Bước tới nội dung

Cobalt(II) oxalat

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Coban(II) oxalat)
Coban(II) oxalat
Mẫu coban(II) oxalat
Cấu trúc của coban(II) oxalat
Tên khácCobanơ oxalat
Coban(II) etanđioat
Cobanơ etanđioat
Nhận dạng
Số CAS814-89-1
PubChem69946
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • C(=O)(C(=O)[O-])[O-].[Co+2]

InChI
đầy đủ
  • 1/C2H2O4.Co/c3-1(4)2(5)6;/h(H,3,4)(H,5,6);/q;+2/p-2
ChemSpider63139
Thuộc tính
Công thức phân tửCoC2O4
Khối lượng mol146,9526 g/mol (khan)
182,98316 g/mol (2 nước)
Bề ngoàibột màu xám hoặc hồng (khan)
bột màu da (2 nước)
Mùikhông mùi
Khối lượng riêng3,01 g/cm³
Điểm nóng chảy 250 °C (523 K; 482 °F) (phân hủy)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướcxem bảng độ tan
Các nguy hiểm
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Cobalt(II) oxalathợp chất vô cơcông thức hóa học CoC2O4. Giống như các oxalat vô cơ đơn giản khác, nó là một polymer phối hợp. Các oxalat kết nối qua trung tâm Co(OH2)2. Mỗi cobalt có dạng hình học phối trí bát diện.[1]

Nó được sử dụng trong việc điều chế các chất xúc tác của cobalt và bột kim loại cobalt cho luyện kim. Nó được sản xuất trong quá trình tái chế pin ion-lithi, trong đó cobalt thu được từ catot (LiCoO2) có thể thu được bằng cách lọc bằng axit sunfuric và sau đó kết tủa bằng amoni oxalat.

Hợp chất khác

[sửa | sửa mã nguồn]

CoC2O4 còn tạo một số hợp chất với NH3, như CoC2O4·2NH3·2H2O là bột màu đỏ tím.[2]

CoC2O4 còn tạo một số hợp chất với N2H4, như:

  • CoC2O4·N2H4 (tinh thể hồng nhạt);
  • CoC2O4·2N2H4 (tinh thể màu mâm xôi đỏ).[3]

Mỗi hợp chất khi phân hủy sẽ lại tạo ra các hợp chất khác nhau.

  • Đối với muối thứ nhất:
    • 180 °C (356 °F; 453 K) cho CoC2O4·0,95N2H4 (chất rắn hồng nhạt);
    • 295 °C (563 °F; 568 K) cho 0,9CoC2O4·0,4N2H4 (hoặc CoC2O4·4⁄9N2H4, chất rắn xám nhạt);
  • Đối với muối thứ hai:
    • 75 °C (167 °F; 348 K) cho CoC2O4·1,97N2H4 (chất rắn hồng đậm);
    • 120 °C (248 °F; 393 K) cho CoC2O4·1,91N2H4 (chất rắn hồng nhạt);
    • 250 °C (482 °F; 523 K) cho CoC2O4·1,3N2H4 (chất rắn màu oải hương nhạt);
    • 270 °C (518 °F; 543 K) cho 0,9CoC2O4·0,54N2H4 (hoặc CoC2O4·⅗N2H4, chất rắn màu oải hương đậm);
    • 340 °C (644 °F; 613 K) cho 0,8CoC2O4·0,27N2H4 (hoặc CoC2O4·⅓N2H4, chất rắn màu xám lục).[4][ghi chú 1]
  1. ^ Ở đây chỉ nêu các phức chất thuộc hệ CoC2O4–N2H4. Sau các mức nhiệt độ trên, các phức (và muối) chứa CoOCo3O4 sẽ được hình thành. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy các phức chất trên là Co3O4, lần lượt được hình thành ở 450–560 °C (842–1.040 °F; 723–833 K) và 405–560 °C (761–1.040 °F; 678–833 K).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bacsa, J.; Eve, D.; Dunbar, K. R. (2005). “catena-Poly[[diaquacobalt(II)]-μ-oxalato]”. Acta Crystallogr. C. 61: m58–m60. doi:10.1107/S0108270104030409.
  2. ^ Handbuch der Anorganischen Chemie (Abegg, R. (Richard), 1869-1910; Auerbach, Felix, 1856-1933), trang 423. Truy cập 9 tháng 12 năm 2020.
  3. ^ Xem trang 425 của chú thích 2.
  4. ^ Zhurnal neorganicheskoĭ khimii, Tập 17,Số phát hành 5-8 (Izd-vo "Nauka"., 1972), trang 1825. Truy cập 8 tháng 12 năm 2020.