Dân chủ tự do
Một phần của loạt bài về Chính trị |
Dân chủ |
---|
Dân chủ tự do,[1] dân chủ kiểu phương Tây,[2] hoặc có ý kiến cho là dân chủ thực chất,[1] là một hình thức chính phủ kết hợp giữa tổ chức dân chủ đại diện với các ý tưởng của triết học chính trị tự do.
Các yếu tố chung trong một nền dân chủ tự do là: bầu cử giữa hoặc giữa nhiều đảng chính trị riêng biệt, sự phân chia quyền lực thành các nhánh chính phủ khác nhau, pháp quyền trong cuộc sống hàng ngày như một phần của xã hội mở, nền kinh tế thị trường với tài sản tư nhân, quyền bầu cử phổ thông và bảo vệ bình đẳng các quyền con người, dân quyền, tự do dân sự và tự do chính trị cho mọi công dân.
Dân chủ thực chất đề cập đến các quyền thực chất và luật thực chất, có thể bao gồm sự bình đẳng thực chất[1], sự bình đẳng về kết quả đối với các nhóm nhỏ trong xã hội.[3][4]
Để xác định hệ thống trong thực tế, các nền dân chủ tự do thường dựa vào hiến pháp, được luật hóa hoặc không được luật pháp hóa, để phân định quyền lực của chính phủ và thể hiện khế ước xã hội. Mục đích của hiến pháp thường được coi là giới hạn thẩm quyền của chính phủ. Một nền dân chủ tự do có thể có nhiều hình thức hiến pháp hỗn hợp: có thể là chế độ quân chủ lập hiến hoặc cộng hòa. Nó có thể có một hệ thống nghị viện, hệ thống tổng thống hoặc hệ thống bán tổng thống. Nền dân chủ tự do trái ngược với nền dân chủ phi tự do và chế độ độc tài.
Nền dân chủ tự do có nguồn gốc—và tên gọi của nó—từ Thời kỳ Khai Sáng. Các quan điểm thông thường ủng hộ các chế độ quân chủ và quý tộc ban đầu bị thách thức bởi một nhóm tương đối nhỏ các trí thức Khai sáng, những người tin rằng các vấn đề của con người nên được hướng dẫn bởi lý trí và các nguyên tắc tự do và bình đẳng. Họ lập luận rằng tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng và do đó quyền lực chính trị không thể được biện minh dựa trên dòng máu quý tộc, mối liên hệ đặc quyền với Chúa hay bất kỳ đặc điểm nào khác được cho là khiến một người vượt trội hơn những người khác.
Họ còn lập luận rằng chính phủ tồn tại là để phục vụ người dân chứ không phải ngược lại và luật pháp nên áp dụng cho cả người cai trị và người bị cai trị (một khái niệm được gọi là pháp quyền), được xây dựng ở châu Âu với tên gọi là Rechtsstaat. Một số ý tưởng này bắt đầu được thể hiện ở nước Anh vào thế kỷ 17.[5]
Vào cuối thế kỷ 18, các nhà triết học hàng đầu như John Locke đã xuất bản các tác phẩm lan rộng khắp lục địa châu Âu và xa hơn nữa. Những ý tưởng và niềm tin này đã ảnh hưởng tới Cách mạng Mỹ và Cách mạng Pháp. Sau một thời gian mở rộng vào nửa sau thế kỷ 20, nền dân chủ tự do đã trở thành một hệ thống chính trị thịnh hành trên thế giới.[6]
Nền dân chủ tự do nhấn mạnh vào sự phân chia quyền lực, một hệ thống tư pháp độc lập và một hệ thống kiểm tra và cân bằng giữa các nhánh của chính quyền. Hệ thống đa đảng với ít nhất hai đảng chính trị bền bỉ và vững mạnh là đặc điểm của các nền dân chủ tự do. Quyền lực của chính phủ chỉ được thực thi một cách hợp pháp theo các luật bằng văn bản, được công bố công khai, được thông qua và thực thi theo thủ tục đã được thiết lập.
Một số nền dân chủ tự do, đặc biệt là những nền dân chủ đông dân, sử dụng chế độ liên bang (còn gọi là phân chia quyền lực theo chiều dọc) để ngăn ngừa lạm dụng và tăng cường sự tham gia của công chúng bằng cách phân chia quyền lực quản lý giữa chính quyền thành phố, tỉnh và quốc gia.
Đặc điểm của các nền dân chủ tự do có tương quan với sự ổn định chính trị ngày càng tăng,[7] giảm tham nhũng,[8] quản lý tốt hơn các nguồn tài nguyên,[9] và các chỉ số sức khoẻ tốt hơn như tuổi thọ và tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh.
Cấu trúc
[sửa | sửa mã nguồn]- Xem thêm Quyền bầu cử
Các nền dân chủ tự do hiện nay thường có phổ thông đầu phiếu, thừa nhận tất cả các công dân trưởng thành có quyền bầu cử bất kể chủng tộc, giới tính hay của cải. Tuy nhiên, đặc biệt là về mặt lịch sử, một số quốc gia được cho là có nền dân chủ tự do nhưng lại có quyền bầu cử bị giới hạn hơn. Có thể cũng có những tiêu chuẩn như một thủ tục đăng ký để được phép bầu. Các quyết định được đưa ra trong các cuộc bầu cử không phải do tất cả các công dân mà là cho những ai muốn tham gia bằng cách bỏ phiếu.
Các cuộc bầu cử phải được tự do và công bằng. Phương pháp chính trị phải có tính cạnh tranh. Đa nguyên chính trị thường được định rõ như là sự hiện diện của đa đảng chính trị và có đặc trưng riêng.
Hiến pháp dân chủ tự do xác định đặc tính dân chủ của một quốc gia. Mục đích của hiến pháp thường được nhận thấy như là giới hạn quyền lực của chính phủ. Truyền thống chính trị Hoa Kỳ nhấn mạnh sự phân chia quyền lực, một tòa án độc lập, và một hệ thống kiểm tra và cân bằng giữa các phân nhánh của chính phủ. Nhiều nền dân chủ Châu Âu dường như nhấn mạnh đến sự quan trọng của nhà nước Rechtsstaat, một nhà nước theo nguyên tắc pháp trị (rule of law). Nhà cầm quyền được thi hành một cách hợp pháp theo những luật được soạn ra và công bố rộng rãi, chấp hành và tuân theo các thủ tục được định sẵn. Nhiều nền dân chủ cũng dùng chế độ liên bang - (có khi được biết với Sự phân chia quyền lực theo chiều dọc) - với mục đích ngăn chặn sự lạm dụng bằng cách phân chia quyền lãnh đạo giữa chính quyền thành phố, tỉnh bang và liên bang.
Các quyền và tự do
[sửa | sửa mã nguồn]Các tiêu chí phổ biến nhất thường được trích dẫn khi nói tới dân chủ tự do là dưới hình thức của các quyền và tự do cụ thể. Trước kia chúng được xem như là một yếu tố cần thiết cho việc vận động một nền dân chủ, nhưng chúng đã và đang giành được nhiều điều đáng chú ý trong định nghĩa của chúng đến mức nhiều người hiện nay cho rằng họ có nền dân chủ. Từ đó, không quốc gia nào muốn công nhận mình là "không tự do" và cũng từ đó người đối lập của nó bị những người tuyên truyền dân chủ đó miêu tả là những "chính thể chuyên chế".
- Quyền sống và an ninh của cá nhân
- Tự do không bị đối xử như nô lệ
- Tự do di chuyển
- Bình đẳng trước pháp luật và được xét xử theo đúng trình tự của luật pháp dưới một chế độ pháp trị
- Tự do ngôn luận
- Tự do thông tin
- Tự do báo chí và tiếp cận đến các nguồn thông tin khác
- Tự do lập hội và liên kết
- Tự do giáo dục
- Tự do tôn giáo
- Cơ quan tư pháp độc lập
- Quyền sở hữu tài sản riêng, và mua bán tài sản, thường được xem như mộ hình thức tự do có liên quan mật thiết với những loại tự do ở trên mặc dầu sự xác nhận quyền này đang bị tranh cãi
Trên thực tế, các nền dân chủ đều có giới hạn tự do nhất định nào đó. Có nhiều giới hạn pháp lý như bản quyền và các luật chống phỉ báng. Cũng có thể có giới hạn trong việc phát biểu chống dân chủ để cố gắng làm xói mòn nhân quyền, và để đề cao hay bào chữa cho chủ nghĩa khủng bố. Trong thời Chiến tranh Lạnh, ở Mỹ nhiều hơn là Châu Âu, những hạn chế đó được áp dụng cho những người cộng sản. Hiện nay, chúng được áp dụng cho những tổ chức bị cho là ủng hộ chủ nghĩa khủng bố hay kích động hận thù nhóm. Các thí dụ điển hình gồm pháp chế chống khủng bố, đóng cửa đài phát thanh vệ tinh của Hezbollah và luật chống phát biểu hận thù. Các nhà chỉ trích cho rằng những giới hạn này đi quá xa và có thể không có những thủ tục xét xử thỏa đáng và công bằng.
