Bước tới nội dung

Myanmar

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Burma)
Cộng hòa Liên bang Myanmar
Tên bản ngữ
  • ပြည်ထောင်စု သမ္မတ မြန်မာနိုင်ငံတေ (tiếng Miến Điện)
    Pyidaunzu Thanmăda Myăma Nainngandaw

Quốc ca1639461113_1639459431_myanmar-kaba-ma-kyei.mp3
Vị trí của Myanmar (xanh) trên thế giới.
Vị trí của Myanmar (xanh) trên thế giới.
Vị trí của Myanmar (xanh) ở ASEAN (xám đậm)  –  [Chú giải]
Vị trí của Myanmar (xanh)

ở ASEAN (xám đậm)  –  [Chú giải]

Tổng quan
Thủ đôNaypyidaw[a]
20°29′B 96°6′Đ / 20,483°B 96,1°Đ / 20.483; 96.100
Thành phố lớn nhấtYangon[b]
Ngôn ngữ chính thứcTiếng Miến Điện
• Ngôn ngữ địa phương
Văn tự chính thứcChữ Miến Điện
Sắc tộc
(2018[2][3])
Tôn giáo chính
(2014)[4]
Tên dân cư
  • Người Miến Điện[1] (hoặc Myanmar)
  • Bamar ဗမာ
Chính trị
Chính phủChính phủ lâm thời đại nghị đơn nhất dưới chế độ quân quản
Min Aung Hlaing
Soe Win
Lập phápQuốc hội Liên bang
Viện Quốc gia
Viện Dân biểu
Lịch sử
Hình thành
k. 180 TCN
23 tháng 12 năm 849
16 tháng 10 năm 1510
29 tháng 2 năm 1752
1 tháng 1 năm 1886
• Độc lập từ Anh
4 tháng 1 năm 1948
2 tháng 3 năm 1962
• Đổi tên từ "Miến Điện" sang "Myanmar"
18 tháng 6 năm 1989
29 tháng 5 năm 2008
30 tháng 3 năm 2011
• Đảo chính, tái lập chế độ quân quản
1 tháng 2 năm 2021
Địa lý
Diện tích  
• Tổng cộng
676.578 km2 (hạng 39)
261.227 mi2
• Mặt nước (%)
3,06
Dân số 
• Ước lượng 2021
55.294.979[5] (hạng 26)
• Điều tra 2017
53.582.855[6]
80/km2 (hạng 101)
207,2/mi2
Kinh tế
GDP  (PPP)Ước lượng 2020
• Tổng số
276 tỷ đô la Mỹ[7] (hạng 55)
5.179 đô la Mỹ[7] (hạng 133)
GDP  (danh nghĩa)Ước lượng 2020
• Tổng số
$71 tỷ đô la Mỹ[7] (hạng 69)
• Bình quân đầu người
1.333 đô la Mỹ[7] (hạng 154)
Đơn vị tiền tệKyat (K) / ကျပ် (MMK)
Thông tin khác
Gini? (2017)Giảm theo hướng tích cực 30,7[9]
trung bình
FSI? (2020)Giảm theo hướng tích cực 94,0[10]
báo động · hạng 22
HDI? (2019)Tăng 0,583[11]
trung bình · hạng 147
Múi giờUTC+06:30 (MMT)
Cách ghi ngày thángdd-mm-yyyy
(ngày-tháng-năm)
Điện thương dụng230 V–50 Hz[8]
Giao thông bênphải
Mã điện thoại+95
Mã ISO 3166MM
Tên miền Internet.mm
Location of Myanmar
Bản đồ Myanmar năm 2013.
  1. ^ Còn được phát âm là "Nay Pyi Taw".
  2. ^ Còn được phát âm là "Rangoon".

Myanmar (tiếng Miến Điện: မြန်မာ), tên chính thức là Cộng hòa Liên bang Myanmar, còn gọi là Miến Điện (tên chính thức cho đến năm 1989),[12] là một quốc gia tại Đông Nam Á. Myanmar có biên giới với Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc, LàoThái Lan. Một phần ba tổng chu vi của Myanmar là đường bờ biển giáp với vịnh Bengalbiển Andaman. Theo số liệu điều tra nhân khẩu năm 2014, Myanmar có 51 triệu cư dân.[13] Myanmar có diện tích 676.577 km² (261.288 mi²). Thủ đô của quốc gia này là Naypyidaw còn thành phố lớn nhất là Yangon.[14]

Các nền văn minh ban đầu tại Myanmar gồm có các thị quốc Pyu nói tiếng Tạng-Miến tại khu vực Thượng Miếncác vương quốc Mon tại khu vực Hạ Miến.[15] Đến thế kỷ IX, người Miến tiến đến thung lũng Thượng Irrawaddy, họ lập nên Vương quốc Pagan trong thập niên 1050, và sau đó ngôn ngữ-văn hóa Miến cùng Phật giáo Nam Tông dần dần chiếm ưu thế tại Myanmar. Vương quốc Pagan sụp đổ trước các cuộc xâm chiếm của quân Mông Cổ, và xuất hiện một số quốc gia thường xuyên giao chiến với nhau. Đến thế kỷ XVI, Myanmar tái thống nhất dưới Triều Taungoo, sau đó từng trở thành quốc gia lớn nhất trong lịch sử Đông Nam Á.[16] Đến đầu thế kỷ XIX, lãnh thổ của triều Konbaung bao gồm Myanmar ngày nay và cũng từng kiểm soát ManipurAssam trong thời gian ngắn. Người Anh chiếm được Myanmar sau ba cuộc chiến tranh trong thế kỷ XIX và quốc gia này trở thành một thuộc địa của Anh. Myanmar trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1948, ban đầu là một quốc gia dân chủ, song nằm dưới chế độ độc tài quân sự sau cuộc đảo chính năm 1962.

