. ^ “第11回全日本フィギュアスケート・ノービス選手権大会”. Japan Skating Federation Official Results & Data Site. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2015.
  32. ^ “第76回全日本フィギュアスケートジュニア選手権大会”. Japan Skating Federation Official Results & Data Site. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2015.
  33. ^ “Kết quả Junior Grand Prix Italy 2008”. Liên đoàn Trượt băng Quốc tế. 6 tháng 9 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2008.
  34. ^ “第77回 全日本ジュニア選手権大会”. Japan Skating Federation Official Results & Data Site. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2015.
  35. ^ “Japan Figure Skating Championships 2008”. Japan Skating Federation Official Results & Data Site. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2015.
  36. ^ “ISU World Junior Figure Skating Championships 2009 – Junior Men”. Liên đoàn Trượt băng Quốc tế. 26 tháng 2 năm 2009.
  37. ^ “Hanyu edges Song for junior title”. IceNetwork. 4 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2014.
  38. ^ “Japan Junior Figure Skating Championships 2009”. Japan Skating Federation Official Results & Data Site. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2015.
  39. ^ “Hanyu nabs Junior World title”. Golden Skate. 11 tháng 3 năm 2010.
  40. ^ “Entries Men- All 6 Events”. Liên đoàn Trượt băng Quốc tế. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2015.
  41. ^ “ISU GP NHK Trophy 2010 – Men”. Liên đoàn Trượt băng Quốc tế. 24 tháng 10 năm 2010.
  42. ^ “ISU GP Cup of Russia 2010 – Men”. Liên đoàn Trượt băng Quốc tế. 20 tháng 11 năm 2010.
  43. ^ “ISU Four Continents Figure Skating Championships – Men”. Liên đoàn Trượt băng Quốc tế. 19 tháng 2 năm 2011.
  44. ^ a b Kany, Klaus-Reinhold (8 tháng 11 năm 2011). “Yuzuru Hanyu Rises From the Ashes”. IFS Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2012.
  45. ^ 被災地の「明かり」=羽生選手の勇姿に感慨〔五輪・フィギュア〕 (bằng tiếng Nhật). Jiji Press. 14 tháng 2 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2014.
  46. ^ a b フィギュア・羽生 被災地へ届け、16歳の「勇気の舞」 [Màn trình diễn gửi tới các khu vực bị ảnh hưởng từ Hanyu 16 tuổi]. Nihon Keizai Shimbun (bằng tiếng Nhật). 16 tháng 4 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 11 năm 2013.
  47. ^ Flade, Tatjana (23 tháng 9 năm 2011). “Hanyu wins Men's short at Nebelhorn Trophy”. Golden Skate.
  48. ^ “ISU 2011-2 Grand Prix Assignments -men”. Liên đoàn Trượt băng Quốc tế. 27 tháng 6 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2011.
  49. ^ “ISU GP Cup of China 2011 – Men”. Liên đoàn Trượt băng Quốc tế. 5 tháng 11 năm 2011.
  50. ^ Rutherford, Lynn (26 tháng 11 năm 2011). “Hanyu sneaks past Fernandez by a whisker”. IceNetwork. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
  51. ^ “ISU GP and JGP Final 2011 – Men”. Liên đoàn Trượt băng Quốc tế. 10 tháng 12 năm 2011.
  52. ^ “ISU World Figure Skating Championships 2012 – Men”. Liên đoàn Trượt băng Quốc tế. 31 tháng 3 năm 2012.
  53. ^ a b c d “World bronze medalist Hanyu switches to Orser”. Ice Network. 25 tháng 4 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
  54. ^ a b Rutherford, Lynn (19 tháng 10 năm 2012). “Orser amazed by pupil Hanyu's skill, politeness”. IceNetwork. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
  55. ^ Flade, Tatjana (8 tháng 10 năm 2012). “2012 Finlandia Trophy”. Golden Skate.
  56. ^ a b c Thống kê điểm số cao nhất lịch sử của ISU:
  57. ^ Walker, Elvin (20 tháng 10 năm 2012). “Hanyu dominates at Skate America with world record performance”. Golden Skate.
  58. ^ Sato, Shigemi (24 tháng 11 năm 2012). “Hanyu sets skating world record at home GP”. Agence France-Presse. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 11 năm 2013.
  59. ^ Flade, Tatjana (23 tháng 11 năm 2012). “Hanyu sets new record at 2012 NHK Trophy”. Golden Skate.
  60. ^ Sato, Shigemi (26 tháng 11 năm 2012). “Hanyu seeks Olympic glory after disaster”. Agence France-Presse. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 11 năm 2013.
  61. ^ Sato, Shigemi (27 tháng 11 năm 2012). “Japan win raises roof in tsunami morgue”. Agence France-Presse. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 11 năm 2013.
  62. ^ “ISU Grand Prix Final 2012 – Men”. Liên đoàn Trượt băng Quốc tế. 8 tháng 12 năm 2012.
  63. ^ “Japan Figure Skating Championships 2012”. Japan Skating Federation Official Results & Data Site. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2015.
  64. ^ “ISU Four Continents Championships 2013 – Men”. International Skating Union. 9 tháng 2 năm 2013.
  65. ^ “ISU World Figure Skating Championships 2013 – Men”. Liên đoàn Trượt băng Quốc tế. 15 tháng 3 năm 2013.
  66. ^ “ISU Finlandia Trophy 2013 – Men”. Liên đoàn Trượt băng Quốc tế. 6 tháng 10 năm 2013.
  67. ^ “Yuzuru Hanyu of Japan beats Patrick Chan in free skate to win Grand Prix Final”. Canada.com. Associated Press. 6 tháng 12 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 2 năm 2014.
  68. ^ “Hanyu wins All-Japan, secures Sochi berth”. The Japan News. The Yomiuri Shimbun. 23 tháng 12 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2013.
  69. ^ Wilner, Barry (6 tháng 2 năm 2014). “Figure Skating Team Event Debuts in Sochi”. NBC.
  70. ^ Wilner, Barry (13 tháng 2 năm 2014). “Teen Figure Skater Earns Best Olympics Score Ever”. The Huffington Post.
  71. ^ “Hanyu gets hero's welcome in parade”. The Japan Times. 26 tháng 4 năm 2014. ISSN 0447-5763. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2015.
  72. ^ Armstrong, Jim (29 tháng 3 năm 2014). “Olympic champ Yuzuru Hanyu wins world championship with strong free skate”. The Globe and Mail. Associated Press. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2014.
  73. ^ “After crash, Hanyu aims to repeat Grand Prix gold”. Boston Herald. Associated Press. 10 tháng 12 năm 2014.
  74. ^ Zaccardi, Nick (23 tháng 9 năm 2014). “Yuzuru Hanyu (back) pulls out of first event this season”. NBC Sports. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2014.
  75. ^ a b “Hanyu struggles in return to ice”. The Japan Times. Shanghai. Kyodo News, Associated Press. 8 tháng 11 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2014.
  76. ^ “ISU Grand Prix of Figure Skating 2014/15 – Men” (PDF). International Skating Union. 2 tháng 9 năm 2014. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2014.
  77. ^ “Hanyu places second in Cup of China despite bloody collision during warm-ups”. The Japan Times. Shanghai. Kyodo News, Associated Press. 8 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2014.
  78. ^ “Yuzuru Hanyu suffers nasty collision, still wins silver at Cup of China”. CBC Sports. Associated Press. 8 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2014.
