Aphrodite
Aphrodite | |
---|---|
Nữ thần của tình yêu, tình dục và sắc đẹp | |
Thành viên của Mười hai vị thần trên đỉnh Olympus | |
Aphrodite Pudica (bản sao chép La Mã thế kỷ thứ 2 CN), Bảo tàng Khảo cổ Quốc gia, Athens | |
Nơi ngự trị | Núi Ólympos |
Hành tinh | Kim Tinh |
Biểu tượng | Cá heo, Hoa hồng, Vỏ sò điệp, Myrtus, Bồ câu, Sẻ, Dây nịt, Gương, Ngọc trai và Thiên nga |
Ngày | Thứ Sáu (hēméra Aphrodítēs) |
Thông tin cá nhân | |
Cha mẹ | Zeus và Dione (theo Homeros)[2] Uranus (theo Hesiod)[3] |
Anh chị em | Aeacus, Angelos, Apollo, Ares, Artemis, Athena, Dionysus, Eileithyia, Enyo, Eris, Ersa, Hebe, Helen thành Troy, Hephaestus, Heracles, Hermes, Minos, Pandia, Persephone, Perseus, Rhadamanthus, những Grace, những Horae, những Litae, những Muse, những Moirai, hoặc những Titan, những Cyclops, những Meliae, những Erinyes, những người khổng lồ, những Hekatonkheires |
Phối ngẫu | Hephaestus, Ares, Poseidon, Hermes, Dionysus, Adonis, và Anchises |
Con cái | Với Ares: Eros,[1] Phobos, Deimos, Harmonia, Pothos, Anteros, Himeros, Adrestia, Với Hermes: Hermaphroditus, Với Poseidon: Rhodos, Eryx, Với Dionysus: Peitho, Charites, Priapus, Với Anchises: Aeneas |
Tương ứng | |
Tương ứng La Mã | Venus |
Tương ứng Bắc Âu | Freyja |
Tương ứng Etrusca | Turan |
Tương ứng Hindu | Rati |
Tương ứng Canaan | Astarte |
Tương ứng Lưỡng Hà | Inanna/Ishtar |
Tương ứng Hỏa giáo | Anahita |
Tương ứng Ai Cập | Hathor |
Aphrodite (Việt hóa: Aphrôđit/Aphrôđitê/Aphrôđitơ, tiếng Hy Lạp cổ: Ἀφροδίτη, chuyển tự Aphrodítē, phát âm tiếng Hy Lạp Attica: [a.pʰro.dǐː.tɛː], tiếng Hy Lạp Koine [a.ɸroˈdi.te̝], tiếng Hy Lạp hiện đại: [a.froˈði.ti]) là nữ thần Hy Lạp cổ đại gắn liền với tình yêu, tình dục, sắc đẹp, niềm vui, đam mê và phồn thực. Hình tượng của bà sau này được hỗn dung với nữ thần Venus của La Mã. Những biểu trưng chính của Aphrodite bao gồm hương đào, hoa hồng, chim bồ câu, chim sẻ và thiên nga. Tục thờ cúng Aphrodite bắt nguồn từ tục thờ cúng nữ thần Astarte của người Phoenicia và có cùng nguồn gốc với nữ thần Đông Semit tên là Ishtar, căn nguyên chính là tục thờ nữ thần Inanna của người Sumer cổ. Cythera, Cyprus, Corinth và Athens xưa kia là những trung tâm chính sùng bái Aphrodite. Cứ đến hạ chí hằng năm, người Hy Lạp lại tổ chức lễ hội Aphrodisia để tôn vinh Aphrodite. Tại vùng Laconia, bà được tôn thờ như một nữ thần chiến binh. Ngoài ra, bà còn là nữ thần bảo trợ của mại dâm và "mại dâm thiêng liêng", một khái niệm văn hóa Hy-La cổ đại hiện đã bị hầu hết giới nghiên cứu thần thoại bác bỏ.
Theo tác phẩm Theogonía của Hēsíodos, Aphrodite sinh ra ngoài khơi Cythera từ bọt biển (ἀφρός, aphrós) tạo ra bởi bộ phận sinh dục của thần Uranus, bị chính con trai mình là Cronus cắt đứt rồi ném xuống biển. Tuy nhiên, sử thi Iliad của Hómēros lại kể rằng bà là con gái của Zeus và Dione. Trong tác phẩm Yến hội, Platon cho rằng hai câu chuyện này kể về hai vị thần khác nhau: Aphrodite Ourania thuộc về trời và Aphrodite Pandemos thuộc về toàn dân gian. Aphrodite còn có nhiều tính ngữ khác ở từng địa phương. Chẳng hạn như Cytherea và Cypris, bởi tương truyền bà sinh ra ở một trong hai nơi đó.
Trong thần thoại Hy Lạp, Aphrodite kết hôn với Hephaestus, vị thần của thợ rèn và gia công. Tuy vậy, Aphrodite không chung thủy và có rất nhiều tình nhân. Trong sử thi Odýsseia, bà bị bắt gặp ngoại tình với vị thần chiến tranh Ares. Trong bài thánh ca Homeros đầu tiên cho Aphrodite, bà quyến rũ chàng chăn cừu trần thế Anchises. Aphrodite còn là mẹ nuôi và tình nhân của chàng chăn cừu phàm trần Adonis, sau này chàng ta bị một con lợn rừng húc chết. Trong thiên sử Iliad, cuộc thi sắc đẹp giữa 3 nữ thần Aphrodite, Athena và Hera đã khơi mào cuộc chiến thành Troia đẫm máu. Aphrodite được coi là biểu tượng của vẻ đẹp phụ nữ trong nghệ thuật phương Tây, một hình tượng rất nổi tiếng trong các tác phẩm văn học phương Tây. Aphrodite là vị thần chính trong nhiều tôn giáo Tân Pagan hiện đại bao gồm Giáo hội Aphrodite, Wicca và Hellenismos.