Trong hầu hết thời gian độc lập, Myanmar xảy ra xung đột dân tộc tràn lan, trở thành một trong các cuộc nội chiến kéo dài nhất vẫn đang diễn ra. Thời gian này,[khi nào?] Liên Hợp Quốc và một số tổ chức khác ghi nhận các tội ác vi phạm nhân quyền tại đây.[17][18][19] Năm 2011, chính quyền quân sự chính thức giải tán sau tổng tuyển cử năm 2010, và một chính phủ dân sự trên danh nghĩa nhậm chức. Điều này cùng với hành động phóng thích Aung San Suu Kyi và các tù nhân chính trị, đã cải thiện hồ sơ nhân quyền và quan hệ ngoại giao của Myanmar, kéo theo nới lỏng các chế tài mậu dịch và kinh tế khác.[20][21] Trong tổng tuyển cử năm 2015, đảng của Aung San Suu Kyi giành đa số tại lưỡng viện quốc hội, song các lãnh đạo quân sự vẫn nắm giữ quyền lực rất lớn trong nước, và đến ngày 1 tháng 2 năm 2021 thì phát động chính biến giành lại quyền lực.[22]

Myanmar giàu tài nguyên ngọcđá quý, dầu mỏ, khí thiên nhiên và các loại khoáng sản khác. Năm 2016, GDP danh nghĩa ở mức 68.277 tỷ USD và GDP theo sức mua tương đương đạt 6,501 tỷ USD. Khoảng cách thu nhập tại Myanmar nằm vào hàng rộng nhất trên thế giới, do phần lớn kinh tế nằm dưới quyền kiểm soát của những người ủng hộ chính phủ quân sự cũ.[23][24] Tính đến năm 2014, Myanmar có chỉ số phát triển con người HDI ở mức thấp, xếp thứ 148 trong số 188 quốc gia được đánh giá.

Hiện nay Myanmar đang chìm trong tình trạng bạo lực và nội chiến kể từ sau cuộc đảo chính 2021 .

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

"Miến Điện" hay "Diến Điện" (chữ Hán: 緬甸) là tên nước này được người Việt Nam đọc theo cách gọi của người Trung Quốc. "Miến" có nghĩa là xa tắp, xa vời, xa tít tắp. "Điện" là chỉ vùng đất nằm bên ngoài "giao". Theo cách gọi của người Trung Quốc thì tường trong của thành gọi là "thành", tường ngoài gọi là "quách". Vùng ngoại vi của quách gọi là "giao". Vùng đất bên ngoài giao gọi là "điện", cách thành khoảng từ một trăm dặm trở lên. "Miến Điện" ý là vùng ngoại thành xa xôi.

Myanmar là tên gọi bắt nguồn từ tên địa phương Myanmar Naingngandaw. Nó được sử dụng vào đầu thế kỷ XII nhưng nguồn gốc của nó vẫn còn chưa được sáng tỏ. Một gốc của tên gọi này là từ Brahmadesh trong tiếng Phạn có nghĩa là "mảnh đất của Brahma", vị thần Hindu giáo của mọi sinh vật.

Năm 1989, hội đồng quân sự đổi tên tiếng Anh từ Burma thành Myanmar, cùng với nhiều thay đổi trong tên gọi tiếng Anh của nhiều vùng trong đất nước, chẳng hạn tên gọi trước kia của thủ đô đổi từ Rangoon thành Yangon. Tuy vậy, tên chính thức của đất nước trong tiếng MyanmarMyanmar vẫn không đổi. Trong tiếng Myanmar, Myanmar là tên quốc gia, trong khi Bama (Burma lấy nguồn gốc từ đây) là tên gọi thông dụng.

Sự thay đổi trong tên gọi là biểu hiện của một cuộc tranh cãi chính trị. Nhiều nhóm người Myanmar tiếp tục sử dụng tên "Burma" vì họ không chấp nhận tính hợp pháp của chính quyền quân sự cũng như sự đổi tên đất nước. Một vài chính phủ phương Tây, chẳng hạn Hoa Kỳ, Úc, Ireland và Anh tiếp tục sử dụng tên "Burma", trong khi Liên minh châu Âu sử dụng cả hai. Liên Hợp Quốc sử dụng tên "Myanmar".

Việc sử dụng tên "Burma" vẫn còn phổ biến ở Hoa Kỳ và Anh. Trong tiếng Anh, người ta vẫn dùng từ "Burmese" như một tính từ.

Sau khi giành được độc lập từ Đế quốc Anh, Myanmar đã sử dụng các quốc hiệu sau:

Ngoài ra, người miền tây Nam Bộ ngày xưa còn gọi nước Burma là nước Cù Là [1](nguồn gốc tên dầu cù là - một loại dầu thoa ngoài da người Việt hay dùng).

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Các chùa và đền tại Bagan ngày nay, nơi từng là thủ đô của Vương quốc Pagan

Người Môn được cho là nhóm người đầu tiên di cư tới vùng hạ lưu châu thổ sông Ayeyarwady (ở phía nam Myanmar) và tới khoảng giữa thập niên 900 trước Công nguyên họ đã giành quyền kiểm soát khu vực này[25].

Sau đó, vào thế kỷ thứ I trước Công nguyên, người Pyu di cư tới đây và tiến tới xây dựng các thành bang có quan hệ thương mại với Ấn ĐộTrung Quốc. Trong đó, mạnh nhất là vương quốc Sri Ksetra, nhưng nó bị từ bỏ năm 656. Sau đó, một quá trình tái lập quốc diễn ra, nhưng đến giữa thập niên 800 thì bị người Nam Chiếu xâm lược.

