Bước tới nội dung

Giải Cánh diều 2009

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Giải Cánh diều lần thứ 8
Ngày14 tháng 3 năm 2010
Địa điểmCung Văn hóa Hữu Nghị Việt Xô, Hà Nội
Chủ trì bởi
Đạo diễnNguyễn Thanh Hải[1]
Tổ chức bởiHội Điện ảnh Việt Nam
Điểm nhấn
Phim hay nhấtĐừng đốt
Phim điện ảnh hay nhất do khán giả lựa chọnĐừng đốt
Serial chính kịch hay nhấtVịt kêu đồng
Chỉ đạo xuất sắc nhất
Nam diễn viên chính xuất sắc nhất
Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất
Nhiều giải thưởng nhất
Phủ sóng truyền hình
KênhVTV1, VTV4
Kênh truyền hìnhĐài Truyền hình Việt Nam
Thời lượng~ 1 giờ

Giải Cánh diều 2009 là lần tổ chức thứ 8 của Giải Cánh diều, diễn ra từ ngày 7 đến ngày 14 tháng 3 năm 2010, buổi lễ trao giải được tổ chức tối ngày 14 tháng 3 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội và được truyền hình trực tiếp qua Đài Truyền hình Việt Nam.[2]

Đây là năm đầu tiên Giải Cánh diều được tổ chức cùng với Ngày Điện ảnh Việt Nam,[3][4] bài hát chính thức của ngành điện ảnh Việt Nam do nhạc sĩ Trần Phương sáng tác cũng được công bố và biểu diễn trong đợt này.[1] Đây cũng là lần đầu tiên trao giải cho nam diễn viên chính, nữ diễn viên chính xuất sắc ở hạng mục phim video và phim truyền hình[5][6] cũng như có thêm giải Diễn viên triển vọng của Phim truyện nhựa.[2][6]

Buổi lễ có sự tham gia của một số nghệ sĩ điện ảnh thế hệ đầu của Việt Nam như Hải Ninh, Trà Giang, Bạch Diệp, Huy Thành, Thế Anh.[7][8] Cũng như những lần trao giải trước, lễ trao giải lần này có phần vinh danh các nghệ sĩ có đóng góp cho điện ảnh Việt Nam gồm các Nghệ sĩ nhân dân: Phạm Văn Khoa, Nguyễn Hồng Nghi, Khương MễMai Lộc.[5][7]

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Đề cử

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải Cánh diều 2009 không trao giải hạng mục do báo chí bình chọn nhằm tránh trùng lặp với hạng mục tương tự của Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16.[9]

Ngày 5 tháng 3, số lượng đề cử được chính thức công bố, gồm 8 phim điện ảnh (phim truyện nhựa), 5 phim tài liệu nhựa, 36 phim tài liệu video, 11 phim khoa học video, 6 phim truyền hình ngắn tập, 10 phim hoạt hình, 3 công trình nghiên cứu, 12 phim truyền hình dài tập - trong đó có phim Đồng hồ cát dài tới 145 tập.[3][10] Các bộ phim tham gia đề cử sẽ được chiếu miễn phí tại một số rạp ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Một cuộc thi viết kịch bản phim cho Truyện Kiều và hội thảo "Điện ảnh Việt Nam hội nhập quốc tế" cũng được tổ chức trong những ngày tổ chức Giải.[2][11]

Đề của Phim truyện nhựa / Phim truyện điện ảnh
Phim Đạo diễn Sản xuất Chú thích
Đừng đốt Đặng Nhật Minh Hãng phim Hội Điện ảnh [9][12]
Chơi vơi Bùi Thạc Chuyên Hãng phim Truyện I
Được sống Trần Trung Dũng Hãng phim truyện Việt Nam
14 ngày phép Nguyễn Trọng Khoa Hãng phim Chánh Phương
Những nụ hôn rực rỡ Nguyễn Quang Dũng Hãng phim BHD
Bẫy rồng Lê Thanh Sơn Hãng phim Chánh Phương
Công chúa teen và ngũ hổ tướng Lê Lộc Hãng phim Phước Sang
Không cân sức Trần Ngọc Phong Hãng phim Giải Phóng