Từ nguyên
[sửa | sửa mã nguồn]Nhà thơ Hēsíodos cho rằng danh xưng Aphrodite bắt nguồn từ aphrós (ἀφρός) "bọt biển",[4] nên cả cụm từ có nghĩa là "trỗi dậy từ bọt",[5][4] nhưng giới chuyên gia hiện đại hầu như đều bác bỏ cách giải thích dân gian này.[4][6] Nhiều nhà nghiên cứu thần thoại cổ điển thời cận đại cho rằng Aphrodite là một từ gốc Hy Lạp hoặc gốc một ngôn ngữ Ấn-Âu nào đó,[6] tuy vậy vẫn chưa được công nhận chính thức.[6] Danh xưng Aphrodite có lẽ bắt nguồn từ một ngôn ngữ Semit nào đó chứ không phải Hy Lạp,[6] nhưng nguồn cội chính xác của nó chưa thể được xác định.[6]
Nhiều học giả vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX chấp nhận cách giải nghĩa "bọt" của Hēsíodos và phân tích phần thứ hai của Aphrodite là *-odítē "kẻ lang thang"[7] hoặc *-dítē "sáng".[8][9] Nhà ngôn học người Đức Michael Janda ủng hộ luận điểm của Hēsíodos, cho rằng câu chuyện sinh ra từ bọt của Aphrodite là một thần thoại gốc Ấn-Âu.[10][11] Nhà ngôn học người Ba Lan Krzysztof T. Witczak cho rằng cái tên Aphrodite là một từ ghép Ấn-Âu của *-abʰor"rất" và *-dʰei"tỏa sáng", có liên hệ với tên của thần Eos.[12] Nhiều học giả khác cho rằng thuyết đó sai lầm vì các thuộc tính của Aphrodite hoàn toàn khác biệt so với Eos và vị thần Vệ Đà Ushas.[13][14]
Một số nhà nghiên cứu tiếp cận vấn đề này theo hướng từ nguyên phi-Hy Lạp. Chẳng hạn như giả thuyết Semit so sánh Aphrodite với barīrītu tiếng Assyria, tên gọi một con quỷ nữ xuất hiện trong một số văn bản Trung Babylon và Hậu Babylon.[15] Hammarström[16] so sánh Aphrodite với từ (e)prϑni "chúa tể" trong tiếng Etrusca, một kính ngữ được vay mượn sang tiếng Hy Lạp thành từ πρύτανιρύτ.[17][18][19] Nếu điều này đúng thì cái tên Aphrodite căn nguyên là một kính ngữ mang nghĩa "người phụ nữ".[17][18] Hầu hết chuyên gia bác bỏ thuyết này,[17][18][19] bởi lẽ Aphrodite đã được vay mượn sẵn sang tiếng Etrusca thành Apru từ lâu rồi (bắt nguồn từ Aphrō của tiếng Hy Lạp).[18] Cuốn Etymologicum Magnum thời Trung Cổ (khoảng năm 1150) cung cấp một thuyết từ nguyên nữa, cho rằng Aphrodite bắt nguồn từ habrodíaitos (ἁβροδίαιτος), nghĩa là "cô ấy sống tinh tế", một từ ghép của habrós và díaita. Sự biến đổi âm b thành ph được giải thích là một đặc điểm "quen thuộc" của tiếng Hy Lạp "hiển nhiên là từ tiếng Macedonia Cổ".[20]
Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Nữ thần tình yêu vùng Cận Đông
[sửa | sửa mã nguồn]Giáo phái Aphrodite ở Hy Lạp bắt nguồn hoặc chịu ảnh hưởng của giáo phái Astarte ở Phoenicia,[21][22][23][24] chính nó cũng bị ảnh hưởng từ giáo phái thờ nữ thần "Ishtar" của các dân tộc Semit Đông và nữ thần "Inanna" của người Sumer.[25][23][24] Nhà địa lý Hy Lạp Pausanias viết rằng những người đầu tiên thành lập giáo phái Aphrodite là dân Assyria, sau đó mới đến người Paphia của Đảo Síp, rồi tới người Phoenicia tại Ascalon. Sau đó, người Phoenicia tiếp tục truyền tụng tôn giáo này sang đảo Kythira.[26]
Aphrodite tiếp nhận mối liên hệ của Inanna-Ishtar với tình dục và sinh sản.[27] Ngoài ra, bà còn được biết đến với danh hiệu Ourania (Οὐρανία), nghĩa là "thuộc về bầu trời",[28] một danh hiệu tương ứng với vai trò nữ hoàng bầu trời của thần Inanna.[28][29] Những chân dung nghệ thuật và văn học ban đầu của Aphrodite cực kỳ giống với Inanna-Ishtar.[27] Tương tự như Inanna-Ishtar, Aphrodite là một nữ thần chiến binh[27][22][30] Pausanias chép rằng người Sparta thờ phụng bà với cái tên Aphrodite Areia, nghĩa là "hiếu chiến".[31][32] Ông còn kể rằng các bức tượng sùng bái cổ xưa nhất của Aphrodite ở Sparta và Kythira cầm vũ khí.[31][32][33][27] Các học giả hiện đại nhận thấy rằng khía cạnh nữ thần chiến binh của Aphrodite xuất hiện trong cơ tầng thần thoại cổ nhất[34] và đó rõ ràng là minh chứng cho giả thuyết bà có nguồn gốc Cận Đông.[34][35]
Giới học giả cổ điển thế kỷ XIX không mấy tán thành với ý kiến cho rằng tôn giáo Hy Lạp cổ đại hoàn toàn chịu ảnh hưởng của các nền văn hóa Cận Đông,[36] nhưng ngay cả nhà khảo cổ Friedrich Gottlieb Welcker, người từng cho rằng ảnh hưởng của văn hóa Cận Đông lên văn hóa Hy Lạp chỉ bị giới hạn ở mặt vật chất,[36] vẫn phải thừa nhận rằng Aphrodite có gốc gác Phoenicia.[36] Ảnh hưởng của văn hóa Cận Đông lên tôn giáo Hy Lạp sơ khai nói chung và giáo phái Aphrodite nói riêng[37] được công nhận là bắt đầu từ giai đoạn phương Đông hóa thế kỷ thứ XIII TCN,[37] khi Hy Lạp cổ đại nằm ở rìa của đế quốc Tân Assyria.[38]
Nữ thần bình minh Ấn-Âu
[sửa | sửa mã nguồn]Một số nhà so sánh thần thoại buổi đầu phản đối quan điểm nguồn gốc Cận Đông của nữ thần và cho rằng Aphrodite là một khía cạnh của nữ thần bình minh Hy Lạp Eos[39][40] và do đó, bà bắt nguồn từ nữ thần bình minh Ấn-Âu nguyên thủy H2éwsōs (từ nguyên tổ tiên của các từ đồng nguyên sau đây: Eos trong tiếng Hy Lạp, Aurora trong tiếng La-tinh, Ushas trong tiếng Phạn).[39][40] Hầu hết học giả thời nay bác bỏ quan niệm Aphrodite hoàn toàn chính gốc Ấn-Âu,[6][41][14][42] nhưng vị thần Aphrodite ban đầu của người Semit có lẽ đã bị ảnh hưởng bởi nữ thần bình minh Ấn-Âu.[42] Cả Aphrodite và Eos đều được mô tả với vẻ đẹp gợi tình và tính dục mạnh mẽ, đều có mối quan hệ với những người tình trần thế,[40] và đều có liên kết với màu đỏ, trắng và vàng.[40] Nhà nghiên cứu Michael Janda suy đoán rằng từ Aphrodite nguyên là một tính ngữ (epithet) của thần Eos, với ý nghĩa "cô ấy trỗi dậy từ bọt [của đại dương]",[11] và sự ra đời của Aphrodite trong tác phẩm Theogonía của Hēsíodos là dị bản của một thần thoại Ấn-Âu xa xưa.[11] Câu chuyện Aphrodite trồi lên khỏi đại dương sau khi Cronos đánh bại Ouranos có nét tương đồng với câu chuyện thần sấm Indra đánh bại con quỷ Vrtra và giải phóng Ushas (nữ thần rạng đông của Ấn Độ giáo) trong cuốn Rigveda.[10][11] Một điểm tương đồng quan trọng khác giữa Aphrodite và nữ thần bình minh Ấn-Âu là mối quan hệ họ hàng gần gũi của họ với thần bầu trời,[42] dễ thấy rằng cả hai vị thần được cho là cha của bà (Zeus và Ouranos) đều là những vị thần bầu trời.[43]