  79. ^ Zaccardi, Nick (8 tháng 11 năm 2014). “Yuzuru Hanyu finishes second at Cup of China after bloody warm-up collision”. NBC Sports. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2014.
  80. ^ “Hanyu may need three weeks to fully recover from injuries”. The Japan Times. Kyodo News, Associated Press. 10 tháng 11 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2014.
  81. ^ “Yuzuru Hanyu out 2–3 weeks after warmup collision”. CBC Sports. Associated Press. 10 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2014.
  82. ^ Zaccardi, Nick (10 tháng 11 năm 2014). “Yuzuru Hanyu out 2–3 weeks after bloody collision”. NBC Sports. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2014.
  83. ^ “Hanyu out 2–3 weeks”. The Japan News. Shanghai: Yomiuri Shimbun. 11 tháng 11 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2014.
  84. ^ “Hanyu 'determined' to qualify for Grand Prix Final”. The Japan Times. Osaka. Kyodo News. 27 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2014.
  85. ^ “Hanyu gets cleared for NHK meet”. The Japan News. Yomiuri Shimbun. 26 tháng 11 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2014.
  86. ^ Gallagher, Jack (29 tháng 11 năm 2014). “Determined Hanyu books spot in Grand Prix Final by razor-thin margin”. The Japan Times. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2014.
  87. ^ Zaccardi, Nick (29 tháng 11 năm 2014). “Yuzuru Hanyu sneaks into Grand Prix Final”. NBC Sports. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2014.
  88. ^ a b Xiong, Wei (20 tháng 6 năm 2015). “Hanyu: 'Failure is the stepping stone for success'. Golden Skate.
  89. ^ “ISU Grand Prix of Figure Skating Final 2014 – Men”. International Skating Union. 13 tháng 12 năm 2015.
  90. ^ Gallagher, Jack (28 tháng 12 năm 2014). “Hanyu claims third national title by impressive margin”. The Japan Times. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2015.
  91. ^ Gallagher, Jack (28 tháng 12 năm 2014). “Miyahara rises to occasion, collects first national title”. The Japan Times. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2015.
  92. ^ 阿部, 健吾 (29 tháng 3 năm 2015). “羽生苦悩の140日 銀でも「自分褒めたい」”. Nikkan Sports.
  93. ^ “ISU World Figure Skating Championships 2015 – Men Free Skating” (Thông cáo báo chí). International Skating Union. 28 tháng 3 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2017.
  94. ^ “Hanyu helps Japan close gap on U.S. at World Team Trophy”. The Japan Times Online. AP. 17 tháng 4 năm 2015. ISSN 0447-5763. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2022.
  95. ^ Xiong, Wei (12 tháng 6 năm 2015). “Japanese stars debut programs at 'Dreams on Ice'. IceNetwork.
  96. ^ Nagai, Junko (30 tháng 10 năm 2015). “Hanyu excited to renew rivalry with Chan”. Japan Buller. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2022.
  97. ^ “Hanyu takes lead in season debut”. The Japan Times. Kyodo News. 15 tháng 10 năm 2015. ISSN 0447-5763. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2022.
  98. ^ “ISU Grand Prix of Figure Skating 2015/16- Men” (PDF). International Skating Union. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2015.
  99. ^ “ISU Results Season 2015–16 GP Canada Men SP Scores PDF” (PDF). International Skating Union. 30 tháng 10 năm 2015.
  100. ^ “ISU Results Season 2015–16 GP Canada Men FS Scores” (PDF). International Skating Union. 31 tháng 10 năm 2015.
  101. ^ “Chan beats Hanyu at Skate Canada; Murakami third”. The Japan Times. AFP-Jiji, Kyodo News. 1 tháng 11 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2022.
  102. ^ Flade, Tatjana (18 tháng 11 năm 2015). “No rest for Japan's Yuzuru Hanyu”. Golden Skate.
  103. ^ “Hanyu soars to record score in short program”. The Japan News. 27 tháng 11 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2022.
  104. ^ “ISU Results Season 2015–16 GP NHK Trophy 2015 Men SP Scores PDF” (PDF). International Skating Union. 27 tháng 11 năm 2015.
  105. ^ “Perfect Hanyu scores record 322.40 points to win NHK Trophy”. JAPANTODAY. 28 tháng 11 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2015.
  106. ^ “Olympic champion Yuzuru Hanyu sets record score to win NHK Trophy, qualify for GP Final”. NEWEurope. Associated Press. 28 tháng 11 năm 2015.
  107. ^ Zaccardi, Nick (10 tháng 12 năm 2015). “Yuzuru Hanyu breaks world record in Grand Prix Final short program”. NBC Sports.
  108. ^ Xiong, Wei (23 tháng 12 năm 2015). “Hanyu wants performances that stay in hearts”. Golden Skate.
  109. ^ “Yuzuru Hanyu is victorious once again at the Grand Prix Finals”. CBC. 12 tháng 12 năm 2015.
  110. ^ Zaccardi, Nick (12 tháng 12 năm 2015). “Yuzuru Hanyu breaks world records, three-peats at Grand Prix Final”. NBC Sports (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2021.
  111. ^ “Hanyu nabs fourth straight national title; Miyahara leads women's field”. The Japan Times (bằng tiếng Anh). Kyodo News. 26 tháng 12 năm 2015. ISSN 0447-5763.
  112. ^ a b Yoshida, Hiro (28 tháng 12 năm 2015). “Yuzuru Hanyu Focused on Worlds; Mao Asada Heads to Taipei”. IFS Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2016.
  113. ^ Flett, Ted (31 tháng 3 năm 2016). “Japan's Yuzuru takes 12-point lead in Boston”. Golden Skate.
  114. ^ “ISU World Figure Skating Championships 2016”. International Skating Union. 31 tháng 3 năm 2016.
  115. ^ Graham, Bryan Armen (2 tháng 4 năm 2016). “Fernandez defends figure skating world title with stunning comeback”. The Guardian. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2016.
  116. ^ “Hanyu sidelined with foot injury”. The Japan Times. Kyodo News. 26 tháng 4 năm 2016.
  117. ^ Xiong, Wei (6 tháng 5 năm 2016). “Mount Olympus seemingly next stop for Hanyu”. IceNetwork. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2022.
  118. ^ a b “Hanyu first to nail quadruple loop”. The Japan Times (bằng tiếng Anh). Kyodo News. 1 tháng 10 năm 2016. ISSN 0447-5763. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2022.
  119. ^ “Yuzuru Hanyu (JPN) performs first clean quad loop in competition”. Liên đoàn Trượt băng Quốc tế. 2 tháng 10 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2016.
  120. ^ “Yuzuru Hanyu struggles, Yevgenia Medvedeva stars at Skate Canada”. nbcsports. 29 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2017.
  121. ^ Flade, Tatjana (26 tháng 11 năm 2016). “Hanyu delivers in front of home crowd, takes gold”. Golden Skate.
  122. ^ Kondakova, Anna (11 tháng 12 năm 2016). “Hanyu wins fourth consecutive Grand Prix Final”. Golden Skate.
  123. ^ “羽生結弦が全日本選手権欠場 インフルエンザで「体調をしっかり戻していきたい」”. yahoo.co.jp (bằng tiếng Nhật). 21 tháng 12 năm 2016.
  124. ^ “Hanyu takes third in short program at Four Continents”. The Japan Times. Kyodo. 17 tháng 2 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2022.
