Bước tới nội dung

Lê Việt Hương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nghệ sĩ nhân dân
Việt Hương
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Lê Thị Bằng Hương
Ngày sinh
1966 (57–58 tuổi)
Nơi sinh
Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Giới tínhnữ
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
  • Đạo diễn phim tài liệu
Gia đình
Cha
Lê Việt Hoà
Đào tạoHọc viện Báo chí và Tuyên truyền
Lĩnh vực
  • Truyền hình
  • Âm nhạc
Danh hiệuNghệ sĩ ưu tú (2011)
Nghệ sĩ Nhân dân (2019)
Sự nghiệp âm nhạc
Vai trò
  • Ca sĩ
  • Đạo diễn
Năm hoạt động1984 - nay
Đào tạoHọc viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Quản lýNhà hát Ca múa nhạc Việt Nam (trước 2000)
Đài Truyền hình Việt Nam (2000 - nay)
Ca khúcHoa sim biên giới
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1997 – nay
Đào tạoTrường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội
Thể loại

Lê Thị Bằng Hương thường được biết đến với nghệ danh Việt Hương là nữ đạo diễn âm nhạc và phim tài liệu người Việt Nam. Bà hiện là Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Hà Nội.[1]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Lê Việt Hương có tên đầy đủ là Lê Thị Bằng Hương[2][3] sinh năm 1966,[4] quê gốc Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.[5] Bố là nhạc sĩ Lê Việt Hòa, mẹ là một giáo viên.[3]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Hương theo học đàn tam thập lục, khoa Nhạc cụ truyền thống ở Nhạc viện Hà Nội từ năm 1979 đến 1984.[3] Khi nhạc sĩ Lê Việt Hòa sáng tác nhạc phim Chốt tiền tiêu mà chưa tìm được ca sĩ thể hiện ca khúc Mùa xuân biên cương của phim; ông đã chọn Việt Hương thể hiện. Giọng hát của Việt Hương được nhạc trưởng Đình Hùng đánh giá tốt, sau đó bà trở thành ca sĩ của Nhà hát Ca múa nhạc trung ương.[5][6][7] Từ năm 1984, Việt Hương được biết đến qua sóng phát thanh với ca khúc Hoa sim biên giới (sáng tác năm 1979) của nhạc sĩ Minh Quang.[6][8] Vì muốn được đạo diễn các video âm nhạc nên bà học thêm ngành điện ảnh.[3] Trước khi tốt nghiệp, Việt Hương gặp được nhạc sĩ Thụy Kha và đọc được kịch bản phim ca nhạc Tìm về những bài ca Hoàng Quý. Bà dựng phim theo kịch bản này và giành được Huy chương bạc Liên hoan truyền hình toàn quốc.[4] Năm 1998, Việt Hương tiếp tục làm phim tài liệu về nhạc sĩ Hoàng Quý với tựa đề Người viết Cảm Tử Quân; bộ phim sau đó giành giải Bông sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12. Nhận thấy có ít phim nói về các nhạc sĩ của phong trào tân nhạc Việt Nam, Việt Hương nảy ra dự định làm thêm một phim tài liệu về chủ đề này.[4]

Năm 2000, Việt Hương tốt nghiệp khoa Đạo diễn Điện ảnh của Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội. Sau thành công của phim tài liệu Người viết Cảm tử quân, bà được nhận vào làm đạo diễn âm nhạc cho Ban Văn nghệ, Đài Truyền hình Việt Nam.[5][4] Năm 2003, Việt Hương tiếp tục học và tốt nghiệp Đạo diễn truyền hình tại Học viện Báo chí & Tuyên truyền. Việt Hương là nữ đạo diễn duy nhất tham gia chương trình VTV – Bài hát tôi yêu lần thứ 2lần thứ 3;[9][10] bà trở thành nữ đạo diễn đầu tiên có được giải thưởng của chương trình này khi MV Mùa thu giấu em do bà đạo diễn đã vào top 10 video được khán giả bình chọn của chương trình lần thư 3.[10] Năm 2008, tốt nghiệp Thạc sỹ nghệ thuật Điện ảnh Truyền hình - Trường Đại học Sân khấu điện ảnh.[3][6] Năm 2009, sau 10 năm tích lũy tư liệu, tích lũy vốn nghề cùng sự hỗ trợ của nhạc sĩ Thụy Kha, bà mới bắt tay thực hiện được bộ phim Thuở bình minh tân nhạc.[4] Bộ phim giành được giải Cánh diều vàng năm 2010 và Huy chương vàng tại Liên hoan truyền hình toàn quốc 2009.[8][5] Năm 2012 bà đạo diễn chương trình âm nhạc Gần lắm Trường Sa giành Huy chương vàng lại Liên hoan truyền toàn quốc.[11][4] Việt Hương đã kịp hoàn thành các cảnh quay của chương trình này để về đất liền dự lễ và nhận danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.[5]