Biến thể và danh hiệu
[sửa | sửa mã nguồn]Tính ngữ văn hóa phổ biến nhất của Aphrodite là Ourania, nghĩa là "thuộc về bầu trời",[47][48] nhưng cái tên này hầu như không xuất hiện trong các tác phẩm văn học, biểu hiện một ý nghĩa văn hóa thuần túy.[49] Một tên gọi khác của Aphrodite là Pandemos ("dành cho tất cả dân gian").[50] Trong vai trò Aphrodite Pandemos, Aphrodite được liên kết với Peithō (Πείθω), nghĩa là "sự thuyết phục",[51] và dân chúng có thể cầu phúc để quyến rũ hơn.[51] Platon trong tác phẩm Yến hội cho hay Ourania và Pandemos là những nữ thần riêng biệt. Ông khẳng định rằng Aphrodite Ourania là Aphrodite thuộc về bầu trời, được sinh ra từ bọt biển sau khi Cronus thiến Uranus, và lớn tuổi nhất trong hai nữ thần. Cũng theo Yến hội, Aphrodite Ourania là nguồn cảm hứng của ham muốn tình dục đồng giới nam, cụ thể là eros (tình yêu) ephebos (lời thề ephebos) và thiếu niên ái. Aphrodite Pandemos trẻ nhất trong hai nữ thần: Bà được sinh ra từ Zeus và Dione, là nguồn cảm hứng của ham muốn dị tính luyến ái và tính lăng nhăng tình dục.[52][53]
Đối với những người theo chủ nghĩa Tân Platon và biến thể Cơ đốc của tư tưởng đó sau này, Ourania gắn liền với tình yêu thiêng liêng còn Pandemos gắn liền với tình yêu thể xác. Hình tượng Ourania tựa đôi chân bà trên mai rùa thể hiện sự tự do trong tình yêu vợ chồng. Tác phẩm điêu khắc chryselephantine của Phidias dành cho dân chúng của thành bang Elis cổ đại có mô tả hình tượng Aphrodite nêu trên. Tuy vậy, bức tượng của Phidias chỉ còn sót lại trong một nhận xét qua loa của Pausanias.[54]
Một trong những tên gọi văn học phổ biến nhất của Aphrodite là Philommeidḗs (φιλομμειδής),[55] nghĩa là "tình yêu mỉm cười"[55] nhưng đôi khi bị dịch sai thành "tình yêu tiếng cười".[55] Tên gọi tính ngữ này xuất hiện xuyên suốt hai sử thi Homeros và Bài thánh ca Homeros đầu tiên cho Aphrodite.[55] Hesiodos từng nhắc đến cái tên này một lần trong tác phẩm Theogonía khi mô tả lúc Aphrodite ra đời,[56] ông giải nghĩa tên này là "tình yêu bộ phận sinh dục" hơn là "tình yêu nụ cười".[56] Giáo sư văn học Cổ điển Monica Cyrino cho rằng sở dĩ có tên Philommeidḗs là vì trong các miêu tả nghệ thuật về Aphrodite, bà thường nở một nụ cười.[56] Những tính ngữ văn học phổ biến khác của Aphrodite bao gồm Cypris và Cythereia,[57] do mối liên hệ của bà với đảo Síp và Cythera.[57]
Ở Síp, Aphrodite đôi khi được gọi là Eleemon ("kẻ nhân hậu").[48] Tại Athens, bà được biết đến với cái tên Aphrodite en kopois ("Aphrodite của các khu vườn").[48] Tại Cape Colias, một thị trấn dọc bờ biển Attic, bà được tôn sùng với tên Genetyllis "Mẹ".[48] Người Sparta gọi bà bằng những cái tên như Potnia "Bà chủ", Enoplios "Vũ trang", Morpho "Tư dung quyến rũ", Ambologera "Cô ấy là người trì hoãn tuổi già".[48] Trên khắp thế giới Hy Lạp, bà được biết đến với những cái tên như Melainis "Kẻ đen", Skotia "Kẻ đen tối", Androphonos "Kẻ sát nhân", Anosia "Tội lỗi", và Tymborychos "Kẻ đào huyệt",[46] cho thấy bản chất đen tối hơn, bạo lực hơn của nữ thần.[46]
Phiên bản đàn ông của Aphrodite, gọi là Aphroditus, được tôn thờ tại thành bang cổ Amathus trên đảo Síp.[44][45][46] Tượng thờ Aphroditus có dáng vóc như một người phụ nữ và mặc trang phục giống như phụ nữ, nhưng ông có râu và vén váy lên để lộ cái phallus cương cứng.[44][45] Theo tín ngưỡng Hy Lạp xưa, biểu tượng đó sẽ mang lại may mắn cho người ngắm.[58] Tục thờ Aphroditus nam tính dần bị át đi bởi tục thờ Aphrodite nữ tình phổ biến hơn,[45] tuy vậy, dấu vết sự sùng bái Aphroditus vẫn còn được lưu giữ trong các truyền thuyết về Hermaphroditus sau này.[45]
Thờ cúng
[sửa | sửa mã nguồn]Thời cổ điển
[sửa | sửa mã nguồn]Một phần loạt bài viết về | ||||||
Tôn giáo Hy Lạp cổ đại | ||||||
---|---|---|---|---|---|---|
Thánh địa Đảo thiêng
Núi thiêng
Thánh địa
Khác
|
||||||
|
||||||
Khái niệm Thế giới quan
Tâm trí
Linh hồn
Đạo đức
|
||||||
Tập tục Tôn thờ
Nghi thức đến tuổi
Lễ hội
|
||||||
|
||||||
| ||||||
Lễ hội Aphrodisia được tổ chức hằng năm trên khắp Hy Lạp để tôn vinh riêng nữ thần Aphrodite, quan trọng nhất là ở hai thành bang Athens và Corinth. Tại Athens, lễ Aphrodisia được tổ chức vào ngày thứ tư của tháng Hekatombaion để tưởng nhớ công lao thống nhất Attica của Aphrodite.[59][60] Trong buổi lễ, các thầy tế sẽ dùng máu của một con bồ câu để thanh tẩy đền thờ Aphrodite Pandemos bên sườn phía tây nam của Acropolis.[61] Sau đó, các bàn thờ sẽ được xức dầu[61] và các bức tượng của Aphrodite Pandemos và Peitho sẽ được rước tới nơi tắm rửa nghi lễ của chúng.[62] Ở Athens, họ còn tổ chức một dịp lễ nữa để tôn vinh nữ thần, gọi là lễ Arrhephoria.[63] Trong tín ngưỡng của người Hy Lạp xưa, ngày thứ tư hàng tháng rất thiêng liêng đối với Aphrodite.[64]
Pausanias có chép rằng ở Sparta, Aphrodite được tôn thờ với cái tên Aphrodite Areia, nghĩa là "hiếu chiến".[31][32] Điều này nhấn mạnh mối quan hệ của Aphrodite với tình nhân của bà là Ares.[31][32] Pausanias kể thêm rằng, ở Sparta[31][65] và trên đảo Cythera, một số bức tượng thờ Aphrodite cực kỳ cổ xưa cầm vũ khí,[31][32] và một số khác còn bị trói buộc trong xiềng xích.[48]
Aphrodite là nữ thần bảo trợ của tất cả các loại mại dâm,[66][48] từ pornai (gái mại dâm đường phố rẻ tiền, thường làm nô lệ cho giới ma cô giàu có) đến hetairai (gái giải khuây làm thuê đắt tiền, được giáo dục tốt, thường là lao động tự do).[67] Corinth cổ đại rất khét tiếng với những Hetairai,[68] họ có tiếng tăm lành nghề nhưng cũng rất đắt đỏ.[68] Corinth xưa kia từng có một ngôi đền thờ Aphrodite rất lớn nằm trên Acrocorinth,[68] và Corinth xưa kia cũng từng là một trong những trung tâm chính của giáo phái thờ Aphrodite.[68] Tại Corinth cũng như trên các đảo Cyprus, Cythera và Sicily, vẫn còn sót lại rất nhiều văn liệu nhắc đến mối liên hệ của Aphrodite với mại dâm.[69] Tiền thân của Aphrodite là nữ thần Lưỡng Hà Inanna-Ishtar, cũng có liên hệ rất mật thiết với mại dâm.[70][71][69]