Ban giám khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban giám khảo hạng mục Phim điện ảnh có số lượng đông nhất gồm 9 thành viên, trưởng ban là nhà biên kịch Nguyễn Hồ.[13] Hai hạng mục có 3 thành viên gồm: hạng mục Phim hoạt hình với NSƯT Phạm Minh Trí làm trưởng ban, hạng mục với Ngô Phương Lan làm trưởng ban.[14] Ba hạng mục có 5 thanh viên: Phim tài liệu và khoa học với NSƯT Đặng Xuân Hải trưởng ban, Phim video với nhà biên kịch Trần Thanh Hiệp trưởng ban, Phim truyền hình với NSƯT Khải Hưng trưởng ban.[14] Ngoại trừ các trưởng ban, danh tính các thành viên còn lại không được công bố.[15] Với thang điểm cao nhất là 10, bộ phim đạt điểm 9,1 trở lên sẽ giành giải Cánh diều Vàng.[2] Nhà biên kịch Nguyễn Hồ sau đó cũng là trưởng ban giám khảo Giải Cánh diều dành cho phim ngắn 2009.[16]

Sơ lược kết quả

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong 91 tác phẩm thuộc 8 thể loại, có 14 tác phẩm được vinh danh với tổng số 29 giải thưởng.[17]

Trong hạng mục phim điện ảnh của giải thưởng lần này nam diễn viên chính và nữ diễn viên chính xuất sắc đều là những người lần đầu được đóng chính.[7] Vợ chồng đạo diễn Nguyễn Thanh VânPhạm Nhuệ Giang cùng giành được giải Đạo diễn xuất sắc ở hai hạng mục phim video và phim truyền hình.[7]

Dù bị khán đánh giá thấp về nội dung và diễn xuất và thất bại tại phòng vé nhưng 14 ngày phép lại giành được giải Cánh diều Bạc, còn bộ phim từng đạt giải nước ngoài như Chơi vơi hay thành công về doanh thu Bẫy rồng chỉ được khuyến khích.[18][19] Một diễn viên tay ngang diễn xuất kém như Trịnh Hội lại vượt qua Nguyễn Văn Báu (phim Được sống) và Johnny Trí Nguyễn (phim Bẫy rồng) để giành giải Nam diễn viên chính xuất sắc.[18]

Kết quả

[sửa | sửa mã nguồn]

Phần vinh danh các nghệ sĩ có đóng góp lớn cho ngành điện ảnh nước nhà do diễn viên Trung Hiếu và Kim Thư dẫn dắt.[20] Giải Phim truyện điện ảnh do Ngô Thanh Vân và Johnny Trí Nguyễn công bố.[20]

Phim điện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Giải Phim Đạo diễn Người trao giải Chú thích
Cánh diều Vàng
Đừng đốt Đặng Nhật Minh Nguyễn Thị Doan[8] [19]
Cánh diều Bạc
14 ngày phép Nguyễn Trọng Khoa
Bằng khen / khuyến khích
Chơi vơi Bùi Thạc Chuyên [19]
Phim được khán giả yêu thích
Đừng đốt Đặng Nhật Minh [19]
Giải thưởng cá nhân
Giải thưởng Nhận giải Phim Người trao giải Chú thích
Nam diễn viên chính xuất sắc
Trịnh Hội 14 ngày phép Kim OanhHạnh Thúy[8] [19]
Nữ diễn viên chính xuất sắc
Minh Hương Đừng đốt
Nam diễn viên phụ xuất sắc
Thái Hòa 14 ngày phép
Nữ diễn viên phụ xuất sắc
Linh Dung Chơi vơi
Diễn viên triển vọng Bảo Thy Công chúa teen và ngũ hổ tướng Trần Bảo SơnNgọc Ánh[8][21]
Giải thưởng Nhận giải Phim Người trao giải Chú thích
Đạo diễn xuất sắc
Đặng Nhật Minh Đừng đốt Quốc Khánh - Mai Thu Huyền[8][20] [19]
Biên kịch xuất sắc
Nguyễn Trọng Khoa 14 ngày phép
Âm nhạc xuất sắc
Trọng Đài Được sống Phương ThanhHuy Tuấn[8][20]
Âm thanh xuất sắc
Bành Bắc Hải Đừng đốt [22]
Quay phim xuất sắc
Lý Thái Dũng Chơi vơi [19]
Thiết kế mĩ thuật xuất sắc
Phạm Quốc Trung Đừng đốt