Những biện hộ phổ biến cho những giới hạn này là chúng cần thiết để bảo đảm sự tồn tại của nền dân chủ, hoặc sự tồn tại của chính những quyền tự do đó. Ví dụ như, việc cho phép tự do ngôn luận cho những người ủng hộ việc sát hại nhiều người làm xói mòn quyền sống và an toàn. Quan điểm về việc nền dân chủ mở rộng đến đâu bị chia rẽ, bao gồm cả kẻ thù của dân chủ trong quá trình dân chủ. Nếu có một số lượng tương đối nhỏ những người bị ngăn cản những quyền tự do này vì những lý do như trên thì quốc gia đó vẫn có thể được cho là có nền dân chủ tự do. Có những tranh cãi rằng điều này không chỉ khác về định tính các chế độ chuyên quyền ngược đãi những đối thủ của mình mà còn khác về định lượng khi mà chỉ có một số nhỏ những người bị ảnh hưởng và những giới hạn đó ít khắt khe hơn. Những người khác thì nhấn mạnh nền dân chủ thì khác như vậy. Ít nhất trên lý thuyết, những người chống đối dân chủ cũng được xét xử đúng pháp luật.
Tiền đề
[sửa | sửa mã nguồn]Mặc dù không phải là một phần trong hệ thống chính quyền nhưng sự có mặt một tầng lớp trung lưu, và sự phát triển rộng rãi và nở rộ của xã hội dân sự thường được xem là các điều kiện tiên quyết của một nền dân chủ tự do.
Đối với những quốc gia không có truyền thống nuyên tắc dân chủ đa số mạnh thì chỉ việc đưa vào hệ thống bầu cử tự do hiếm khi đạt được hiệu quả trong việc chuyển tiếp từ chế độ độc tài sang chế độ dân chủ. Sự dịch chuyển rộng hơn trong văn hóa chính trị và thông tin dần dần của thể chế chính phủ dân chủ là cần thiết. Có nhiều ví dụ điển hình như ở các nước Mỹ Latinh, đã duy trì chế độ dân chủ chỉ tạm thời hoặc ở dạng giới hạn cho đến khi các thay đổi về văn hóa rộng hơn xảy ra cho phép có nguyên tắc đa số thực chất.
Một trong những khía cạnh chính của văn hóa dân chủ là khái niệm "đối lập nhưng vẫn trung thành". Đây là sự dịch chuyển văn hóa đặc biệt khó để đạt được trong những quốc gia mà sự chuyển tiếp quyền lực đã diễn ra bằng bạo lực trong lịch sử. Về cơ bản, thuật ngữ này có nghĩa là tất cả các phương diện trong một nền dân chủ cùng chia sẻ một cam kết chung về những giá trị căn bản của nền dân chủ đó. Những đối thủ chính trị có thể không đồng ý nhưng họ phải chịu đựng người khác và thừa nhận vai trò quan trọng và hợp pháp mà mỗi người góp phần. Những nguyên tắc chính của xã hội phải khuyến khích sự tha thứ và lễ độ trong các cuộc tranh luận công khai. Ở những xã hội như vậy, người thua cuộc phải chấp nhận sự phán quyết của cử tri khi cuộc bầu cử kết thúc và cho phép sự chuyển giao quyền lực diễn ra êm thấm. Người thua cuộc an toàn trong nhận thức rằng họ sẽ không bị mất tính mạng cũng như tự do của họ, và tiếp tục tham gia trong cuộc sống công. Họ không trung thành với những chính sách cụ thể của chính quyền mà với tính hợp pháp căn bản của quốc gia và quá trình dân chủ của nó.
Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Một phần của chuỗi trong |
Chủ nghĩa tự do |
---|
|
Dân chủ tự do bắt nguồn và có tên gọi như trên từ phong trào Khai sáng thế kỷ 18 ở châu Âu. Lúc đó, đại đa số các quốc gia châu Âu theo chế độ quân chủ với quyền lực chính trị do nhà vua hay tầng lớp quý tộc nắm giữ. Triển vọng của nền dân chủ đã không được xem xét nghiêm túc bằng lý thuyết chính trị từ thời classical antiquity, và giữ niềm tin rằng các nền dân chủ vốn đã không bền vững và hỗn độn trong đường lối của chúng bởi vì ý chợt nghĩ ra của người dân. Xa hơn nữa, dân chủ còn bị cho là trái với tính tự nhiên của con người bởi vì loài người bị xem là tội lỗi, hung bạo và cần phải có một thủ lĩnh mạnh mẽ để kiềm chế những lúc bốc đồng phá hoại. Có nhiều quốc vương châu Âu nắm giữ quyền lực mà Thượng đế ban cho và việc thắc mắc quyền cai trị của họ tương đương với việc báng bổ.
Những quan điểm quy ước này đầu tiên bị những nhóm tương đối nhỏ các học giả của Phong trào Khai sáng thách thức. Họ cho rằng công việc của con người phải do lẽ phải và các nguyên tắc của sự tự do và bình đẳng chỉ đạo. Họ tranh luận rằng mọi người sinh ra là bình đẳng, và vì vậy nhà cầm quyền chính trị không thể được biện minh trên cơ sở "dòng máu quý tộc", một sự kết nối được cho là đặc quyền với Thượng đế hay bất kỳ đặc điểm khác bị cho là làm người này cao thượng hơn người kia. Ngoài ra họ còn cho rằng chính quyền tồn tại để phục vụ nhân dân mà không phải ngược lại, và luật nên được áp dụng cho những ai cầm quyền cũng như bị cai trị (khái niệm pháp trị).
Gần cuối thế kỷ 18 chính những ý tưởng trên là làm bùng phát cuộc Cách mạng Mỹ và Cách mạng Pháp, và nảy nở hệ tư tưởng của chủ nghĩa tự do và thể chế nên các hình thức chính quyền áp dụng các nguyên tắc của các nhà triết học Ánh sáng vào thực tiễn. Không hình thức chính quyền nào nêu trên giống hệt như những nền dân chủ tự do chúng ta biết hôm nay (khác biệt lớn nhất là quyền bầu cử vẫn bị hạn chế với đa số dân chúng), và các nỗ lực của người Pháp dường như ngắn ngủi nhưng chúng là hình mẫu đầu tiên cho các nền dân chủ tự do sau này phát triển. Từ khi những người ủng hộ những hình thức chính quyền này được biết đến như những người theo chủ nghĩa tự do thì chính quyền tự nó được biết đến như là chính quyền dân chủ tự do.
Khi các nền dân chủ tự do nguyên mẫu đầu tiên được dựng nên, những người theo chủ nghĩa tự do tự xem mình như những nhóm người cực đoan và khá nguy hiểm trong việc đe dọa sự ổn định và hòa bình quốc tế. Các nhà theo chủ nghĩa quân chủ bảo thủ đã phản đối chủ nghĩa tự do và dân chủ, và tự xem mình là những người bảo vệ cho những giá trị truyền thống và trật tự tự nhiên của sự vật và sự phê phán của họ về dân chủ dường như được xác minh khi Napoléon Bonaparte nắm quyền kiểm soát nền Đệ nhất Cộng hòa Pháp non trẻ, tổ chức lại thành Đệ nhất Đế chế Pháp và tiến hành chinh phục hầu hết châu Âu. Napoléon cuối cùng bị đánh bại và Liên minh Thánh (Holy Alliance) được thành lập ở châu Âu để ngăn ngừa sự lan rộng của chủ nghĩa tự do và dân chủ. Tuy nhiên, những ý tưởng dân chủ tự do nhanh chóng lan rộng trong quần chúng và qua thế kỷ 19, nền quân chủ truyền thống bị bắt buộc trong thế phòng ngự và rút lui liên tục. Các cuộc cải cách và cách mạng đã giúp cho hầu hết các nước châu Âu tiến đến dân chủ tự do. Chủ nghĩa tự do không còn là những ý kiến cực đoan nữa và bắt đầu gia nhập xu thế chính trị. Vào lúc đó, nhiều ý thức hệ bất tự do đã phát triển và lấy những khái niệm về dân chủ tự do làm của riêng mình. Hình ảnh chính trị đã đổi thay; nền quân chủ truyền thống trở nên ngày càng là quan điểm cực đoan và dân chủ tự do lại càng ngày thành một xu thế tất yếu. Vào cuối thế kỷ 19, dân chủ tự do không còn chỉ là ý tưởng "tự do" nữa, mà là một khái niệm được nhiều hệ tư tưởng ủng hộ. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, đặt biệc là Chiến tranh thế giới thứ hai, dân chủ tự do đã đạt được một vị trí thống trị trong các lý thuyết về chính quyền và được đại đa số hình thức chính trị tán thành.
