Bước tới nội dung

Famagusta

35°07′30″B 33°56′30″Đ / 35,125°B 33,94167°Đ / 35.12500; 33.94167
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Famagusta
Famagusta trên bản đồ Cộng hòa Síp
Famagusta
Famagusta
Quốc gia Síp
 • HuyệnFamagusta
Nhà nước nắm quyền Bắc Síp
 • HuyệnGazimağusa
Dân số (2011)[1]
 • Thành phố40.920
 • Đô thị50.465
Múi giờUTC+3
 • Mùa hè (DST)EEST (UTC+3)
Thành phố kết nghĩaAthena, Corfu, İzmir, Antalya, Patras, Struga, Tekirdağ, Latakia, Nilüfer
WebsiteTurkish Cypriot municipality
Greek Cypriot municipality

Famagusta (tiếng Hy Lạp: Αμμόχωστος phát âm tiếng Hy Lạp: [aˈmːoxostos]; tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Mağusa [mɑˈɰusɑ], hay Gazimağusa [gɑːzimɑˈɰusɑ]) là một thành phố ở bờ đông đảo Síp. Đây là nơi có cảng biển sâu nhất trên đảo. Vào thời Trung Cổ (nhất là dưới thời Cộng hòa GenovaCộng hòa Venezia), Famagusta là thành phố cảng quan trọng nhất đảo và là một điểm giao thương với vùng Levant, nơi mà các thương nhân Con đường tơ lụa đưa hàng hóa của họ đến Tây Âu. Ngày nay, cả phần thành cổ và phố mới đều nằm dưới sự quản lý của Cộng hòa Bắc Síp Thổ Nhĩ Kỳ.

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời cổ đại, thị trấn mang tên Arsinoe[2] (tiếng Hy Lạp cổ: Ἀρσινόη), theo Arsinoe II của Ai Cập, và cũng được Strabo nhắc đến bằng tên đó. Trong tiếng Hy Lạp hiện đại nó có tên Ammochostos (Αμμόχωστος, nghĩa là khuất trong cát). Ammochostos dần trở thành Famagusta (Famagouste trong tiếng PhápFamagosta trong tiếng Ý) trong các ngôn ngữ châu Âu, và thành Mağusa trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, nó còn có cái tên tiếng Thổ Nhĩ Kỳ thứ hai là Gazimağusa.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ KKTC 2011 Nüfus ve Konut Sayımı [TRNC 2011 Population and Housing Census] (PDF), TRNC State Planning Organization, ngày 6 tháng 8 năm 2013, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2013, truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2018 Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
  2. ^ “ARSINOE Cyprus”. The Princeton Encyclopedia of Classical Sites. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2017.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]