Thời Hy Lạp hóa và La Mã
[sửa | sửa mã nguồn]Vào thời kỳ Hy Lạp hóa, người Hy Lạp đã hỗn dung Aphrodite với các nữ thần Ai Cập cổ đại là Hathor và Isis.[72][73][74] Aphrodite trở thành nữ thần bảo trợ của các nữ hoàng triều Ptolemy.[75] Nữ hoàng Arsinoe II còn tự coi mình là hiện thân trần thế của Aphrodite, và bà cũng chính là người lan truyền giáo phái Adonis tới thành Alexandria,[75] nơi mà tôn giáo Aphrodite rất thịnh.[75] Archimedes từng thiết kế cho vua Ptolemy IV Philopator một con thuyền du ngoạn hai thân khổng lồ gọi là Tessarakonteres, với một ngôi đền hình tròn trên sàn tàu kèm với một bức tượng Aphrodite bằng cẩm thạch.[75] Vào thế kỷ thứ 2 TCN, vua Ptolemy VIII Physcon cùng hai vợ Cleopatra II và Cleopatra III cho xây một ngôi đền thờ Aphrodite Hathor tại Philae.[75] Những bức tượng cỡ nhỏ của Aphrodite để thờ kính cá nhân trở nên phổ biến ở Ai Cập bắt đầu từ đầu thời Ptolemy và kéo dài cho đến rất lâu sau khi Ai Cập trở thành một tỉnh của La Mã.[75]
Người La Mã cổ đại coi Aphrodite tương đương với nữ thần Venus của họ,[76] vốn là nữ thần của sự phì nhiêu nông nghiệp, thảm thực vật và mùa xuân.[76] Theo nhà sử học La Mã Livy, Aphrodite và Venus chính thức được sáp nhập vào thế kỷ thứ 3 TCN,[77] khi tín ngưỡng thờ Venus Erycina du nhập vào La Mã từ thánh địa Aphrodite của Hy Lạp trên núi Eryx ở Sicily.[77] Sau thời điểm này, người La Mã hấp thụ biểu tượng và thần thoại của Aphrodite vào nữ thần Venus của họ.[77] Vì Aphrodite là mẹ của anh hùng thành Troia Aeneas trong thần thoại Hy Lạp[77] và Aeneas là người sáng lập thành Roma trong huyền tích La Mã,[77] Venus được người La Mã tôn là Venus Genetrix hay mẹ của toàn bộ La Mã.[77] Julius Caesar tự nhận mình là hậu duệ trực tiếp của Iulus, con trai của Aeneas,[78] và ông rất ủng hộ sự sùng bái Venus.[78] Hoàng đế Augustus và các đời hoàng đế La Mã sau cũng cứ tiếp nối truyền thống đó.[78]
Chủ nghĩa hỗn dung đã ảnh hưởng rất lớn tới tục tôn thờ Aphrodite của người Hy Lạp.[79] Dưới sự cai trị của La Mã, các giáo phái Aphrodite ở nhiều thành phố Hy Lạp nhấn mạnh mối quan hệ của bà với thành Troia và Aeneas.[79] Họ cũng bắt đầu thêm thắt các yếu tố La Mã vào,[79] mô tả một Aphrodite khắc khổ hơn, quân phiệt hơn và quan tâm hơn đến bộ máy hành chính.[79] Bà được nhiều quan chức La Mã tôn xưng là thần hộ mệnh.[79] Sự xuất hiện của Aphrodite trong văn học Hy Lạp lại càng phổ biến, thể hiện một Aphrodite theo phong cách La Mã.[80]
Thần thoại
[sửa | sửa mã nguồn]Ra đời
[sửa | sửa mã nguồn]Aphrodite thường được cho là sinh ra ở Paphos, nằm trên đảo Síp. Đây là lý do tại sao đôi khi bà được gọi là "Cypris", đặc biệt là trong các tác phẩm của nữ thi sĩ Sappho. Tuy nhiên, cũng có dị bản kể rằng bà sinh ra ở gần đảo Cythera, do đó bà cũng đôi khi được gọi là "Cytherea".[81] Cythera là một thương điếm và điểm giao thoa văn hóa giữa hai hòn đảo Crete và Peloponesus,[82] chính vì vậy nên những câu chuyện này có lẽ vẫn lưu giữ dấu vết hướng lan truyền giáo phái Aphrodite từ Cận Đông sang đại lục Hy Lạp.[83]
Theo Theogonía của Hēsíodos,[84][85] Cronus cắt đứt dương vật của Uranus rồi ném nó xuống biển.[85][86][87] Bọt từ dương vật Uranus đã tạo ra Aphrodite[4] (Hēsíodos cho hay tên của Aphrodite bắt nguồn từ đây),[4] còn những Titan, Erinyes và Meliae nổi lên từ những giọt máu.[85][86] Hēsíodos kể rằng dương vật của vị thần "trôi dạt trên biển một thời gian dài và bọt trắng nổi lên từ da thịt bất tử; từ đó có một cô gái dần lớn lên." Phiên bản của Hēsíodos về sự ra đời của Aphrodite sau khi Uranus bị thiến có lẽ bắt nguồn từ Khúc ca của Kumarbi,[88][89] một bài thơ sử thi của người Hitti cổ đại kể về vị thần Kumarbi lật đổ cha mình là Anu và cắn đứt dương vật của ông ta, khiến ông mang thai và sinh ra những đứa con của Anu, bao gồm Ishtar và anh trai Teshub, thần bão Hitti.[88][89]
Trong Iliad,[90] Aphrodite là con gái của thần Zeus và Dione.[4] Tên của Dione dường như là dạng giống cái của danh từ Dios/Dion,[4] tức là dạng gián tiếp của tên thần Zeus.[4] Zeus và Dione cùng được thờ phụng ở Dodona phía tây bắc Hy Lạp.[4] Trong Theogonía, Hēsíodos khẳng định Dione là một Oceanid.[91]
Hôn nhân
[sửa | sửa mã nguồn]Aphrodite luôn được miêu tả là một người phụ nữ trưởng thành gợi dục, vô cùng ham muốn và không có tuổi thơ.[92] Bà thường được mô tả khỏa thân.[93] Trong Iliad, Aphrodite là vợ chưa cưới của thần chiến tranh Ares[94] và vợ của Hephaestus là một nữ thần Charites.[95] Trong Theogonía, Aphrodite chưa lập gia đình và nữ thần Aglaea, trẻ nhất trong ba Charites, mới là vợ của Hephaestus.[95]
Tuy nhiên, trong Cuốn 8 của thiên sử Odyssey,[96] ca sĩ mù Demodocus cho hay Aphrodite là vợ của Hephaestus và kể về việc bà ngoại tình với Ares trong cuộc chiến thành Troia.[95][97] Thần mặt trời Helios nhìn thấy Aphrodite và Ares ân ái trên giường của Hephaestus bèn báo cho ông để tạo ra một cái lưới vàng.[97] Lần tiếp theo khi Ares và Aphrodite ân ái, tấm lưới bắt được cả hai người họ.[97] Hephaestus mời tất cả các vị thần vào phòng ngủ để cười nhạo những kẻ ngoại tình bị bắt tại trận,[98] nhưng Apollo, Hermes và Poseidon thương cảm cho Ares quá[99] nên Poseidon trả tiền chuộc cho Hephaestus để thả Ares.[100] Nhục nhã, Aphrodite trở về đảo Síp, nơi bà được các Charites chào đón.[100] Câu chuyện này có lẽ bắt nguồn từ một sự tích dân gian Hy Lạp, có nguồn gốc độc lập và không liên quan tới sử thi Odyssey.[101]