Vào khoảng trước những năm 800, người Bamar (người Miến Điện) bắt đầu di cư tới châu thổ Ayeyarwady từ Tây Tạng hiện nay. Tới năm 849, vương quốc họ đã thành lập xung quanh trung tâm Pagan trở nên hùng mạnh. Trong giai đoạn Anawratha trị vì (1044-1077), người Miến Điện đã mở rộng ảnh hưởng ra khắp Myanmar hiện nay. Tới thập niên 1100, nhiều vùng lớn thuộc lục địa Đông Nam Á đã thuộc quyền kiểm soát của vương quốc Pagan, thường được gọi là Đế chế Miến Điện thứ nhất với kinh đô tại Mandalay. Tới cuối thập niên 1200, Hốt Tất Liệt đã thống lĩnh quân Mông Cổ xâm lược Vương quốc Pagan, nhưng tới năm 1364 người Miến Điện đã tái lập vương quốc của họ tại Ava, nơi văn hóa Miến Điện bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ. Tuy nhiên, vào năm 1527 người Shan cướp phá Ava. Trong lúc ấy người Mon thiết lập địa điểm mới của họ tại Pegu, nơi này đã trở thành một trung tâm tôn giáo và văn hóa lớn.

Những người Miến Điện đã phải chạy trốn khỏi Ava thành lập Vương quốc Toungoo năm 1531 tại Toungoo, dưới quyền Tabinshwehti, người đã tái thống nhất Miến Điện và lập ra Đế chế Miến Điện thứ hai. Vì sự ảnh hưởng ngày càng tăng từ châu Âu ở Đông Nam Á, Vương quốc Toungoo trở thành một trung tâm thương mại lớn. Bayinnaung đã mở rộng đế chế bằng cách chinh phục các lãnh thổ Manipur, Chiang Mai, Ayutthaya, Shan, Nagaland, Tripura, Mizoram, Assam, Sikkim, Bhutan, Chittagong, Dhaka, Rajshahi, Rangpur và một số vùng đất thuộc tỉnh Vân Nam của Trung Quốc gồm Đức Hoành, Nộ Giang, Bảo SơnPhổ Nhĩ. Những cuộc nổi loạn bên trong cũng như sự thiếu hụt các nguồn tài nguyên cần thiết để kiểm soát các vùng mới giành được dẫn tới sự sụp đổ của Vương quốc Toungoo. Anaukpetlun, người đã đẩy lùi cuộc xâm lăng của Bồ Đào Nha, đã lập nên một vương triều mới tại Ava năm 1613. Cuộc nổi dậy trong nước của người Mon, với sự trợ giúp của Pháp, khiến vương quốc sụp đổ năm 1752.

Một bản in thạch năm 1825 của Anh về ngôi chùa Shwedagon cho thấy buổi đầu xâm nhập của người Anh tại Miến Điện trong giai đoạn Chiến tranh Anh-Miến lần thứ nhất

Alaungpaya thành lập nên Triều đại KonbaungĐế chế Miến Điện thứ ba vào khoảng thập niên 1700[26]. Năm 1767, Vua Hsinbyushin chinh phục AyutthayaCeylon dẫn tới việc văn hóa Thái Lanvăn hóa Ceylon có ảnh hưởng lớn tới văn hóa Miến Điện. Nhà Thanh (Trung Quốc) lo ngại sự lớn mạnh của Miến Điện, đã bốn lần xâm lược nước này trong khoảng thời gian từ 1766 đến 1769 nhưng không lần nào thành công. Các triều đại sau này mất quyền kiểm soát Ayutthaya, nhưng chiếm thêm được Arakan và Tenasserim. Dưới thời cai trị của Vua Bagyidaw, năm 1824, Mahabandoola chiếm Assam, sát lãnh thổ Anh ở Ấn Độ, gây nên một cuộc chiến tranh. Trong các cuộc chiến tranh Anh-Miến (1823-26, 1852-53 và 1885-87), Miến Điện mất một số lãnh thổ vào tay người Anh và trở thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh. Ngày 1 tháng 4 năm 1937, Miến Điện trở thành một thuộc địa hành chính riêng biệt, độc lập khỏi quyền hành chính Ấn Độ. Trong thập niên 1940, Ba mươi chiến hữu, do Aung San lãnh đạo đã lập nên Quân đội Miến Điện độc lập[27]. Ba mươi chiến hữu được huấn luyện quân sự tại Nhật Bản[27].

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai Miến Điện trở thành một mặt trận chính tại Mặt trận Đông Nam Á. Sau những thắng lợi ban đầu của Nhật Bản tại Mặt trận Miến Điện, trong đó người Anh bị đẩy lùi khỏi đa phần Miến Điện, Đồng Minh đã phản công. Tới tháng 7 năm 1945 họ đã chiếm lại toàn bộ nước này. Người Miến Điện chiến đấu cho cả hai phía trong cuộc chiến. Họ chiến đấu trong Đội quân Miến Điện Anh năm 1941-1942. Năm 1943, Chin Levies và Kachin Levies đã được thành lập ở các quận biên giới Miến Điện và vẫn thuộc quyền kiểm soát của người Anh. Đội quân Miến Điện chiến đấu trong thành phần Chindit dưới quyền Tướng Orde Wingate từ 1943-1945. Ở giai đoạn sau của cuộc chiến, người Mỹ đã lập ra Đội biệt kích Kachin-Hoa Kỳ cũng chiến đấu cho quân Đồng Minh. Nhiều người Miến Điện khác chiến đấu trong lực lượng SOE của Anh. Quân đội Miến Điện độc lập dưới quyền chỉ huy của Aung San và Quân đội quốc gia Arakan đã chiến đấu với Nhật Bản từ 1942-1944, nhưng đã nổi lên chống lại người Nhật năm 1945.

