Bước tới nội dung

Giải Cánh diều

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cánh diều vàng
Giải Cánh diều 2024
Trao choPhim truyện điện ảnh
Quốc giaViệt Nam
Được trao bởiHội Điện ảnh Việt Nam
Lần đầu tiên14 tháng 11 năm 1993; 31 năm trước (1993-11-14)
(Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam)
13 tháng 3 năm 2003; 21 năm trước (2003-03-13)
(Giải Cánh diều)
Truyền hình
KênhVTV
VOV
2023   2025 >

Giải thưởng Hội điện ảnh Việt Nam, thường sử dụng tên gọi là Giải Cánh diều hay Cánh Diều Vàng (tiếng Anh: Golden Kites Awards) là một giải thưởng điện ảnh hàng năm của Hội Điện ảnh Việt Nam. Giải thưởng được trao vào khoảng tháng ba, cho những tác phẩm điện ảnh sản xuất trong năm trước đó. Giải được tổ chức lần đầu tiên là Giải Cánh diều 2002, diễn ra vào đầu 2003 ( Tại Như Quỳnh, Hưng Yên ). Trong các hạng mục trao giải còn có Cánh diều bạcCánh diều đồng, tuy có những năm bị loại bỏ. Mặc dù là giải thưởng điện ảnh, Cánh diều vàng còn trao cho cả các tác phẩm truyền hìnhphim video. Cùng với Bông Sen Vàng, Cánh Diều Vàng là một trong hai giải thưởng có quy mô lớn và uy tín nhất của nền điện ảnh Việt Nam.

Thực chất Cánh diều vàng là một giải thưởng mang tính nội bộ nằm trong hệ thống giải thưởng chung của Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật. Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật gồm có bảy hội: văn học, âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, nhiếp ảnh, kiến trúc, điện ảnh. Nhằm khuyến khích các nghệ sĩ thông qua tác phẩm, hàng năm Chính phủ cấp kinh phí cho mỗi hội để trao giải thưởng. Giải của Hội Điện ảnh bắt đầu trao từ năm 1993 như một phần riêng biệt trong các kỳ Liên hoan phim Việt Nam.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2002, Tổng thư ký Hội Điện ảnh Việt Nam lúc bấy giờ là ông Trần Luân Kim, đã phát động một cuộc thi thiết kế và ý tưởng cho giải thưởng thường niên của Hội điện ảnh Việt Nam. Cuối cùng tên gọi Cánh diều cùng logo do họa sĩ Ngô Phương Ly của Đài Truyền hình Việt Nam thiết kế đã được chọn.[1] Năm 2003, Hội Điện ảnh Việt Nam đặt tên cho giải của mình là Cánh diều vàng, và kết hợp cùng Đài Truyền hình Việt Nam đưa buổi lễ trao giải lên sóng truyền hình trực tiếp với sự hỗ trợ của các doanh nghiệp thông qua quảng cáo. Qua lịch sử của giải thưởng, nhiều hạng mục của giải được thay đổi. Ở giải Cánh diều vàng 2005, Cánh diều bạc và Cánh diều đồng bị bỏ bớt. Đến giải 2006, Cánh diều bạc được khôi phục và bằng khen thay cho Cánh diều đồng. Năm 2007, Hội Điện ảnh trao tặng thêm Cách diều bạc và hai giải phụ là Giải phim phục vụ khán giả đông nhất và Giải phim bán được nhiều vé nhất.

Hạng mục trao giải

[sửa | sửa mã nguồn]
Quang cảnh lễ trao giải Cánh Diều Vàng 2006

Theo những giải được trao của Cánh diều vàng 2006, Giải cánh diều 2017, cập nhật theo Giải cánh diều 2019[2]

Phim truyện điện ảnh

Phim truyền hình

Phim tài liệu và khoa học

  • Phim tài liệu nhựa
  • Phim tài liệu video
  • Phim khoa học
  • Đạo diễn xuất sắc phim tài liệu nhựa và video
  • Quay phim xuất sắc

Phim hoạt hình

  • Phim xuất sắc
  • Đạo diễn
  • Quay phim
  • Họa sĩ
    Phim ngắn
    Công trình nghiên cứu phê bình điện ảnh