  125. ^ “Hanyu regrets failing to overtake Chen at Four Continents”. Mainichi Daily News (bằng tiếng Anh). 20 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2021.
  126. ^ “Hanyu claims second career gold at worlds with spectacular comeback; Uno grabs silver”. The Japan Times. AFP-Jiji Press, Kyodo News. 1 tháng 4 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2022.
  127. ^ Flett, Ted (1 tháng 4 năm 2017). “Hanyu reclaims World title”. Golden Skate.
  128. ^ a b “Hanyu apologizes to late singer Prince after placing 7th in short program”. New York Daily. Associated Press. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 4 năm 2017.
  129. ^ Flade, Tatjana; Ritoss, Robin (21 tháng 4 năm 2017). “Hanyu, Uno keep Japan in the lead at World Team Trophy”. Golden Skate.
  130. ^ Flade, Tatjana (5 tháng 5 năm 2017). “Hanyu heads optimistically into Olympic season”. Golden Skate.
  131. ^ “Hanyu returns to 'Onmyoji' soundtrack for Olympic season”. The Japan Times. Kyodo News. 9 tháng 8 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2022.
  132. ^ “Figure skating: Hanyu 2nd in Autumn Classic after error-filled free”. Kyodo News. 24 tháng 9 năm 2017.
  133. ^ “ISU GP Rostelecom Cup 2017 Men Short Program Judges Details Per Skater” (PDF). International Skating Union. 20 tháng 10 năm 2017.
  134. ^ “Hanyu 2nd after short program”. The Japan Times. 21 tháng 10 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2022.
  135. ^ Longman, Jeré (10 tháng 11 năm 2017). “Yuzuru Hanyu Withdraws From Key Skating Event After Injury”. The New York Times.
  136. ^ Gallagher, Jack (10 tháng 11 năm 2017). “Star Yuzuru Hanyu pulls out of NHK Trophy with injury”. The Japan Times.
  137. ^ “羽生結弦は泣いていた 欠場決断の瞬間...その舞台裏”. nikkansports.com (bằng tiếng Nhật). 11 tháng 11 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 11 năm 2017.
  138. ^ “Figure skating: Defending Olympic champ Hanyu books ticket to Pyeongchang”. Kyodo News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2017.
  139. ^ “Figure skating entries for the 2018 Winter Olympics”. Rocker – Figure Skating Analysis by Jackie Wong (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2017.
  140. ^ “Yuzuru Hanyu pulls out of nationals due to ankle injury”. The Japan Times Online (bằng tiếng Anh). 18 tháng 12 năm 2017. ISSN 0447-5763. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2017.
  141. ^ “Recovering Hanyu to focus on single's event at Pyeongchang:The Asahi Shimbun”. The Asahi Shimbun (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2018.
  142. ^ Ying Hongxia và Xie Fengmei (20 tháng 2 năm 2018). “Japan's hero Yuzuru Hanyu has two Olympic golds - and eight bodyguards”. Tencent Sports. International Sports Press Association.
  143. ^ “Hanyu's path to 2nd Olympic gold was paved with patience”. USA TODAY (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2018.
  144. ^ Clarke, Liz (14 tháng 2 năm 2018). “Hanyu, Japanese icon and figure skating gold medalist, goes for history on a shaky ankle”. Washington Post (bằng tiếng Anh). ISSN 0190-8286. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2018.
  145. ^ “Yuzuru Hanyu Aiming For Gold – International Figure Skating”. International Figure Skating (bằng tiếng Anh). 13 tháng 2 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2018.
  146. ^ Gallagher, Jack (16 tháng 2 năm 2018). “Yuzuru Hanyu takes lead after short program at Pyeongchang Games”. The Japan Times Online (bằng tiếng Anh). ISSN 0447-5763. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2018.
  147. ^ Longman, Jeré; Mather, Victor (16 tháng 2 năm 2018). “Yuzuru Hanyu Writes Another Chapter in Figure Skating Legend”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2018.
  148. ^ “Hanyu edges out YOG star for skating gold”. olympic.org. 17 tháng 2 năm 2018. Truy cập 19 tháng 8 năm 2022.
  149. ^ “Figure skating: Olympic Champion Yuzuru Hanyu pulls out of Worlds: Japan federation”. The Straits Times (bằng tiếng Anh). 7 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2018.
  150. ^ “Hanyu skates in own show, will compete next season”. The Japan Times Online (bằng tiếng Anh). 14 tháng 4 năm 2018. ISSN 0447-5763. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2018.
  151. ^ “羽生結弦が得た新たなモチベーション 「勝てる」より「見せたい」プログラムを – スポーツナビ”. Sports Navi (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2018.
  152. ^ “Hanyu Skating For Himself This Season – International Figure Skating”. International Figure Skating (bằng tiếng Anh). 31 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2018.
  153. ^ “Yuzuru Hanyu leads after short program at Autumn Classic”. Olympic Channel. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2018.
  154. ^ “Figure skating: Olympic champ Hanyu wins Autumn Classic”. The Mainichi Newspapers. 23 tháng 9 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2018.
  155. ^ “Yuzuru Hanyu Sets the Standard in Finland – International Figure Skating”. International Figure Skating (bằng tiếng Anh). 4 tháng 11 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2018.
  156. ^ “Yuzuru Hanyu wins Grand Prix of Helsinki in rout”. OlympicTalk (bằng tiếng Anh). 4 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2018.
  157. ^ “More records for Yuzuru Hanyu in Helsinki | Olympic Channel”. www.olympicchannel.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2018.
  158. ^ “Figure Skating / Gutsy Hanyu battles injury to capture 10th Grand Prix title:The Asahi Shimbun”. The Asahi Shimbun (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2018.
  159. ^ Slater, Paula (17 tháng 11 năm 2018). “Yuzuru wins Rostelcom Cup gold in Moscow”. Golden Skate.
  160. ^ “Yuzuru Hanyu wants to skate in Grand Prix Final despite ankle injuries”. The Japan Times Online (bằng tiếng Anh). 18 tháng 11 năm 2018. ISSN 0447-5763. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2018.
  161. ^ “Figure Skating / Yuzuru Hanyu to miss to GP Final due to right ankle injury:The Asahi Shimbun”. The Asahi Shimbun (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2018.
  162. ^ 株式会社スポーツニッポン新聞社マルチメディア事業本部. “羽生結弦がGPファイナル欠場 ロシア杯で右足首負傷 3週間安静とリハビリ加療1カ月 – スポニチ Sponichi Annex スポーツ”. スポニチ Sponichi Annex (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2018.
  163. ^ “羽生結弦が全日本選手権欠場 回復間に合わず3年連続で無念「非常に悔しく思います」/デイリースポーツ online”. デイリースポーツ online (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2018.
  164. ^ “Figure skating: Hanyu, Uno, Tanaka earn berths for 2019 worlds in Japan”. Kyodo News. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2018.
  165. ^ “Yuzuru Hanyu insists he's ready for worlds after recovering from ankle injury”. The Japan Times Online (bằng tiếng Anh). 19 tháng 3 năm 2019. ISSN 0447-5763. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2019.
  166. ^ “Figure skating: Yuzuru Hanyu 3rd in men's SP as Nathan Chen takes big lead”. Kyodo News. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2019.
  167. ^ “Figure skating: Yuzuru Hanyu takes 2nd at worlds as Nathan Chen repeats”. Kyodo News. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2019.