Nhiều câu chuyện cổ đã được sáng tác để giải thích cuộc hôn nhân giữa Aphrodite và Hephaestus. Trong câu chuyện nổi tiếng nhất, Zeus phải vội gả Aphrodite cho Hephaestus để ngăn các nam thần tranh giành bà.[102] Trong một dị bản khác, Hephaestus dâng cho thân mẫu Hera một ngai vàng, nhưng khi Hera ngồi lên nó thì không thể đứng dậy được nữa. Hephaestus ra điều kiện rằng ông sẽ không giải phóng bà chừng nào bà còn không đồng ý gả Aphrodite cho ông. Hera đành phải chiều ý vị thần.[103] Hephaestus mừng rỡ khi được kết hôn với nữ thần sắc đẹp, liền tạo ra những món đồ trang sức tuyệt mỹ cho Aphrodite, bao gồm một cái strophion (στρόφιον, yếm Hy Lạp) gọi là κεστὸν ἱμάντα,[104] áo lót có hình dạng bắt chéo (thường được dịch là "dây nịt"),[105] làm lộ ra bộ ngực[106] và làm cho bà càng trở nên không thể cưỡng lại đối với cánh đàn ông.[105] Cái strophion như vậy thường được mô tả trong các bức họa vẽ các nữ thần Cận Đông Ishtar và Atargatis.[105]
Anchises
[sửa | sửa mã nguồn]Bài thánh ca Homeros đầu tiên cho Aphrodite (Thánh ca 5), có lẽ được sáng tác vào khoảng giữa thế kỷ thứ 7 TCN,[107] kể về lần Zeus từng trở nên khó chịu với Aphrodite vì khiến các vị thần phải lòng người phàm trần,[107] do vậy ông đã khiến bà phải lòng Anchises, một chàng chăn cừu đẹp mã sống dưới chân núi Ida gần thành Troia.[107] Aphrodite xuất hiện trước Anchises trong hình hài một trinh nữ cao ráo, xinh đẹp.[108] Anchises nhìn thấy cô gái mặc quần áo sáng màu và trang sức lấp lánh, với bộ ngực tỏa ánh hào quang thần thánh,[109] bèn hỏi rằng liệu nàng ta có phải là Aphrodite hay không, và hứa sẽ xây cất một đền thờ cho nàng trên đỉnh núi nếu nàng ban phước cho gia đình anh.[110]
Aphrodite nói dối rằng nàng không phải là nữ thần, mà là con gái của một trong những gia đình quý tộc tại Phrygia.[110] Nàng giải thích rằng mình có thể hiểu ngôn ngữ Troia vì nàng từng được một nhũ mẫu người Troia nuôi nấng khi còn nhỏ và nói thêm rằng nàng bị Hermes bắt cóc rồi mang tới đây trong lúc đang nhảy múa tại lễ tôn vinh Artemis, nữ thần của trinh tiết.[110] Aphrodite nói với anh rằng nàng vẫn còn trinh tiết[110] và cầu xin anh ta đưa ra mắt cha mẹ.[110] Anchises ngay lập tức ngập tràn trong dục vọng điên cuồng và thề rằng sẽ ân ái với nàng.[110] Anchises vác Aphrodite lên giường trải lông sư tử và gấu.[111] Sau đó, anh lột trần và làm tình với nàng.[111]
Sau khi đã ân ái xong, Aphrodite tiết lộ hình dạng thần thánh thực sự.[112] Anchises sợ hãi, nhưng Aphrodite an ủi anh và hứa rằng nàng sẽ sinh cho anh ta một đứa con trai.[112] Nàng tiên tri rằng con trai của họ sẽ là á thần Aeneas, sau này sẽ được nuôi dưỡng bởi các thần nữ của vùng hoang dã 5 năm trước khi được gửi đến thành Troia để trở thành một nhà quý tộc như cha mình.[113] Câu chuyện về sự thụ thai của Aeneas cũng được đề cập trong Theogonía và trong Quyển II của Iliad'.[113][114]
Adonis
[sửa | sửa mã nguồn]Truyền thuyết về Aphrodite và Adonis có lẽ bắt nguồn từ truyền thuyết về Inanna và Dumuzid của người Sumer cổ đại.[115][116][117] Danh từ ἌδωἌδως (Adōni, phát âm tiếng Hy Lạp: [ádɔːni]) tiếng Hy Lạp bắt nguồn từ ʼadōn trong tiếng Canaan, nghĩa là "chúa tể".[118][117] Adonis được nhắc đến lần đầu tiên trong một bài thơ sáng tác bởi nữ thi sĩ Sappho của Lesbos vào thế kỷ thứ 7 TCN, trong đó có đoạn điệp khúc của các cô gái trẻ hỏi Aphrodite họ có thể làm gì để thương tiếc cái chết của Adonis.[119] Aphrodite trả lời rằng họ phải đập ngực và xé áo dài.[119] Các văn liệu sau đó có nói thêm về câu chuyện với nhiều chi tiết hơn:[120] Adonis là con trai của Myrrha, người bị Aphrodite nguyền rủa với lòng ham muốn vô độ đối với cha mình, Vua Cinyras của Síp, sau khi mẹ của Myrrha khoe khoang rằng con gái mình đẹp hơn cả nữ thần.[121] Bị đuổi ra ngoài sau khi mang thai, Myrrha biến thành cây một dược (Myrrh), nhưng vẫn sinh ra Adonis.[122]
Aphrodite tìm thấy đứa bé và đưa nó xuống địa ngục để được Persephone nuôi dưỡng.[123] Bà quay lại khi anh ta trưởng thành và phát hiện ra anh ta rất đẹp trai.[123] Persephone muốn giữ Adonis, dẫn đến một cuộc chiến giành quyền nuôi con giữa hai nữ thần.[123] Zeus giải quyết tranh chấp bằng cách đồng ý cho Adonis dành một phần ba năm của anh ở với Aphrodite, một phần ba với Persephone và một phần ba với bất kỳ ai anh chọn.[123] Adonis đã chọn dành thời gian đó với Aphrodite.[123] Sau đó, một ngày nọ, khi Adonis đang đi săn, anh ta bị thương bởi một con lợn rừng và chết trong vòng tay của Aphrodite.[123]
Có chuyện kể Ares là người gửi con lợn rừng bởi ông ghen tị rằng Aphrodite đã dành quá nhiều thời gian với Adonis, có chuyện lại kể Artemis là người gửi con lợn rừng bởi bà muốn trả thù Aphrodite vì đã giết người bầy tớ Hippolytus.[124] Câu chuyện cũng cung cấp một nguyên nhân cho sự liên kết của Aphrodite với những bông hoa nhất định.[124] Được biết rằng, khi bà thương tiếc cái chết của Adonis, Aphrodite đã tạo ra hoa phong quỳ ở bất cứ nơi nào máu của Adonis rơi xuống,[124] và tuyên bố một lễ hội vào ngày mất của anh.[123] Có một dị bản giải thích rằng bông hoa hồng có màu đỏ thực chất là do máu của Aphrodite vì bà đã dùng gai của loài hoa đó để tự làm mình thương.[124] Theo tác phẩm De Dea Syria (Về Nữ thần Syria) của Lucian,[124] hằng năm cứ vào dịp lễ hội Adonis, sông Adonis ở Lebanon (nay là sông Abraham) lại tuôn máu đỏ.[123]
Phả hệ
[sửa | sửa mã nguồn]Cây phả hệ của Aphrodite [125] | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Trích dẫn
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Eros thường được coi là con của Aphrodite nhưng theo nhiều dị bản khác thì anh là con của Chaos
- ^ Homeros, Iliad 5.370.
- ^ Hesiod, Theogony, 188–90.
- ^ a b c d e f g h i Cyrino 2010, tr. 14.
- ^ Hēsíodos, Theogonía, 190-197.
- ^ a b c d e f West 2000, tr. 134–138.
- ^ Paul Kretschmer, "Zum pamphylischen Dialekt", Zeitschrift für vergleichende Sprachforschung auf dem Gebiet der Indogermanischen Sprachen 33 (1895): 267.
- ^ Ernst Maaß, "Aphrodite und die hl. Pelagia", Neue Jahrbücher für das klassische Altertum 27 (1911): 457-468.
- ^ Vittore Pisani, "Akmon e Dieus", Archivio glottologico italiano 24 (1930): 65-73.
