Bước tới nội dung

Thực vật mọng nước

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Cây mọng nước)
Thực vật mọng nước, chẳng hạn loài lô hội, trữ nước trong phần thịt lá

Trong thực vật học, thực vật mọng nước, cũng được gọi là cây mọng nước hoặc đôi khi là thực vật béo, là những loài thực vật có một số thành phần dày và nhiều thịt hơn bình thường, thường để giữ nước khi sinh trưởng ở nơi điều kiện đất hay khí hậu khô cằn (đây là loài thực vật thuộc nhóm cây chịu hạn). Từ "mọng nước" xuất phát từ thuật ngữ sucus từ Latin, có nghĩa là nước trái cây, hoặc nhựa.[1] Thực vật mọng nước có thể lưu trữ nước trong những cấu trúc khác nhau, chẳng hạn như hoặc thân cây. Một số định nghĩa còn gộp cả rễ, vì thế các loài địa sinh sống sót qua các thời kỳ có điều kiện không thuận lợi bằng cách khô héo và chết phần lộ thiên và chỉ tồn tại ở dạng cơ quan lưu trữ ngầm dưới đất cũng có có thể coi là thực vật mọng nước. Tuy nhiên, khi thuật ngữ này được sử dụng trong nghề làm vườn thì thuật ngữ "mọng nước" cũng thường hay loại bỏ một số nhóm thực vật mà các nhà thực vật học coi là thực vật mọng nước, chẳng hạn như xương rồng. Thực vật mọng nước hay được trồng làm cây cảnh do bề ngoài nổi bật và bất thường của chúng.

Ước tính có khoảng 60 họ thực vật khác nhau có chứa các loài thực vật mọng nước. Trong một số họ, như Cactaceae, Agavoideae, AizoaceaeCrassulaceae, phần lớn các loài đều là thực vật mọng nước. Môi trường sống tự nhiên của các loài thực vật tích trữ nước này nói chung là các khu vực có nhiệt độ cao và ít mưa. Chúng có khả năng phát triển tốt chỉ với những nguồn nước hạn chế, như sương và/hoặc sương mù.

Bề ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Mộ bộ sưu tập thực vật mọng nước, gồm cả xương rồng.

Sự tích trữ nước thường làm cho thực vật mọng nước có bề ngoài căng phình ra hay dày cùi thịt hơn so với các loài thực vật khác, mọt đặc trưng được gọi là sự mọng nước. Ngoài ra, thực vật mọng nước còn có một số đặc trưng tích trữ nước khác, tùy theo loài. Chúng bao gồm:

  • Trao đổi chất axit Crassulacean (CAM) để giảm thiểu mất nước.
  • Không có lá, lá suy giảm hay có hình dạng từ hình trụ tới hình cầu.
  • Giảm số lượng khí khổng.
  • Thân có vai trò là khu vực chính để quang hợp chứ không phải lá.
  • Dạng phát triển thu gọn, tiêu giảm, gống như cái đệm, hình cột hay hình cầu.
  • Các gân lá cho phép tăng nhanh thể tích của cây và giảm diện tích bề mặt lộ ra dưới ánh nắng.
  • Bề mặt có lớp sáp, lông tơ hay gai để tạo ra một tiểu môi trường sống ẩm ướt xung quanh cây, làm giảm chuyển động của không khí gần bề mặt cây, vì thế làm giảm mất nước và tạo ra bóng râm.
  • Rễ nằm rất gần bề mặt đất, sao cho chúng có thể hút hơi ẩm từ một lượng mưa nhỏ hay thậm chí là hơi sương.
  • Khả năng duy trì tình trạng mập mạp và đầy nước ngay cả khi với nhiệt độ cao bên trong (như 52 °C hay 126 °F)[2]
  • Lớp cutin ngoài (biểu bì) không thấm nước [2]
  • Các chất nhầy giữ cho nước luôn dồi dào [2]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều loài thực vật mọng nước đến từ các khu vực khô cằn như thảo nguyên Á-Âu, bán sa mạcsa mạc. Nhiệt độ cao và giáng thủy thấp buộc chúng phải thu thập và tích trữ nước để sống trong thời kỳ khô hạn kéo dài. Một số loài xương rồng có thể sống nhiều tháng mà không cần có mưa.[3] Đôi khi, thực vật mọng nước có thể xuất hiện như là thực vật biểu sinh - "thực vật sống trong không khí" - do chúng có sự tiếp xúc hạn chế hoặc không có tiếp xúc với đất, và phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng tích trữ nước và tìm chất dinh dưỡng bằng các cách thức khác; hốc sinh thái này được nhìn thấy ở các loài Tillandsia. Thực vật mọng nước cũng có khả năng sinh sống ở các vùng ven biển hay các hồ cạn, những nơi có nồng độ các khoáng chất hòa tan cao rất nguy hại cho những loài thực vật khác.

