Bước tới nội dung

Síp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Cộng hoà Síp)
Cộng hòa Síp
Tên bản ngữ
Quốc huy Síp
Quốc huy

Quốc caὝμνος εἰς τὴν Ἐλευθερίαν[a]
(tiếng Việt: "Thánh ca cho tự do")
Vị trí của Cộng hòa Síp màu xanh đậm, lãnh thổ được công nhận nhưng không kiểm soát trên thực tế màu xanh nhạt
Vị trí của Cộng hòa Síp màu xanh đậm, lãnh thổ được công nhận nhưng không kiểm soát trên thực tế màu xanh nhạt
Tổng quan
Thủ đô
và thành phố lớn nhất
Nicosia
35°10′B 33°22′Đ / 35,167°B 33,367°Đ / 35.167; 33.367
Ngôn ngữ chính thức
Ngôn ngữ thiểu số
Bản ngữ
Sắc tộc
Tôn giáo chính
(2020; bao gồm Bắc Síp)
Tên dân cưNgười Síp
Chính trị
Chính phủCộng hòa tổng thống đơn nhất
Nikos Christodoulides
Trống[b]
Annita Demetriou
Lập phápViện Đại biểu
Lịch sử
Độc lập từ Anh Quốc
19 tháng 2 năm 1959
• Tuyên bố độc lập
16 tháng 8 năm 1960
1 tháng 10 năm 1960
Địa lý
Diện tích  
• Tổng cộng[c]
9.251 km2 (hạng 162)
3.572 mi2
• Mặt nước (%)
0,11[3]
Dân số 
• Điều tra 2021
Tăng 923.272[d][2]
123,4[4]/km2 (hạng 82)
319,5/mi2
Kinh tế
GDP  (PPP)Ước lượng 2024
• Tổng số
Tăng 55,140 tỷ USD[5] (hạng 124)
Tăng 59.858 USD[5] (hạng 31)
GDP  (danh nghĩa)Ước lượng 2024
• Tổng số
Tăng 34,790 tỷ USD[5] (hạng 105)
• Bình quân đầu người
Tăng 37.767 USD[5] (hạng 28)
Đơn vị tiền tệEuro () (EUR)
Thông tin khác
Gini? (2022)Giữ nguyên 29,4[6]
thấp
HDI? (2022)Tăng 0,907[7]
rất cao · hạng 29
Múi giờUTC+02:00 (EET)
• Mùa hè (DST)
UTC+03:00 (EEST)
Giao thông bêntrái
Mã điện thoại+357
Mã ISO 3166CY
Tên miền Internet.cy[e]
  1. ^ Quốc ca Hy Lạp được thông qua vào năm 1966 theo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng.[8]
  2. ^ Chức vụ phó tổng thống được dành cho một người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, vị trí này đã bị bỏ trống kể từ cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ năm 1974.[3]
  3. ^ Bao gồm Bắc Síp, vùng đệm của Liên Hợp QuốcAkrotiri và Dhekelia.
  4. ^ Khu vực do chính quyền Cộng hòa Síp kiểm soát.
  5. ^ Tên miền .eu cũng được sử dụng, dùng chung với các quốc gia thành viên khác của Liên minh châu Âu.

Síp (tiếng Hy Lạp: Κύπρος, đã Latinh hoá: Kýpros IPA: [ˈcipros]; tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Kıbrıs IPA: [ˈkɯbɾɯs]), tên gọi chính thức là Cộng hòa Síp, là một đảo quốc nằm tại phần phía đông của biển Địa Trung Hải, đây là đảo có diện tích và dân số lớn thứ 3 trong biển này. Síp nằm về phía nam của Thổ Nhĩ Kỳ, phía tây của SyriaLiban.

Con người đã có những hoạt động đầu tiên trên đảo từ khoảng thiên niên kỷ thứ 10 TCN và nơi đây có một số di tích giếng nước thuộc vào hàng cổ nhất trên thế giới.[9] Người Hy Lạp Mycenae bắt đầu đến định cư tại đảo vào thiên niên kỷ 2 TCN. Do có vị trí chiến lược, trong khoảng thời gian sau đó, hòn đảo bị nhiều thế lực lớn như Assyria, Ai CậpBa Tư chiếm đóng. Đến năm 333 TCN, hòn đảo nằm dưới quyền Alexandros Đại đế. Các thế lực kế tiếp cai trị hòn đảo là Ai Cập Ptolemaios, La MãĐông La Mã, các khalifah của người Ả Rập, vương triều Lusignan gốc PhápCộng hòa Venezia, sau đó là 3 thế kỷ Đế quốc Ottoman cai trị từ năm 1571 đến 1878 (về mặt pháp lý thì đến năm 1914).[10]

Síp nằm dưới quyền quản lý của Đế quốc Anh vào năm 1878 và chính thức bị thôn tính vào năm 1914. Sau giai đoạn đấu tranh giành độc lập bằng hình thức dân tộc chủ nghĩa bạo lực trong thập niên 1950, Síp chính thức được trao trả độc lập vào năm 1960.[11] Năm 1963, bạo lực giữa hai cộng đồng người Síp gốc Hy Lạp và gốc Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu nổ ra[12], rồi sau đó kết thúc khi đại diện của cộng đồng gốc Thổ Nhĩ Kỳ có được vị trí trong chính phủ. Ngày 15 tháng 7 năm 1974, các phần tử dân tộc chủ nghĩa gốc Hy Lạp tiến hành đảo chính[13][14] trong nỗ lực nhằm hợp nhất hòn đảo vào Hy Lạp. Động thái này dẫn tới việc Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân đội xâm chiếm Síp vào ngày 20 tháng 7 cùng năm,[15] họ chiếm được một phần lãnh thổ nay là Bắc Síp. Ước tính có trên 150.000 người Síp gốc Hy Lạp[16][17] và 50.000 người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ phải di chuyển chỗ ở.[18] Một nhà nước ly khai của người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ được thành lập vào năm 1983, động thái bị cộng đồng quốc tế lên án, chỉ trích và chỉ có duy nhất Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia công nhận nhà nước mới này, tranh chấp vẫn tiếp tục diễn ra cho đến tận ngày nay.

Chính phủ Síp có quyền pháp lý trên toàn bộ hòn đảo, ngoại trừ các khu vực Akrotiri và Dhekelia vẫn thuộc quyền quản lý của Anh Quốc theo các hiệp định về cựu thuộc địa độc lập. Lãnh thổ Síp bị phân chia thành hai khu vực chính, quyền quản lý của chính phủ Cộng hoà nằm về phía nam và phía tây; chiếm 60% diện tích đảo còn ở phía bắc hòn đảo[19] do Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ Bắc Síp quản lý chiếm 36% diện tích còn lại. Gần 4% diện tích khác thuộc vào vùng đệm do Liên Hợp Quốc phụ trách. Cộng đồng quốc tế nhìn nhận phần đất phía bắc của hòn đảo là lãnh thổ hợp pháp của Cộng hoà Síp bị các lực lượng quân sự Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng trái phép.

Síp là một địa điểm du lịch nổi tiếng tại Địa Trung Hải.[20] Síp có một nền kinh tế thu nhập cao.[21][22] Síp là thành viên của Khối Thịnh vượng chung Anh từ năm 1961 và là một thành viên tham gia sáng lập của Phong trào không liên kết tuy nhiên đã rời khỏi phong trào khi gia nhập Liên minh châu Âu vào năm 2004.[23] Năm 2008, Cộng hoà Síp tiếp tục gia nhập Khu vực đồng Euro.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Cái tên "Síp" trong tiếng Việt có lẽ có nguồn gốc từ tên quốc gia này trong tiếng Pháp là "Chypre". Còn trong tiếng Anh, từ Cyprustừ nguyên hơi khó xác định. Một lời giải thích có thể là từ tiếng Hy Lạp chỉ cây bách Địa Trung Hải (Cupressus sempervirens), κυπάρισσος (kypárissos), hay thậm chí cái tên Hy Lạp của cây lá móng (Lawsonia alba), κύπρος (kýpros). Một lời giải thích khác cho rằng nó xuất phát từ từ Eteocypriot cho đồng. Ví dụ, Georges Dossin, cho rằng nó có nguồn gốc từ tiếng Sumer cho đồng đỏ (zubar) hay đồng thiếc (kubar), bởi trữ lượng đồng lớn được tìm thấy trên hòn đảo. Thông qua thương mại xuyên biển hòn đảo này được đặt tên theo từ tiếng La tinh cổ cho loại kim loại này thông qua câu aes Cyprium, "kim loại của Síp", sau này viết gọn thành Cuprum.[24] Síp cũng được gọi là "hoàn đảo của Aphrodite hay tình yêu",[25] bởi trong thần thoại Hy Lạp, vị nữ thần Aphrodite, của sắc đẹp và tình yêu được sinh ra tại Síp.

Các biểu lộ của Assyrian Cổ cho "hòn đảo nhiều nắng xa xôi" là kypeř-až ṇ-itiṣ, đã nhiều lần được chuyển nghĩa sang tiếng Hy Lạp là kyperus nytis, hay kyprezu-nytys có nghĩa (trong thổ ngữ Cretan Cổ) "hòn đảo nhiều nắng phía nam".[cần dẫn nguồn] Sau đó nó liên quan tới việc người Cretan đặt tên cho nó như vậy, và kết quả là "hòn đảo nhiều nắng phía nam", "Kipriuznyt".[cần dẫn nguồn] Một khả năng khác là người Phoenician đã gọi nó là "Kỹiprii Uűzta" (Đảo Cam),[cần dẫn nguồn] cái tên xuất hiện trong thời La Mã và họ nghĩ nó được đặt theo tên một trong những vị hoàng đế của họ, và gọi nó là "Ciprea Augusta".[cần dẫn nguồn] Cùng với thời gian, Augusta bị bỏ đi và chỉ còn lại Ciprea.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Đảo quốc thuộc Tây Á, nằm ở vùng phía Địa Trung Hải, cách bờ biển Nam Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 80 km. Vị trí bao quát và thuận lợi trên các đường dẫn đến kênh đào Suez đã nâng cao tầm quan trọng về chiến lược của đảo quốc này. Hai dãy núi Kyrenias trải dài ở bờ biển phía Bắc và dãy Troodhos phía Tây Nam chiếm phần lớn đất đai trên đảo, bị phân cách bởi đồng bằng trũng trải dài ở giữa.