Năm 2019, Việt Hương được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.[5]

Bà được bầu làm Phó chủ tịch Hội Điện ảnh Hà Nội từ năm 2022.[5]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm MV Ca sĩ Chú thích
2005 Mùa thu giấu em Ngọc Anh
2017 Hà Nội ngày chia xa Mỹ Vân[12] [12]
2018 Quê mẹ người ơi + Bộ đội về làng Lương Nguyệt Anh[13][14] [14][13]
2018 Lạy mẹ Quan Âm Thu Hằng [15]
2018 Thương nhau thì đừng Phạm Phương Thảo [16]
2019 Ru xưa Tố Nga [17]
Đôi bờ Dương Kim Anh [18]

Chương trình / Album nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tựa đề Ca sĩ chính Định dạng Chú thích
2006 Hương Sơn ca Chương trình ca nhạc [3]
2010 Dương cầm Mai Hoa Album [7]
2012 Gần lắm Trường Sa nhiều ca sĩ Chương trình [11]
2012 Mùa xuân đầu tiên Bích Hồng Album [19]
2014 Cây đàn Điện Biên Ngọc Anh Phim ca nhạc [20]
2015 Khát vọng bình yên Hà Linh Phim ca nhạc [21]
2016 Tình biên cương Khánh Hòa Album [22]
2018 Vọng Nguyệt Hồng Duyên Phim ca nhạc [23]
2020 Đời lính tôi yêu Vi Hoa Album [24][25]

Phim tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tựa đề Hình thức Chú thích
1999 Người viết Cảm tử quân (phim) [5]
2010 Thuở bình minh tân nhạc (phim)
2021 Ca trù - tiếng vọng ngàn năm (kịch bản) [26]
2021 Ngàn năm sênh phách (phim tài liệu)