Mặc dầu dân chủ tự do được những người theo chủ nghĩa tự do Phong trào Khai sáng phát triển nhưng mối quan hệ giữa dân chủ và chủ nghĩa tự do đã và đang bị tranh cãi từ buổi ban đầu. Ý thức hệ tự do chủ nghĩa — đặc biệt trong hình thức chủ nghĩa tự do cổ điển của mình — rất có tính cá nhân chủ nghĩa và tự quan tâm tới giới hạn quyền lực của nhà nước so với cá nhân. Trái lại, dân chủ được xem như là ý tưởng tập thể, quan tâm đến tăng quyền lực của quần chúng. Vì vậy, dân chủ có thể được xem là sự thỏa hiệp giữa chủ nghĩa tự do cá nhân và chủ nghĩa tập thể dân chủ. Những người có quan điểm này có khi chỉ ra sự tồn tại của nền dân chủ không tự do và chế độ chuyên quyền tự do như là bằng chứng chủ nghĩa tự do hợp hiến và chính phủ dân chủ không nhất thiết có liên hệ với nhau. Mặt khác, cũng có quan điểm rằng chủ nghĩa tự do hợp hiến và chính phủ dân chủ không những tương thích nhau mà còn cần thiết cho sự tồn tại của nhau, cả hai đều phát triển từ khái niệm cơ bản của sự bình đẳng chính trị. Tổ chức Freedom House hiện nay chỉ đơn giản định nghĩa nền dân chủ như là nền dân chủ trong bầu cử cũng như bảo vệ quyền tự do công dân.
Các nền dân chủ tự do
[sửa | sửa mã nguồn]Một số tổ chức và các nhà khoa học chính trị vẫn duy trì danh sách các nước tự do và không tự do trong cả hiện tại và trong một vài thế kỉ quả. Một trong những danh sách được biết đến nhiều nhất có lẽ là Bộ dữ liệu chính thể (Polity Data Set)[10] và các danh sách của Freedom House[11].
Có sự đồng ý chung rằng những quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan, Na Uy, Iceland, Thụy Sĩ, Nam Phi, Argentina, Brasil, Chile, Uruguay, Costa Rica, Úc và New Zealand là những nước có nền dân chủ tự do.
Freedom House xem nhiều chính phủ dân chủ chính thức ở Châu Phi và Liên Xô cũ không có nền dân chủ trong thực tế bởi vì chính phủ có ảnh hưởng nhiều đến kết quả bầu cử. Nhiều nước trong số này đang trong trạng thái thay đổi đáng kể.
Các hình thức chính phủ không dân chủ chính thức, như các quốc gia độc đảng và chế độ độc tài thường thấy ở Đông Á, Trung Đông và Bắc Phi.
Các loại hình dân chủ tự do
[sửa | sửa mã nguồn]Các nền dân chủ tự do trên thực tế
[sửa | sửa mã nguồn]Dân chủ tự do thỉnh thoảng là hình thức chính quyền trên thực tế, số còn lại là dân chủ một cách nghiêm túc; ví dụ như nền quân chủ Canada, thực sự được cầm quyền bởi Nghị viện Canada được bầu ra một cách dân chủ. Ở Anh, quốc trưởng là nhà vua cha truyền con nối, nhưng quốc chủ thực tế là nhân dân, thông qua các đại diện được bầu ra trong nghị viện, vì thế nó là một nền dân chủ.
Nhiều người không đồng ý với bất cứ hình thức đặc quyền cha truyền con nối nào. Các nhà theo đường lối quân chủ trả lời rằng nền quân chủ ở các quốc gia này hầu như chỉ là có vai trò nghi thức hơn là chính trị.
Đại diện đa số và đại diện tỷ lệ
[sửa | sửa mã nguồn]Hệ thống bầu cử đa nguyên cử các đại diện theo đa số tại khu vực. Đảng phái chính trị hoặc cá nhân nhận được nhiều phiếu nhất sẽ chiếm ghế đại diện cho địa phương. Cũng có các hệ thống bầu cử dân chủ khác, như các dạng đại diện tỷ lệ, cử đại diện theo tỷ lệ số phiếu bầu mà đảng đó nhận được trên toàn quốc hay tại một khu vực cụ thể.
Một trong những điểm tranh cãi chính giữa hai hệ thống này là có hay không những đại diện có thể đại diện có ích ở những vùng nhất định trong một quốc gia, hay chỉ dựa trên tổng số phiếu bầu của cử tri bất kể họ sống ở đâu trong quốc gia đó.
Một số quốc gia như Đức và New Zealand, giải quyết mâu thuẫn giữa hai hình thức đại diện này bằng cách có hai loại ghế ở hạ nghị viện trong bộ luật liên ban của họ. Loại ghế đầu tiên được chỉ định theo tính phổ biến vùng, và loại kia được trao cho các đảng theo tỉ lệ số ghế bằng hay gần bằng với tỉ lệ số phiếu trên toàn quốc của họ. Hệ thống này thường được gọi là đại diện tỉ lệ thành viên hỗn hợp (mixed member proportional representation).
Úc kết hợp cả hai hệ thống để có hệ thống đầu phiếu phổ thông cho Hạ viện Úc và đại diện tỉ lệ ở Thượng viện Úc. Hệ thống này bị tranh cãi trong việc dẫn đến kết quả một chính phủ ổn định hơn, nhưng lại có tính đa dạng tốt hơn của các đảng phái để cân nhắc hành động của mình.
Hệ thống nghị viện và hệ thống tổng thống
[sửa | sửa mã nguồn]Hệ thống tổng thống là một hệ thống chính quyền của nền cộng hòa mà bộ phận hành pháp được bầu ra độc lập với bộ phận lập pháp. Còn hệ thống nghị viện được phân biệt bởi bộ phận hành pháp của chính quyền phụ thuộc vào sự hỗ trợ trực tiếp hay gián tiếp của nghị viện, và thường được thấy thông qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm.
Hệ thống tổng thống của chính quyền dân chủ phổ biến ở Mỹ Latinh, châu Phi và một số phần của Liên Xô cũ, mà điển hình là Hoa Kỳ. Các nền quân chủ lập hiến (do nghị viện được bầu ra nắm giữ) lại phổ biến ở Bắc Âu và một số thuộc địa được độc lập trong hòa bình như Canada và Úc. Các hình thức khác cũng xuất hiện ở Tây Ban Nha, Đông Á và nhiều nước nhỏ trên thế giới. Các vũng lãnh thổ trước đây như Nam Phi, Ấn Độ, Ireland và Hoa Kỳ đã chọn các hình thức khác vào thời điểm độc lập. Hệ thống nghị viện phổ biến ở Liên minh châu Âu và những nước lân cận.
Các vấn đề của nền dân chủ tự do
[sửa | sửa mã nguồn]Thiếu dân chủ trực tiếp
[sửa | sửa mã nguồn]Một số tranh luận rằng "dân chủ tự do" không tôn trọng một cách tuyệt đối sự cầm quyền của đa số (ngoại trừ trong bầu cử). "Tính tự do" của việc cầm quyền theo đa số bị hạn chế bởi hiến pháp hoặc tiền lệ do các thế hệ trước quyết định. Đồng thời, quyền lực thật lại chỉ nằm trong tay một cơ quan đại diện tương đối nhỏ bé. Do vậy, theo lập luận này, "dân chủ tự do" chỉ là một hình thức trang trí cho một thực chất là chính thể đầu sỏ.