Lịch sử Síp

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời cổ đại

[sửa | sửa mã nguồn]

Tương truyền, Síp là nơi sinh của Aphrodite, Adonis và là nơi ở của Vua Cinyras, TeucerPygmalion.[26] Địa điểm có hoạt động của con người sớm nhất được xác định là Aetokremnos, nằm ở bờ biển phía nam, cho thấy những người săn bắn hái lượm đã có mặt trên hòn đảo từ khoảng năm 10.000 trước Công Nguyên, với những cộng đồng làng định cư từ khoảng năm 8200 trước Công Nguyên. Sự xuất hiện của những người đầu tiên trùng khớp với cuộc tuyệt chủng của những chú hà mã lùnvoi lùn, các xương sọ của chúng là khởi nguồn cho truyền thuyết Cyclops.[27] Các giếng nước được phát hiện bởi các nhà khảo cổ học ở phía tây Síp được cho là thuộc số những giếng cổ nhất Trái Đất, có niên đại từ 9,000 tới 10.500 năm. Chúng được cho là bằng chứng về sự phức tạp của các cộng đồng định cư đầu tiên.[28] Những di tích của một chú mèo tám tháng tuổi được tìm thấy được chôn cất với người chủ của nó tại một địa điểm Đồ đá mới riêng biệt tại Síp.[29] Ngôi mộ được ước tính có 9.500 năm tuổi, trước cả nền văn minh Ai Cập cổ đại và đẩy lùi thời điểm diễn ra sự thuần hoá thú nuôi của loài người lên sớm rất nhiều.[30]

Có nhiều đợt con người và người định cư tới đây cũng như những người mới nhập cư tới hòn đảo trong thời kỳ Đồ đá mới, dù những trận động đất đã phá huỷ các cơ sở hạ tầng từ khoảng năm 3800 trước Công nguyên. Nhiều làn sóng người nhập cư tiếp nối, gồm cả một số bộ tộc từ tiểu Á giúp tăng cường nghề thủ công chế tác kim loại trên hòn đảo, dù những đồ tạo tác được phát hiện từ thời này rất hiếm khi có chất lượng cao. Thời kỳ đồ Đồng được báo trước với sự xuất hiện của những người Tiểu Á đến hòn đảo này từ khoảng năm 2400 trước Công Nguyên.

Người Hy Lạp Mycenae lần đầu tiên tới Síp khoảng năm 1600 trước Công Nguyên, với những khu định cư thuộc thời kỳ này nằm rải rác trên khắp hòn đảo. Một làn sóng người định cư Hy Lạp khác được cho là đã diễn ra trong giai đoạn 1100-1050 trước Công Nguyên, và đặc điểm Hy Lạp nổi bật trên đảo cũng bắt đầu từ giai đoạn này. Nhiều thuộc địa Phoenicia đã được tìm thấy từ thế kỷ thứ VIII trước Công Nguyên, như Kart-Hadasht có nghĩa 'Thị trấn Mới', gần Larnaca và Salamis hiện nay.

Síp bị Assyria chinh phục năm 709 trước Công Nguyên, trước một giai đoạn ngắn dưới sự cai trị của Ai Cập và cuối cùng là Ba Tư năm 545 trước Công Nguyên. Người Síp, dưới sự lãnh đạo của Onesilos, gia nhập cùng với những người anh em Hy Lạp tại các thành bang Ionia trong cuộc Nổi dậy Ionia không thành công năm 499 trước Công Nguyên chống lại Đế quốc Ba Tư Achaemenes. Hòn đảo bị đưa lại dưới quyền cai trị liên tục của Hy Lạp bởi Alexandros Đại Đếnhà Ptolemaios của Ai Cập sau cái chết của ông. Sự Hy Lạp hoá toàn bộ diễn ra trong thời kỳ Ptolemaios, chỉ chấm dứt khi Síp bị Cộng hoà La Mã sáp nhập năm 58 trước Công Nguyên. Síp là một trong những điểm dừng đầu tiên trong chuyến hành trình truyền giáo của Sứ đồ Phaolô.

Trung Cổ

[sửa | sửa mã nguồn]
Catarina Corner, Nữ vương Síp.

Năm 395, Síp trở thành một phần của Đế chế Byzantine,[31] đế chế này mất quyền kiểm soát hòn đảo vào tay người Ả Rập năm 649 trước khi tái chiếm năm 966. Trong Cuộc Thập tự chinh thứ Ba, năm 1191, Richard I của Anh đã chiếm hòn đảo từ Isaac Komnenos. Ông dùng nó như một căn cứ hậu cần chính khá an toàn khỏi Saracens. Một năm sau Guy của Lusignan mua lại hòn đảo từ Templars để bù cho những thiệt hại của vương quốc của ông.

Cộng hoà Venice nắm quyền kiểm soát đảo năm 1489 sau sự thoái vị của Nữ vương Catarina Corner. Bà là vợ goá của James II người là Lusignan Vua Síp cuối cùng. Sử dụng nó như một cổng thương mại quan trọng, người Venice nhanh chóng củng cố Nicosia; thành phố thủ đô hiện tại của Síp, với những Bức tường Venice nổi tiếng. Trong suốt thời cai trị của Venice, Đế chế Osman thường tiến hành những cuộc cướp phá Síp. Năm 1539 quân Osman phá huỷ Limassol và vì lo ngại điều xấu nhất có thể xảy ra, người Venice cũng củng cố FamagustaKyrenia.

Thời cai trị của Ottoman và Anh

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ lịch sử Síp của Kaptan Pasha thuộc Đế quốc Ottoman, Piri Reis

Năm 1570, một cuộc tấn công quy mô lớn dưới sự chỉ huy của Piyale Pasha với 60.000 quân đã đưa hòn đảo này về dưới sự thống trị của Đế quốc Thổ Ottoman, dù có sự kháng cự kiên quyết của những người dân NicosiaFamagusta. 20.000 người Nicosia bị giết hại, và mỗi nhà thờ, mỗi công trình công cộng và cung điện đều bị cướp phá.[32] Người Thổ áp đặt hệ thống millet và cho phép các cơ quan tôn giáo được quản lý các cộng đồng phi Hồi giáo của mình, nhưng cùng lúc ấy đầu tư cho Nhà thờ Chính thống phía Đông như một lực lượng môi giới giữa người Síp Thiên chúa giáo và các cơ quan được trao không chỉ quyền tôn giáo mà cả kinh tế và chính trị.Thuế khoá nặng nề đã dẫn tới những cuộc nổi loạn, với xấp xỉ hai mươi tám cuộc khởi nghĩa đẫm máu diễn ra trong giai đoạn 1572 và 1668, buộc các Sultan phải can thiệp. Cuộc tổng điều tra dân số lớn của Đế quốc Ottoman năm 1831, chỉ tính số đàn ông, cho biết có 14.983 tín đồ Hồi giáo và 29.190 tín đồ Thiên chúa giáo.[33] Tới năm 1872, dân số của hòn đảo đã tăng lên 144.000 gồm 44.000 người Hồi giáo và 100.000 tín đồ Thiên chúa giáo.[34]

Bộ máy hành chính, nhưng không có chủ quyền, của hòn đảo bị nhượng lại cho Đế quốc Anh năm 1878 với hậu quả của cuộc Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1877–1878). Hòn đảo tiếp tục là một căn cứ quân sự quan trọng của người Anh trên những con đường thuộc địa của họ. Tới năm 1906, khi cảng Famagusta được hoàn thành, Síp là một địa điểm hải quân quan trọng giám sát kênh đào Suez, con đường chính chiến lược dẫn tới Ấn Độ khi ấy là thuộc địa quan trọng nhất của Anh. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và sự liên minh của Thổ Nhĩ Kỳ với khối Liên minh Trung tâm, Anh Quốc sáp nhập hòn đảo. Năm 1923, theo Hiệp ước Lausanne, nước Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ mới thành lập từ bỏ bất kỳ yêu sách nào với Síp vào năm 1925 hòn đảo được tuyên bố là một Thuộc địa Hoàng gia Anh. Nhiều người Síp Hy Lạp chiến đấu trong Quân đội Anh trong cả hai cuộc Thế Chiến, với hy vọng rằng cuối cùng Síp sẽ được thống nhất với Hy Lạp.[cần dẫn nguồn]

Tháng 1 năm 1950 Nhà thờ Chính thống phương Đông tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý, bị cộng đồng người Síp Thổ Nhĩ Kỳ tẩy chay, theo đó 90% người bỏ phiếu ủng hộ "enosis", có nghĩa là một liên minh với Hy Lạp; tất nhiên cũng có những người Síp Hy Lạp không đồng ý với enosis. Quyền tự trị giới hạn theo một hiến pháp được cơ quan hành chính Anh đưa ra nhưng cuối cùng bị bác bỏ. Năm 1955 tổ chức EOKA được thành lập, tìm kiếm độc lập và liên minh với Hy Lạp thông qua đấu tranh vũ trang. Cùng lúc ấy Tổ chức Kháng chiến Thổ Nhĩ Kỳ (TMT), kêu gọi Taksim, hay sự ly khai, được thành lập bởi những người Síp Thổ Nhĩ Kỳ như một tổ chức đối trọng.[35] Sự hỗn loạn trên hòn đảo bị người Anh dùng vũ lực đàn áp.

Độc lập

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 16 tháng 8 năm 1960, Síp giành được độc lập sau một thoả thuận tại Zürich và Luân Đôn giữa Anh Quốc, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Người Anh giữ lại hai Vùng Căn cứ quân sự có chủ quyền tại Akrotiri và Dhekelia trong khi các cơ sở chính phủ các văn phòng công cộng được trao theo tỷ lệ thành phần sắc tộc khiến cộng đồng thiểu số Thổ Nhĩ Kỳ có quyền phủ quyết thường trực, 30% trong nghị viện và bộ máy hành chính, và trao cho ba quốc gia bảo lãnh các quyền đảm bảo thực hiện.