Năm 1947, Aung San trở thành Phó chủ tịch Ủy ban hành pháp Miến Điện, một chính phủ chuyển tiếp. Tuy nhiên, trong tháng 7 năm 1947, các đối thủ chính trị đã ám sát Aung San và nhiều thành viên chính phủ khác[27]. Ngày 4 tháng 1 năm 1948, quốc gia này trở thành một nước cộng hòa độc lập, với cái tên Liên bang Myanmar, với Sao Shwe Thaiktổng thống đầu tiên và U Nuthủ tướng. Không giống như đa số các thuộc địa của Anh, nước này không trở thành một thành viên của Khối thịnh vượng chung Anh bởi vì họ đã giành lại độc lập trước khi Khối thịnh vượng chung cho phép các nước cộng hòa trở thành một thành viên của nó. Một hệ thống chính trị lưỡng viện được thành lập gồm Viện đại biểuViện quốc gia[28]. Vùng địa lý hiện nay của Myanmar có thể suy ngược từ Thỏa ước Panglong, là toàn bộ Miến Điện gồm Hạ MiếnThượng MiếnCác vùng biên giới, đã từng được quản lý hành chính độc lập bởi Anh Quốc[29].

Lá cờ của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ được thể hiện bởi một chú công trong tư thế chiến đấu, một biểu tượng của tự do[30]

Năm 1961 U Thant, khi ấy là Đại biểu thường trực của Miến Điện tại Liên hiệp quốc và cựu Thư ký Thủ tướng, được bầu làm Tổng thư ký Liên hiệp quốc; ông là người đầu tiên không xuất thân từ phương Tây lãnh đạo một tổ chức quốc tế nào cho tới lúc ấy và đã đảm nhiệm chức vụ này trong vòng mười năm[31]. Trong số những người Miến Điện làm việc tại Liên hiệp quốc khi ông đang giữ chức Tổng thư ký có cô gái trẻ Aung San Suu Kyi.

Giai đoạn dân chủ kết thúc năm 1962 với một cuộc đảo chính quân sự do Tướng Ne Win lãnh đạo. Ông này cầm quyền trong 26 năm và theo đuổi chính sách xã hội chủ nghĩa. Năm 1974, Myanmar lấy quốc hiệu mới là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên bang Miến Điện. Cùng năm này, đám tang của U Thant dẫn tới một cuộc biểu tình chống chính phủ đẫm máu.

Năm 1988, Cuộc nổi dậy 8888 đẩy đất nước tới bờ vực cách mạng. Để đối phó, Tướng Saw Maung tiến hành một cuộc đảo chính. Ông thành lập Hội đồng Khôi phục Trật tự và Luật pháp Liên bang (SLORC). Myanmar quay trở lại quốc hiệu Liên bang Myanmar. Năm sau, quốc hiệu bằng tiếng Anh đổi từ Union of Burma thành Union of Myanmar. Năm 1989, thiết quân luật được ban bố sau những cuộc biểu tình rộng lớn. Các kế hoạch bầu cử Quốc hội đã hoàn thành ngày 31 tháng 5 năm 1989[32]. Năm 1990, lần đầu tiên các cuộc bầu cử tự do được tổ chức trong vòng 30 năm. Liên minh Quốc gia vì Dân chủ, đảng của bà Aung San Suu Kyi, thắng 392 trong tổng số 485 ghế, nhưng các kết quả của cuộc bầu cử đã bị SLORC hủy bỏ và họ từ chối giao lại quyền lực[33]. SLORC đổi tên Miến Điện (Burma) thành Myanmar năm 1989. Dưới sự lãnh đạo của Than Shwe, từ năm 1992 chính quyền quân sự đã tiến hành các thỏa thuận ngừng bắn với các nhóm du kích thiểu số. Năm 1992, SLORC tiết lộ các kế hoạch thành lập một hiến pháp mới thông qua Hội nghị Quốc gia, bắt đầu ngày 9 tháng 1 năm 1993[34]. Năm 1997, Hội đồng Khôi phục Trật tự và Luật pháp Liên bang được đổi tên thành Hội đồng Hòa bình và Phát triển Liên bang (SPDC). Ngày 23 tháng 6 năm 1997, Myanmar được chấp nhận gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Hội nghị Quốc gia tiếp tục được triệu tập và hoãn lại. Nhiều đảng chính trị lớn, đặc biệt Liên minh Quốc gia vì Dân chủ, đã bị trục xuất và có ít tiến bộ đã được hoàn thành[34]. Ngày 27 tháng 3 năm 2006, hội đồng quân sự đã di chuyển thủ đô đất nước từ Yangon tới một địa điểm gần Pyinmana, đặt tên chính thức cho nó là Naypyidaw, có nghĩa "vùng đất của những ông vua"[35][36]. Năm 2010, quốc hiệu của Myanmar đổi thành Cộng hòa Liên bang Myanmar (tiếng Myanmar: ပြည်ထောင်စု သမ္မတ မြန်မာနိုင်ငံတော်, tiếng Anh: Republic of the Union of Myanmar).