Chế độ tài phiệt
[sửa | sửa mã nguồn]Các nhà Mác-xít, xã hội và vô chính phủ cánh tả biện luận rằng dân chủ tự do là một phần của hệ thống tư bản và dựa trên cơ sở giai cấp nên không thực sự dân chủ hay có sự tham gia của người dân. Đây chỉ là nền dân chủ tư sản trong đó chỉ những người giàu là cai trị. Chính do điều này, về cơ bản, nó được xem là một chủ nghĩa bất quân bình, tồn tại hay điều hành theo cách tạo điều kiện để bóc lột kinh tế. Theo Karl Marx, các cuộc bầu cử nghị viện là một cơ hội cho công dân của một nước cứ vài năm một lần quyết định ai trong số các giai cấp cầm quyền sẽ không đại diện cho họ trong nghị viện[12].
Chi phí của cuộc vận động chính trị trong những nền dân chủ đại nghị có thể ngụ ý rằng hệ thống đó thiên vị người giàu, những người tài phiệt chiếm số lượng rất nhỏ trong số cử tri. Trong nền dân chủ Athena, một số chức vụ công được đặt ngẫu nhiên cho công dân của mình nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của bọn tài phiệt. Aristotle mô tả các tòa án ở Athena được chọn bằng cách bắt thăm một cách dân chủ[13] và described elections as oligarchic.[14].
Nền dân chủ đương đại cũng có thể bị xem là một trò khôi hài bất lương được dùng để giữ quần chúng yên lặng, hoặc âm mưu làm cho họ không ngừng nghỉ cho những mục tiêu chính trị. Điều này có thể khuyến khích các ứng viên thỏa hiệp với những người ủng hộ giàu có, đề nghị những luật có lợi cho họ nếu ứng viên đó được bầu - duy trì âm mưu chính trị để độc quyền trong những vùng chính. Chiến dịch cải cách tài chính là một nỗ lực để sửa chữa những rắc rối dễ nhận thấy này.
Ngoài ra, các nền dân chủ hiện đại cũng có việc đánh thuế lũy tiến, thuế tài sản và thuế di sản. Vì vậy, nếu sự bất bình đẳng hiện tại bị đa số dân cho là không thỏa đáng thì, trên nguyên tắc, điều này có thể giảm thiểu trong hệ thống hiện tại bằng cách đơn giản là điều chỉnh những loại thuế này. (Xem tổng quát những tranh luận chống lại chủ nghĩa xã hội ở mục Chỉ trích chủ nghĩa xã hội.)
Tỷ lệ đi bầu thấp
[sửa | sửa mã nguồn]Tổng số phiếu bầu thấp, nguyên nhân có thể hoặc là sự tỉnh ngộ, sự lãnh đạm hay sự mãn nguyện với tình hình đất nước, vẫn bị xem là một trục trặc, đặc biệt nếu sự thiếu cân đối trong một bộ phận dân chúng đặc biệt nào đó. Mặc dù mức tổng số đó thay đổi nhiều ở nhiều nước dân chủ hiện đại, và các loại và cấp bầu cử khác nhau trong một quốc gia. Nếu ở mức thấp, thì nghi vấn có thể được nêu ra là kết quả bầu cử có phản ánh ý chí của nhân dân hay không.
Chiến dịch hãy đi bầu (Get out the vote) được phát động bởi chính quyền hay các nhóm tư nhân có thể làm tăng số người đi bầu nhưng sự khác biệt phải được nêu rõ giữa các chiến dịch chung để tăng số cử tri và nỗ lực của những người ủng hộ để trợ giúp những ứng viên, đảng phái hay động cơ cụ thể nào đó.
Một số quốc gia có hình thức bỏ phiếu bắt buộc với nhiều mức độ cưỡng bức khác nhau. Những người đề xuất bảo vệ rằng điều này tăng tính hợp pháp và vì vậy cũng tăng sự chấp nhận của công chúng, nhưng có những người phản đối vì cho rằng điều này hạn chế quyền tự do, tốn kém của việc cưỡng bức, tăng số phiếu trắng và phiếu bất hợp lệ cũng như việc bỏ phiếu ngẫu nhiên [4] Lưu trữ 2009-06-12 tại Wayback Machine.
Các biện pháp thay thế khác gồm có tăng việc bỏ phiếu vắng mặt, hay các hình thức khác để giảm nhẹ hay cải tiến thẩm quyền bầu như bỏ phiếu điện tử.
Xung đột tôn giáo và sắc tộc
[sửa | sửa mã nguồn]Vì những nguyên nhân mang tính lịch sử, nhiều quốc gia không đồng nhất về thành phần dân tộc và về văn hóa. Do đó có sự chia rẽ lớn về dân tộc, ngôn ngữ, tôn giáo và văn hóa. Thật ra, có những nhóm có thái độ thù địch với các nhóm khác. Ở nền dân chủ, theo định nghĩa cho phép sự tham gia rộng lớn trong việc ra quyết định, cũng cho phép sử dụng cách thức chính trị chống lại các nhóm 'kẻ thù'. Điều này thấy nhiều trong quá trình dân chủ hóa, nếu chính phủ thiếu dân chủ trước đó đàn áp các nhóm nào đó. Nó cũng được thấy ở những nền dân chủ đã được thiết lập, ở những dạng chủ nghĩa dân túy chống di dân. Tuy nhiên, người ta cho rằng những vụ đàn áp tồi tệ nhất đã diễn ra ở những nước không có phổ thông đầu phiếu như chủ nghĩa apartheid tại Nam Phi và Đức quốc Xã trước đây.
Sự sụp đổ của Liên Xô và việc dân chủ hóa một phần của các nước khối Xô Viết đã có chiến tranh và nội chiến ở Nam Tư cũ, Kavkaz và Moldova. Tuy nhiên những thống kê cho thấy rằng sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản và phát triển của nhiều quốc gia dân chủ dẫn đến sự giảm sút mạnh mẽ và nhanh chóng của phúc lợi xã hội, chiến tranh giữa các quốc gia, chiến tranh sắc tộc, chiến tranh cách mạng, nhiều người tị nạn và nhiều người phải chuyển chỗ ở[15]. Xem thêm phần dưới đây về Chủ trương Đa số Quyết định và Thuyết Hòa bình Dân chủ.
Trong cuốn sách World on Fire của mình, nữ giáo sư Trường Luật Yale Amy Chua nhận định rằng "khi nền dân chủ thị trường tự do có sự hiện diện của thiểu số thống trị thị trường thì hầu như kết quả tất yếu là có sự phản ứng dữ dội. Phản ứng này ở một trong ba dạng chính. Dạng thứ nhất là chống lại thị trường, nhắm đến sự giàu có của thiểu số thống trị thị trường. Dạng thứ hai là phản ứng chống lại nền dân chủ có lợi cho thiểu số thống trị thị trường bằng vũ lực. Dạng thứ ba là bạo lực, thỉnh thoảng có giết chóc, chống đối trực tiếp lại chính thiểu số thống trị thị trường đó"[16].
Tệ quan liêu
[sửa | sửa mã nguồn]Phê bình nền dân chủ của những người theo chủ nghĩa quân chủ và chủ nghĩa tự do cố chấp cho rằng nền dân chủ khuyến khích những đại diện được bầu ra thay đổi luật một cách không cần thiết và đặc biệt là ra quá nhiều luật mới. Trong một số trường hợp, điều này bị cho là độc hại. Các luật mới siết chặt những phạm vi mà trước đây được cho là quyền tự do cá nhân. Sự thay đổi luật nhanh chóng làm cho những người nghiệp dư tự nguyện khó tuân thủ pháp luật. Đây có thể là cám dỗ cho những cơ quan thi hành luật lạm quyền.
Những người ủng hộ dân chủ cho thấy các quy định và thói quan liêu phức tạp đã và đang xảy ra ở chế độ độc tài như những nước cộng sản trước đây.
Nền dân chủ tự do cũng bị chỉ trích là chậm chạp và phức tạp trong việc ra quyết định.
Tập trung ngắn hạn
[sửa | sửa mã nguồn]Theo định nghĩa, các nền dân chủ tự do hiện đại cho phép các thay đổi chính phủ thường xuyên. Điều này dẫn đến các chỉ trích về tập trung ngắn hạn của họ. Trong vòng bốn hoặc năm năm chính phủ phải đối diện với một cuộc bầu cử mới, và phải nghĩ làm thế nào để thắng cử. Điều đó khuyến khích các chính sách mang lợi ích ngắn hạn cho cử tri (hay cho những chính trị gia ích kỷ) hơn là các chính sách không có tính đại chúng nhưng có lợi về lâu về dài trước cuộc bầu cử sắp tới.