Năm 1963 bạo lực giữa các cộng đồng bùng phát, một phần được sự bảo trợ của cả hai "nước mẹ"[36] với việc người Síp Thổ Nhĩ Kỳ bị buộc vào sống trong các vùng đất nội địa và lãnh đạo người Síp Hy Lạp Tổng giám mục Makarios III kêu gọi một sự đơn phương thay đổi hiến pháp coi đó là cách thức để giảm căng thẳng và giúp người Hy Lạp có quyền kiểm soát toàn bộ hòn đảo. Liên hiệp quốc tham gia giải quyết vấn đề và các lực lượng Liên hiệp quốc tại Síp (UNICYP) đã được triển khai tại các điểm nhạy cảm.

Phân chia

[sửa | sửa mã nguồn]

Chính phủ quân sự Hy Lạp nắm quyền ở Hy Lạp đầu thập niên 1970 trở nên bất bình với chính sách của Makarios tại Síp và sự thiếu vắng một quá trình hướng tới "Enosis" ('Liên minh' trong tiếng Hy Lạp) với Hy Lạp. Một phần vì lý do này, và một phần bởi sự bối rối với sự chống đối trong nước, hội đồng quân sự đã tổ chức một cuộc đảo chính bại Síp ngày 15 tháng 7 năm 1974. Nikos Sampson được hội đồng quân sự Hy Lạp đưa lên làm tổng thống Síp. Dù là một người theo chủ nghĩa quốc gia, ông đã không tuyên bố liên minh với Hy Lạp và tuyên bố rằng Síp sẽ tiếp tục giữ độc lập và không liên kết.[37] Nhưng chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ không thấy dễ chịu với tình hình thực tế, vì thế họ đã phản ứng và tìm kiếm sự can thiệp của Anh, vốn chưa bao giờ là cụ thể. Bảy ngày sau, ngày 20 tháng 7 năm 1974, Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược Síp tuyên bố một quyền, theo các thoả thuận Zurich và Luân Đôn, để can thiệp và tái lập trật tự hiến pháp. Không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu ném bom các vị trí tại Síp, hàng trăm lính dù đổ bộ xuống khu vực giữa Nicosia và Kyrenia, nơi người Síp Thổ Nhĩ Kỳ được trang bị tốt từ lâu đã có mặt, trong khi ngoài bờ biển Kyrenia 30 tàu Thổ Nhĩ Kỳ được bảo vệ bởi các tàu khu trục cho đổ bộ 6,000 lính và một lực lượng xe tăng, xe tải và các phương tiện bọc thép. Ba ngày sau, khi một thoả thuận ngừng bắn đã được đồng thuận, Thổ Nhĩ Kỳ đã cho đổ bộ 30.000 lính trên hòn đảo và chiếm Kyrenia, hành lang nối Kyrenia với Nicosia và quận Síp Thổ Nhĩ Kỳ của Nicosia. Hội đồng quân sự tại Athens và sau đó là Sampson Síp mất quyền lực. Tại Nicosia, Glafkos Clerides nắm quyền tổng thống và trật tự hiến pháp được tái lập; bề ngoài là loại bỏ nguyên nhân người Thổ Nhĩ Kỳ đặt ra cho cuộc xâm lược, dù người Thổ dù đã có nhiều thắng lợi ban đầu như vậy khi đó đã cam kết áp dụng chính sách từ lâu của họ là chia rẽ hòn đảo và sáp nhập miền bắc Síp. Người Thổ sử dụng một giai đoạn với các cuộc đàm phán vờ vĩnh - trong đó Thổ Nhĩ Kỳ được Mỹ ủng hộ về ngoại giao, tình báo - để tăng cường khu vực Kyrenia và chuẩn bị cho giai đoạn thứ hai của cuộc xâm lược, bắt đầu ngày 14 tháng 8 và dẫn tới việc chiếm đóng Morphou, Karpasia, Ammochostos và Mesaoria. Sự can thiệp quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ được Hoa Kỳ bí mật ủng hộ[38][39]NATO.[38] Người Hy Lạp thông báo sự thành lập của một nhóm bán quân sự EOKA mới nhằm chống lại những kẻ xâm lược nhưng điều này đã cho thấy sự phản tác dụng, khiến việc trục xuất người Hy Lạp khỏi các vùng do Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng càng diễn ra nhanh hơn. Với số lượng thua kém hoàn toàn, các lực lượng Hy Lạp không thể chống lại sự tiến quân của Thổ Nhĩ Kỳ. Vùng Ayia Napa chỉ thoát khỏi sự chiếm đóng nhờ nó nằm sau khu vực Căn cứ có Chủ quyền Anh, nơi người Thổ vì cần thận đã không xâm chiếm.

Một quan điểm khác cho rằng cuộc đảo chính đơn giản chỉ có mục đích hạ bệ Tổng giám mục Makarios và chính phủ của ông vì thế các kế hoạch của Henry Kissinger về Síp có thể được thực hiện.

Ioannides [lãnh đạo hội đồng quân sự Hy Lạp] đã nói rằng... ông không chắc liệu mình chỉ đơn giản có thể rút quân Hy Lạp khỏi Síp... hay dứt khoát lật đổ Makarios và để Hy Lạp thoả thuận trực tiếp với Thổ Nhĩ Kỳ về tương lai của Síp. (The trial of Henry Kissinger By Christopher Hitchens, 2002, p.82.)

Áp lực quốc tế dẫn tới một cuộc ngừng bắn và ở thời điểm đó 37% đất đai đã thuộc trong vùng chiếm đóng Thổ Nhĩ Kỳ, 170.000 người Síp Hy Lạp bị đuổi khỏi nhà cửa ở miền bắc và 50.000 người Síp Thổ Nhĩ Kỳ phải ra đi theo hướng ngược lại. Năm 1983 người Síp Thổ Nhĩ Kỳ đơn phương tuyên bố độc lập, và chỉ được mỗi Thổ Nhĩ Kỳ công nhận. Tới thời điểm hiện tại, có 1,534 người Síp Hy Lạp[40] và 502 người Síp Thổ Nhĩ Kỳ[41] mất tích vì cuộc xung đột. Các sự kiện trong mùa hè năm 1974 là trọng tâm chính trị trên hòn đảo, cũng như quan hệ Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ. Khoảng 150.000 người định cư từ Thổ Nhĩ Kỳ được cho là đang sống trên miền bắc vi phạm vào Hiệp ước Genève và nhiều nghị quyết của Liên hiệp quốc [Còn mơ hồ ]. Sau cuộc xâm lược và chiếm đóng lãnh thổ miền bắc của Thổ Nhĩ Kỳ, Cộng hoà Síp thông báo toàn bộ cảng vào ở miền bắc bị đóng cửa, bởi thực tế chúngkhông nằm trong quyền quản lý của họ.

Lịch sử gần đây

[sửa | sửa mã nguồn]

Bởi sự phân chia của nền Cộng hoà diễn ra trên thực tế, chứ không phải về mặt pháp lý, miền bắc và miền nam đã đi theo những con đường khác nhau. Cộng hoà Síp là một chế độ dân chủ lập hiến đã đạt tới mức độ giàu có cao, với nền kinh tế bùng nổ và cơ sở hạ tầng tốt. Nó là một thành viên của Liên hiệp quốc, Liên minh châu Âu và nhiều tổ chức quốc tế khác và được các tổ chức này công nhận như chính phủ hợp pháp duy nhất của toàn bộ hòn đảo. Vùng không thuộc quyền quản lý của Cộng hoà Síp, Bắc Síp, phụ thuộc vào sự giúp đỡ từ Thổ Nhĩ Kỳ. Nỗ lực lớn cuối cùng nhằm giải quyết cuộc tranh cãi SípKế hoạch Annan. Nó được người Síp Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ nhưng nó bị phản đối bởi người Síp gốc Hy Lạp.

Tháng 7 năm 2006, hòn đảo trở thành một thiên đường an toàn cho những người Liban tị nạn vì cuộc xung đột giữa IsraelHezbollah.[42]

Tháng 3 năm 2008, một bức tường từng đứng hàng thập kỷ như biên giới giữa vùng do người Síp Hy Lạp quản lý và vùng đệm của Liên hiệp quốc đã bị phá bỏ.[43] Bức tường từng cắt ngang qua Phố Ledra tại trung tâm Nicosia và được coi như một biểu tượng mạnh mẽ của sự phân chia hòn đảo kéo dài 32 năm. Ngày 3 tháng 4 năm 2008, Phố Ledra được mở cửa với sự hiện diện của các quan chức Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp.[44]

Chính phủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Síp là một quốc gia theo chế độ cộng hoà tổng thống. Nguyên thủ nhà nước và lãnh đạo chính phủ là Tổng thống, tổng thống được bầu qua một quá trình phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ năm năm. Quyền hành pháp do chính phủ đảm nhiệm và quyền lập pháp thuộc Nghị viện trong khi nhánh Tư pháp độc lập với cả nhánh lập pháp và hành pháp.