- ^ a b Janda 2005, tr. 349–360.
- ^ a b c d Janda 2010, tr. 65.
- ^ Witczak 1993, tr. 115–123.
- ^ Penglase 1994, tr. 164.
- ^ a b Boedeker 1974, tr. 15–16.
- ^ Chicago Assyrian Dictionary, vol. 2, tr. 111.
- ^ M. Hammarström, "Griechisch-etruskische Wortgleichungen", Glotta: Zeitschrift für griechische und lateinische Sprache 11 (1921): 215-6.
- ^ a b c Frisk 1960, tr. 196 f..
- ^ a b c d Beekes 2010, tr. 179.
- ^ a b West 2000, tr. 134.
- ^ Etymologicum Magnum, Ἀφροδίτη.
- ^ Breitenberger 2007, tr. 8–12.
- ^ a b Cyrino 2012, tr. 49–52.
- ^ a b Puhvel 1987, tr. 27.
- ^ a b Marcovich 1996, tr. 43–59.
- ^ Burkert 1985, tr. 152–153.
- ^ Pausanias, Description of Greece, I. XIV.7
- ^ a b c d Breitenberger 2007, tr. 8.
- ^ a b Breitenberger 2007, tr. 10–11.
- ^ Penglase 1994, tr. 162.
- ^ Penglase 1994, tr. 163.
- ^ a b c d e f Cyrino 2012, tr. 51–52.
- ^ a b c d e Budin 2010, tr. 85–86, 96, 100, 102–103, 112, 123, 125.
- ^ Graz 1984, tr. 250.
- ^ a b Iossif & Lorber 2007, tr. 77.
- ^ Penglase 1994, tr. 162–163.
- ^ a b c Konaris 2016, tr. 169.
- ^ a b Burkert 1998, tr. 1–6.
- ^ Burkert 1998, tr. 1–41.
- ^ a b Dumézil 1934.
- ^ a b c d Cyrino 2010, tr. 24.
- ^ Penglase 1994, tr. 162–164.
- ^ a b c Cyrino 2010, tr. 24–25.
- ^ Cyrino 2010, tr. 25.
- ^ a b c Bullough & Bullough 1993, tr. 29.
- ^ a b c d e Clark 2015, tr. 381.
- ^ a b c d Kerényi 1951, tr. 81.
- ^ Cyrino 2010, tr. 28.
- ^ a b c d e f g Kerényi 1951, tr. 80.
- ^ Cyrino 2010, tr. 28–29.
- ^ Cyrino 2010, tr. 35.
- ^ a b Cyrino 2010, tr. 35–38.
- ^ Platon, Yến hội 181a-d.
- ^ Richard L. Hunter, Plato's Symposium, NXB Đại học Oxford: 2004, tr. 44-47
- ^ Pausanias, Periegesis vi.25.1; ngoài ra còn có một pho tượng Aphrodite Pandemos cưỡi dê đực trong ngôi đền đó, tượng trưng cho sự động đực nhục dục thuần túy: "Ý nghĩa của con rùa và con dê đực Ta sẽ không lý giải mà để cho những kẻ quan tâm thỏa trí tưởng tượng," Pausanias bình chú. Hình tượng đó sau lại được chú ý hậu kỳ Khai sáng tại châu Âu: xem Andrea Alciato, Emblemata / Les emblemes (1584).
- ^ a b c d Cyrino 2010, tr. 39.
- ^ a b c Cyrino 2010, tr. 39–40.
- ^ a b Cyrino 2010, tr. 27.
- ^ Koloski-Ostrow & Lyons 2000, tr. 230–31.
- ^ Rosenzweig 2004, tr. 16–17.
- ^ Simon 1983, tr. 49–50.
- ^ a b Simon 1983, tr. 48.
- ^ Simon 1983, tr. 48–49.
- ^ Simon 1983, tr. 47–48.
- ^ Simon 1983, tr. 49.
- ^ Budin 2010, tr. 85–86, 96, 100, 102–03, 112, 123, 125.
- ^ Cyrino 2010, tr. 40.
- ^ Cyrino 2010, tr. 40–41.
- ^ a b c d Cyrino 2010, tr. 41–42.
- ^ a b Marcovich 1996, tr. 49.
- ^ Black & Green 1992, tr. 109.
- ^ Burkert 1985, tr. 153.
- ^ Witt 1997, tr. 125.
- ^ Dunand 2007, tr. 258.
- ^ Larousse Desk Reference Encyclopedia, The Book People, Haydock, 1995, tr. 215.
- ^ a b c d e f Dunand 2007, tr. 257.
- ^ a b Cyrino 2010, tr. 127–128.
- ^ a b c d e f Cyrino 2010, tr. 128.
- ^ a b c Cyrino 2010, tr. 128–129.
- ^ a b c d e Cyrino 2010, tr. 130.
- ^ Cyrino 2010, tr. 130–131.
- ^ [1] Lưu trữ 2006-05-11 tại Wayback Machine
- ^ Homer, Odyssey viii. 288; Herodotus i. 105; Pausanias iii. 23. § 1; Anacreon v. 9; Horace, Carmina i. 4. 5.
- ^ Cyrino 2010, tr. 20–21.
- ^ Hēsíodos, Theogonía, dòng 191–192
- ^ a b c Kerényi 1951, tr. 69.
- ^ a b Graves 1960, tr. 37.
- ^ Cyrino 2010, tr. 13–14.
- ^ a b Cyrino 2010, tr. 29.
- ^ a b Puhvel 1987, tr. 25.
- ^ Iliad v. 370 và xx. 105
- ^ Cyrino 2010, tr. 14–15.
- ^ Cyrino 2010, tr. 53–61.
- ^ Cyrino 2010, tr. 73–78.
- ^ Cyrino 2010, tr. 50, 72.
- ^ a b c Cyrino 2010, tr. 72.
- ^ Kerényi 1951, tr. 279.
- ^ a b c Kerényi 1951, tr. 72.
- ^ Kerényi 1951, tr. 72–73.
- ^ Kerényi 1951, tr. 73–74.
- ^ a b Kerényi 1951, tr. 74.
- ^ Anderson 2000, tr. 131–132.
- ^ Stuttard 2016, tr. 86.
- ^ Slater 1968, tr. 199–200.
- ^ Bonner 1949, tr. 1.
- ^ a b c Bonner 1949, tr. 1–6.
- ^ Bonner 1949, tr. 1–2.
- ^ a b c Cyrino 2010, tr. 89.
- ^ Cyrino 2010, tr. 90.
- ^ Cyrino 2010, tr. 90–91.
- ^ a b c d e f Cyrino 2010, tr. 91.
- ^ a b Cyrino 2010, tr. 92.
- ^ a b Cyrino 2010, tr. 92–93.
- ^ a b Cyrino 2010, tr. 93.
- ^ Hesiod, Theogonía dòng 1008–10; Iliad II.819-21
- ^ West 1997, tr. 57.
- ^ Kerényi 1951, tr. 67.
- ^ a b Cyrino 2010, tr. 97.
- ^ Burkert 1985, tr. 176–177.
- ^ a b West 1997, tr. 530–531.
- ^ Cyrino 2010, tr. 95.
- ^ Kerényi 1951, tr. 75.
- ^ Kerényi 1951, tr. 75–76.
- ^ a b c d e f g h Kerényi 1951, tr. 76.
- ^ a b c d e Cyrino 2010, tr. 96.
- ^ Cây phả hệ này dựa theo tác phẩm Theogony của Hesiod, trừ khi có chú thích.
- ^ Theo Homer, Iliad 1.570–579, 14.338, Odyssey 8.312, Hephaestus là con trai của Hera và Zeus, xem Gantz, tr. 74.
- ^ Theo Theogony 927–929 của Hesiod, Hephaestus là con của riêng Hera, và không có cha, xem Gantz, tr. 74.