Phim video

[sửa | sửa mã nguồn]
Giải Phim Đạo diễn Công bố giải Chú thích
Cánh diều Vàng
Khoan nói lời yêu thương Phạm Nhuệ Giang Bùi Thạc ChuyênNgô Phương Lan[20] [19]
Cánh diều Bạc
Không trao giải
Giải thưởng cá nhân
Giải thưởng Nhận giải Phim Người trao giải Chú thích
Nữ diễn viên chính xuất sắc
Trương Thị May Đường đua Hoàng Dũng và Kathy Uyên [8][19][20]
Nam diễn viên chính xuất sắc
Phạm Cường Khoan nói lời yêu thương
Đạo diễn xuất sắc
Phạm Nhuệ Giang [5]

Phim truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]
Giải cho tác phẩm
Giải Phim Đạo diễn Công bố giải Chú thích
Cánh diều Vàng
Vịt kêu đồng Lê Phương Nam Bùi Thạc ChuyênNgô Phương Lan[20] [19]
Cánh diều Bạc
Không trao giải
Giải cá nhân
Giải thưởng Nhận giải Phim Người trao giải Chú thích
Nữ diễn viên chính xuất sắc
Kim Tuyến Chuyện tình đảo ngọc Hoàng Dũng và Kathy Uyên [8][19][20]
Nam diễn viên chính xuất sắc
Hoàng Sơn Vịt kêu đồng
Đạo diễn xuất sắc
Nguyễn Thanh Vân Lều chõng

Phim tài liệu và khoa học

[sửa | sửa mã nguồn]
Giải cho tác phẩm
Giải Phim Đạo diễn Tiểu mục Công bố giải Chú thích
Cánh diều vàng
Người thắp lửa Nguyễn Như Vũ Phim tài liệu nhựa Hiền Mai và Lại Văn Sinh[20] [19]
Thuở bình minh tân nhạc Lê Việt Hương Phim tài liệu video
Một ngày với voọc quần đùi Nguyễn Hồng Quảng Phim khoa học
Giải thưởng cá nhân
Giải thưởng Nhận giải Phim Chú thích
Đạo diễn xuất sắc
Nguyễn Như Vũ Người thắp lửa Phim tài liệu [17]
Nguyễn Hồng Quảng Một ngày với voọc quần đùi Phim khoa học

Phim hoạt hình

[sửa | sửa mã nguồn]
Giải thưởng cho tác phẩm
Giải Phim Đạo diễn Chú thích
Cánh diều Vàng
Thung lũng cỏ vàng Lê Bình [22]
Giải thưởng cá nhân
Giải thưởng Nhận giải Phim Chú thích
Đạo diễn xuất sắc
Lê Bình Thung lũng cỏ vàng [17][23]

Công trình nghiên cứu, lý luận phê bình điện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Giải thưởng cho tác phẩm
Giải Công trình Tác giả Chú thích
Cánh diều Vàng
Không trao giải
Cánh diều Bạc
Tạo hình thiết kế mỹ thuật phim truyện Đỗ Lệnh Hùng Tú [22]

Đánh giá

[sửa | sửa mã nguồn]

Kết quả của giải thưởng đã bị rò rỉ ra ngoài 2 ngày trước khi lễ trao giải chính thức được tổ chức, nhiều nghệ sĩ đã thông báo không đến dự vì buổi lễ đã mất đi sự hấp dẫn.[18] Có ý kiến cho rằng bộ phim Đừng đốt là sản phẩm của Hội Điện ảnh Việt Nam, trong khi giải thưởng cũng do Hội tổ chức nên bộ phim chiến thắng ở nhiều hạng mục là điều bình thường.[18] Việc diễn viên Minh Hương giành giải Nữ diễn viên chính xuất sắc là không thuyết phục. Cô là một diễn viên không chuyên và diễn xuất cũng không so sánh được với Đỗ Hải Yến (phim Chơi vơi) hay Ngô Thanh Vân (phim Bẫy rồng).[18]

Á hậu Ngọc Oanh - một trong hai người dẫn dắt buổi lễ - cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp và liên tục mắc lỗi khi nhầm đạo diễn Đặng Nhật Minh thành nhạc sĩ Phạm Quốc Trung, giới thiệu Ngô Thanh Vân và Johnny Trí Nguyễn công bố giải "Phim hợp tác với Phim nước ngoài hay nhất" nhưng đúng ra phải là giải "Đạo diễn xuất sắc nhất" và "Phim hay nhất". Cô còn nhầm lẫn ca khúc "Bài ca hy vọng" được nhạc sĩ Văn Ký sáng tác riêng cho phim Đừng đốt!.[18]