Năm 2021, với các cáo buộc gian lận bầu cử, vào ngày 1 tháng 2 năm 2021, quân đội Myanmar đã tiến hành đảo chính.[37] Các chính khách dân sự được bầu trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11 năm 2021 bị phế truất và quyền điều hành đất nước được trao lại cho Tatmadaw, đặt dấu chấm hết cho thời kỳ dân chủ đã bắt đầu từ 2011 của Myanmar.[38] Nội chiến bùng phát giữa chính phủ quân quản và phe đối lập vũ trang, bao gồm Chính phủ Đoàn kết dân tộc, Quân phòng vệ nhân dân và các tổ chức vũ trang dân tộc.

Chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Các đại biểu được bầu ra trong cuộc bầu cử Quốc hội nhân dân năm 1990 hình thành nên Liên minh Chính phủ Quốc gia Liên bang Miến Điện (NCGUB), một chính phủ hải ngoại vào tháng 12 năm 1990, với trách nhiệm vãn hồi nền dân chủ tại Myanmar[39]. Sein Win, người anh họ của Aung San Suu Kyi, là thủ tướng của NCGUB. Tuy nhiên, NCGUB có rất ít quyền lực và đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật tại Myanmar. Lãnh đạo Nhà nước là Thống tướng Than Shwe, người giữ chức vụ "Chủ tịch Hội đồng Hòa Bình và Phát triển Quốc gia". Ông nắm mọi quyền lực quan trọng, gồm quyền bãi nhiệm các bộ trưởng và các thành viên chính phủ, đưa ra các quyết định quan trọng trong vấn đề chính trị đối ngoại[40]. Khin Nyunt từng là thủ tướng cho tới ngày 19 tháng 10 năm 2004, và đã bị thay thế bởi Tướng Soe Win, người có quan hệ mật thiết với Than Shwe. Đa số các bộ và các vị trí chính phủ đều do các sĩ quan quân đội nắm giữ, ngoại trừ Bộ y tế, Bộ giáo dục, Bộ lao động và Bộ kinh tế và kế hoạch quốc gia, do các viên chức dân sự quản lý[41].

Các đảng chính trị lớn ở Myanmar gồm Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủLiên đoàn Dân tộc Shan vì Dân chủ, dù các hoạt động của họ bị chế độ quản lý chặt chẽ. Nhiều đảng khác, thường đại diện cho lợi ích của các dân tộc thiểu số thực sự có tồn tại. Tại Myanmar ít có khoan dung chính trị cho phe đối lập và nhiều đảng đã bị đặt ngoài vòng pháp luật. Đảng Thống nhất Quốc gia đại diện cho quân đội, và được sự ủng hộ của một tổ chức to lớn tên gọi Hiệp hội Liên đoàn Đoàn kết và Phát triển[42]. Theo nhiều tổ chức, gồm cả Human Rights WatchAmnesty International, chính quyền này có bản thành tích nhân quyền kém cỏi[43]. Không có tòa án độc lập tại Myanmar và đối lập chính trị với chính phủ quân sự không hề được khoan dung. Truy cập Internet tại Myanmar bị hạn chế chặt chẽ thông qua các phần mềm lọc các trang web có thể truy cập đối với công dân, hạn chế đa số các trang đối lập chính trị và ủng hộ dân chủ[44][45]. Lao động cưỡng bức, buôn ngườilao động trẻ em là điều thông thường, và bất đồng chính trị không được khoan dung[46].

Năm 1988, quân đội Myanmar đã dùng vũ lực đàn áp các cuộc biểu tình phản đối sự quản lý kinh tế yếu kém và sự áp bức chính trị. Ngày 8 tháng 8 năm 1988, quân đội nổ súng vào những người biểu tình trong vụ việc được gọi là cuộc Nổi dậy 8888 (Cuộc biểu tình 8888). Tuy nhiên, cuộc biểu tình năm 1988 đã dọn đường cho cuộc bầu cử Quốc hội Nhân dân năm 1990. Kết quả của cuộc bầu cử sau đó đã bị chính quyền bác bỏ. Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, do Aung San Suu Kyi lãnh đạo, thắng hơn 60% số phiếu và 80% ghế trong quốc hội trong cuộc bầu cử 1990, cuộc bầu cử đầu tiên được tổ chức trong 30 năm. Aung San Suu Kyi được quốc tế công nhận là một nhà hoạt động vì dân chủ tại Myanmar, đoạt Giải Nobel Hòa bình năm 1991. Bà đã nhiều lần bị quản thúc tại gia. Dù có lời kêu gọi trực tiếp từ Kofi Annan tới Than Shwe và áp lực của ASEAN, hội đồng quân sự Myanmar vẫn kéo dài thời hạn quản thúc tại gia đối với Aung San Suu Kyi thêm một năm ngày 27 tháng 5 năm 2006 theo Luật Bảo vệ Quốc gia năm 1975, trao cho chính phủ quyền cầm giữ hợp pháp bất kỳ người nào[47][48]. Hội đồng quân sự này phải đối mặt với sự cô lập quốc tế. Vào tháng 12 năm 2005, lần đầu tiên tình trạng của Myanmar đã được thảo luận không chính thức tại Liên hiệp quốc. ASEAN cũng đã bày tỏ sự thất vọng của mình với chính phủ Myanmar. Tổ chức này đã thành lập Cuộc họp kín liên nghị viện ASEAN để bàn bạc về sự thiếu dân chủ tại Myanmar[49]. Sự thay đổi chính trị lớn ở nước này hiện vẫn khó xảy ra, vì sự ủng hộ từ các cường quốc trong vùng, đặc biệt là Trung Quốc[50][51].