Hiến pháp năm 1960 quy định một hệ thống chính phủ tổng thống với các nhánh hành pháp, lập pháp và tư pháp riêng biệt, cũng như một hệ thống kiểm tra và cân bằng phức tạp, gồm một tỷ lệ chia sẻ quyền lực đã được tính trước để bảo vệ các quyền lợi của người Síp Thổ Nhĩ Kỳ. Nhánh hành pháp, do một Tổng thống Síp Hy Lạp và một Phó tổng thống Síp Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu. Hai người này được các cộng đồng của mình bầu lên với nhiệm kỳ năm năm và mỗi người đều có quyền phủ quyết với một số kiểu quyết định hành pháp và lập pháp. Quyền lập pháp thuộc Nghị viện, với các đại biểu cũng được bầu lên trên căn bản đầu phiếu. Từ năm 1964, sau những cuộc xung đột giữa hai cộng đồng, các ghế của người Síp Thổ Nhĩ Kỳ trong nghị viện bị bỏ trống. Người Síp Thổ Nhĩ Kỳ từ chối thành lập bộ nội vụ trước cuộc xâm lược Síp trong nỗ lực nhằm phân chia Cộng hoà Síp về pháp lý. Điều này là rõ ràng trong báo cáo của Tổng thư ký Liên hiệp quốc ở thời điểm ấy. Các lãnh đạo người Síp Thổ Nhĩ Kỳ đã gia nhập vào một lập trường cứng rắn chống lại mọi biện pháp có thể khiến các thành viên của hai cộng đồng sống và làm việc cùng nhau, hay có thể đặt người Síp Thổ Nhĩ Kỳ vào các tình huống theo đó họ sẽ phải chấp nhận quyền lực của các cơ quan chính phủ. Quả thực, bởi giới lãnh đạo người Síp Thổ Nhĩ Kỳ cam kết coi sự chia rẽ về địa lý và tự nhiên giữa các cộng đồng như một mục tiêu chính trị, dường như các hành động được người Síp Thổ Nhĩ Kỳ khuyến khích khó có thể được coi là sự thể hiện các dấu hiệu của một chính sách mới. Kết quả dường như là một chính sách tự chia rẽ một cách thận trọng của người Síp Thổ Nhĩ Kỳ[45]

Năm 1974 Síp bị phân chia trên thực tế thành Síp do người Hy Lạp kiểm soát ở hai phần ba hòn đảo ở phía nam và một phần ba diện tích do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát ở phía bắc. Người Síp Thổ Nhĩ Kỳ cuối cùng đã tuyên bố độc lập năm 1983 trở thành Cộng hoà Bắc Síp Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng chỉ được mỗi Thổ Nhĩ Kỳ công nhận. Năm 1985, Cộng hoà Bắc Síp Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra một hiến pháp và tổ chức cuộc bầu cử đầu tiên. Liên hiệp quốc công nhận chủ quyền của Cộng hoà Síp với toàn bộ hòn đảo Síp.[cần dẫn nguồn]

Nghị viện hiện có 59 thành viên được bầu với nhiệm kỳ năm năm, 56 thành viên theo đại diện tỷ lệ và ba thành viên quan sát viên đại diện cho các cộng đồng người Maronite, LatinArmenia. 24 ghế được chia cho cộng đồng Thổ Nhĩ Kỳ nhưng vẫn bị để trống từ năm 1964. Môi trường chính trị chủ yếu là cuộc tranh giành giữa Đảng Tiến bộ của Tầng lớp Lao động (AKEL) Cộng sản và Đảng Tự do dân chủ bảo thủ và phái trung dung[46] Đảng Dân chủ, Dân chủ Xã hội Phong trào Dân chủ Xã hội (EDEK) và EURO.KO trung dung.

Ngày 17 tháng 2 năm 2008 Dimitris Christofias thuộc Đảng Tiến bộ của Tầng lớp Lao động được bầu làm Tổng thống Síp và đây là thắng lợi bầu cử đầu tiên không phải thuộc một liên minh lớn. Điều này khiến Síp trở thành một trong ba quốc gia duy nhất trên thế giới đã từng có một chính phủ Cộng sản được bầu cử dân chủ, hai nước kia là MoldovaNepal, và là quốc gia thành viên Liên minh châu Âu duy nhất đã từng nằm dưới sự lãnh đạo của phái Cộng sản. Christofias tiếp nhận chính phủ từ Tassos Papadopoulos thuộc Đảng Dân chủ ông đã nắm chức vụ này từ tháng 2 năm 2003. Tuy nhiên, do những hậu quả nặng nề mà Christofias gây ra trong cuộc khủng hoảng kinh tế tại Síp 2012-13, ông đã không ra tranh cử lần 2 và nhiệm kỳ sau (2013), Nicos Anastasiades thuộc Đảng Dân chủ đã lên nắm quyền và được tái cử và nắm giữ chức Tổng thống cho đến nay.

Cộng hoà Síp được chia thành sáu quận:[47] Nicosia, Famagusta, Kyrenia, Larnaca, LimassolPaphos.

Bản đồ Síp Quận tên tiếng Hy Lạp tên tiếng Thổ Nhĩ Kỳ
NicosiaLarnacaLimassolPaphosAkrotiriKyreniaFamagustaDhekelia
Famagusta Αμμόχωστος (Ammochostos) Gazimağusa
Quận Kyrenia Κερύvεια (Keryneia) Girne
Quận Larnaca Λάρνακα (Larnaka) Larnaka/İskele
Quận Limassol Λεμεσός (Lemesos) Limasol/Leymosun
Quận Nicosia Λευκωσία (Lefkosia) Lefkoşa
Quận Paphos Πάφος (Pafos) Baf/Gazibaf

Lãnh thổ phụ thuộc ở bên ngoài và vùng đất thuộc nước ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Síp có bốn vùng đất phụ thuộc ở bên ngoài, và toàn bộ lãnh thổ thuộc Khu vực Căn cứ có Chủ quyền Anh Dhekelia. Hai vùng đầu tiên là các làng OrmidhiaXylotymvou. Vùng thứ ba là Trạm điện Dhekelia, bị ngăn cách bởi một con đường của Anh làm hai phần. Phần phía bắc là một vùng phụ thuộc ở bên ngoài, giống như hai làng trên, trong khi vùng phía nam nằm cạnh biển và vì thế không phải là một vùng đất phụ thuộc ở bên ngoài, dù nó không có lãnh hải riêng.[48] Vùng đệm Liên hiệp quốc chạy ngược hướng Dhekelia và quay trở lại từ cạnh phía đông của nó bên ngoài Ayios Nikolaos, nối với phần còn lại của Dhekelia bằng một hành lang đất, và theo hướng này vùng đệm quay về góc phía đông nam của hòn đảo, vùng Paralimni, là vùng phụ thuộc ở bên ngoài trên thực tế chứ không phải theo pháp lý.

Pyrgos là một vùng đất phụ thuộc nước ngoài trên thực tế của vùng do chính phủ kiểm soát trên hòn đảo. Đây là thị trấn Hy Lạp Síp nằm trên Vịnh Morphou do Chính phủ Bắc Síp Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát.

Nhân quyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự lưu ý thường xuyên trên sự phân chia hòn đảo thỉnh thoảng đội lốt những vấn đề nhân quyền. Mại dâm lan tràn trên cả vùng do Hy Lạp và vùng do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát, và vùng phía nam do Hy Lạp kiểm soát đã bị chỉ trích[49] vì vai trò của nó trong ngành thương mại sex như một trong những con đường buôn người từ Đông Âu.[50] Chế độ ở phía bắc thỉnh thoảng bị chỉ trích về vấn đề tự do ngôn luận[51] liên quan tới việc đối xử nghiêm khắc với các tổng biên tập báo. Luật pháp về bạo lực gia đình tại nước Cộng hoà vẫn hầu như không được áp dụng,[52] và nó vẫn chưa được thông qua thành luận ở phía Bắc. Các báo cáo về sự đối xử không thích đáng với nhân viên nội địa, chủ yếu là những công nhân nhập cơ từ các nước đang phát triển, thỉnh thoảng được thông báo trên báo chí Síp Hy Lạp,[53] và là chủ đề của nhiều chiến dịch của các tổ chức từ thiện chống phát xít KISA.

Quân đội

[sửa | sửa mã nguồn]

Vệ binh Quốc gia Síp là lực lượng quân sự chính của Cộng hoà Síp ở phía Nam. Đây là lực lượng quân đội hỗn hợp gồm toàn bộ người Hy Lạp, với các nhánh bộ binh, không quân và hải quân.

Các lực lượng trên bộ của Vệ binh Quốc gia Síp gồm các đơn vị sau:

  • Sư đoàn Bộ binh số 1 (Ιη Μεραρχία ΠΖ)
  • Sư đoàn Bộ binh số 2 (ΙΙα Μεραρχία ΠΖ)
  • Lữ đoàn Bộ binh số 4 (ΙVη Ταξιαρχία ΠΖ)
  • Lữ đoàn Thiết giáp số 20 (ΧΧη ΤΘ Ταξιαρχία)
  • Lữ đoàn Hỗ trợ số 3 (ΙΙΙη Ταξιαρχία ΥΠ)
  • Lữ đoàn Hỗ trợ số 8 (VIIIη Ταξιαρχία ΥΠ)

Lực lượng không quân gồm Phi đội Trực thăng Tấn công số 449 (449 ΜΑΕ) - với những chiếc SA-342LBell 206 và Phi đội Trực thăng Tấn công số 450 (450 ME/P) - với những chiếc Mi-35P, BN-2BPC-9. Các sĩ quan cao cấp hiện tại gồm Tư lệnh Tối cao, Vệ binh Quốc gia Síp: Trung tướng Konstantinos Bisbikas, Phó tư lệnh, Vệ binh Quốc gia Síp: Trung tướng Savvas Argyrou và Tham mưu trưởng, Vệ binh Quốc gia Síp: Thiếu tướng Gregory Stamoulis.

Síp thực hiện nền kinh tế thị trường tự do dựa chủ yếu vào các ngành dịch vụ đặc biệt là du lịch. Trước đây nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất, thu hút 1/3 lực lượng lao động, nông sản xuất khẩu chiếm 1/3 giá trị xuất khẩu của Síp, nhưng những năm gần đây du lịch và dịch vụ dần dần chiếm vị trí quan trọng hơn, đóng góp đến 78% GDP và thu hút hơn 70% lực lượng lao động của Síp. Nền công nghiệp Síp nhỏ bé, chủ yếu là công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng như dệt, giày dép, may mặc xuất khẩu, chế biến nông lâm sản...Năm 2007, Síp đã thu hút nhiều vốn đầu tư chiếm hơn 20,8% GDPlàm tăng thêm nguồn ngân sách đến 9,996 tỷ USD.

Năm 2016, Tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của Síp là 19.931 tỷ USD tính theo qui đổi, với tỷ lệ tăng trưởng GDP thực 3,6%, thu nhập tính theo đầu người là 35,750 USD (2016). Tỷ lệ lạm phát là 5,1% (2008); tỷ lệ thất nghiệp là 3.8% (2008), nợ nước ngoài 26,12 tỷ USD (31/12/2007). Síp có quan hệ kinh tếthương mại chủ yếu với các nước EU, Đông Bắc Á (Hàn Quốc, Nhật Bản).