Cùng là diễn viên của bộ phim Chơi vơi, chương trình giới thiệu diễn viên Linh Đan cho hạng mục Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhưng người đạt giải lại là Linh Dung.[18]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b 'Đừng đốt' thống lĩnh Cánh diều vàng 2009”. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2024.
  2. ^ a b c d Hồng Hà (7 tháng 3 năm 2010). “Nhiều điểm mới tại Cánh Diều Vàng 2009”. Báo Tổ Quốc. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2024.
  3. ^ a b “Giải thưởng điện ảnh Cánh diều vàng 2009- 2010: "Đừng đốt" được vinh danh”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. 14 tháng 3 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2024.
  4. ^ H.H (7 tháng 3 năm 2010). “Những "tham vọng" của Cánh Diều Vàng 2009”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2024.
  5. ^ a b c Mai Hồng (15 tháng 3 năm 2010). "Đừng đốt" thành công vang dội tại Lễ trao giải Cánh diều Vàng 2009”. Báo Chính Phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2024.
  6. ^ a b Hồng Nguyên (9 tháng 3 năm 2010). “Cánh Diều Vàng 2009: Thêm nhiều giải mới”. VOV.VN. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2024.
  7. ^ a b c d Hồng Minh (14 tháng 3 năm 2010). “Cánh diều vàng 2009: Sáu giải thưởng dành cho phim "Đừng đốt". Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2024.
  8. ^ a b c d e f g h Hoàng Hà (15 tháng 3 năm 2010). “Hình ảnh lễ trao giải Cánh Diều Vàng”. VnExpres. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2024.
  9. ^ a b “Cánh diều vàng 2009: Cuộc gặp lại của những đối thủ cũ”. Báo Đảng Cộng Sản. 8 tháng 3 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2024.
  10. ^ V.Xuân (6 tháng 3 năm 2010). “91 phim tham gia giải thưởng "Cánh diều 2009". Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2024.
  11. ^ “Giải Cánh diều Vàng 2009: Thêm giải cho nam, nữ diễn viên phim truyền hình dài tập”. Báo Công an. 8 tháng 3 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2024.
  12. ^ Hà Giang (14 tháng 3 năm 2010). “Giải thưởng Cánh Diều Vàng 2009-2010: Phim nào sẽ đăng quang?”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2024.
  13. ^ Mai Anh (8 tháng 3 năm 2010). “Ngày Điện ảnh Việt Nam: "Cánh diều" chờ... gió”. Vietnam+ (VietnamPlus). Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2024.
  14. ^ a b Cát Khuê (6 tháng 3 năm 2010). "Diều" sẽ bay sớm”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2024.
  15. ^ Yến Anh (13 tháng 3 năm 2010). “Cánh diều... đói gió”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2024.
  16. ^ Cát Khuê (11 tháng 11 năm 2009). “Giải Cánh diều dành cho phim ngắn 2009”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2024.
  17. ^ a b c “Cánh diều Vàng 2009: Vinh danh "Đừng đốt". Báo Đảng Cộng Sản. 15 tháng 3 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2024.
  18. ^ a b c d e f g Hạnh Phương (8 tháng 3 năm 2010). “Cánh Diều 2009: Ngạc nhiên, thất vọng từ A đến Z!”. Báo Hà Tĩnh. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2024.
  19. ^ a b c d e f g h i j k l Cát Khuê (15 tháng 3 năm 2010). “Giải Cánh diều 2009: Quá bất ngờ!”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2024.
  20. ^ a b c d e f g h i “Trịnh Hội đoạt diễn viên nam xuất sắc”. VnExpress. 15 tháng 3 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2024.
  21. ^ Tuyết Minh (15 tháng 3 năm 2010). "Đừng Đốt" tiếp tục thắng lớn với 6 Cánh Diều Vàng”. Báo Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2024.
  22. ^ a b c Tuyết Minh (15 tháng 3 năm 2010). "Đừng Đốt" tiếp tục thắng lớn với 6 Cánh Diều Vàng”. Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2024.
  23. ^ Thủy Nguyên (15 tháng 3 năm 2010). “Bảo Thy ẵm giải Cánh diều vàng”. Znews.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2024.