Ngày 8 tháng 11 năm 2015, hàng chục triệu người dân Myanmar đã đi bỏ phiếu với kỳ vọng vào tương lai trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên kể từ năm 1990. Kết quả cuộc bầu cử được công bố cụ thể vào sáng ngày 10 tháng 11 năm 2015. Ước tính khoảng 10.000 quan sát viên đã có mặt theo dõi tiến trình bầu cử tại Myanmar. Chính phủ triển khai hơn 40.000 cảnh sát đặc nhiệm giám sát các điểm bầu cử. Rất nhiều chợ, nhà hàng ở Yangon đóng cửa để đảm bảo an toàn. Chiều ngày 10 tháng 11 năm 2015, bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo Liên minh Quốc gia vì Dân chủ tuyên bố đảng của bà giành khoảng 75% trong tổng số ghế Quốc hội. Trong đó, NLD có 96 ghế, bao gồm 49 ghế hạ viện. Đảng Đoàn kết phát triển liên bang (USDP) cầm quyền chỉ có 3 ghế hạ viện. Tuy nhiên, quân đội Myanmar vẫn sẽ nắm giữ nhiều quyền lực chính trị. Ngày 30 tháng 3 năm 2016, ông Htin Kyaw, một đồng minh thân cận của bà Aung San Suu Kyi chính thức trở thành tổng thống dân sự đầu tiên của Myanmar, chấm dứt gần 50 năm đất nước Myanmar nằm dưới sự cai trị của giới độc tài quân sự, nhưng đến ngày 1 tháng 2 năm 2021 thì quân đội phát động đảo chính để giành lại quyền lực.

Quan hệ đối ngoại

[sửa | sửa mã nguồn]

Quan hệ ngoại giao của Myanmar, đặc biệt với các nước phương Tây, đã rơi vào tình trạng căng thẳng. Hoa Kỳ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt rộng lớn với Myanmar vì sự đàn áp quân sự năm 1988 và vì sự từ chối thừa nhận các kết quả cuộc bầu cử Quốc hội Nhân dân năm 1990 của chế độ quân sự. Tương tự, Liên minh châu Âu đã áp đặt lệnh cấm vận lên Myanmar, gồm cả cấm vận vũ khí, ngừng ưu tiên thương mại và hoãn toàn bộ viện trợ ngoại trừ viện trợ nhân đạo[52]. Những biện pháp cấm vận của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu chống lại chính phủ quân sự, cộng với sự tẩy chay và những sức ép trực tiếp khác từ người dân ở các nước phương Tây ủng hộ phong trào dân chủ Myanmar, khiến đa số các công ty Hoa Kỳ và châu Âu phải rời khỏi nước này. Tuy nhiên, nhiều công ty khác vẫn còn ở lại nhờ các kẽ hở của biện pháp cấm vận. Nói chung các tập đoàn ở châu Á vẫn muốn đầu tư vào Myanmar và tiến hành thực hiện các dự án đầu tư mới, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên. Công ty dầu mỏ Pháp Total S.A. hiện đang điều hành đường ống dẫn khí Yadana từ Myanmar tới Thái Lan dù có lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu. Total hiện là bị đơn của nhiều vụ khiếu kiện tại Pháp liên quan tới cái gọi là mối quan hệ với những vụ vi phạm nhân quyền liên quan tới đường ống dẫn khí họ đang đồng sở hữu với các công ty Hoa Kỳ ChevronTatmadaw. Trước khi bị Chevron thâu tóm, Unocal đã giải quyết một vụ kiện tụng liên quan tới nhân quyền với phí tổn được thông báo lên tới nhiều triệu dollar[53]. Vẫn còn những cuộc tranh cãi sôi nổi về việc liệu các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ có mang lại kết quả trái ngược trên cuộc sống của người dân chứ không phải với những nhà cầm quyền quân sự[54][55].

Chính sách đối ngoại của Myanmar là quan hệ hữu nghị với tất cả các nước trên thế giới đặc biệt với các nước láng giềng, khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi. Myanmar là thành viên của Tổ chức ASEAN, Phong trào không liên kếtLiên Hợp Quốc.

Từ khi Myanmar được kết nạp vào ASEAN (tháng 7 năm 1997), quan hệ Myanmar với các nước ASEAN ngày càng được tăng cường và cải thiện. Myanmar tích cực tham gia các hoạt động của ASEAN, kiên trì bảo vệ nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ và đồng thuận của ASEAN để bảo vệ lợi ích của mình.

Hiện nay, Mỹ và EU điều chỉnh chính sách với Myanmar theo hướng mềm mỏng hơn, triển khai cả hai biện pháp là trừng phạt và tiếp cận nhằm đạt được cùng mục tiêu; Mỹ sẽ từng bước dỡ bỏ cấm vận và cải thiện quan hệ nếu Myanmar đáp ứng yêu cầu của Mỹ, có những tiến bộ thực chất.

Tuy bị sức ép mạnh của chính quyền Mỹ và các nước phương Tây, nhưng quan hệ của Myanmar với các tổ chức phi chính phủ hoặc có tính nhân dân của các nước phương Tây, kể cả Mỹ, Anh vẫn được duy trì. Các nước này vẫn tiếp tục giúp đỡ Myanmar các dự án xây dựng trường học, giúp đào tạo y tế, dân sinh...

Quân sự

[sửa | sửa mã nguồn]

Các lực lượng vũ trang Myanmar được gọi là Tatmadaw, với số lượng 488.000 người[56]. Tatmadaw gồm các lực lượng vũ trang, hải quân và không quân. Myanmar được xếp hạng thứ 10 trên thế giới theo số lượng binh lính của mình[56]. Quân đội có nhiều ảnh hưởng trong nước, các vị trí chủ chốt trong chính phủ và trong quân đội đều do các sĩ quan quân sự nắm giữ. Dù những con số chính thức về chi tiêu quân sự của Myanmar không được công bố, Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, trong bảng xếp hạng hàng năm của mình đã đặt Myanmar trong số 15 nước chi tiêu quân sự nhiều nhất thế giới[57].