Kinh tế Síp khá thịnh vượng và đã được đa dạng hoá trong những năm gần đây.[54] Theo các ước tính mới nhất của IMF, GDP trên đầu người của nước này (đã được điều chỉnh theo sức mua) ở mức $28.381, ở trên mức trung bình của Liên minh châu Âu.[55] Síp đã được lựa chọn là một cơ sở cho nhiều doanh nghiệp nước ngoài bởi cơ sở hạ tầng phát triển cao. Chính sách kinh tế của Chính phủ Síp chú trọng tới việc đạt các tiêu chí cho việc gia nhập Liên minh châu Âu. Chấp nhận đồng euro làm tiền tệ quốc gia như yêu cầu với mọi quốc gia mới gia nhập Liên minh châu Âu, và chính phủ Síp đã chấp nhận đồng tiền tệ mới ngày 1 tháng 1 năm 2008.[54] Dầu mỏ gần đây đã được phát hiện trên thềm lục địa giữa Síp và Ai Cập, và những cuộc đàm phán đang được tiến hành giữa LibanAi Cập để đạt tới một thoả thuận khai thác các nguồn tài nguyên đó.[56] Thềm lục địa chia tách Liban và Síp được cho là có trưc lượng dầu thôkhí tự nhiên lớn.[56] Tuy nhiên, Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ không cho phép việc khai thác dầu khí trong vùng.[56][57]

Kinh tế khu vực do Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng (thực tế là Quận Mersin) chủ yếu gồm các lĩnh vực dịch vụ, gồm lĩnh vực công, thương mại, du lịchgiáo dục với các khu vực nông nghiệpcông nghiệp nhẹ nhỏ. Kính tế hoạt động trên cơ sở thị trường tự do, dù nó tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự cô lập chính trị của người Síp Thổ Nhĩ Kỳ, sự thiếu hụt đầu tư tư nhân và chính phủ, chi phí vận chuyển cao, và thiếu hụt nguồn lao động có tay nghề. Dù có những trở ngại như vậy, nền kinh tế đã hoạt động tốt trong giai đoạn 2003 và 2004, với các tỷ lệ phát triển cao 9.6% và 11.4%. Thu nhập trung bình trong khu vực đạt $15.984 năm 2008.[58] Sự tăng trưởng được hỗ trợ một phần bởi sự ổn định vững chắc của đồng lira mới Thổ Nhĩ Kỳ và bởi sự tăng trưởng mạnh trong lĩnh vực giáo dục và xây dựng. Hòn đảo đã chứng kiến một cuộc bùng nổ du lịch trong nhiều năm và cùng với đó là sự thịnh vượng của thị trường cho thuê của Síp. Ngoài ra sự tăng trưởng tư bản trong mức độ thịnh vượng được tạo ra do nhu cầu của các nhà đầu tư tới đây và những người dân ngày càng giàu lên trên hòn đảo.[59]

Nhân khẩu

[sửa | sửa mã nguồn]
Tăng trưởng dân số (các con số cho toàn bộ hòn đảo, ngoại trừ khoảng 150.000 người nhập cư Thổ Nhĩ Kỳ gần đây sống tại miền Bắc Síp).
Cơ cấu dân số.

Theo cuộc điều tra dân số đầu tiên sau khi tuyên bố độc lập, được tiến hành tháng 12 năm 1960 và ở trên phạm vi toàn bộ hòn đảo, Síp có tổng dân số 573.566 người, với người Síp gốc Hy Lạp chiếm 77% dân số và người Síp Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 18% (người sắc tộc khác chiếm 5% còn lại).[60] Theo cuộc điều tra dân số gần nhất tiến hành trên toàn bộ hòn đảo (tháng 4 năm 1973), dân số Síp là 631.778 với ước tính người Síp Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 19% tổng số (khoảng 120.000).[61]

Các cuộc điều tra dân số sau này tiến hành trong giai đoạn 1976-2001 sau sự phân chia trên thực tế của hòn đảo với chỉ số người sống trong vùng thuộc quyền kiểm soát của Chính phủ Cộng hoà Síp, số người Síp Thổ Nhĩ Kỳ sống ở miền Bắc Síp theo ước tính của Sở Thống kê Cộng hoà Síp theo các tỷ lệ tăng trưởng dân số và dữ liệu nhập cư. Trong cuộc điều tra dân số cuối cùng năm 2001 do Cộng hoà Síp tiến hành, dân số tại vùng chính phủ kiểm soát là 703.529 người. Số người Síp Thổ Nhĩ Kỳ ở miền Bắc Síp được Sở Thống kê Cộng hoà Síp đưa ra là 87.600 người, hay 11% tổng dân số được công bố.[61]

Những ước tính gần nhất của Sở Thống kê Síp cho rằng dân số hòn đảo này ở thời điểm cuối năm 2006 là 867.600 người, với 89.8% (778.700) ở vùng do chính phủ kiểm soát và 10.2% (88.900) người Síp Thổ Nhĩ Kỳ ở miền Bắc Síp.[61] Tuy nhiên, ước tính của Cộng hoà Síp về số người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ không phản ánh tổng số dân của miền Bắc Síp. Ngoài ra, Sở Thống kê Cộng hoà Síp cũng ước tính rằng 150.000-160.000 người nhập cư Thổ Nhĩ Kỳ (được gọi là "người định cư trái phép" trong Bản tóm tắt thống kê năm 2007 của Cộng hoà Síp,[61] Ghi chú tại tr. 72) đang sống ở miền Bắc Síp, đưa số dân trên thực tế của miền Bắc Síp lên khoảng 250.000 người. Ước tính do Cộng hoà Síp đưa ra khớp với các kết quả cuộc điều tra dân số năm 2006 do 'chính phủ' Bắc Síp tiến hành, theo đó tổng dân số Cộng hoà Bắc Síp Thổ Nhĩ Kỳ là 265.100 người.[62] Vì thế tổng dân số Síp hơi lớn hơn 1 triệu người, gồm 778.700 người ở vùng lãnh thổ do chính phủ Cộng hoà Síp kiểm soát và 265.100 người tại vùng lãnh thổ do chính phủ Cộng hoà Bắc Síp Thổ Nhĩ Kỳ quản lý.

Síp đã chứng kiến một làn sóng lớn người lao động nhập cư từ các quốc gia như Thái Lan, Philippines, và Sri Lanka, cũng như số lượng lớn người cư trú thường xuyên thuộc các quốc tịch Nga, Anh và các quốc gia Liên minh châu Âu khác. Các cộng đồng người Nga và Ukraina khá lớn (chủ yếu là người Hy Lạp Hắc Hải, nhập cư sau sự sụp đổ của Khối Đông Âu), Bulgaria, România, và các quốc gia Đông Âu. Tới cuối năm 2007, khoảng 124.000 người nhập cư định cư tại Síp, ba nhóm người nhập cư lớn nhất là 37.000 người Hy Lạp, 27.000 người Anh, và 10.000 người Nga. Hòn đảo cũng là nơi sinh sống của một cộng đồng thiểu số người Maronite 6.000 người, một cộng đồng người Armenia khoảng 2.000 người, và những người tị nạn chủ yếu đến từ Serbia, Palestine, và Liban. Cũng có một cộng đồng thiểu số người Kurd tại Síp.

Bên ngoài Síp có một cộng đồng khá lớn và thịnh vượng người Síp gốc Do thái tại các quốc gia khác. Hoa Kỳ, Anh Quốc, Hy Lạp và Australia là những nước tiếp đón đa số người di cư rời bỏ hòn đảo sau khi nó bị phân chia trên thực tế năm 1974. Đặc biệt tại Anh Quốc ước tính có 150.000 người Síp.

Tôn giáo

[sửa | sửa mã nguồn]
Tôn giáo tại Síp (2010)[63][3]
tôn giáo tỷ lệ
Chính thống giáo Đông phương
  
78%
Hồi giáo
  
20%
Khác
  
1%
Không tôn giáo
  
1%

Đa số người Síp gốc Hy Lạp là thành viên của Giáo hội Chính thống Hy Lạp, trong khi hầu hết người Síp Thổ Nhĩ Kỳ là tín đồ Hồi giáo. Theo Eurobarometer 2005,[64] Síp là một trong những quốc gia có số dân theo tôn giáo đông nhất tại Liên minh châu Âu, cùng với Malta, Romania, Hy Lạp và Ba Lan. Thậm chí Tổng thống đầu tiên của Síp, Makarios III, còn là một tổng giám mục. Đây cũng là một trong năm nước duy nhất của Liên minh châu Âu có tôn giáo chính thức của nhà nước, (Giáo hội Chính thống Síp, bốn quốc gia kia là Malta, Hy Lạp, Đan Mạch và Anh Quốc Anh giáo. Ngoài các cộng đồng Chính thống giáo và Hồi giáo, còn có các cộng đồng Bahá'í, Do Thái, Tin lành (gồm cả Pentecostal), Công giáo Rôma, Giáo hội nghi thức Maronite (Nghi thức Kitô giáo phía Đông) và Tông truyền Armenia nhỏ tại Síp.

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Síp có hệ thống giáo dục tiểu họctrung học phát triển cao với cả hệ thống giáo dụng công và tư nhân. Chất lượng cao của nền giáo dục có được nhờ trình độ trên mức trung bình của các giáo viên những cũng bởi thực tế gần 7% GDP được chi cho giáo dục khiến Síp là một trong ba nước chi tiêu nhiều nhất cho giáo dục trong EU cùng Đan Mạch và Thuỵ Điển. Các trường công nói chung được xem có cùng chất lượng như các cơ sở giáo dục tư nhân. Tuy nhiên, giá trị của bằng cấp trung học nhà nước bị hạn chế bởi thực tế các bằng cấp có được chỉ chiếm khoảng 25% điểm số cuối cùng của mỗi môn, 75% còn lại do giáo viên quyết định trong học kỳ, theo một cách ít công khai nhất. Các trường đại học Síp (giống như các trường đại học Hy Lạp) hầu như bỏ qua toàn bộ giá trị bằng cấp trung học trong việc tiếp nhận. Tuy một bằng trung học chỉ là bắt buộc khi vào trường đại học, việc tiếp nhận được quyết định hầu như chỉ trên cơ sở điểm số tại các cuộc thi đầu vào trường đại học mà mọi ứng cử viên đều bị bắt buộc phải tham gia. Đa số người Síp theo học trung học tại Hy Lạp, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, các trường đại học châu Âu và Bắc Mỹ. Cần lưu ý rằng hiện tại Síp có tỷ lệ phần trăm công dân ở tuổi lao động có trình độ trung học cao ở EU với 30% trước cả Phần Lan 29.5%. Ngoài ra 47% dân số trong độ tuổi 25–34 có bằng cấp ba, cao nhất tại EU. Sinh viên Síp rất chịu khó di chuyển, với 78.7% đang học tại một trường đại học bên ngoài Síp.