Những thay đổi về giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Năm 2003: Hội Điện ảnh Việt Nam sáng lập thêm Cuộc thi phim ngắn toàn quốc, cuộc thi được tổ chức hàng năm trước sự kiện Giải Cánh Diều
  • Giải Cánh diều 2003: Thêm giải thưởng Cánh diều đặc biệt cho bộ phim Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông
  • Giải Cánh diều 2004: Thêm giải Phim hợp tác với nước ngoài hay nhất cho Mùa len trâu
  • Giải Cánh diều 2005:
    • Giải Cánh diều bạc, Cánh diều đồng bị bỏ
    • Thêm giải Phim xuất sắc do báo chí bình chọn cho Sống trong sợ hãi
  • Giải Cánh diều 2006:
    • Thêm hai giải mới Phim phục vụ người xem nhiều nhất và Phim bán được nhiều vé nhất
    • Giải Cánh diều bạc được khôi phục
    • Bằng khen thay cho Cánh diều đồng
  • Năm 2006: Đổi tên Cuộc thi phim ngắn toàn quốc thành Giải Cánh diều dành cho phim ngắn[3][4]
  • Giải Cánh diều 2009:
    • Có thêm hạng mục Phim video thay thế hạng mục phim truyền hình ngắn tập
    • Có thêm giải thưởng cho Nam và Nữ diễn viên chính hạng mục phim truyền hình
  • Năm 2011, sáp nhập Giải Cánh diều dành cho phim ngắn thành hạng mục Phim ngắn, bắt đầu trao giải từ Giải Cánh diều 2010.
  • Giải Cánh diều 2017, có thêm giải Quay phim xuất sắc cho hai hạng mục Phim tài liệu và Phim khoa học; giải giải Họa sĩ chính ở hạng mục Phim hoạt hình..[5]
  • Giải Cánh diều 2024:
    • Có thêm giải Nam và Nữ diễn viên phim điện ảnh được yêu thích.[6]
    • Có thêm giải Nam và Nữ diễn viên phim truyền hình được yêu thích.[6]

Những lần tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Chỉ trích của báo chí

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuy là một giải thưởng điện ảnh lớn của Việt Nam, được kết hợp với Đài Truyền hình Việt Nam phát hình trực tiếp, nhưng Cánh diều vàng thường xuyên bị sự chỉ trích của báo chí vì để lộ giải[1] và tổ chức không tốt[2]. Tính tới 2007, Cánh diều vàng chưa có một buổi họp báo chính thức nào.

Kịch bản buổi lễ trao giải được tổ chức dựa theo giải thưởng Oscar. Cảnh các bộ phim được đề cử chiếu lên màn hình lớn. Kết quả giải thưởng được giữ trong phong bì kín và do các cặp diễn viên trao, tuy có những năm giải bị lộ trước. Số lượng phim đề cử cũng là 5, mặc dù có năm chỉ gồm 7 phim tranh giải. Việc các hạng mục trao giải thường xuyên thay đổi cũng gây nên các phản ứng của báo chí.

Về nguyên tắc, giải Cánh diều vàng được tổ chức để trao cho các tác phẩm của năm trước đó, nhưng thực tế, trong các bộ phim được trao giải có những phim chưa kịp công chiếu, có những phim trước đó 3 năm. Trò đùa của Thiên lôi được trao Cánh diều bạc 2003, đến 2007 vẫn chưa ra mắt khán giả. Chuyện của Pao được trao Cánh diều vàng 2005 khi chưa công chiếu. Lọ lem hè phố giải Phim có số lượng khán giả mua vé nhiều nhất của Cánh diều vàng 2006 được công chiếu từ 2004. Tương tự các phim Hải quỳ, Đi trong giấc ngủ, Có một chuyến đi, Giải phóng Sài Gòn, Đường thư, Cầu ông Tượng dù tham dự Cánh diều vàng từ những năm trước, nhưng tới 2007 vẫn chưa đến với khán giả.

Tất cả những phim đoạt giải cao nhất tại Cánh diều vàng: Người đàn bà mộng du (2003), Thời xa vắng (Cánh diều bạc, không có Cánh diều vàng – giải 2004), Chuyện của Pao (2005) đều là những phim thất bại về doanh thu. Áo lụa Hà Đông, một trong hai phim đoạt Cánh diều vàng 2006, là phim tư nhân đầu tiên đoạt giải và cũng là phim đầu tiên thành công về mặt thương mại[3].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Cánh diều vàng và những "kỷ lục" lạ đời trên Công Anh nhân dân
  2. ^ Bi hài quanh Cánh diều vàng
  3. ^ Ngơ ngác Cánh diều vàng!

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Thu Hà (8 tháng 9 năm 2023). “Giải thưởng Cánh diều: 20 năm – một chặng đường thăng trầm!”. Thế giới Điện ảnh. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2024.
  2. ^ “Giải thưởng Cánh diều 2019: VTV thắng lớn”. VTV News. 12 tháng 5 năm 2020.
  3. ^ “Cánh diều dành cho phim ngắn”. Tuổi trẻ Online. 10 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  4. ^ “Cánh diều dành cho phim ngắn 2007”. Tuổi trẻ Online. 17 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  5. ^ Tiểu Phong (16 tháng 4 năm 2018). “Cánh diều 2017: Cô Ba Sài Gòn đoạt Cánh diều vàng; Nhã Phương nghẹn ngào khóc khi nhận giải”. Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  6. ^ a b “Cánh diều vàng 2024 có những điểm gì mới?”. Hà Nội Online. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2024.