Đầu tháng 2/2011,Quốc hội Myanmar đã bầu Thủ tướng mãn nhiệm trước đây là tướng lãnh, ông Thein Sein làm tổng thống dân sự đầu tiên sau gần 50 năm cầm quyền của quân đội.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Myanmar được chia thành 7 bang và 7 vùng hành chính[58]. Vùng lớn nhất là Bamar (တိုင်းဒေသကြီး). Các bang (ပြည်နယ်), thực chất, là các vùng sinh sống của một số sắc tộc đặc biệt. Các vùng hành chính được chia nhỏ tiếp thành các thành phố, khu vực và các làng. Các thành phố lớn được chia thành các quận.

Bản đồ phân chia hành chính Myanmar có thể click để xem
Bản đồ phân chia hành chính Myanmar có thể click để xemKachinMyitkyinaSagaingSagaingChinHakhaShanTaunggyiRakhineSittweMagwayMagwayVùng MandalayMandalayKayahLoikawLãnh thổ Liên bang NaypyidawVùng BagoBagoVùng YangonYangonVùng AyeyarwadyPatheinKayinPa-anMawlamyaingMonDaweiVùng Tanintharyi
Bản đồ phân chia hành chính Myanmar có thể click để xem
Tên Thủ phủ
Vùng hành chính
Vùng Ayeyarwady Pathein
Vùng Bago Bago
Vùng Magway Magway
Vùng Mandalay Mandalay
Vùng Sagaing Sagaing
Vùng Tanintharyi Dawei
Vùng Yangon Yangon
Bang
Bang Chin Hakha
Bang Kachin Myitkyina
Bang Kayin Pa-an
Bang Kayah Loikaw
Bang Mon Mawlamyaing
Bang Rakhine Sittwe
Bang Shan Taunggyi

Các vùng và bang của Myanmar lại được chia thành các huyện (kayaing). Bang Shan là bang có nhiều (11) huyện nhất. Các bang Chin, bang Monbang Kayah chỉ có hai huyện mỗi bang.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Myanmar có tổng diện tích 678.500 kilômét vuông (261.970 dặm vuông), là nước lớn nhất trong lục địa Đông Nam Á, và là nước lớn thứ 40 trên thế giới (sau Zambia). Nước này hơi nhỏ hơn bang Texas Hoa Kỳ và hơi lớn hơn Afghanistan.

Myanmar nằm giữa Khu Chittagong của BangladeshAssam, NagalandManipur của Ấn Độ ở phía tây bắc. Nó có đường biên giới dài nhất với Tây TạngVân Nam của Trung Quốc ở phía đông bắc với tổng chiều dài 2.185 km (1.358 dặm)[56]. Myanmar giáp biên giới với LàoThái Lan ở phía đông nam. Myanmar có đường bờ biển dài 1.930 km (1.199 dặm) dọc theo Vịnh BengalBiển Andaman ở phía tây nam và phía nam, chiếm một phần ba tổng chiều dài biên giới[56].

Đồng bằng Ayeyarwady, diện tích gần 50.400 km², phần lớn canh tác lúa gạo[59]]] Ở phía bắc, núi Hengduan Shan tạo nên biên giới với Trung Quốc. Hkakabo Razi, nằm tại Bang Kachin, ở độ cao 5.881 m (19.295 feet), là điểm cao nhất Myanmar[60]. Các dãy núi Rakhine Yoma, Bago Yoma và Cao nguyên Shan nằm bên trong Myanmar, cả ba đều chạy theo hướng bắc-nam từ dãy Himalaya[61]. Các dãy núi phân chia ba hệ thống sông của Myanmar, là Ayeyarwady, ThanlwinSittang[59]. Sông Ayeyarwady, con sông dài nhất Myanmar, gần 2.170 km (1.348 dặm), chảy vào Vịnh Martaban. Các đồng bằng màu mỡ nằm ở các thung lũng giữa các dãy núi[61]. Đa số dân cư Myanmar sống trong thung lũng Ayeyarwady, nằm giữa Rakhine Yoma và Cao nguyên Shan.

Đa phần diện tích Myanmar nằm giữa Hạ chí tuyếnXích đạo. Myanmar nằm trong vùng gió mùa châu Á, các vùng bờ biển của nó nhận lượng mưa trung bình 5.000 mm (197 in) hàng năm. Lượng mưa hàng năm tại vùng đồng bằng gần 2.500 mm (98 in), trong khi lượng mưa trung bình hàng năm tại Vùng Khô, nằm ở trung tâm Myanmar, chưa tới 1.000 mm (39 in). Các vùng phía bắc đất nước có khí hậu lạnh nhất, nhiệt độ trung bình 21 °C (70 °F). Các vùng duyên hải và đồng bằng có nhiệt độ trung bình 32 °C (90 °F)[59].

Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm của Myanmar góp phần giữ gìn môi trường và các hệ sinh thái. Rừng, gồm rừng nhiệt đới với loại gỗ tếch có giá trị kinh tế cao ở vùng hạ Myanmar, bao phủ 49% diện tích đất nước[62]. Các loại cây khác mọc ở vùng này gồm cao su, cây keo, tre, lim, đước, dừa, cọ. Trên những cao nguyên phía bắc, sồi, thông, và nhiều giống đỗ quyên khác bao phủ đa phần diện tích[62]. Những vùng đất dọc bờ biển có nhiều cây ăn trái nhiệt đới. Tại Vùng Khô, thực vật thưa thớt và còi cọc hơn.