Thuyết sự lựa chọn của quần chúng
[sửa | sửa mã nguồn]Thuyết sự lựa chọn của quần chúng (public choice theory)' là một phân nhánh của kinh tế học nghiên cứu thái độ ra quyết định của cử tri, chính trị gia và các quan chức chính phủ từ viễn cảnh của học thuyết kinh tế. Một rắc rối được nghiên cứu là mỗi cử tri có ít ảnh hưởng và như vậy cũng có "sự tảng lờ một cách có ý thức" (rational ignorance) đối với các vấn đề chính trị. Điều này có thể cho phép các nhóm quan tâm đặc biệt (special interest) giành được tiền trợ cấp và các quy định có lợi cho họ nhưng lại có hại cho xã hội. Tuy nhiên, các nhóm quan tâm đặc biệt có thể được công bằng và có ảnh hưởng hơn trong các chế độ không dân chủ.
Chủ trương đa số
[sửa | sửa mã nguồn]Phản ánh quan điểm của đa số, "sự chuyên chế của đa số" (tyranny of the majority) sợ rằng chính phủ dân chủ có thể có những hành động đàn áp một nhóm thiểu số cá biệt nào đó. Trên lý thuyết, đa số chỉ có thể là đa số của những ai bầu cho và không phải đa số của những công dân một nước. Trong những trường hợp này, phe đa số áp chế một nhóm thiểu số khác trên danh nghĩa của đa số. Nó có thể có ở cả nền dân chủ trực tiếp lẫn dân chủ đại diện. Một số chế độ độc tài trên thực tế cũng có bầu cử bắt buộc, nhưng không tự do và công bằng, để cố gắng tăng tính hợp pháp của chế độ.
Những ví dụ điển hình gồm có:
- những người bị bắt tòng quân thuộc nhóm thiểu số
- một vài nước châu Âu đã và đang có những lệnh cấm những biểu tượng tôn giáo mang tính cá nhân trong các trường công. Những người phản đối xem điều này là vi phạm quyền tự do tôn giáo. Còn những người ủng hộ thì cho rằng việc này để chống sự chia rẽ các hoạt động tôn giáo và nhà nước.
- việc ngăn cấm hành động khiêu dâm là những điều mà nhóm đa số phải chấp nhận
- việc sử dụng ma túy mang tính tiêu khiển cũng được hợp pháp hóa (hay ít nhất cũng phải chịu đựng) ở mức mà đa số có thể chấp nhận được
- sự đối xử của xã hội với tình dục đồng giới cũng được trích dẫn trong ngữ cảnh này. Các hoạt động tình dục đồng giới đã bị cho là phạm tội cho đến cách đây vài thập kỷ; ở một số nền dân chủ vẫn còn cấm, phản ánh các tập tục về giới tính hay tôn giáo của đa số.
- Dân chủ Athena và Mỹ trước đây đều có nô lệ
- Nhóm đa số thường đánh thuế lũy tiến nhóm thiểu số là những người giàu có với mục đích là những người giàu có phải gánh chịu thuế vì mục đích xã hội. Tuy nhiên, điều này thường được đền bù ở mức độ nào đó như tiếp cận các lời khuyên của các chuyên gia có liên quan (luật sư và tư vấn viên về thuế).
- ở những nền dân chủ thịnh vượng phương Tây, những người nghèo là nhóm thiểu số của dân số, và có thể gặp những thiệt thòi bởi nhóm đa số những người không bằng lòng với sự đánh thế chuyển nhượng.
- Một ví dụ về "sự chuyên chế của đa số" thường được trích dẫn là việc Adolf Hitler nắm quyền thông qua các thủ tục dân chủ hợp pháp. Đảng Nazi giành đa số phiếu trong nền Cộng hòa Weimar dân chủ năm 1933. Một số người lại cho rằng đây là một điển hình của "chuyên chế của thiểu số" từ khi ông ta chưa thắng đa số phiếu, nhưng lại phổ biến ở đầu phiếu phổ thông để thực thi quyền hành ở những chế độ dân chủ, vì vậy sự thăng tiến của Hitler không thể xem là không có liên quan.
Tác động của dân chủ tự do
[sửa | sửa mã nguồn]Ổn định chính trị
[sửa | sửa mã nguồn]Có tranh luận về chế độ dân chủ rằng bằng việc tạo ra một hệ thống mà nhân dân có thể phế bỏ chính quyền, mà không thay đổi nền tảng pháp lý cho chính quyền, nền dân chủ hướng đến việc giảm bất ổn chính trị và bảo đảm với công dân rằng nếu họ không thích các chính sách hiện tại thì họ sẽ có cơ hội khác để thay đổi những người cầm quyền, hay thay đổi các chính sách mà họ không thích. Điều này được ưa thích hơn là thay đổi chính trị diễn ra sau các cuộc bạo động.
Một số người cho rằng ổn định chính trị có thể được xem là thừa khi nhóm người cầm quyền vẫn muốn ở lại thêm một khoảng thời gian nữa. Hình thức này phổ biến hơn ở những chế độ thiếu dân chủ.
Một đặc điểm đáng chú ý của các nền dân chủ tự do là các thành phần chống đối (những nhóm muốn phế truất nền dân chủ tự do) hiếm khi thắng cử. Những người ủng hộ dùng điều này như một lý lẽ để ủng hộ quan điểm của họ rằng dân chủ tự do vốn đã ổn định và thường chỉ có thể bị phế truất bởi ngoại lực, trong khi đó những người chống đối thì cho rằng hệ thống này vốn chống lại họ mặc dầu tuyên bố của nó là công bằng, không thiên vị. Trong quá khứ, người ta sợ rằng nền dân chủ có thể dễ dàng bị những người lãnh đạo độc tài lợi dụng. Tuy nhiên, số nền dân chủ đưa các lãnh đạo độc tài lên nắm quyền là thấp. Điều này chỉ xảy ra sau khi có một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng làm nhiều người nghi ngờ về hệ thống dân chủ hoạt động kém hay non trẻ. Các ví dụ điển hình như Adolf Hitler trong cuộc Đại khủng hoảng và Napoléon III trở thành tổng thống của nền Đệ nhị Cộng hòa Pháp non trẻ và hoàng đế sau này.
Hiệu quả bộ máy nhà nước
[sửa | sửa mã nguồn]Điều kiện tiên quyết để có nền dân chủ ổn định là phải có bộ máy nhà nước có hiệu quả. Nếu thiếu điều kiện này thì nền dân chủ không thể tự tạo ra bộ máy nhà nước hiệu quả. Nền dân chủ cần một bộ máy nhà nước hiệu quả hơn bất cứ chế độ chính trị nào khác bởi vì nó cho phép nhiều lực lượng xã hội tham gia vào sự cạnh tranh chính trị. Một chế độ độc tài có thể tồn tại không cần đến bộ máy nhà nước hiệu quả nhưng nền dân chủ chỉ có thể tồn tại khi có một nhà nước hiệu quả. Cuối cùng chế độ dân chủ buông lỏng việc kiểm soát xã hội do đó có thể dẫn đến ly khai, sự thiếu tôn trọng hoặc mong đợi quá mức của dân chúng đối với nhà nước hoặc dẫn đến tình trạng vô tổ chức, vô chính phủ. Hơn nữa mong muốn đòi quyền bình đẳng lớn hơn sẽ khiến những sắc tộc, tôn giáo, cộng đồng, khu vực, tầng lớp... vốn dĩ mờ nhạt nổi lên và có động lực để phản kháng.[17] Trong chế độ dân chủ, nhà nước có khả năng hoạch định và thực thi chính sách càng cao thì mức độ dân chủ càng cao[18]. Những nước có bộ máy nhà nước có khả năng đồng hóa, điều chỉnh và điều khiển xã hội cao hơn sẽ có mức độ dân chủ cao hơn. Điều này không liên quan đến những yếu tố địa lý và kinh tế. Khả năng tạo ra và tái phân phối thu nhập không liên quan đến mức độ dân chủ nhưng là điều kiện cơ bản quyết định mức độ tham gia của dân chúng vào nền dân chủ.[19] Nền dân chủ với bộ máy nhà nước có hiệu quả có thể cung cấp hàng hóa và dịch vụ công cơ bản tốt hơn những nền dân chủ có bộ máy nhà nước thiếu năng lực so với những quốc gia không dân chủ. Nghĩa là khả năng phục vụ xã hội tùy thuộc hiệu quả của bộ máy nhà nước hơn là hình thức nhà nước.[20]
Trong thời chiến
[sửa | sửa mã nguồn]Theo định nghĩa, dân chủ tự do ngụ ý rằng quyền lực là không tập trung. Có chỉ trích rằng điều này có thể là một bất lợi cho quốc gia trong thời chiến khi mà phản ứng nhanh và thống nhất là cần thiết. Cơ quan lập pháp thường phải có một sự đồng thuận trước khi bắt đầu một hoạt động quân sự tấn công nào đó. Nếu một nước dân chủ bị tấn công thường thì không cần có sự đồng thuận nào để có các hành động bảo vệ. Người dân có thể bỏ phiếu chống lại chế độ cưỡng bách tòng quân. Theo lý thuyết thì các nền quân chủ, các chế độ độc tài có thể hành động tức thời và mạnh mẽ.