  168. ^ “羽生結弦、300点超えもチェンに敗れ悔しさあらわ「自分にとって負けは死も同然」”. www.sponichi.co.jp. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2019.
  169. ^ Skating ISU (23 tháng 3 năm 2019), ISU World Figure Skating Championships 2019, Press Conference: Men Medalists, Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 3 năm 2019, truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2019
  170. ^ “Figure skating: Yuzuru Hanyu to miss World Team Trophy due to ankle injury”. Kyodo News. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2019.
  171. ^ Jiwani, Rory (12 tháng 9 năm 2019). “Yuzuru Hanyu Says He's Building Towards Landing a Quad Axel”. Olympic Channel (American TV channel).
  172. ^ “Yuzuru Hanyu opens season with win; Nathan Chen challenge coming”. NBC Sports. 14 tháng 9 năm 2019.
  173. ^ Slater, Paula (26 tháng 10 năm 2019). “Japan's Yuzuru front-runner at 2019 Skate Canada”. Golden Skate.
  174. ^ Griffiths, Rachel (23 tháng 2 năm 2021). “Yuzuru Hanyu storms to victory at Skate Canada”. olympics.com.
  175. ^ “Yuzuru Hanyu wins Skate Canada by largest margin in Grand Prix history”. NBC Sports. 27 tháng 10 năm 2019.
  176. ^ “Figure skating: Yuzuru Hanyu leads nationals after short program”. Kyodo News. 20 tháng 12 năm 2019.
  177. ^ Griffiths, Rachel (1 tháng 2 năm 2020). “Hanyu Using Olympic Winning Routines in Bid for Career 'Super Slam' at Four Continents”. Olympic Channel.
  178. ^ Goh, ZK (7 tháng 2 năm 2020). “Hanyu Yuzuru sets new men's short program World Record score at Four Continents”. Olympic Channel.
  179. ^ Slater, Paula (7 tháng 2 năm 2020). “Hanyu lands new record score at Four Continents”. Golden Skate.
  180. ^ “Hanyu vô địch Four Continents 2020”.
  181. ^ “Hanyu giành danh hiệu Super Slam”.
  182. ^ Ewing, Lori (11 tháng 3 năm 2020). “World figure skating championships cancelled in Montreal”. CBC Sports.
  183. ^ a b “Hanyu named Most Valuable Skater at ISU Skating Awards”. Olympic Channel. 12 tháng 7 năm 2020.
  184. ^ “羽生結弦選手 ISUグランプリシリーズの欠場について” [Hanyu Yuzuru bỏ lỡ ISU Grand Prix Series] (bằng tiếng Nhật). 28 tháng 8 năm 2020.
  185. ^ “Hanyu 'conflicted' about return to ice as virus surges in Japan”. Japan Times. 24 tháng 12 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2020.
  186. ^ “Yuzuru Hanyu leads Japanese figure skating nationals, ends longest break of career”. NBC Sports. 25 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2020.
  187. ^ “Yuzuru Hanyu goes from feeling 'like I could have quit' to fifth Japan figure skating title”. NBC Sports. 26 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2020.
  188. ^ McCarvel, Nick (27 tháng 3 năm 2021). “Preview: Leading after the short program, Hanyu Yuzuru is a skate away from third world title”. Olympic Channels (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2021.
  189. ^ “Figure skating: Kagiyama 2nd, Hanyu 3rd as Chen wins worlds”. Kyodo News (bằng tiếng Anh). 27 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2021.
  190. ^ “【羽生結弦、語る 一夜明け編(1)】「自分の中ではやりきれたなという感触」”. Sponichi (bằng tiếng Nhật). 28 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2021.
  191. ^ “Communication No. 2388”. Liên đoàn Trượt băng Quốc tế. 1 tháng 4 năm 2021.
  192. ^ “Figure skating: Yuzuru Hanyu 2nd best, Japan 3rd on Team Trophy 1st day”. Kyodo News (bằng tiếng Anh). 15 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2021.
  193. ^ “Figure skating: Chen again upstages Hanyu in World Team Trophy”. Kyodo News (bằng tiếng Nhật). 16 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2021.
  194. ^ “Russia scores first World Team Trophy victory with U.S. in second”. NBC Sports (bằng tiếng Anh). 17 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2021.
  195. ^ "2021 Grand Prix Series". ifsmagazine.com. Toronto, Ontario: International Figure Skating. 29 tháng 6 năm 2021.
  196. ^ “羽生結弦がNHK杯欠場、右足関節靱帯損傷「たった一度の転倒で」”. Sponichi (bằng tiếng Nhật). 4 tháng 11 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2021.
  197. ^ “羽生結弦がロシア杯欠場「着実に前に進んでいきます」” [Hanyu Yuzuru bỏ lỡ Russian Cup "Chúng tôi sẽ tiến về phía trước một cách vững chắc"]. sponichi.co.jp (bằng tiếng Nhật). Tokyo: Sports Nippon. 17 tháng 11 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 11 năm 2021.
  198. ^ a b “Yuzuru Hanyu attempts quadruple Axel, wins Japan figure skating nationals”. NBC Sports (bằng tiếng Anh). 26 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  199. ^ 羽生結弦ら来年3月の世界選手権代表に [Yuzuru Hanyu và những người khác đại diện cho Giải vô địch thế giới vào tháng 3 tới]. Sponichi (bằng tiếng Nhật). 26 tháng 12 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2021.
  200. ^ Maine, D'Arcy (8 tháng 2 năm 2022). “Nathan Chen scores world-record 113.97 points in men's short program at Beijing Olympics”. ESPN.com (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2022.
  201. ^ a b “Chen wins Olympic figure skating gold as Hanyu falls, ends fourth”. France 24 (bằng tiếng Anh). 10 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2022.
  202. ^ “羽生の挑戦 4回転半としてISU公認大会で初認定 回転不足、転倒で大幅減点も”. Daily (bằng tiếng Nhật). 10 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2022.
  203. ^ Teh, Cheryl. “Japanese figure skater Yuzuru Hanyu quashes retirement rumors but reveals he suffered a serious ankle injury and has been told to stay off the ice for now”. Insider (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2022.
  204. ^ “Injured Yuzuru Hanyu to miss world championships”. The Japan Times. 1 tháng 3 năm 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2022.
  205. ^ “Figure skating: Japanese icon Yuzuru Hanyu retires from competition”. Kyodo News. 19 tháng 7 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2022.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  206. ^ a b Kimura, Satoshi (20 tháng 7 năm 2022). “Yuzuru Hanyu's retirement marks end of an era for figure skating”. Nikkei Asia. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2022.
  207. ^ Macur, Juliet (20 tháng 7 năm 2022). “Oh, Pooh. We May Never See Another Skater Like This One”. The New York Times. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2022.
  208. ^ 内村航平さん、プロ転向の羽生結弦さんにエール「互いに刺激し合う関係であれたら」 [Kohei Uchimura encourages Yuzuru Hanyu, who is turning pro: "I hope we can inspire each other"]. Sankei Sports (bằng tiếng Nhật). Sankei Shimbun. 21 tháng 7 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2022.
  209. ^ Sakaguchi, Mikaho (22 tháng 7 năm 2022). “Hanyu Yuzuru to retire from competitive skating”. NHK World-Japan (bằng tiếng Anh). Shibuya, Tokyo. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 7 năm 2022.