- ^ Theo Theogony 886–890 của Hesiod, trong số các người con của Zeus với bảy người vợ, Athena được thụ thai đầu tiên nhưng được sinh ra cuối cùng; Zeus làm Metis mang chửa rồi nuốt bà, sau đó Zeus sinh ra Athena "từ đầu của ông", xem Gantz, tr. 51–52, 83–84.
- ^ Theo Hesiod, Theogony 183–200, Aphrodite sinh ra từ dương vật đã bị cắt của Uranus, xem Gantz, tr. 99–100.
- ^ Theo Homer, Aphrodite là con gái của Zeus (Iliad 3.374, 20.105; Odyssey 8.308, 320) và Dione (Iliad 5.370–71), xem Gantz, tr. 99–100.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Ames-Lewis, Francis (2000), The Intellectual Life of the Early Renaissance Artist, New Haven, Connecticut: Yale University Press, ISBN 0-300-09295-4
- Alexander, Timothy Jay (2007), Hellenismos Today , Lulu Press, Inc., ISBN 978-1-4303-1427-1
- Anderson, Graham (2000), Fairytale in the Ancient World, London, England: Routledge, tr. 131–132, ISBN 978-0-415-23702-4
- Arscott, Caroline; Scott, Katie biên tập (2000), Manifestations of Venus: Art and Sexuality, Critical Perspectives in Art History, Manchester, England: Manchester University Press, ISBN 978-0719055225
- Black, Jeremy; Green, Anthony (1992), Gods, Demons and Symbols of Ancient Mesopotamia: An Illustrated Dictionary, London, England: The British Museum Press, ISBN 0-7141-1705-6
- Boedeker, Deborah (1974), Aphrodite's Entry into Greek Epic, Leiden, Germany: Brill, tr. 15–6
- Beekes, Robert S. P. (2009), Etymological Dictionary of Greek, 1, Leiden and Boston: Brill
- Bonner, Campbell (1949), “KESTOS IMAS and the Saltire of Aphrodite”, The American Journal of Philology, The Johns Hopkins University Press, 70 (1): 1–6, doi:10.2307/290961, JSTOR 290961
- Bordes, Philippe (2005), Jacques-Louis David: Empire to Exile, New Haven, Connecticut: Yale University, ISBN 0-300-10447-2
- Botterweck, G. Johannes; Ringgren, Helmer (1990), Theological Dictionary of the Old Testament, VI, Grand Rapids, Michigan: Wm. B. Eerdmans Publishing Co., ISBN 0-8028-2330-0
- Breitenberger, Barbara (2007), Aphrodite and Eros: The Development of Greek Erotic Mythology, New York City, New York and London, England, ISBN 978-0-415-96823-2
- Brooks, Richard A.; Alden, Douglas W. (1980), A Critical Bibliography of French Literature, 6, Syracuse, New York: Syracuse University Press, ISBN 0-8156-2207-4
- Bull, Malcolm (2005), The Mirror of the Gods: How Renaissance Artists Rediscovered the Pagan Gods, Oxford, England: Oxford University Press, ISBN 0-19-521923-6
- Bullough, Vern L.; Bullough, Bonnie (1993), Cross Dressing, Sex, and Gender , Philadelphia, Pennsylvania: University of Pennsylvania Press, tr. 29, ISBN 9780812214314
- Budin, Stephanie L. (2010), “Aphrodite Enoplion”, trong Smith, Amy C.; Pickup, Sadie (biên tập), Brill's Companion to Aphrodite, Brill's Companions in Classical Studies (bằng tiếng Anh), Leiden, The Netherlands: Brill Publishers, tr. 85–86, 96, 100, 102–103, 112, 123, 125, ISBN 9789047444503
- Burkert, Walter (1985), Greek Religion, Cambridge, Massachusetts: Harvard University Press, ISBN 0-674-36281-0
- Burkert, Walter (1998) [1992], The Orientalizing Revolution: Near Eastern Influence on Greek Culture in the Early Archaic Age, Harvard University Press, ISBN 978-0674643642
- Burkert, Walter (2005), “Chapter Twenty: Near Eastern Connections”, trong Foley, John Miles (biên tập), A Companion to Ancient Epic, New York City, New York and London, England: Blackwell Publishing, ISBN 978-1-4051-0524-8
- Clark, Nora (2015), Aphrodite and Venus in Myth and Mimesis, Cambridge, England: Cambridge Scholars Publishing, ISBN 978-1-4438-7127-3
- Clifton, Chas S. (2006), Her Hidden Children: The Rise of Wicca and Paganism in America, Lanham, Maryland: AltaMira Press, ISBN 978-0-7591-0201-9
- Cunningham, Lawrence S.; Reich, John Jay (ngày 16 tháng 1 năm 2009), Culture & Values, Volume II: A Survey of the Humanities with Readings, Cengage Learning, ISBN 978-0-495-56926-8
- Cyrino, Monica S. (2010), Aphrodite, Gods and Heroes of the Ancient World, New York City, New York and London, England: Routledge, ISBN 978-0-415-77523-6
- Delcourt, Marie (1961), Hermaphrodite: Myths and Rites of the Bisexual Figure in Classical Antiquity, Nicholson, Jennifer biên dịch, London, England: Studio Books, tr. 27
- Dumézil, Georges (1934), Ouranos-Vàruna: Ètude de mythologie compáree indo-européene, Paris: Maisonneuve
- Dunand, Françoise (2007), “The Religious System in Alexandria”, trong Ogden, Daniel (biên tập), A Companion to Greek Religion, Malden, Massachusetts, Oxford, England, and Victoria, Australia: Blackwell Publishing, tr. 253–263, ISBN 978-1-4051-2054-8
- Fossi, Gloria (1998), Botticelli. Primavera. , Giunti Editore Firenze Italy, ISBN 978-88-09-21459-0
- Frisk, Hjalmar (1960), Griechisches etymologisches Wörterbuch, 1, Heidelberg: Carl Winter, tr. 196 f
- Gallagher, Ann-Marie (2005), The Wicca Bible: The Definitive Guide to Magic and the Craft, New York City, New York: Sterling Publishing Co., Inc., ISBN 1-4027-3008-X
- Gay, Peter (1998), Pleasure Wars: The Bourgeois Experience: Victoria to Freud, New York City, New York and London, England: W. W. Norton and Company, ISBN 0-393-31827-3
- Grant, Michael (1989), The Classical Greeks, History of Civilization, New York City, New York: Charles Schribner's Sons, ISBN 0-684-19126-1
- Graves, Robert (1960) [1955], The Greek Myths, London, England: Penguin, ISBN 978-0241952740
- Graz, F. (1984), Eck, W. (biên tập), “Women, War, and Warlike Divinities”, Zeitschrift für Papyrologie und Epigraphik, Bonn, Germany: Dr. Rudolf Habelt GmbH, 55 (55): 250, JSTOR 20184039
- Havelock, Christine Mitchell (2007) [1995], The Aphrodite of Knidos and Her Successors: A Historical Review of the Female Nude in Greek Art, Ann Arbor, Michigan: University of Michigan Press, ISBN 978-0-472-03277-8
- Hill, Laban Carrick (2007), A Brush With Napolean: An Encounter With Jacques-Louis David, Art Encounters, New York City, New York: Watson-Guptill Publications, ISBN 978-0-8230-0417-1
- Hiscock, Andrew (2017), “"Suppose thou dost defend me from what is past": Shakespeare's Venus and Adonis and The Rape of Lucrece and the appetite for ancient memory”, trong Hiscock, Andrew; Wilder, Lina Perkins (biên tập), The Routledge Handbook of Shakespeare and Memory, New York City, New York and London, England: Routledge, ISBN 978-1-315-74594-7