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Sự kiện Tác phẩm Hình thức Giải thưởng Chú thích
Liên hoan Truyền hình Một ngũ cung quê hương Chương trình ca nhạc Bằng khen
1999 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12 Người viết Cảm tử quân Phim tài liệu Bông sen Bạc [6]
2000 Liên hoan truyền hình Tiếng đàn xưa Huy chương Bạc [6]
2005 VTV – Bài hát tôi yêu lần thứ 3 Mùa thu giấu em MV Top 10 Video do khán giả bình chọn [5][6]
2006 Liên hoan Truyền hình toàn quốc Hương mùa xưa Chương trình ca nhạc Bằng khen [8]
Khát vọng xanh MV Huy chương Vàng [5][8]
Thuở bình minh tân nhạc Phim tài liệu Huy chương Bạc [6][8]
2009 Liên hoan Truyền hình toàn quốc Sóng đôi Huy chương Vàng [5]
2010 Giải Cánh diều 2009 Thuở bình minh tân nhạc Phim tài liệu Cánh diều Vàng [5]
2011 Liên hoan Truyền hình toàn quốc Mây xa Huy chương Vàng [5]
2012 Liên hoan Truyền hình toàn quốc Gần lắm Trường Sa Chương trình ca nhạc Huy chương Vàng [5]
2014 Ấn tượng VTV Cây đàn Điện Biên Phim ca nhạc Chương trình Văn hóa - Xã hội - Khoa học - Giáo dục ấn tượng [3]
2021 Giải Cánh diều 2021 Ngàn năm Sênh Phách Phim tài liệu Bằng khen [27]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ daidoanket.vn (14 tháng 3 năm 2024). “Ca trù trong dòng chảy đương đại”. daidoanket.vn. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2024.
  2. ^ “Danh sách nghệ sĩ được Chủ tịch nước phong tặng, truy tặng danh hiệu NSND, NSƯT”. Báo Chính Phủ. 31 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2023.
  3. ^ a b c d e f g Quang Ninh (11 tháng 9 năm 2014). “Đạo diễn, NSƯT Việt Hương: "Cháy hết mình cho đam mê nghệ thuật". Báo điện tử VTV. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2023.
  4. ^ a b c d e f Từ Khôi (12 tháng 1 năm 2011). “Tỏa sáng một dòng phim”. Đại đoàn kết. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2023.
  5. ^ a b c d e f g h i j k l m n Nguyễn Trọng Văn (15 tháng 7 năm 2022). “Nghệ sĩ nhân dân Lê Việt Hương: Cháy hết mình vì nghệ thuật”. Báo Hà Nội mới. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2023.
  6. ^ a b c d e f g “Nữ đạo diễn Việt Hương: Những lựa chọn bất ngờ”. Báo Công an Nhân dân điện tử. 4 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2023.
  7. ^ a b “GLTT với nữ đạo diễn Việt Hương”. Báo Điện tử VTV. 18 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2023.
  8. ^ a b c d e f Nguyễn Trọng Văn (8 tháng 3 năm 2020). “Người học nhạc làm phim ca nhạc”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2023.
  9. ^ Trung Nghia (16 tháng 10 năm 2003). “VTV Bài hát tôi yêu' lần 2: Tìm đường đột phá”. Tuổi trẻ Online. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2023.
  10. ^ a b L.Th (6 tháng 3 năm 2005). 'Tôi tìm thấy tôi' đoạt hai giải VTV- Bài hát tôi yêu”. Tuổi trẻ Online. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2023.
  11. ^ a b Cẩm An (19 tháng 8 năm 2012). “Có một Trường Sa đầy chất thơ và ăm ắp kỷ niệm”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2023.
  12. ^ a b News, VietNamNet. “Báo VietnamNet”. VietNamNet News (bằng tiếng vietnamese). Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2023.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  13. ^ a b thanhnien.vn (7 tháng 2 năm 2018). “NSND Lan Hương rơi nước mắt vì ca khúc của 'Sao mai' Lương Nguyệt Anh”. thanhnien.vn. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2023.
  14. ^ a b “Sao Mai Lương Nguyệt Anh phát hành MV "Bộ đội về làng". Báo Nhân Dân điện tử. 7 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2023.
  15. ^ “Hương đạo - một nét lặng trong trẻo mùa Vu lan”. ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM. 28 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2023.
  16. ^ “Phạm Phương Thảo: Sau những đổ vỡ vẫn yêu điên dại...”. antt.vn. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2023.
  17. ^ “NSƯT Tố Nga: 'Tôi đến tuổi không đi hát để nổi tiếng'. www.phunuonline.com.vn. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2023.
  18. ^ ĐÔI BỜ ( ДВА БЕРЕГА ) - DƯƠNG KIM ANH - [ĐD NSND VIỆT HƯƠNG], truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2023
  19. ^ “Á quân "Sao Mai" cặp với Á vương "Nam hậu". Báo điện tử An ninh Thủ đô. 25 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2023.
  20. ^ VTV, BAO DIEN TU (27 tháng 4 năm 2014). 'Cây đàn Điện Biên' - phim ca nhạc với những nét lạ giàu xúc cảm”. BAO DIEN TU VTV. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2023.
  21. ^ ONLINE, TUOI TRE (2 tháng 9 năm 2015). “Xem phim ca nhạc Khát vọng bình yên của VTV”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2023.
  22. ^ "Tình biên cương" gửi tặng người lính biên phòng”. https://dangcongsan.vn (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2023. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  23. ^ “​ "Sao Mai" Hồng Duyên bất ngờ thử sức với phim ca nhạc”. Báo điện tử An ninh Thủ đô. 18 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2023. zero width space character trong |tựa đề= tại ký tự số 1 (trợ giúp)
  24. ^ PHONG, BAO BIEN (20 tháng 12 năm 2020). “NSND Vi Hoa ra mắt DVD "Đời lính tôi yêu". www.bienphong.com.vn. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2023.
  25. ^ “NSND Vi Hoa ra mắt MV "Đời lính tôi yêu". Báo Nhân Dân điện tử. 19 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2023.
  26. ^ Phương, Minh (27 tháng 5 năm 2021). “CA TRÙ - VỌNG TIẾNG NGÀN NĂM - Kịch bản phim tài liệu của Thạc sĩ Đạo diễn NSND Việt Hương - Hội Điện ảnh Hà Nội (P1)”. www.trungtamsangtacvhnt.org.vn (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2023.
  27. ^ Phương Anh (14 tháng 9 năm 2022). “Cánh Diều Vàng 2021 vinh danh những tác phẩm, nghệ sĩ điện ảnh - truyền hình xuất sắc nhất”. BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2023.