Họ và chi

[sửa | sửa mã nguồn]

Các họ và chi thực vật có loài mọng nước như liệt kê dưới đây.

Số lượng loài trong một số họ

[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng dưới đây liệt kê só lượng loài thực vật mọng nước trong một vài họ:

Họ/Phân họ SL mọng nước Phần bị biến đổi Môi trường sống tự nhiên
Agavoideae 300 Bắc và Trung Mỹ
Cactaceae 1.600 Thân (rễ, lá) châu Mỹ
Crassulaceae 1300 Lá (rễ) Khắp thế giới
Aizoaceae 2000 Miền nam châu Phi, Australia
Apocynaceae 500 Thân châu Phi, bán đảo Ả Rập, Ấn Độ, Australia
Didiereaceae 11 Thân Madagascar (đặc hữu)
Euphorbiaceae > 1000 Thân và/hoặc lá và/hoặc rễ Australia, châu Phi, Madagascar, châu Á, châu Mỹ, châu Âu
Xanthorrhoeaceae 500+ châu Phi, Madagascar, Australia
Portulacaceae ~500 Lá và thân châu Mỹ, Australia, châu Phi

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Merriam-Webster: succulent, truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2015
  2. ^ a b c Compton n.d.
  3. ^ https://askabiologist.asu.edu/cam-plants
  4. ^ Plants of Southern Africa Retrieved on 2010-1-1
  5. ^ FloraBase - The Western Australian Flora Retrieved on 2010-1-1
  6. ^ Parakeelya. The Plant List.
  7. ^ Dregeochloa pumila. Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine South African National Biodiversity Institute.

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Anderson, Miles (1999), Cacti and Succulents: Illustrated Encyclopedia, Oxford: Sebastian Kelly, ISBN 978-1-84081-253-4
  • Beentje, Henk (2010), The Kew Plant Glossary, Richmond, Surrey: Royal Botanic Gardens, Kew, ISBN 978-1-84246-422-9
  • Compton, R.H. biên tập (24 tháng 12 năm 2024), Our South African Flora, Cape Times Ltd, OCLC 222867742 (publication date also given as 1930s or 1940s)
  • Hecht, Hans (1994), Cacti & Succulents , New York: Sterling, ISBN 978-0-8069-0549-5
  • Hewitt, Terry (1993), The Complete Book of Cacti & Succulents, London: Covent Garden Books, ISBN 978-1-85605-402-7
  • Innes, Clive & Wall, Bill (1995), Cacti, Succulents and Bromeliads, London: Cassell for the Royal Horticultural Society, ISBN 978-0-304-32076-9
  • Jacobsen, Hermann (1960), A Handbook of Succulent Plants (Vols 1–3), Poole, Dorset: Blandford Press, ISBN 978-0-7137-0140-1
  • Martin, Margaret J. & Chapman, Peter R. (1977), Succulents and their cultivation, London: Faber & Faber, ISBN 978-0-571-10221-1
  • Rowley, Gordon D. (1980), Name that Succulent, Cheltenham, Glos.: Stanley Thornes, ISBN 978-0-85950-447-8

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]