- Iossif, Panagiotis; Lorber, Catharine (2007), “Laodikai and the Goddess Nikephoros”, L'Antiquité Classique, 76: 77, doi:10.3406/antiq.2007.2618, ISSN 0770-2817, JSTOR 41665635
- Janda, Michael (2005), Elysion. Entstehung und Entwicklung der griechischen Religion, Innsbruck: Institut für Sprachen und Literaturen, ISBN 9783851247022
- Janda, Michael (2010), Die Musik nach dem Chaos: der Schöpfungsmythos der europäischen Vorzeit, Innsbruck: Institut für Sprachen und Literaturen, ISBN 9783851242270
- Konaris, Michael D. (2016), The Greek Gods in Modern Scholarship: Interpretation and Belief in Nineteenth Century and Early Twentieth Century Germany and Britain, Oxford, England: Oxford University Press, ISBN 978-0-19-873789-6
- Kerényi, Karl (1951), The Gods of the Greeks, London, England: Thames and Hudson, ISBN 0-500-27048-1
- Koloski-Ostrow, Ann Olga; Lyons, Claire L. (2000), Naked Truths: Women, Sexuality, and Gender in Classical Art and Archaeology, New York City, New York and London, England: Routledge, tr. 230–231, ISBN 0415217520
- Lákta, Peter (2017), “"All Adonises Must Die": Shakespeare's Venus and Adonis and the episodic imaginary”, trong Marrapodi, Michele (biên tập), Shakespeare and the Visual Arts: The Italian Influence, New York City, New York and London, England: Routledge, ISBN 978-1-315-21225-8
- Lewis, Sian; Llewellyn-Jones, Lloyd (2018), The Culture of Animals in Antiquity: A Sourcebook with Commentaries, New York City, New York and London, England: Routledge, ISBN 978-1-315-20160-3
- Link, Luther (1995), The Devil: A Mask Without a Face, London, England: Reaktion Books, ISBN 0-948462-67-1
- Marcovich, Miroslav (1996), “From Ishtar to Aphrodite”, Journal of Aesthetic Education, 39 (2): 43–59, doi:10.2307/3333191, JSTOR 3333191
- McKinley, Kathryn L. (2001), Reading the Ovidian Heroine: "Metamorphoses" Commentaries 1100-1618, Leiden, The Netherlands: Brill, ISBN 90-04-11796-2
- McPhee, Peter (1986), Proceedings of the Fifth George Rudé Seminar in French History, Wellington, New Zealand: Victoria University of Wellington, History Department
- Palagia, Olga; Pollitt, J. J. (1996), Personal Styles in Greek Sculpture, Cambridge, England: Cambridge University Press, ISBN 0-521-65738-5
- Penglase, Charles (1994), Greek Myths and Mesopotamia: Parallels and Influence in the Homeric Hymns and Hesiod, New York City, New York: Routledge, ISBN 0-415-15706-4
- Pizza, Murphy; Lewis, James R. (2009), Handbook of Contemporary Paganism, Leiden, The Netherlands: Brill, ISBN 978-90-04-16373-7
- Powell, Barry B. (2012) [2004], “Myths of Aphrodite, Artemis, Athena”, Classical Myth , London, England: Pearson, tr. 211–235, ISBN 978-0-205-17607-6
- Puhvel, Jaan (1987), Comparative Mythology, Baltimore, Maryland: Johns Hopkins University Press, ISBN 0-8018-3938-6
- Pirenne-Delforge, Vinciane (1994), L'Aphrodite grecque: contribution à l'étude de ses cultes et de sa personnalité dans le panthéon archaïque et classique, Athènes: Centre international d'étude de la religion grecque antique (Kernos. Supplément; 4
- Rosenzweig, Rachel (2004), Worshipping Aphrodite: Art and Cult in Classical Athens, Ann Arbor, Michigan: University of Michigan Press, ISBN 0-472-11332-1
- Ruck, Carl; Staples, Blaise Daniel (2001), The Apples of Apollo: Pagan and Christian Mysteries of the Eucharist, Durham, North Carolina: Carolina Academic Press, tr. 64–70, ISBN 0-89089-924-X
- Sabin, Thea (2006), Wicca for Beginners: Fundamentals of Philosophy & Practice, Woodbury, Minnesota: Llewellyn Publications, ISBN 978-0-7387-0751-8
- Simon, Erika (1983), Festivals of Attica: An Archaeological Companion, Madison, Wisconsin: University of Wisconsin Press, ISBN 0-299-09184-8
- Slater, Philip Elliot (1968), The Glory of Hera: Greek Mythology and the Greek Family, Princeton, New Jersey: Princeton University Press, ISBN 0-691-00222-3
- Smith, Alison (1996), The Victorian Nude: Sexuality, Morality, and Art, Manchester, England: Manchester University Press, ISBN 0-7190-4403-0
- Stuttard, David (2016), Greek Mythology: A Traveler's Guide, London, England and New York City, New York: Thames and Hudson, ISBN 978-0500518328
- Taylor, Joan E. (1993), Christians and the Holy Places: The Myth of Jewish-Christian Origins, Oxford, England: Oxford University Press, ISBN 0-19-814785-6
- Tinagli, Paola (1997), Women in Italian Renaissance Art: Gender, Representation and Identity, Manchester, England: Manchester University Press, ISBN 0-7190-4054-X
- Tinkle, Theresa (1996), Medieval Venuses and Cupids: Sexuality, Hermeneutics, and English Poetry, Stanford, California: Stanford University Press, ISBN 978-0804725156
- Tinterow, Gary (1999), “Paris, 1841-1867”, Portraits by Ingres: Image of an Epoch, New York City, New York: The Metropolitan Museum of Art, ISBN 0-87099-891-9
- Walcot, P. (tháng 4 năm 1977), “The Judgement of Paris”, Greece & Rome, Cambridge, England: Cambridge University Press, 24 (1): 31–39, doi:10.1017/S0017383500019616, JSTOR 642687
- Wasson, R. Gordon (1968), Soma: Divine Mushroom of Immortality, San Diego, California: Harcourt Brace Jovanovich, tr. 128, ISBN 0-15-683800-1
- West, M. L. (2008) [1993], Greek Lyric Poetry: A New Translation by M. L. West, Oxford, England: Oxford University Press, ISBN 978-0-19-954039-6
- West, M. L. (1997), The East Face of Helicon: West Asiatic Elements in Greek Poetry and Myth, Oxford, England: Clarendon Press, tr. 57, ISBN 0-19-815221-3
- West, M. L. (2000), “The Name of Aphrodite”, Glotta, Göttingen, Germany: Vandenhoeck & Ruprecht (GmbH & Co. KG), 76 (1./2. H): 134–138, JSTOR 40267103
- Witczak, Krzysztof Tomasz (1993), Lambert Isebaert (biên tập), “Greek Aphrodite and her Indo-European origins”, Miscellanea Linguistica Graeco-Latina, Namur: Société des études classiques: 115–123
- Witt, Reginald Eldred (1997), Isis in the Ancient World, Baltimore, Maryland: Johns Hopkins University Press, ISBN 0-8018-5642-6
- Wunderlich, Hans Georg (1987), The Secret of Crete, Winston, R. biên dịch, tr. 134
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Thư viện tài nguyên ngoại văn về Aphrodite |
- Theoi Project, Aphrodite thông tin từ các văn liệu cổ điển, nghệ thuật Hy Lạp và La Mã
- The Glory which Was Greece from a Female Perspective
- Sappho's Hymn to Aphrodite, with a brief explanation
Mười hai vị thần trên đỉnh Olympus |
Zeus | Hera | Poseidon | Hestia | Demeter | Aphrodite | Athena | Apollo | Artemis | Ares | Hephaistos | Hermes |