Bành Bắc Hải
Bành Bắc Hải | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 4 tháng 9, 1958 |
Quê hương | Bắc Giang |
Giới tính | nam |
Quốc tịch | Việt Nam |
Nghề nghiệp | Kỹ sư âm thanh |
Gia đình | |
Bố | Bành Châu |
Học vị | Thạc sĩ |
Bành Bắc Hải (1958 -) là một kỹ sư âm thanh lĩnh vực điện ảnh người Việt Nam, ông được gọi là một "phù thủy âm thanh"[1][2] với những lần chiến thắng giải "Thiết kế âm thanh xuất sắc" tại các kỳ Liên hoan phim Việt Nam và Giải Cánh diều.
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Bành Bắc Hải sinh ngày 4 tháng 9 năm 1958[3] là con của nhà biên kịch Bành Châu, ông có một chị gái và một em gái.[4] Ông là đạo diễn âm thanh của Hãng phim truyện Việt Nam và sau này là giảng viên Kỹ thuật điện ảnh tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội.[5] Ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 2015.[6][7][5]
Tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17, Bành Bắc Hải đã giành được hai giải Thiết kế âm thanh xuất sắc ở hai hạng mục Phim truyện điện ảnh và Phim hoạt hình.[8]
Tác phẩm
[sửa | sửa mã nguồn]Phim hoạt hình
[sửa | sửa mã nguồn]- Chuyện một chú Cóc con (2009)
- Những chú cá lạc đàn (2009)
- Ước mơ của Bi (2009)
- Chiếc túi kì lạ (2009)
- Trái bóng lạc đường (2009)
- Mẹo vặt (2009)
- Thung lũng cỏ vàng (2009)
- Kẻ lạc loài (2009)
- Sự tích đảo bà (2009)
- Cánh diều Hoạ mi (2010)
- Chiếc lá (2010)
- Vũ điệu ánh sáng (2010)
- Giấc mơ Loa Thành (2010)
- Hào khí Thăng Long (2010)
- Người con của Rồng (2010)
- Những chú cá lạc đàn (2010)
- Chiếc lông công (2011)
- Những chú cá bay (2021)
- Cánh én trở về (2022)
- Phương thuốc diệu kỳ (2022)
- Cái nhìn (2023)
Điện ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Phim | Cùng vai trò | Hình thức tác phẩm | Đạo diễn | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|
1986 | Thị trấn yên tĩnh | Điện ảnh | Lê Đức Tiến | ||
1992 | Hãy tha thứ cho em | Đoàn Đình Trung | Lưu Trọng Ninh | ||
1996 | Cha tôi và hai người đàn bà | Phim video | Vũ Châu | ||
2005 | Giải phóng Sài Gòn | Điện ảnh | Long Vân | ||
2005 | Sống trong sợ hãi | Bùi Thạc Chuyên | |||
2005 | Quỳnh | Phim ngắn | Linh Nga | ||
2007 | Khi nắng thu về | Điện ảnh | Bùi Trung Hải | ||
2009 | Đừng đốt | Đặng Nhật Minh | |||
2011 | Vũ điệu đam mê | Nguyễn Đức Việt | |||
2013 | Những người viết huyền thoại | Bùi Tuấn Dũng | |||
2014 | Sống cùng lịch sử | Nguyễn Thanh Vân | |||
2015 | Nhà tiên tri | Vương Đức | |||
2016 | Cuộc đời của Yến | Đinh Tuấn Vũ | |||
2022 | Bình minh phía trước | Dài tập | Bùi Tuấn Dũng |
Sự kiện
[sửa | sửa mã nguồn]- 2011 — Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bản giao hưởng Điện Biên[9]
Giải thưởng
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Giải thưởng | Hạng m | Tác phẩm | Kết quả | |
---|---|---|---|---|---|
2005 | Giải Cánh diều lần thứ 3 | Âm thanh xuất sắc
(Phim điện ảnh) |
Hàng xóm | Đoạt giải | [10] |
2010 | Giải Cánh diều lần thứ 8 | Đừng đốt | Đoạt giải | [11] | |
2014 | Giải Cánh diều lần thứ 12 | Những người viết huyền thoại | Đoạt giải | [12][13] | |
2011 | Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17 | Âm thanh xuất sắc
(Phim điện ảnh) |
Vũ điệu đam mê | Đoạt giải | [14] |
Âm thanh xuất sắc
(Phim hoạt hình) |
Chiếc lá
Giấc mơ Loa thành |
Đoạt giải |
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Nhiều gương mặt quen thuộc được đề nghị trao danh hiệu NSND, NSƯT”. Báo Nhân Dân điện tử. 10 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2024.
- ^ hanoimoi.vn (3 tháng 10 năm 2010). “Chờ đợi phát hành rộng rãi”. hanoimoi.vn. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2024.
- ^ Đội ngũ giang viên Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội 2017-2018 (PDF).
- ^ “Thú chơi độc đáo của chú tôi - Nhà biên kịch Bành Châu | Nhân vật | Tác Phẩm Mới | Chuyên đề báo chí - văn học - nghệ thuật”. tacphammoi.vn. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2024.
- ^ a b Online, TTVH (13 tháng 2 năm 2018). “Hãng phim Truyện Việt Nam: Sự vô giá của một ký ức”. thethaovanhoa.vn. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2024.
- ^ Danh sách các hồ sơ đủ điều kiện trình Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” lần thứ 8 năm 2015. Bộ Văn hóa thể thao và du lịch Việt Nam. 2015.
- ^ TS (2015). Nhiều gương mặt quen thuộc được đề nghị trao danh hiệu NSND, NSƯT (PDF). Báo Lâm Đồng.
- ^ “Liên hoan phim việt nam lần thứ 17 - 2011: Hướng tới một nền điện ảnh Việt Nam đổi mới và hội nhập”. Đảng Cộng Sản. 14 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2023.
- ^ “Chương trình nghệ thuật "Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bản Giao hưởng Điện Biên"”. bvhttdl.gov.vn. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2024.
- ^ L.Thoại (16 tháng 3 năm 2005). “Phim Thời xa vắng đoạt giải Cánh diều bạc 2004”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2024.
- ^ Cát Khuê (15 tháng 3 năm 2010). “Giải Cánh diều 2009: Quá bất ngờ!”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2024.
- ^ V.V (16 tháng 3 năm 2014). “Trao giải Cánh diều vàng 2013: "Thần tượng" thắng lớn, đoạt 6 giải”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2024.
- ^ Hạnh Phương (17 tháng 10 năm 2013). “Bông sen vàng "gỡ điểm" cho liên hoan phim ngập thảm họa”. VietNamNet. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2024.
- ^ VnExpress. “Không có Sen Vàng cho phim truyện nhựa”. vnexpress.net. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2023.