  210. ^ Jain, Parag (23 tháng 7 năm 2022). “Naomi Osaka pays tribute to retired Japanese skating legend Yuzuru Hanyu”. Sportskeeda. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2022.
  211. ^ “Figure skating legend Yuzuru Hanyu launches YouTube channel”. GMA News Online (bằng tiếng Anh). 7 tháng 8 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2022.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  212. ^ Sawada, Satoko (11 tháng 8 năm 2022). “プロスケーター・羽生結弦の覚悟 「観たいな」と思う演技を極めたい”. Yahoo Japan Sports (bằng tiếng Nhật). Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2022.
  213. ^ Hanyu, Yuzuru (subject and author) (2022). 2 チャンネルのこと。 (Home video) (bằng tiếng Nhật). Yuzuru Hanyu. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2022.
  214. ^ “Star figure skater Yuzuru Hanyu practices in public for 1st time since turning pro”. The Mainichi (bằng tiếng Anh). 10 tháng 8 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2022.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  215. ^ “HANYU YUZURU”. YouTube (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2022.
  216. ^ Kano, Shintaro (30 tháng 9 năm 2022). “Hanyu Yuzuru announces 1st professional ice show - makes debut on Instagram and Twitter”. Ủy ban Olympic Quốc tế. Lausanne. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2022.
  217. ^ 羽生結弦さん、初の単独アイスショー「プロローグ」へ込めた思い「みなさんと共有しながら、次のステップにつながるように」 [Yuzuru Hanyu, thoughts on his first solo ice show "Prologue": "Sharing with everyone, I hope it will lead to the next step"]. Sports Hochi (bằng tiếng Nhật). Minato, Tokyo. 4 tháng 11 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  218. ^ Kano, Shintaro (4 tháng 11 năm 2022). “Hanyu Yuzuru opens the 'Prologue' - a new chapter to an illustrious career”. Ủy ban Olympic Quốc tế. Lausanne. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 11 năm 2022.
  219. ^ Kano, Shintaro (1 tháng 12 năm 2022). “How to watch Hanyu Yuzuru at 'Prologue' in Hachinohe”. Ủy ban Olympic Quốc tế. Lausanne. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2022.
  220. ^ Kano, Shintaro (5 tháng 12 năm 2022). “Hanyu Yuzuru to rock Tokyo Dome in February”. Ủy ban Olympic Quốc tế. Lausanne. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2022.
  221. ^ “Figure skating: Yuzuru Hanyu to perform at Tokyo Dome next Feb”. Kyodo News. Minato, Tokyo. 5 tháng 12 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2022.
  222. ^ Hartai, Katie (23 tháng 7 năm 2015). “Canada's Sports Hall of Fame Profile: Brian Orser”. Ottawa Life. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2022.
  223. ^ “ISU Bios 2011/2012 – Men, Yuzuru Hanyu JPN”. isuresults.com. Liên đoàn Trượt băng Quốc tế. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2012.
  224. ^ a b “ISU Bios 2014/2015 – Men, Yuzuru Hanyu JPN”. isuresults.com. Liên đoàn Trượt băng Quốc tế. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2015.
  225. ^ a b Smith, Beverley (20 tháng 5 năm 2014). “Jeff Buttle's creative ideas come alive on the Stars on Ice tours”. Skate Canada. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2015.
  226. ^ Choreography Stories: Tessa Virtue & Scott Moir, Yuzuru Hanyu, Yuna Kim – That Figure Skating Show (Online video). CBC Sports. 9 tháng 12 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 12 năm 2021 – qua YouTube.
  227. ^ McCarvel, Nick (24 tháng 12 năm 2020). “Hanyu Yuzuru has been training solo at home, eyes spot at world championships”. olympics.com. Lausanne: Olympics. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 5 năm 2021.
  228. ^ Kurasawa, Hitoshi (10 tháng 7 năm 2021). “Skating star Hanyu: Athletes should do their best at Olympics even without spectators”. mainichi.jp. Tokyo: Mainichi Shimbun. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2021.
  229. ^ “ISU Bios 2020/2021 – Men, Yuzuru Hanyu JPN”. isuresults.com. Liên đoàn Trượt băng Quốc tế. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2021.
  230. ^ a b c Gallagher, Jack (26 tháng 2 năm 2022). “Yuzuru Hanyu's Performance in Beijing Increased His Legend”. Japan Forward. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2022.
  231. ^ a b c d e Longman, Jeré (4 tháng 1 năm 2018). “The Greatest Figure Skater Ever Is Michael Jackson on Ice, Surrounded by Winnie the Poohs”. New York Times. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2022.
  232. ^ a b c “5 Things to Know About Figure Skating Champion Yuzuru Hanyu”. Time. 16 tháng 2 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2022.
  233. ^ a b Bonds, Faith (30 tháng 10 năm 2019). “The Inside Edge: Yuzuru Hanyu is the greatest figure skater of all time”. uscannenbergmedia.com. USC Annenberg Press. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 1 năm 2021.
  234. ^ a b Gallagher, Jack (11 tháng 4 năm 2017). “Hanyu's legend continues to grow with latest masterpiece”. The Japan Times Online (bằng tiếng Anh). ISSN 0447-5763. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 0201. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2018.
  235. ^ a b “Is two-time Olympic gold medalist Yuzuru Hanyu the greatest figure skater of all time?”. Washington Post. 17 tháng 2 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2018.
  236. ^ a b c “Profile: From "Ice Prince" to "Ice Warrior," Hanyu determined to rise after fall”. Xinhua (bằng tiếng Anh). 10 tháng 2 năm 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2022.
  237. ^ “Yuzuru Hanyu Fought to the Finish in His First Short Program in Beijing”. Popsugar (bằng tiếng Anh). 8 tháng 2 năm 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2022.
  238. ^ a b Gallagher, Jack (29 tháng 11 năm 2016). “Hanyu's strength, style a sight to behold”. The Japan Times (bằng tiếng Anh). Chiyoda, Tokyo. ISSN 0447-5763. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 5 năm 2017.
  239. ^ a b c d Hersh, Philip (31 tháng 1 năm 2022). “In pushing each other, Hanyu and Chen have redefined the meaning of figure skating greatness”. NBC Olympics (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2022.
  240. ^ a b c “Yuzuru Hanyu – Ice Skates – Edea”. Ice Skates – Edea. 7 tháng 9 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2015.
  241. ^ 羽生結弦、語る SP編(1)「全部、見ていただけるようなプログラムにしていきたい」 [Hanyu Yuzuru nói về SP của mình (1) "Tôi muốn biến nó thành một chương trình, nơi mọi thứ có thể được nhìn thấy"]. Sports Nippon (Sponichi) (bằng tiếng Nhật). Chiyoda, Tokyo. 24 tháng 12 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 12 năm 2021.
  242. ^ Petkevich, John Misha (1989). Figure Skating: Championship Techniques (bằng tiếng Anh). Sports Illustrated (xuất bản tháng 12 năm 1989). tr. 288. ISBN 978-0452262096.
  243. ^ Abad-Santos, Alexander (14 tháng 2 năm 2014). “How Yuzuru Hanyu Destroyed the Olympic Men's Figure Skating Competition, in GIFs”. The Atlantic. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2022.
  244. ^ Scibilia, Angele (23 tháng 11 năm 2012). “The Wrong edge, figure skating blog: Yuzuru Hanyu short program analysis”. The Wrong edge, figure skating blog. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2017.