Tuy nhiên, những nghiên cứu thực sự cho thấy rằng các nước dân chủ thường thắng trong các cuộc chiến hơn so với các nước không dân chủ. Có giải thích cho điều này chính là "sự minh bạch chính thể, và sự ổn định sự ưu tiên của họ, một khi đã quyết định, các nước dân chủ có thể hợp tác tốt hơn với bạn bè của mình trong việc chỉ đạo cuộc chiến". Một nghiên cứu khác cho rằng điều này là do sự huy động phương kế hay sự tuyển chọn tốt hơn cho các cuộc chiến[21].
Stam và Reiter (2002, trang 64–70) cũng cho rằng việc nhấn mạnh tính cá nhân trong xã hội dân chủ có nghĩa là các binh sĩ của nó chiến đấu với sự lãnh đạo tốt và sáng suốt hơn. Các sĩ quan trong các chế độ độc tài thường được chọn vì sự trung thành chính trị hơn là khả năng của họ. Họ cũng có thể không được chọn vì xuất phát từ giai cấp thấp hay các nhóm dân tộc/tôn giáo thiểu số ủng hộ chế độ. Các người lãnh đạo ở các nước không dân chủ có thể phản ứng bạo lực với những chỉ trích hay hành động bất tuân. Điều này làm cho các binh sĩ và sĩ quan ngại phản đối hay làm bất kỳ điều gì mà không được chỉ định rõ ràng. Sự thiếu óc sáng kiến có thể đặc biệt phương hại đến các cuộc chiến hiện đại. Binh lính địch có thể thúc thủ các nền dân chủ vì họ có thể được đối xử tương đối tốt. Đức quốc xã giết khoảng 2/3 lính Xô Viết bị bắt. Khoảng 38% lính Mỹ bị Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên bắt trong Chiến tranh Triều Tiên bị giết.
Thông tin
[sửa | sửa mã nguồn]Một hệ thống dân chủ có thể cung cấp thông tin tốt hơn về việc quyết định chính sách. Các thông tin có thể gây rắc rối dễ dàng bị chế độ độc tài bỏ qua ngay cả khi những thông tin gây rắc rối hay chống đối này đưa ra cảnh báo trước về các vấn đề nguy hại. Hệ thống dân chủ cũng cung cấp cách thức thay các chính sách hay các lãnh đạo không hiệu quả. Vì vậy, các vấn đề nguy hại có thể kéo dài và tất cả các loại khủng hoảng phổ biến hơn trong các chế độ chuyên quyền[22].
Tham nhũng
[sửa | sửa mã nguồn]Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy rằng các thể chế chính trị cực kỳ quan trong việc quyết định sự lan tràn của tham nhũng: dân chủ, chế độ nghị viện, sự ổn định chính trị, và tự do báo chí có liên hệ mật thiết với việc giảm tham nhũng[23]. Pháp luật về tự do thông tin là quan trọng cho trách nhiệm giải trình và sự minh bạch. Luật Quyền Thông tin của Ấn Độ "đã và đang đem lại các phong trào rộng lớn ở quốc gia này là làm giảm các quan chức thờ ơ và hối lộ và thay đổi cán cân quyền lực một cách triệt để"[24].
Một nghiên cứu cho thấy các nước mới chuyển đổi sang nền dân chủ sẽ bùng nổ tình trạng tham nhũng nhưng những nước có nền dân chủ vững chắc lại ít tham nhũng. Những điều kiện chính trị ban đầu và thành tựu dân chủ đạt được sẽ quyết định mức độ tham nhũng ở một quốc gia.[25] Một nghiên cứu khác cũng cho thấy dân chủ càng cao thì càng ít tham nhũng nhưng tiềm năng chống tham nhũng của nền dân chủ phụ thuộc nhiều điều kiện khác nhau chứ không đơn thuần là sự tồn tại của cạnh tranh chính trị thông qua hệ thống bầu cử đã đủ để làm giảm tham nhũng[26].
Khủng bố
[sửa | sửa mã nguồn]Một vài nghiên cứu cho kết luận rằng chủ nghĩa khủng bố phổ biến nhất ở những quốc gia có tự do chính trị vừa phải. Các quốc gia dân chủ nhất thì có ít nạn khủng bố nhất. Tuy nhiên, các nhà chỉ trích dân chủ phương Tây như Noam Chomsky cho rằng, tùy thuộc vào định nghĩa chính thức về khủng bố, những nước dân chủ tự do đã ra nhiều luật chống khủng bố chống lại các nước khác.
Kinh tế
[sửa | sửa mã nguồn]Theo thống kê, càng dân chủ thì tổng thu nhập quốc nội (GDP) tính theo đầu người cũng cao hơn.
Tuy nhiên, có bất đồng về mức độ ảnh hưởng của chính phủ dân chủ đối với vấn đề này. Một quan sát cho thấy rằng nền dân chủ chỉ lan truyền sau cuộc Cách mạng công nghiệp và sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản. Mặt khác, cách mạng công nghiệp bắt đầu ở Anh, một trong những nước dân chủ nhất trong nước trong thời gian đó. (Nhưng nền dân chủ này rất giới hạn và không được áp dụng cho những thuộc địa, những vùng đã làm cho sự thịnh vượng của chính quốc.)
Một số nghiên cứu về thống kê ủng hộ thuyết cho rằng chủ nghĩa tư bản càng phát triển sẽ tăng tăng trưởng kinh tế[27] và điều này sẽ đến tăng sự thịnh vượng chung, giảm nghèo đói, và tạo sự dân chủ hóa. Theo nhà xã hội học Seymour Martin Lipset những quốc gia có thu nhập bình quân đầu người, mức độ công nghiệp hóa và đô thị hóa, trình độ giáo dục cao hơn sẽ dân chủ hơn (định luật Lipset). Đây là một trong những điều kiện tiên quyết của nền dân chủ.[28] Những nghiên cứu khác cũng cho thấy khẳng định của Lipset là đúng vì mức độ dân chủ của một quốc gia sẽ được cải thiện khi thu nhập bình quân đầu người của quốc gia đó tăng lên[29]. Tuy nhiên còn nhiều yếu tố khác quyết định sự tồn tại của nền dân chủ nên Ấn Độ, là nước nhưng người ta có thể cho rằng không thịnh vượng lại có nền dân chủ, hoặc như Brunei, Arab Saudi, Qatar, Kuwait... có GDP cao nhưng không dân chủ. Cũng có những nghiên cứu khác cho là càng dân chủ sẽ tăng tự do kinh tế mặc dầu một số ít nhận thấy không có hoặc ít ảnh hưởng tiêu cực[30][31][32][33][34][35]. Có những chống đối như là Thụy Điển và Canada có hơi ít tự do về kinh tế hơn những nước như Chile và Estonia nhưng lại có GDP trên đầu người cao hơn. Tuy nhiên, đây là sự hiểu nhầm, nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng trong tăng trưởng kinh tế và vì vậy GDP tính trên đầu người trong tương lai sẽ cao hơn và tự do kinh tế nhiều hơn. Cũng nên chú ý rằng, theo Chỉ số Tự do Kinh tế, Thụy Điển và Canada là những nước tư bản nhất trên thế giới vì những yếu tố như pháp trị, quyền sở hữu tài sản mạnh và ít hạn chế về thương mại tự do. Các nhà chỉ trích có thể tranh luận rằng chỉ số đó và những phương pháp khác được dùng đến không đo lường mức độ chủ nghĩa tư bản.