Các trường cao đẳng tư và các trường đại học được nhà nước hỗ trợ đã được phát triển.

Con số sinh viên từ nước ngoài cũng gia tăng.

Nghệ thuật

[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử nghệ thuật Síp có thể được truy nguồn gốc từ 10.000 năm trước, sau sự phát hiện một loạt hình ảnh khắc thời Chalcolithic tại các làng ở KhoirokoitiaLempa,[2] Lưu trữ 2013-01-17 tại Wayback Machine, và hòn đảo này cũng là quê hương của nhiều tranh thần tượng nghệ thuật cao từ thời Trung Cổ.

Âm nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Âm nhạc dân gian truyền thống Síp có nhiều điểm chung với âm nhạc dân gian Hy Lạp, gồm các điệu nhảy như sousta, syrtos, zeibekikos, tatsia, và kartsilamas. Các nhạc cụ gắn liền với âm nhạc dân gian Síp là violin ["fkiolin"], đàn luýt ["laouto"], accordion, và sáo Síp "pithkiavlin". Cũng có một hình thức thơ âm nhạc được gọi là "chattista", thường được trình diễn tại các lễ hội và sự kiện truyền thống. Các nhà soạn nhạc gắn liền với âm nhạc truyền thống Síp gồm Evagoras Karageorgis, Marios Tokas, Solon Michaelides, Savvas Salides. Nhạc Pop tại Síp nói chung bị ảnh hưởng bởi nhạc pop "Laïka" Hy Lạp, với nhiều nghệ sĩ như Anna VissiEvridiki nổi tiếng rộng rãi. Nhạc rock Síp và nhạc rock "Éntekhno" thường gắn liền với các nghệ sĩ như Michalis HatzigiannisAlkinoos Ioannidis. Metal cũng có nhiều khán giả tại Síp, được thể hiện bởi các ban nhạc như Armageddon, Winter's Verge, RUST and Blynd Rev. 16:16.

Văn học

[sửa | sửa mã nguồn]

Các tác phẩm văn học thời cổ gồm Cypria, một loại thơ sử thi có lẽ được sáng tác ở cuối thế kỷ thứ bảy trước Công Nguyên và gắn với tên tuổi Stasinus.

Ẩm thực

[sửa | sửa mã nguồn]
Các mảnh pho mát halloumi và lá bạc hà ở giữa.

Phó mát halloumi (hay còn gọi là hellim) có nguồn gốc ở Síp[65][66] và lần đầu tiên được sản xuất thời Trung Cổ Byzantine[67], sau đó trở nên nổi tiếng ở toàn bộ Trung Đông. Halloumi thường được ăn với các miếng mỏng, tươi hay nước, như một món khai vị.

Hải sản và các món cá của Síp gồm mực ống, bạch tuộc, cá đối đỏ, và cá vược biển. Dưa chuột và cà chua được sử dụng nhiều làm salad. Các món rau thông thường gồm khoai tây với dầu olive và mùi tây, súp lơ ngâm rượu và củ cải đường, măng tâykolokassi. Các đồ đặc sản khác của hòn đảo là thịt ướp trong rau mùi khô, các loại hạt và rượu, và cuối cùng là các loại thực phẩm khô và hun khói, như lountza (thăn lợn hun khói), thịt cừu nướng than, souvlaki (thịt lợn và thịt gà nướng than), và sheftalia/seftali (thịt băm gói trong màng treo ruột). Pourgouri (bulgur, lúa mì xay) là món ăn carbohydrate truyền thống cùng bánh mì.

Các loại rau củ tươi là sản phẩm thường thấy trong ẩm thực Síp. Các loại rau thường được sử dụng là bí xanh, hạt tiêu xanh, okra, đậu xanh, artichoke, cà rốt, khoai tây, dưa chuột, lá rau diếp và lá nho, và bột đậu, đậu hà lan, đậu dải trắng rốn nâu, đậu xanhđậu lăng. Các loại trái cây và quả thường gặp nhất là lê, táo, nho, cam, quýt, đào, sơn tra, mâm xôi, anh đào, dâu tây, vả, dưa hấu, dưa, lê tàu, chanh, hồ trăn, quả hạnh, hạt dẻ, óc chó, hazelnut.

Thể thao

[sửa | sửa mã nguồn]

Các cơ quan quản lý thể thao tại Síp gồm Hiệp hội Ô tô Síp, Liên đoàn Bóng bàn Síp,[68] Liên đoàn Bóng rổ Síp, Liên đoàn Cricket Síp, Liên đoàn Bóng đá Síp, Liên đoàn Rugby SípLiên đoàn Bóng chuyền Síp. Marcos Baghdatis là một trong những vận động viên tennis thành công nhất của Síp trên đấu trường quốc tế. Ông là người có mặt trong trận chung kết Australian Open năm 2006, và đã vào tới vòng bán kết Wimbledon cùng năm ấy. Tương tự Kyriakos Ioannou là một vận động viên nhảy cao người Síp sinh tại Limassol và đã đạt thành tích 2.35 m tại IAAF World Championships in Athletics lần thứ 11 được tổ chức tại Osaka, Nhật Bản, năm 2007 đoạt huy chương đồng.

Bóng đá là môn thể thao được ưa chuộng nhất. Các đội bóng nổi tiếng gồm AEL Limassol, APOLLON FC, Anorthosis Famagusta FC, AC Omonia, Apollon Ladies, Nea Salamina Famagusta, AEK LarnacaAPOEL Nicosia FC. Các sân vận động hay các địa điểm thi đấu thể thao tại Síp gồm Sân vận động GSP (lớn nhất tại Síp), Sân vận động Makario, Sân vận động Neo GSZ, Sân vận động Antonis Papadopoulos, Sân vận động AmmochostosSân vận động Tsirion. Cyprus Rally cũng là sự kiện xuất hiện trên lịch thi đấu của World Rally Championship.

Truyền thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Các tờ báo gồm Phileleftheros, Politis (Síp), Simerini, Cyprus Mail, Cyprus Observer, Famagusta Gazette, Cyprus Today, Cyprus Weekly, Financial Mirror, Haravgi, MakhiKathimerini (trong một ấn bản đặc biệt Síp). Các kênh TV gồm ANT1 Cyprus, Alfa TV, CNC Plus TV, Cyprus Broadcasting Corporation, Lumiere TV, Middle East Television, Mega Channel CyprusSigma TV.

Tiền đúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Síp, đồng euro được giới thiệu năm 2008. Ba thiết kế khác nhau đã được lựa chọn cho các đồng xu của Síp. Để kỷ niệm sự kiện này, một đồng tiền xu €5 cho mục đích sưu tập đã được phát hành. Đông xu này là một di sản của đồng tiền xu kỷ niệm vàng và bạc quốc gia cũ từng được lưu hành. Không giống những lần phát hành bình thường, các đồng xu này không được sử dụng hợp pháp tại eurozone; vì nó không thể sử dụng ở bất kỳ quốc gia nào khác ngoài Síp.

Hạ tầng

[sửa | sửa mã nguồn]

Vận tải

[sửa | sửa mã nguồn]
Đường cao tốc A1 - Limassol
Sân bay Quốc tế Larnaca

Công ty Đường sắt Chính phủ Síp đã ngừng hoạt động ngày 31 tháng 12 năm 1951, các phương thức vận tải khác là đường bộ, đường sắt và đường không. Trong số 10.663 km (6.626 mi) đường bộ tại vùng Síp Hy Lạp năm 1998, 6.249 km (3.883 mi) được trải nhựa, và 4.414 km (2.743 mi) không trải nhựa. Ở thời điểm năm 1996 vùng Síp Thổ Nhĩ Kỳ có tỷ lệ đường trải nhựa và không trải nhựa tương tự, với xấp xỉ 1.370 km (850 mi) đường trải nhựa và 980 km (610 mi) chưa trải nhựa. Síp là một trong bốn quốc gia Liên minh châu Âu duy nhất theo đó các phương tiện lưu thông theo phía bên trái đường, một tàn tích của sự thuộc địa hoá Anh, các quốc gia kia là Ireland, Malta và Anh Quốc.

Đường cao tốc

Số lượng phương tiện có đăng ký[69]
Tiêu chí phương tiện 2001 2002 2003 2004 2005
Phương tiện tư 270.348 277.554 291.645 324.212 344.953
Taxis 1,641 1,559 1,696 1,770 1,845
Xe thuê 8,080 8,509 9,160 9,652 8,336
Xe Bus 3,003 2,997 3,275 3,199 3,217
Xe tải nhẹ (dưới 40 tấn) 107.060 106.610 107.527 105.017 105.327
Xe tải nặng (hơn 40 tấn) 10.882 11.182 12.119 12.808 13.028
Mô tô (2 bánh) 12.956 14.983 16.009 16.802 16.836
Mô tô (3 bánh) 42 41 43 55 558
Scooter 28.987 25.252 25.464 24.539 22.987
TỔNG CỘNG 442.999 448.687 466.938 498.054 517.087

Năm 1999, Síp có sáu sân bay trực thăng và hai sân bay quốc tế: Sân bay Quốc tế LarnacaSân bay Quốc tế Paphos. Sân bay Quốc tế Nicosia đã bị đóng cửa từ năm 1974 và dù sân bay Ercan vẫn hoạt động nó chỉ đón những chuyến bay từ Thổ Nhĩ Kỳ. Từ năm 2006 Sân bay Quốc tế Ercan đã được đề cập tới trong những cuộc đàm phán giữa Anh, Hoa Kỳ và EU cho những đường bay thẳng, với việc mở cửa trừng phát của EU,[70] tuy nhiên những chuyến bay thẳng quốc tế trực tiếp vẫn chưa thể diễn ra.