  245. ^ Gallagher, Jack (19 tháng 9 năm 2019). “Christina Valdez ecstatic after fulfilling dream of seeing Yuzuru Hanyu skate in person”. The Japan Times (bằng tiếng Anh). Chiyoda, Tokyo. ISSN 0447-5763. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 4 năm 2022.
  246. ^ Gallagher, Jack (31 tháng 3 năm 2021). “No Reason to Worry About Yuzuru Hanyu's Result at World Championships” (bằng tiếng Anh). Chiyoda, Tokyo: Japan Forward Inc. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 4 năm 2021.
  247. ^ Noguchi, Yoshie (12 tháng 6 năm 2022). 羽生結弦の情熱のアイスショー 北京冬季五輪以来96日ぶりの演技に歓喜 [Buổi biểu diễn trên băng sôi nổi của Hanyu Yuzuru - Tỏa sáng với buổi biểu diễn đầu tiên sau 96 ngày kể từ Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh]. Aera (magazine) (bằng tiếng Nhật). Kita-ku, Osaka: The Asahi Shimbun. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 6 năm 2022.
  248. ^ “The Formula of Evolution. A Special Interview with Yuzuru Hanyu”. Ice Jewels (bằng tiếng Nhật) (5). 舵社(カジシャ). 9 tháng 2 năm 2017. ISBN 978-4-8072-9574-6.
  249. ^ “How Olympic figure skating is going to sound different in 2018”. USA Today (bằng tiếng Anh). 3 tháng 1 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2022.
  250. ^ “Yuzuru Hanyu's Music and Quad Choices Revealed”. Culturess (bằng tiếng Anh). 15 tháng 10 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2022.
  251. ^ a b Noguchi, Yoshie (22 tháng 1 năm 2021). 伊藤みどり、荒川静香...歴戦のプログラム編曲者が語る羽生結弦「なぜ羽生君の『SEIMEI』は音にピタリとハマるのか」 [Biên tập viên âm nhạc kì cựu của chương trình từng làm việc với Midori Ito và Shizuka Arakawa giải thích "tại sao SEIMEI của Hanyu-kun trông thật hoàn hảo với âm nhạc"]. number.bunshun.jp (bằng tiếng Nhật). Chiyoda, Tokyo: Bungeishunjū. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 1 năm 2021.
  252. ^ a b Gallagher, Jack (7 tháng 8 năm 2018). “Shae-Lynn Bourne noted Yuzuru Hanyu's genius making 'Seimei'. japantimes.co.jp. Tokyo: The Japan Times. ISSN 0447-5763. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 1 năm 2021.
  253. ^ a b Matsubara, Takaomi (30 tháng 5 năm 2022). 羽生結弦の登場に思わず歓声が...3年ぶりのファンタジー・オン・アイスで魅せた「『羽生結弦のスケート好きだな』って思ってもらえる演技を」 [Sự xuất hiện của Yuzuru Hanyu thu hút sự cổ vũ của khán giả "Tôi muốn mang đến một màn trình diễn khiến mọi người phải suy nghĩ 'Tôi thích trượt băng nghệ thuật của Hanyu Yuzuru'" tại Fantasy on Ice sau 3 năm]. Number (tạp chí) (bằng tiếng Nhật). Chiyoda, Tokyo: Bungeishunjū. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2022.
  254. ^ Manjur, Rezwana (31 tháng 10 năm 2013). “P&G launches massive Olympics campaign”. Marketing-interactive.com. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2015.
  255. ^ “羽生ANAと所属契約「羽」つながり” [Hanyu kí hợp đồng "đôi cánh" với ANA]. nikkansports.com (bằng tiếng Nhật). Nikkan Sports. 2 tháng 7 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2021.
  256. ^ “ANA Presents Prabal Gurung Designed Uniforms with Yuzuru Hanyu”. Fashion Headline Japan. 29 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2015.
  257. ^ 平昌2018オリンピック冬季競技大会 羽生選手編(30秒) [Thế vận hội mùa đông Pyeongchang 2018 Hanyu (30 giây)] (bằng tiếng Nhật). ANA. 28 tháng 12 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2021.
  258. ^ “Capcom | Shipments of "Monster Hunter 4G" Quickly Surpass 2 Million Units”. www.capcom.co.jp. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2015.
  259. ^ “羽生結弦が、土屋太鳳と松井愛莉にはさまれて照れまくり!”. Walkerplus. Kadokawa Corporation. 28 tháng 8 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2015.
  260. ^ “羽生結弦選手出演。「2人の羽生結弦」篇 CMギャラリー|ガーナ|お口の恋人 ロッテ”. Lotte. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2015.
  261. ^ “Xylitol White | メタリン酸ナトリウム配合ガム | お口の恋人 ロッテ”. Lotte. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2015.
  262. ^ “羽生 眼光鋭く勝利を狙う 6日からロッテ新CM出演”. sponichi.co.jp (bằng tiếng Nhật). Sports Nippon (Sponichi Annex). 6 tháng 12 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2019.
  263. ^ “「勝ち飯®」スタジアム この冬がんばるあなたへ”. park.ajinomoto.co.jp. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2021.
  264. ^ Corporation, Mynavi (20 tháng 2 năm 2015). “羽生結弦、愛用するバスクリンで広告出演契約 – ひたむきさ・誠実さが理由”. マイナビニュース. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2015.
  265. ^ a b “ご利用者の声|& Free|東京西川公式サイト”. andfree.jp. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2015.
  266. ^ “羽生結弦×Phiten Rakuwa necklace Wings Gold”. www.phiten.com. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2021.
  267. ^ “フィギュアスケーター羽生結弦選手 シチズン中国のアンバサダーに就任 [Citizen-シチズン腕時計]”. citizen.jp. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2019.
  268. ^ “羽生結弦がコーセーの「雪肌精」新アンバサダーに 演技の映像も使用した新CMを公開”. WWD Japan (bằng tiếng Nhật). 12 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2021.
  269. ^ “コーセー「雪肌精」の最高峰シリーズをリニューアル グローバルミューズに羽生結弦”. WWD Japan (bằng tiếng Nhật). 6 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2021.
  270. ^ “羽生結弦 黒柳徹子と共演 心の笑顔とは”. sponichi.co.jp (bằng tiếng Nhật). Sports Nippon (Sponichi Annex). 4 tháng 10 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 10 năm 2021.
  271. ^ “こころの笑顔、あしたの健康”. www.towayakuhin.co.jp. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2021.
  272. ^ “羽生結弦氏(ANA)が推すANAの未来サービス「avatarin」に、ふたりの明るい将来が見えたので世界アバター化不可避ですの巻。”. Livedoor News (bằng tiếng Nhật). 22 tháng 10 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2021.
  273. ^ “「ゆずる思いやり」持って 宮城県警、交通ポスターに羽生選手”. sankei.com (bằng tiếng Nhật). Sankei Shimbun. 23 tháng 3 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 3 năm 2021.
  274. ^ “The Pegasus Dream Tour”. 24 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 7 năm 2021.
  275. ^ Sakakibara, Issei; Makusu, Hiro (10 tháng 7 năm 2021). “The world's first official parasports game developer's desire: I want to make society better through games”. game.asahi.com. Asahi. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2021.