Một số người lại cho rằng sự phát triển kinh tế vì sự trao quyền cho công dân sẽ bảo đảm một cuộc quá độ đến dân chủ ở những nước như Trung Quốc. Tuy nhiên, một số khác lại bác bỏ điều này. Ngay cả khi sự phát triển kinh tế đã gây ra sự dân chủ hóa trong quá khứ nhưng chưa chắc sẽ diễn ra trong tương lai. Những kẻ độc tài bây giờ có thể đã học được cách phát triển kinh tế mà không dẫn đến tự do chính trị hơn[36].
Mức xuất khẩu dầu hay khoáng vật ở mức cao có liên hệ chặt chẽ với luật không dân chủ. Ảnh hưởng này diễn ra trên toàn thế giới và không chỉ ở Trung Đông. Các nhà độc tài ở dạng giàu có này có thể tiêu tốn nhiều hơn cho các thiết bị an ninh và cung cấp phúc lợi để giảm bất ổn xã hội. Ngoài ra, sự giàu có đó cũng không dẫn theo những thay đổi về xã hội và văn hóa, những thứ có thể thay đổi xã hội với sự phát triển kinh tế thông thường[37].
Những phân tích trên một lượng lớn dữ liệu gần đây cho thấy rằng dân chủ không có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế[38]. Tuy nhiên nó lại có ảnh hưởng gián tiếp như làm tăng tuổi thọ ở nước nghèo và tăng giáo dục trung học ở những nước không nghèo[38]. Dân chủ cũng có liên quan với việc tích lũy tiền cao hơn, lạm phát thấp hơn, giảm bất ổn chính trị và tăng tự do kinh tế. Cũng có một vài bằng chứng cho thấy rằng dân chủ cũng có liên quan đến chính phủ lớn hơn và nhiều giới hạn trong thương mại quốc tế[39].
Nếu không kể Đông Á, thì trong suốt bốn mươi lăm năm gần đây các nước dân chủ kém (như các nước vùng Baltic, Botswana, Costa Rica, Ghana và Sénégal) đã phát triển nền kinh tế của họ nhanh hơn các nước không dân chủ (Angola, Syria, Uzbekistan và Zimbawe) 50%[22].
Với tám cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong suốt bốn thập kỷ qua, chỉ có năm nước có dân chủ. Tương tự như vậy, khoảng một nửa các nước dân chủ kém cùng với các nước không dân chủ đã trải qua sự sụt giảm 10% GDP tính trên đầu người trong một năm[22].
Nạn đói và tỵ nạn
[sửa | sửa mã nguồn]Nhà kinh tế học nổi tiếng, Amartya Sen, đã lưu ý rằng không có nền dân chủ đang có nào đã từng bị nạn đói lớn nào hoành hành[40]. Điều này gồm cả những nền dân chủ đã không giàu có trong lịch sử, như Ấn Độ, nước đã có một nạn đói kinh khủng năm 1943 và nhiều nạn đói trên quy mô lớn trước đó vào cuối thế kỷ 19, dưới thời cai trị của Anh. Tuy nhiên, một số người đổ tội cho Nạn đói Bengal năm 1943 là hệ quả của Chiến tranh thế giới thứ hai[cần dẫn nguồn]. Chính phủ Ấn Độ đã tiến bộ hơn về dân chủ trong nhiều năm. Chính quyền của các bang đã hoàn toàn được như vậy từ Đạo luật Chính chủ Ấn năm 1935.
Các cuộc khủng hoảng người tị nạn hầu như diễn ra nhiều ở các nước không dân chủ. Nhìn vào số dòng người tị nạn trong hai mươi năm qua, trong số tám mươi bảy trường hợp đầu đã diễn ra ở các nước có chế độ chuyên quyền[22].
Sự phát triển con người
[sửa | sửa mã nguồn]Nền dân chủ có tương liên với điểm số cao trong chỉ số phát triển con người và điểm số thấp hơn trong chỉ số nghèo đói của con người.
Các nền dân chủ tồi có nền giáo dục tốt hơn, tuổi thọ cao hơn, tỷ lệ tử vong sơ sinh thấp hơn, việc tiếp cận nước uống và chính sách chăm sóc sức khỏe tốt hơn các chế độ độc tài tồi. Điều này không phải vì sự trợ giúp của ngoại quốc cao hơn hay tiêu tốn nhiều phần trăm GDP hơn cho sức khỏe và giáo dục mà là các nguồn tài nguyên sẵn có được quản lý tốt hơn[22].
Một số chỉ số sức khỏe (như tuổi thọ, tỉ lệ tử vong sơ sinh và tử vong người mẹ khi sinh) có quan hệ mật thiết với dân chủ hơn quan hệ với GDP tính trên đầu người, độ lớn của lĩnh vực công, hay chênh lệch thu nhập[41].
Ở các quốc gia trong thời hậu cộng sản, sau sự tàn lụi ban đầu, hầu hết các quốc gia đó có dân chủ trong nước và đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong việc tăng tuổi thọ[42].
Thuyết hòa bình dân chủ
[sửa | sửa mã nguồn]Rất nhiều nghiên cứu sử dụng các loại dữ liệu, định nghĩa và phân tích thống kê để hỗ trợ cho thuyết hòa bình dân chủ. Việc khám phá đầu tiên là các nền dân chủ tự do chưa gây chiến với các nước khác. Các nghiên cứu gần đây đã mở rộng thuyết này và nhận thấy rằng các nền dân chủ có ít xung đột quốc tế được quân sự hóa (militarized interstate disputes - MID) gây ra ít hơn 1000 lính chiến trường tử vong với nước khác. Đối với các MID đã và đang diễn ra giữa các quốc gia dân chủ chỉ gây ra một ít thương vong, và cũng có ít nội chiến hơn[43]. Cũng có nhiều phê phán thuyết này, gồm các cuộc chiến cụ thể trong lịch sử và sự tương quan đó không phải là nguyên nhân.
Chính phủ thảm sát quần chúng
[sửa | sửa mã nguồn]Các nghiên cứu cho thấy rằng nhiều nước dân chủ có ít nạn diệt chủng hay giết người do chính phủ tiến hành hơn[44]. Tương tự như vậy, những nước đó cũng có ít nạn ám sát chính trị hơn[45].
Tự do và quyền
[sửa | sửa mã nguồn]Tự do và quyền của người dân của xã hội dân chủ tự do được xem là có ích.
Hạnh phúc
[sửa | sửa mã nguồn]Các nền dân chủ thường có liên hệ với việc tự thấy hạnh phúc ở mức cao trong một quốc gia[46].
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Danh sách các chủ đề có liên quan đến chính trị
- Lịch sử dân chủ
- Dân chủ phi tự do
- Dân chủ trong chủ nghĩa toàn trị
- Cộng hòa chủ nghĩa
Nguồn
[sửa | sửa mã nguồn]Dan, Reiter (2002). Dân chủ trong thời chiến (Democracies at War). Stam, Allan C. Trường Đại học Princeton xuất bản. 0-691-08948-5.
Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c Jacobs, Lawrence R.; Shapiro, Robert Y. (1994). “Studying Substantive Democracy”. PS: Political Science and Politics. 27 (1): 9–17. doi:10.2307/420450. ISSN 1049-0965. JSTOR 420450. S2CID 153637162.
- ^ He, Jiacheng (8 tháng 1 năm 2022). “The Patterns of Democracy in Context of Historical Political Science”. Chinese Political Science Review. Springer Science and Business Media LLC. 7 (1): 111–139. doi:10.1007/s41111-021-00201-5. ISSN 2365-4244. S2CID 256470545.
- ^ Cusack, Simone; Ball, Rachel (tháng 7 năm 2009). Eliminating Discrimination and Ensuring Substantive Equality (PDF) (Bản báo cáo). Public Interest Law Clearing House and Human Rights Law Resource Centre Ltd. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2024.
- ^ "What is substantive equality?". Equal Opportunity Commission, Government of Western Australia. November 2014. Retrieved 28 October 2018
- ^ Kopstein, Jeffrey; Lichbach, Mark; Hanson, Stephen E. biên tập (2014). Comparative Politics: Interests, Identities, and Institutions in a Changing Global Order . Cambridge University Press. tr. 37–39. ISBN 978-1139991384. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2020.