Vận tải công cộng tại Síp bị hạn chế bởi các dịch vụ bus tư nhân (ngoại trừ Nicosia), taxi, và dịch vụ taxi 'chia sẻ' (ở địa phương được gọi là taxi dịch vụ). Sở hữu xe tư nhân trên đầu người đứng thứ 5 thế giới. Năm 2006 những kế hoạch lớn đã được thông báo nhằm cải thiện và mở rộng dịch vụ xe bus và tái cấu trúc vận tải công cộng trên khắp Síp, với sự hỗ trợ tài chính của Ngân hàng Phát triển Liên minh châu Âu. Các cảng chính của hòn đảo là Cảng Limassolcảng Larnaca, với hoạt động vận chuyển hàng hoá, hành khách, và tàu du lịch.

Chăm sóc y tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Các bệnh viện đô thị gồm:

Viễn thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Cyta, công ty viễn thông thuộc sở hữu nhà nước, điều hành hầu hết các kết nối viễn thôngInternet trên hòn đảo. Tuy nhiên, cùng với sự tự do hoá gần đây trong lĩnh vực này, một vài công ty viễn thông tư nhân đã xuất hiện gồm MTN, Cablenet, TelePassport, OTEnet TelecomPrimeTel.

Thành viên tổ chức quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Đảo quốc Síp là thành viên của: Australia Group, Khối thịnh vượng chung, Hội đồng châu Âu, CFSP, EBRD, Ngân hàng Đầu tư châu Âu, EU, FAO, IAEA, IBRD, ICAO, Phòng Thương mại Quốc tế, Tòa án Hình sự Quốc tế, Liên minh Thương mại Quốc tế, Hiệp hội Phát triển Quốc tế, IFAD, Hội đồng Tài chính Quốc tế, IHO, Tổ chức Lao động Quốc tế, IMF, Tổ chức Thời tiết Quốc tế, Interpol, IOC, Tổ chức Nhập cư Quốc tế, Liên minh Nghị viện, ITU, MIGA, Phong trào Không liên kết, NSG, OPCW, OSCE, PCA, UN, UNCTAD, UNESCO, UNHCR, UNIDO, UPU, WCL, WCO, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WToO, WTO.[71][72]

Xếp hạng quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]
Tổ chức Nghiên cứu Xếp hạng
State of World Liberty Project State of World Liberty Index[73] 9 trên 159
Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc Chỉ số phát triển con người 2006[74]
Chỉ số phát triển con người 2004[75]
Chỉ số phát triển con người 2000[75]
29 trên 177
29 trên 177
29 trên 177
The Economist Chỉ số Chất lượng Cuộc sống Thế giới Index, 2005[76] 23 trên 111
Đại học Leicester Chỉ số hài lòng với cuộc sống[77] 49 trên 178
Heritage Foundation/Wall Street Journal Chỉ số tự do kinh tế[78] 20 trên 157
Phóng viên không biên giới Chỉ số tự do báo chí thế giới 2006[79]
Chỉ số tự do báo chí thế giới 2005[80]
30 trên 168
25 trên 168
Tổ chức minh bạch quốc tế Chỉ số nhận thức tham nhũng 2006[81]
Chỉ số nhận thức tham nhũng 2005[82]
Chỉ số nhận thức tham nhũng 2004[83]
37 trên 163
37 trên 158
36 trên 145
Diễn đàn Kinh tế Thế giới Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu[84] 46 trên 125
Quỹ tiền tệ quốc tế GDP trên đầu người[85] 31 trên 180
Đại học Yale/Đại học Columbia Chỉ số Môi trường Bền vững 2005[86] không xếp hạng
Nationmaster Đình công lao động[87] không xếp hạng
A.T. Kearney / Chính sách đối ngoại Globalisation Index 2006[88]
Globalisation Index 2005[89]
Globalisation Index 2004[90]