  276. ^ “―今年4月仙台観光アンバサダー就任― 羽生結弦選手の仙台観光PRポスターを作成しました(質疑応答)” [Tháng 4 năm nay, Đại sứ Du lịch Sendai được bổ nhiệm- Áp phích quảng bá Du lịch Sendai của Hanyu Yuzuru đã được tạo ra (câu hỏi và câu trả lời)] (bằng tiếng Nhật). Sendai City. 2 tháng 9 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 6 năm 2021.
  277. ^ “観光ガイドブック「仙台巡り」について” (bằng tiếng Nhật). Sendai City. 3 tháng 7 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 6 năm 2021.
  278. ^ “羽生結弦選手へ第4期仙台観光アンバサダーを委嘱しております” (bằng tiếng Nhật). Sendai City. 19 tháng 3 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 6 năm 2021.
  279. ^ “「ゆづの恩返し」報奨金600万円は被災地へ寄付”. sponichi.co.jp (bằng tiếng Nhật). Sports Nippon (Sponichi Annex). 26 tháng 2 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2021.
  280. ^ “「Huge hometown crowd celebrates Olympic figure skating champ Yuzuru Hanyu in Sendai”. Tokyo: The Japan Times. Kyodo News. 22 tháng 4 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2020.
  281. ^ “羽生選手からのご寄付について” (bằng tiếng Nhật). Ice Rink Sendai. 10 tháng 3 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 3 năm 2021.
  282. ^ “Yuzuru Hanyu lends 31 mil. yen helping hand to rink in quake-hit Sendai”. english.kyodonews.net. Minato, Tokyo: Kyodo News. 11 tháng 3 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2021.
  283. ^ Sakakibara, Issei; Makusu, Hiro (2 tháng 9 năm 2014). “フィギュアの羽生選手、津波防災大使に任命 内閣府”. asahi.com. Asahi. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 9 năm 2014.
  284. ^ “復興支援をはじめとした、日本赤十字社の活動に力を 東日本大震災復興支援事業のご案内 メッセンジャーに羽生結弦選手を起用”. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2015.
  285. ^ “【日本赤十字社】平成27年はたちの献血”. ken-love.jp. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2015.Quản lý CS1: URL hỏng (liên kết)
  286. ^ “Hanyu's figure skates raise $64,000 for 2011 quake charity auction”. Minato, Tokyo: Kyodo News. 12 tháng 3 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2021.
  287. ^ “震災から8年。災害に備える大切さを考えるLINEの取り組み” [Đã tám năm kể từ trận động đất. LINE nỗ lực xem xét tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho thiên tai] (bằng tiếng Nhật). Line Corporation. 1 tháng 3 năm 2019.
  288. ^ “丸森町に「日本財団災害復旧サポートセンター」設置” (bằng tiếng Nhật). The Nippon Foundation. 24 tháng 12 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 8 năm 2020.
  289. ^ “「弱虫ペダル」×羽生結弦選手! 「ツール・ド・東北 2019」コラボイラストで次元を超えた共演”. ねとらぼ (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2019.
  290. ^ “羽生結弦展 共に、前へ”. Yuzuru Hanyu Exhibition "Together, Forward" (bằng tiếng Nhật). Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2021.
  291. ^ モデルプレス. “「24時間テレビ」が開幕 嵐vs関ジャニ∞、羽生結弦選手のショー...今年の見どころ – モデルプレス”. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2015.
  292. ^ “羽生結弦、『24時間テレビ』"チャリTシャツ"とコラボ「気に入っています」”. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2015.
  293. ^ yusu01207 (30 tháng 8 năm 2014). “140830 yuzuru hanyu 羽生結弦 – Dailymotion動画”. Dailymotion. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2015.
  294. ^ “『Yuzuru Hanyu visited Fukushima』”. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2015.
  295. ^ “Champion figure skater Yuzuru Hanyu to make on-screen acting debut as samurai lord ‹ Japan Today: Japan News and Discussion”. www.japantoday.com. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2016.
  296. ^ “Olympic Figure Skater Yuzuru Hanyu Plays Feudal Lord in Big Screen Debut”. Wall Street Journal. 4 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2016.
  297. ^ “Yuzuru Hanyu's "Time of Awakening" CDJapan Articles Archive”. www.cdjapan.co.jp. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2015.
  298. ^ “【オリコン】羽生結弦、スポーツ選手初のDVD首位 初週売上枚数も歴代最高”. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2015.
  299. ^ “【オリコン】羽生結弦、スポーツ選手初のDVD首位”. Oricon Style. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2015.
  300. ^ “花は咲く on ICE ~荒川静香 羽生結弦~|ドキュメンタリー|DVD”. www.nhk-ep.com. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2016.
  301. ^ “羽生結弦"凱旋公演"のテレビ生中継が決定! 感謝の気持ち伝える”. The Television (bằng tiếng Nhật). 1 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2021.
  302. ^ “羽生結弦の凱旋公演が全国66映画館でライブビューイングに!”. Livedoor News (bằng tiếng Nhật). 8 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2021.
  303. ^ Makabe, Kikuo (1 tháng 2 năm 2021). 志 ~アイスショーに賭ける夢~ [Khát vọng ~ Ước mơ đặt cược vào một buổi biểu diễn trên băng ~] (bằng tiếng Nhật). Bunkyo, Tokyo: Shinshokan. tr. 208. ISBN 978-4403231278.
  304. ^ Narinari 編, 集部 (30 tháng 10 năm 2014). “羽生結弦が初写真集も"金"、2014年発売の男性写真集で最高週間売上。”. narinari.com. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2015.
  305. ^ “予約開始とともに、Amazon総合ランキング1位!『羽生結弦語録』発売!”. prtimes.jp. 11 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2015.
  306. ^ “羽生結弦の生きざま...「羽生結弦語録」で名言と写真が一冊に!”. www.cinematoday.jp. 5 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2015.
  307. ^ “羽生結弦が「anan」の表紙に登場 フィギュアスケート選手では初”. Fashionsnap (bằng tiếng Nhật). 4 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2021.
  308. ^ “羽生結弦の表紙に反響殺到!「AERA」異例の大増刷を決定!!”. PR Times (bằng tiếng Nhật). 21 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2021.
  309. ^ “平昌五輪 仙台のPV会場に母校の短冊2300枚”. Sankei (bằng tiếng Nhật). 18 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2021.
  310. ^ “Spin The Dream”. Asahi (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2020.
  311. ^ “Disaster survivors rejoice in Hanyu's gold”. Bangkok Post. 15 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2020.
  312. ^ “Waseda Student Yuzuru Hanyu wins Gold Medal in Men's Figure Skating at Sochi Winter Olympics”. Waseda University. 15 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2020.
  313. ^ “羽生結弦が9月に早大卒業 スケートと学問両立 在学中に五輪連覇と国民栄誉賞”. Sports Hochi (bằng tiếng Nhật). 8 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2020.
  314. ^ “羽生結弦"動いたこと"は卒論完成 24時間テレビにリモート出演”. Sponichi (bằng tiếng Nhật). 23 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2020.
  315. ^ “羽生結弦が卒業論文を公開 24時間テレビに出演”. Nikkan Sports (bằng tiếng Nhật). 23 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2020.
  316. ^ “羽生結弦9月に早大卒業していた 卒業式は欠席”. Nikkan Sports (bằng tiếng Nhật). 8 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2020.