Britain pioneered the system of liberal democracy that has now spread in one form or another to most of the world's countries
- ^ Anna Lührmann, Seraphine F. Maerz, Sandra Grahn, Nazifa Alizada, Lisa Gastaldi, Sebastian Hellmeier, Garry Hindle and Staffan I. Lindberg. 2020. Autocratization Surges – Resistance Grows. Democracy Report 2020. Varieties of Democracy Institute (V-Dem). [1] Lưu trữ 18 tháng 12 năm 2021 tại Wayback Machine
- ^ Carugati, Federica (2020). “Democratic Stability: A Long View”. Annual Review of Political Science. 23: 59–75. doi:10.1146/annurev-polisci-052918-012050.
In sum, this literature suggests that stable democracies look very much like liberal democracies, whose critical features are...
- ^ Daniel Lederman, Normal Loaza, Rodrigo Res Soares (November 2001). "Accountability and Corruption: Political Institutions Matter". World Bank Policy Research Working Paper No. 2708. SSRN 632777. “Accountability and Corruption: Political Institutions Matter by Daniel Lederman, Norman Loayza, Rodrigo R. Soares :: SSRN”. SSRN 632777. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2023.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết). Retrieved 19 February 2006.
- ^ Halperin, Morton; Siegle, Joseph T.; Weinstein, Michael. “The Democracy Advantage: How Democracies Promote Prosperity and Peace”. Carnegie Council. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2006.
- ^ “Policy Data Set”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2006. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2007.
- ^ “Freedom in the World 2006” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2007.
- ^ Karl Marx. The civil war in France
- ^ Aristotle, Politics 2.1273b
- ^ Aristotle, Politics 4.1294b
- ^ Peace and Conflict 2005: A Global Survey of Armed Conflicts, Self-Determination Movements, and Democracy. Monty G. Marshall and Ted Robert Gurr. [2] Lưu trữ 2007-02-06 tại Wayback Machine For illustrating graphs, see Center for Systemic Peace, (2006). Global Conflict Trends - Measuring Systematic Peace. Truy cập 19 tháng 2 năm 2006.
- ^ Chua, Amy (2002). World on Fire. Doubleday. ISBN 0-385-50302-4.
- ^ State Effectiveness and Democracy: Asia Cases, Shaoguang Wang, Chinese Unitversity of Hong Kong
- ^ Government effectiveness and support for democracy, Pedro C. Magalhães, European Journal of Political Research
- ^ Democracy and State Effectiveness, Shaoguang Wang, Department of Government & Public Administration, The Chinese University of Hong Kong
- ^ STATE FIRST, THEN DEMOCRACY: Using Cadastral Records to Explain Governmental Performance, WORKING PAPER SERIES 2015:11 QOG, THE QUALITY OF GOVERNMENT INSTITUTE, Department of Political Science, University of Gothenburg, July 2015, ISSN 1653-8919
- ^ Ajin Choi, (2004). "Democratic Synergy and Victory in War, 1816–1992". International Studies Quarterly, Volume 48, Number 3, tháng 9 năm 2004, pp. 663–682(20). doi:10.1111/j.0020-8833.2004.00319.x Dan Reiter & Stam, Allan C. (2002). Democracies at War. Princeton University Press. ISBN 0-691-08949-3.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ a b c d e “The Democracy Advantage: How Democracies Promote Prosperity and Peace”. Carnegie Council. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2007.
- ^ Daniel Lederman, Normal Loaza, Rodrigo Res Soares, (tháng 11 năm 2001). "Accountability and Corruption: Political Institutions Matter". World Bank Policy Research Working Paper No. 2708. SSRN 632777. Truy cập 19 tháng 2 năm 2006.
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2007.
- ^ Democracy and political corruption: A cross-national comparison, H.-E. Sung, Crime, Law and Social Change, March 2004, Volume 41, Issue 2, pp 179–193
- ^ Democracy and corruption, Frédéric Boehm, Dimens.empres. vol.13 no.2 Barranquilla July/Dec. 2015
- ^ Free the World. Published Work Using Economic Freedom of the World Research Lưu trữ 2018-12-25 tại Wayback Machine, truy cập 19 tháng 2 năm 2006
- ^ Lipset S. M. (1959). Some social requisites of democracy: economic development and political legitimacy Lưu trữ 2017-08-09 tại Wayback Machine, The American Political Science Review, Vol. 53, No. 1 (Mar., 1959), pp. 69-105, American Political Science Association
- ^ Acemoglu D., Johnson S. & Robinson J. A. & Yared P. (2008). Income and Democracy, American Economic Review 2008, 98:3, 808–842
- ^ Nicclas Bergren, (2002). "The Benefits of Economic Freedom: A Survey" Lưu trữ 2006-08-22 tại Wayback Machine. Truy cập 19 tháng 2 năm 2006.
- ^ John W. Dawson, (1998). "Review of Robert J. Barro, Determinants of Economic Growth: A Cross-Country Empirical Study" Lưu trữ 2006-04-20 tại Wayback Machine. Economic History Services. Truy cập 19 tháng 2 năm 2006.
- ^ W. Ken Farr, Richard A. Lord, J. Larry Wolfenbarger, (1998). "Economic Freedom, Political Freedom, and Economic Well-Being: A Causality Analysis" Lưu trữ 2005-04-13 tại Wayback Machine. Cato Journal, Vol 18, No 2.
- ^ Wenbo Wu, Otto A. Davis, (2003). "Economic Freedom and Political Freedom". Lưu trữ 2006-05-24 tại Wayback Machine Encyclopedia of Public Choice. Carnegie Mellon University, National University of Singapore.
- ^ Ian Vásquez, (2001). "Ending Mass Poverty". Cato Institute. Truy cập 19 tháng 2 năm 2006.
- ^ Susanna Lundström, (tháng 4 năm 2002). "The Effects of Democracy on Different Categories of Economic Freedom" Lưu trữ 2006-05-24 tại Wayback Machine. Truy cập 19 tháng 2 năm 2006.
- ^ Bruce Bueno de Mesquita, George W. Downs, (2005). "Development and Democracy" Lưu trữ 2008-02-20 tại Wayback Machine.
Foreign Affairs, September/tháng 10 năm 2005. Joseph T. Single, Michael M. Weinstein, Morton H. Halperin, (2004). "Why Democracies Excel". Foreign Affairs, September/tháng 10 năm 2004. - ^ Ross, Michael Lewin (2001). “Does Oil Hinder Democracy?”. World Politics. 53 (3): 325–361.
- ^ a b The Political Economy of Growth: Democracy and Human Capital, Matthew A. Baum, David A. Lake, American Journal of Political Science, Volume 47, Issue ngày 2 tháng 4 năm 2003 Pages 333–347
- ^ Doucouliagos, H., Ulubasoglu, M (2006). “Democracy and Economic Growth: A meta-analysis”. School of Accounting, Economics and Finance Deakin University Australia.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ Amartya Sen, (1999). "Democracy as a Universal Value" Lưu trữ 2006-04-27 tại Wayback Machine. Journal of Democracy, 10.3, 3–17. Johns Hopkins University Press.
- ^ Franco, Álvaro, Carlos Álvarez-Dardet and Maria Teresa Ruiz (2004). “Effect of democracy on health: ecological study (required)”. BMJ (British Medical Journal). 329 (7480): 1421–1423. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2007.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ McKee, Marin and Ellen Nolte (2004). “Lessons from health during the transition from communism”. BMJ (British Medical Journal). 329 (7480): 1428–1429. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2007.
- ^ Hegre, Håvard, Tanja Ellington, Scott Gates, and Nils Petter Gleditsch (2001). “Towards A Democratic Civil Peace? Opportunity, Grievance, and Civil War 1816–1992”. American Political Science Review. 95: 33–48.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Ray, James Lee (2003). A Lakatosian View of the Democratic Peace Research Program From Progress in International Relations Theory, edited by Colin and Miriam Fendius Elman. MIT Press. Liên kết ngoài trong
|title=
(trợ giúp) - ^ Power Kills. R.J. Rummel, 1997.
- ^ No Lessons Learned from the Holocaust?, Barbara Harff, 2003, [3] Lưu trữ 2007-10-30 tại Wayback Machine.
- ^ R Inglehart, HD Klingemann (1999). “Genes, Culture, Democracy, and Happiness”. World Values Survey. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp) R.J. Rummel, (2006). Happiness—This Utilitarian Argument For Freedom Is True. Truy cập 22 tháng 2 năm 2006.