không xếp hạng

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hitchens, Christopher (1997). Hostage to History: Cyprus from the Ottomans to Kissinger. Verso. ISBN 1-85984-189-9.
  • Brewin, Christopher (2000). European Union and Cyprus. Eothen Press. ISBN 0-906719-24-0.
  • Dods, Clement (ed.) (1999). Cyprus: The Need for New Perspectives. The Eothen Press. ISBN 0-906719-23-2.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  • Durrell, Lawrence (1957). Bitter Lemons. Faber and Faber. ISBN 0-571201-55-5.
  • Faustmann, Hubert and Nicos Peristianis (2006). Britain and Cyprus: Colonialism and Post-Colonialism, 1878-2006. Bibliopolis. ISBN 978-3-93392-536-7.
  • Gibbons, Harry Scott (1997). The Genocide Files. Charles Bravos Publishers. ISBN 0-9514464-2-8.
  • Hannay, David (2005). Cyprus: The Search for a Solution. I.B. Tauris. ISBN 1-85043-665-7.
  • Ker-Lindsay, James (2005). EU Accession and UN Peacemaking in Cyprus. Palgrave Macmillan. ISBN 1-4039-9690-3.
  • Ker-Lindsay, James and Hubert Faustmann (2009). The Government and Politics of Cyprus. Peter Lang. ISBN 978-3-03911-096-4.
  • Leventis Yiorghos (2002). Cyprus: The Struggle for Self-Determination in the 1940s. Peter Lang. ISBN 3-631-38411-4. Đã bỏ qua tham số không rõ |usisbn= (trợ giúp)
  • Leventis Yiorghos, Murata Sawayanagi Nanako, Hazama Yasushi (2008). Crossing Over Cyprus. Research Institute for Languages and Cultures of Asia and Africa (ILCAA) Tokyo University of Foreign Studies (TUFS). ISBN 978-4-86337-003-6.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  • Mirbagheri, Farid (1989). Cyprus and International Peacemaking. Hurst. ISBN 1-85065-354-2.
  • Nicolet, Claude (2001). United States Policy Towards Cyprus, 1954-1974. Bibliopolis. ISBN 3-933925-20-7.
  • Oberling, Pierre (1982). The Road to Bellapais. Columbia University Press. ISBN 0-88033-000-7.
  • O'Malley, Brendan and Ian Craig (1999). The Cyprus Conspiracy. I.B. Tauris. ISBN 1-86064-737-5.
  • Palley, Claire (2005). An International Relations Debacle: The UN Secretary-General's Mission of Good Offices in Cyprus, 1999-2004. Hart Publishing. ISBN 1-84113-578-X.
  • Papadakis, Yiannis (2005). Echoes from the Dead Zone: Across the Cyprus Divide. I.B. Tauris. ISBN 1-85043-428-X.
  • Plumer, Aytug (2003). Cyprus, 1963-64: The Fateful Years. Cyrep (Lefkosa). ISBN 975-6912-18-9.
  • Richmond, Oliver (1998). Mediating in Cyprus. Frank Cass. ISBN 0-7146-4431-5.
  • Richmond, Oliver and James Ker-Lindsay (eds.) (2001). The Work of the UN in Cyprus: Promoting Peace and Development. Palgrave Macmillan. ISBN 0-333-91271-3.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  • Tocci, Nathalie (2004). EU Accession Dynamics and Conflict Resolution: Catalysing Peace or Consolidating Partition in Cyprus?. Ashgate. ISBN 0-7546-4310-7.
  • Anastasiou, Harry (2008). Broken Olive Branch: Nationalism Ethnic Conflict and the Quest for Peace in Cyprus. Syracuse University Press. ISBN 0815631960.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Cyprus”. Global Religious Future. Pew Research Center. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2021.
  2. ^ “Census of Population and Housing 2021, Preliminary Results by District, Municipality/Community”. Nicosia: Statistical Service of Cyprus. 4 tháng 8 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2023.
  3. ^ a b c “Cyprus”. The World Factbook. Central Intelligence Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2010.
  4. ^ “World Population Prospects: The 2012 Revision, DB02: Stock Indicators”. Liên Hợp Quốc, Bộ phận Kinh tế và Xã hội, Phòng Dân số của Liên Hợp Quốc. New York. 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2015.
  5. ^ a b c d “World Economic Outlook Database, October 2024”. Washington, D.C.: Quỹ Tiền tệ Quốc tế. 22 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2024.
  6. ^ “Gini coefficient of equivalised disposable income – EU-SILC survey”. Luxembourg: Eurostat. 28 tháng 6 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2023.
  7. ^ “Báo cáo Phát triển Con người 2023/2024” (PDF) (bằng tiếng Anh). Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc. 13 tháng 3 năm 2024. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2024.
  8. ^ “National Anthem”. presidency.gov.cy. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2015.
  9. ^ “Stone Age wells found in Cyprus”. BBC News. ngày 25 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2009.
  10. ^ “Treaty of Lausanne”.
  11. ^ Cyprus date of independence Lưu trữ 2006-06-13 tại Wayback Machine (click on Historical review)
  12. ^ “Hoa Kỳ Library of Congress – Country Studies – Cyprus – Intercommunal Violence”. Countrystudies.us. ngày 21 tháng 12 năm 1963. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2009.
  13. ^ Mallinson, William (2005). Cyprus: A Modern History. I. B. Tauris. tr. 81. ISBN 978-1-85043-580-8.
  14. ^ “website”. BBC News. ngày 4 tháng 10 năm 2002. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2009.
  15. ^ Eyal Benvenisti (ngày 23 tháng 2 năm 2012). The International Law of Occupation. Oxford University Press. tr. 191. ISBN 978-0-19-958889-3.
  16. ^ Barbara Rose Johnston, Susan Slyomovics. Waging War, Making Peace: Reparations and Human Rights (2009), American Anthropological Association Reparations Task Force, p. 211
  17. ^ Morelli, Vincent. Cyprus: Reunification Proving Elusive (2011), DIANE Publishing, p. 10
  18. ^ Borowiec, Andrew. Cyprus: A Troubled Island (2000), Greenwood Publishing Group, p. 125
  19. ^ “According to the United Nations Security Council Resolutions 550 and 541”. United Nations. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2009.
  20. ^ Lesley Pender; Richard Sharpley (2005). The Management of Tourism. SAGE. tr. 273. ISBN 978-0-7619-4022-7.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  21. ^ “World Economic Outlook Database May 2001”. International Monetary Fund. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2011.
  22. ^ “Country and Lending Groups”. World Bank. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2010.
  23. ^ “The Non-Aligned Movement: Background Information”. Non-Aligned Movement. ngày 21 tháng 9 năm 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2010.
  24. ^ Fisher, Fred H. Cyprus: Our New Colony And What We Know About It. Luân Đôn: George Routledge and Sons 1878, pp. 13-14.
  25. ^ Les îles des Princes, banlieue maritime d'Istanboul: guide touristique - Page 136 by Ernest Mamboury
  26. ^ Encyclopedia of Freemasonry Part 1 and Its Kindred Sciences Comprising the Whole Range of Arts … - Page 25
  27. ^ “North American Extinctions v. World”. Thegreatstory.org. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2009.
  28. ^ “Stone Age wells found in Cyprus”. BBC News. ngày 25 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2009.
  29. ^ Wade, Nicholas, "Study Traces Cat's Ancestry to Middle East[liên kết hỏng]", The New York Times, 29 tháng 6 năm 2007
  30. ^ Walton, Marsha (9 tháng 4 năm 2004). “Ancient burial looks like human and pet cat”. CNN. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2007.
  31. ^ The World Book Encyclopedia - Page 1207 by World Book
  32. ^ Cyprus - OTTOMAN RULE, Hoa Kỳ Library of Congress
  33. ^ "Memalik-i Mahrusa-i Sahanede 1247 senesinde mevcut olan nufus defteri", Istanbul University library, ms.kat d-8 no:8867.
  34. ^ Osmanli Nufusu 1830–1914 by Kemal Karpat, ISBN 975-333-169-X and Die Völker des Osmanischen by Ritter zur Helle von Samo.
  35. ^ Caesar V. Mavratsas, Politics, Social Memory, and Identity in Greek Cyprus since 1974, cyprus-conflict.net, Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2008, truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2007
  36. ^ The Cyprus Conflict; The Main Narrative, continued, cyprus-conflict.net, Bản gốc (Scholar search) lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2008, truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2007
  37. ^ Brendan O'Malley & Ian Craig (1999). The Cyprus Conspiracy: America, Espionage and the Turkish Invasion. I.B.Tauris. tr. 170. ISBN 1-86064-737-5. Kiểm tra giá trị |isbn=: ký tự không hợp lệ (trợ giúp).Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  38. ^ a b Bức điện của Joseph Luns, Tổng Thư ký NATO, gửi Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Lưu trữ 2008-11-17 tại Wayback Machine về thoả thuận đạt được với Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Joseph J. Sisco, phái viên của Henry Kissinger, về việc ủng hộ sự can thiệp quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Síp. July 1974.
  39. ^ Bức điện do Henry Kissinger gửi Đại sứ Hoa Kỳ tại Síp Lưu trữ 2008-11-17 tại Wayback Machine về quyết định của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ nhằm chất dứt vấn đề Síp, tháng 5 năm 1974.
  40. ^ Over 100 missing identified so far, Cyprus Mail, Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 4 năm 2008, truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2007
  41. ^ Missing cause to get cash injection, Cyprus Mail, Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 4 năm 2008, truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2007
  42. ^ Xinhua (ngày 21 tháng 7 năm 2006). “About 11.500 people flee Lebanon to Cyprus”. People's Daily Online.
  43. ^ Greek Cypriots dismantle barrier, BBC News, truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2008
  44. ^ Ledra Street crossing opens in Cyprus. Associated Press article published on International Herald Tribune Website, 3 tháng 4 năm 2008
  45. ^ Quotation from March 1999 report submitted by Cyprus in the framework of the Convention for the Protectino of Mational Minorities citing United Nations Secretary General Report S/6426 Lưu trữ 2009-01-25 tại Wayback Machine, 10 tháng 6 năm 1965
  46. ^ DotNetNuke. “Democratic Party (DH.KO) > Το Κόμμα > Διακήρυξη”. Diko.org.cy. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2009.
  47. ^ “EUROPA - The EU at a glance - Maps - Cyprus”. Europa.eu. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2009.
  48. ^ “Cyprus”. Geosite.jankrogh.com. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2009.
  49. ^ Jean Christou, US report raps Cyprus over battle on flesh trade, cyprus-mail.com, Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2007, truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2007
  50. ^ Jacqueline Theodoulou, A shame on our society, cyprus-mail.com, Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 7 năm 2007, truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2007
  51. ^ IPI deeply concerned over criminal defamation charges brought against daily newspaper in Northern Cyprus, international Press Institute, 9 tháng 1 năm 2007, Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2007, truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2007
  52. ^ Cyprus Human Rights Practices, 1995: Discrimination Based on Race, Sex, Religion, Disability, Language, or Social Status, Hellenic Resources network, truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2007 Đã bỏ qua văn bản “author: Hoa Kỳ Department of State” (trợ giúp); Đã bỏ qua văn bản “date: March 1996” (trợ giúp); Chú thích có tham số trống không rõ: |unused_data= (trợ giúp)
  53. ^ “US Report on Human Rights in Cyprus (sectiond 6c & 6e)”. Asylumlaw.org. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2009.
  54. ^ a b “Cyprus Economy”. Republic of Cyprus. www.cyprus.gov.cy. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2007.
  55. ^ List of countries by future GDP (PPP) per capita estimates
  56. ^ a b c “Turkey warns Lebanon, Egypt against oil exploration deal with Cyprus”. AP/International Herald Tribune. www.iht.com. ngày 30 tháng 1 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2007.
  57. ^ “Cyprus accuses Turkish Navy of blocking oil exploration”. The Daily Star. ngày 25 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2009.[liên kết hỏng]
  58. ^ Economic and Social Indicators 1977-2008 Lưu trữ 2012-03-14 tại Wayback Machine, TRNC State Planning Organization.
  59. ^ “Growth in tourism has stimulated the property market in Cyprus”. Property Abroad. www.apropertyincyprus.com. ngày 10 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2008.
  60. ^ Eric Solsten, ed. Cyprus: A Country Study, Library of Congress, Washington, DC, 1991.
  61. ^ a b c d Statistical Abstract 2007[liên kết hỏng], Republic of Cyprus, Statistical Service, Report No. 53
  62. ^ TRNC General Population and Housing Unit Census 2006
  63. ^ Pew Research Center's Religion & Public Life Project: Cyprus. Pew Research Center. 2010.
  64. ^ Social values, Science and technology. Eurobarometer 2005. TNS Opinion & Social
  65. ^ Robinson, R. K. – Tamime, A. Y. (1991). Feta and Related Cheeses. Woodhead Publishing. tr. 144. ISBN 1855732785. Halloumi is a semi-hard to hard, unripened cheese that, traditionally, is made from either sheep's milk or goat's milk or a mixture of the two. Although the cheese has its origins in Cyprus, it is widely popular throughout the Middle East, and hence many countries have now become involved with its manufacture.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  66. ^ Murdoch Books Pty Limited (2005). Essential Mediterranean. Murdoch Books. tr. 21. ISBN 1740455398. HALOUMl Originating in Cyprus, this salty, semi-hard sheep's milk cheese is a popular table cheese
  67. ^ Goldstein, Darra – Merkle, Kathrin – Parasecoli, Fabio – Mennell, Stephen - Council of Europe (2005). Culinary cultures of Europe: identity, diversity and dialogue. Council of Europe. tr. 121. ISBN 9287157448. Most culinary innovations in the Cypriot cuisine occurred during the Byzantine era… Experimentation with dairy products resulted in the now-famous halloumi and feta cheese.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  68. ^ “Cyprus Badminton Federation”. Cyprusbadminton.com. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2009.
  69. ^ Public Works Department official statistics. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2007.
  70. ^ “Turkish Cypriots spurn EU plan”. [1]. ngày 6 tháng 11 năm 2006. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)
  71. ^ “CIA - The World Factbook - Cyprus”. Cia.gov. ngày 18 tháng 12 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2009.
  72. ^ “European Commission - Enlargement: Archives Country Profiles”. Ec.europa.eu. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2009.
  73. ^ “The 2006 State of World Liberty Index”. www.stateofworldliberty.org. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2007.
  74. ^ “Human Development Report 2006”. United Nations Development Program. hdr.undp.org. 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2007.
  75. ^ a b “Cyprus: Human Development Index Trends”. United Nations Development Program. hdr.undp.org. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2007.
  76. ^ “Worldwide Quality of Life - 2005” (PDF). The Economist. www.economist.com. 2005. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2007.
  77. ^ “A Global Projection of Subjective Well-being”. www.le.ac.uk. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2007.
  78. ^ “Index of Economic Freedom”. Heritage Foundation & The WSJ. www.heritage.org. 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2004. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2007.
  79. ^ “North Korea, Turkmenistan, Eritrea the worst violators of press freedom”. Reporters Without Borders. www.rsf.org. 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2007.
  80. ^ “North Korea, Eritrea and Turkmenistan are the world's "black holes" for news”. Reporters without Borders. www.ref.org. 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 12 năm 2005. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2007.
  81. ^ “CPI Table”. Transparency International. www.transparency.org. 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2007.
  82. ^ “Transparency International's Annual Report 2005” (PDF). Transparency International. www.transparency.org. 2005. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2007.
  83. ^ “Transparency International's Annual Report 2004” (PDF). 2004. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2006.
  84. ^ “Global Competitiveness Report 2006-2007” (PDF). World Economic Forum. www.weforum.org. 2006. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2007.
  85. ^ “Gross domestic product per capita, current prices”. International Monetary Fund. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2007.
  86. ^ “Environmental Sustainability Index” (PDF). Yale and Columbia University. www.yale.edu. 2005. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2007.
  87. ^ “Labor Statistics: Strikes by Country”. Nation Master. www.nationmaster.com. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2007.
  88. ^ “A.T. Kearney/Foreign Policy Globalisation Index 2006” (PDF). A.T. Kearney/FOREIGN POLICY. www.atkearney.com. 2006. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2007.
  89. ^ “A.T. Kearney/Foreign Policy Magazine Globalisation Index 2005” (PDF). A.T. Kearney/FOREIGN POLICY. www.atkearney.com. 2005. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2005. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2007.
  90. ^ “A.T. Kearney/Foreign Policy Magazine Globalisation Index 2004” (PDF). A.T. Kearney/FOREIGN POLICY. www.atkearney.com. 2004. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2007.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chính phủ
Thông tin chung
Xuất bản chính thức