  317. ^ “A Feasibility Study on Utilization in Figure Skating by A Wireless Inertia Sensor Motion Capture System”. 人間科学研究 = Waseda Journal of Human Sciences (bằng tiếng Nhật). 2021: 1–7. 18 tháng 3 năm 2020. hdl:2065/00080605. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2021.
  318. ^ “羽生結弦さんが結婚「私、羽生結弦は入籍する運びとなりました」...自身の公式SNSで発表”. Sports Hochi (bằng tiếng Nhật). 4 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2023.
  319. ^ “Olympic figure skating legend Hanyu Yuzuru announces his marriage”. olympics.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2023.
  320. ^ “Skating icon Yuzuru Hanyu announces divorce after 3 months”. The Asahi Shimbun. 18 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2023.
  321. ^ "Hoàng tử sân băng" Yuzuru Hanyu ly hôn sau 3 tháng kết hôn”. Báo Dân Trí. 18 tháng 11 năm 2023.
  322. ^ “Here's Why People Throw Winnie the Pooh at Japanese Figure Skater Yuzuru Hanyu”. Time. 16 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2021.
  323. ^ “So what's the deal with Japan's Yuzuru Hanyu and all those Winnie-the-Pooh dolls?”. The Washington Post (bằng tiếng Anh). 17 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2021.
  324. ^ “Yuzuru Hanyu's second Olympic title reaffirms greatness”. Japan Times. 18 tháng 2 năm 2018. Four-time world champion Kurt Browning of Canada... was asked by The New York Times on Saturday if Hanyu is the best skater in history. 'If you want him to be, you wouldn't be wrong,' Browning stated. 'Why not. He's everything. He's the skater, he's the jumper, but quintessentially, he's the performer. He seems to have the superpower to take all the pressure, all the expectations and all the lights and all the cameras, and somehow he's able to use it as a competitor.'
  325. ^ Mezydlo, Jeff. “The 25 greatest figure skaters of all time”. Yardbarker. Bản gốc (5 February 2022) lưu trữ ngày 20 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
  326. ^ Gallagher, Jack (17 tháng 4 năm 2018). “Orser says Hanyu is greatest ever”. The Japan Times. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2022. 'I have to say, he is the greatest of all time. That's for sure.' The words of Brian Orser resonate more than ever after Yuzuru Hanyu became the first man in 66 years to win the Olympic gold medal twice in a row.
  327. ^ “Opining on Olympic men (part 2): Yuzuru Hanyu, no doubt, the greatest”. Rocker – Figure Skating Analysis by Jackie Wong (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2018.
  328. ^ Toney, James (10 tháng 2 năm 2022). “Nathan Chen beats Yuzuru Hanyu to figure skating gold, exorcising PyeongChang demons”. iNews. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2022. 'Yuzuru Hanyu has progressed the sport in ways that could never be imagined, he's the greatest skater there has ever been and to follow him as Olympic champion is beyond my dreams,' Nathan Chen said.
  329. ^ Gallagher, Jack (4 tháng 10 năm 2016). “Hanyu's quad loop adds to Japan's skating legacy”. the japan times. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2017.
  330. ^ “Yuzuru Hanyu (JPN) hits quad toe-triple Axel en route to gold in Helsinki”. International Skating Union (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2018.
  331. ^ “羽生、独壇場V 新境地で自己新322・59点「自分に勝てたな」” [Hanyu single-handedly scoring a new personal best of 322.59 points in a new system "I think I beat myself"]. Sports Nippon (Sponichi Annex) (bằng tiếng Nhật). Tokyo. 28 tháng 10 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2021.
  332. ^ Galocha, Arthur; Samuels, Robert; Berkowitz, Bonnie (10 tháng 2 năm 2022). “How Yuzuru Hanyu nearly landed a quadruple axel”. Washington Post (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2022.
  333. ^ Bender, Maddie (16 tháng 2 năm 2022). “Are Quintuple Jumps in Figure Skating Even Possible?”. Slate Magazine (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  334. ^ Aoshima, Hirono (29 tháng 1 năm 2018). “Athleticism Over Artistry? The Jump Obsession in Men's Figure Skating”. Nippon.com (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2022.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  335. ^ Abad-Santos, Alex (3 tháng 2 năm 2022). “How figure skating became all about the jumps”. Vox (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2022.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  336. ^ VanOpdorp, David (9 tháng 2 năm 2022). “Beijing 2022: Yuzuru Hanyu, the quad axel and the future of figure skating”. DW (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2022.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  337. ^ Hanyu, Yuzuru (subject) (28 tháng 2 năm 2019). Yuzuru Hanyu, PyeongChang Olympic Figure Skating Gold Medalist (Press conference). Tokyo, Japan: The Foreign Correspondent's Club of Japan. 37:30 phút. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2022.
  338. ^ “Figure skating star Hanyu awarded second Japan gov't decoration – The Mainichi”. The Mainichi. 28 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2018.
  339. ^ “Figure skater Hanyu among 684 spring decoration recipients”. The Japan Times. 28 tháng 4 năm 2014. ISSN 0447-5763. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2015.
  340. ^ “つながる金メダリストの系譜。荒川静香と羽生結弦が語る「五輪の記憶」|フィギュア|集英社 スポルティーバ 公式サイト web Sportiva”. 集英社のスポーツ総合雑誌 スポルティーバ 公式サイト web Sportiva (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2017.
  341. ^ 'Yuzu-mania' hits Sendai as design for new Hanyu monument unveiled”. The Japan Times (bằng tiếng Anh). 20 tháng 4 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2019.
  342. ^ “Laureus World Sports Awards Monaco 2019”. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2019.
  343. ^ “Olympic, Paralympic champions on list of Laureus nominees”. OlympicTalk. 17 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2019.
  344. ^ Đại học Waseda (22 tháng 3 năm 2021). “羽生結弦さんも受賞 早稲田大学小野梓記念賞発表”. kyodonewsprwire.jp (bằng tiếng Nhật). Kyodo News. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2021.
  345. ^ “羽生結弦、決戦の地・ストックホルムに到着 練習には姿見せず/フィギュア”. Sanspo (bằng tiếng Nhật). 23 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  346. ^ Thomas, Carla; Wehbe, Rana. “30 Under 30 Asia 2018”. Forbes. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2018.
  347. ^ “ESPN World Fame 100 2019”. espn.com. ESPN. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2019.
  348. ^ Keating, Peter; Teng, Elaine. “The Dominant 20: We rank the best athletes of 2018”. espn.com. ESPN. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2018.
  349. ^ “『第13回 好きなスポーツ選手ランキング』男女別TOP10を発表”. oricon.co.jp (bằng tiếng Nhật). Oricon. 16 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2021.
  350. ^ Lamelas, Pedro. “The Best 100 Sportsmen of the 21st Century”. especiales.marca.com (bằng tiếng Tây Ban Nha). Marca. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2020.
  351. ^ “Statistics including Personal Best/Season Best information”. Liên đoàn Trượt băng Quốc tế. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2018.
  352. ^ a b ISU Progression of Highest Scores Statistics:
    • “Men's Total Score”. ISU Results. International Skating Union. 14 tháng 5 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2021.
    • “Men's Short Program”. ISU Results. International Skating Union. 14 tháng 5 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2021.
    • “Men's Free Skating”. ISU Results. International Skating Union. 14 tháng 5 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2021.
  353. ^ “Tổng hợp thành tích của Hanyu trên trang web của liên đoàn ISU”.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]


Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “note”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="note"/> tương ứng