Các loại động vật rừng rậm tiêu biểu, đặc biệt hổbáo có nhiều tại Myanmar. Ở vùng Thượng Myanmar, có tê giác, trâu rừng, lợn lòi, hươu, linh dươngvoi nhà, sử dụng nhiều nhất trong công nghiệp khai thác gỗ. Các loài có vú nhỏ hơn cũng rất nhiều từ vượn, khỉ tới cáo bayheo vòi. Đáng chú ý là sự đa dạng các loài chim với hơn 800 loài gồm vẹt, peafowl, gà lôi, quạ, diệcgõ kiến (paddybird). Trong số các loài bò sátcá sấu, tắc kè, rắn mang bành, trănrùa. Hàng trăm loài nước ngọt, rất phong phú và là nguồn thực phẩm quan trọng[63].

Năm 1994, đất canh tác 15,3% (2% có tưới), đồng cỏ 0,5%, rừng và cây bụi 49,3%, các đất khác 34,9%. Khoáng sản chính: dầu khí, thiếc, kẽm, antimon, đồng, wolfram, chì, than, đá quý.

Myanmar là một trong những nước nghèo nhất thế giới với hàng thập kỷ ở trong tình trạng trì trệ, quản lý kém và bị cô lập. Sau khi một chính phủ nghị viện được thành lập năm 1948, Thủ tướng U Nu đã nỗ lực biến Miến Điện trở thành một quốc gia thịnh vượng. Chính quyền của ông đã thông qua Kế hoạch kinh tế hai năm nhưng tiếc thay đây là một kế hoạch sai lầm[64]. Vụ đảo chính năm 1962 tiếp sau là một kế hoạch phát triển kinh tế được gọi là Con đường Miến Điện tiến tới Chủ nghĩa xã hội, một kế hoạch nhằm quốc hữu hóa mọi ngành công nghiệp, ngoại trừ nông nghiệp. Năm 1989, chính phủ Myanmar bắt đầu bãi bỏ kiểm soát tập trung hóa nền kinh tế và tự do hóa một số lĩnh vực kinh tế[65]. Các ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận như ngọc, dầu khí và lâm nghiệp vẫn bị kiểm soát chặt chẽ. Gần đây những ngành này đã được một số tập đoàn nước ngoài liên doanh cùng chính phủ tham gia khai thác.

Myanmar bị liệt vào hạng nước kém phát triển nhất năm 1987[66]. Từ năm 1992, khi Than Shwe lên lãnh đạo quốc gia, chính phủ đã khuyến khích du lịch. Tuy nhiên, chưa tới 750.000 du khách tới nước này hàng năm[67]. Các doanh nghiệp tư nhân thường là đồng sở hữu hay thuộc sở hữu trực tiếp của Tatmadaw. Trong những năm gần đây, cả Trung QuốcẤn Độ đều nỗ lực phát triển quan hệ với chính phủ nước này vì mục tiêu lợi ích kinh tế. Nhiều quốc gia khác, trong đó gồm cả Hoa Kỳ, CanadaLiên minh châu Âu, đã áp đặt các lệnh cấm vận thương mại và đầu tư đối với Myanmar. Đầu tư nước ngoài chủ yếu từ Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Ấn ĐộThái Lan[68].

Ở thời thuộc địa Anh, Miến Điện là một trong những nước giàu có nhất vùng Đông Nam Á. Đây là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới và là nước cung cấp dầu khí thông qua Công ty Dầu khí Miến Điện. Miến Điện cũng có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và nhân lực dồi dào. Họ sản xuất 75% lượng gỗ tếch của thế giới, và dân cư có tỷ lệ biết đọc biết viết cao. Nước này từng được tin tưởng sẽ có tương lai phát triển nhanh chóng.

Ngày nay, Myanmar thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết. Trao đổi hàng hóa chủ yếu qua biên giới với Thái Lan, và đó cũng là đầu mối xuất khẩu ma túy lớn nhất, và dọc theo Sông Ayeyarwady. Đường sắt cũ kỹ và mới ở mức kỹ thuật sơ khai, hiếm khi được sửa chữa từ khi được xây dựng trong thập niên 1800[69]. Đường giao thông thường không được trải nhựa, trừ tại các thành phố lớn[69]. Thiếu hụt năng lượng là điều thường thấy trong nước, kể cả tại Yangon. Myanmar cũng là nước sản xuất thuốc phiện lớn thứ hai thế giới, chiếm 8% tổng lượng sản xuất toàn cầu và là nguồn cung cấp các tiền chất ma túy lớn gồm cả amphetamines[70]. Các ngành công nghiệp khác gồm sản phẩm nông nghiệp, dệt may, sản phẩm gỗ, vật liệu xây dựng, kim cương, kim loại, dầu mỏ và khí ga. Việc thiếu hụt nguồn nhân công trình độ cao cũng là một vấn đề ngày càng tăng đối với kinh tế Myanmar[71].

Nông nghiệp chiếm 59,5% GDP và 65,9% lao động. Công nghiệp chế biến chiếm 7,1% GDP và 9,1% lao động; khai khoáng 0,5% GDP và 0,7% lao động; xây dựng 2,4% GDP và 2,2% lao động; thương mại 23,2% GDP và 9,7% lao động; tài chính, dịch vụ và công chính 1,5% GDP và 8,1% lao động. GDP/đầu người: 2.399 USD (1995); GNP/đầu người: 2610 USD (1996). Sản phẩm nông nghiệp chính (1999): lúa 17 triệu tấn, mía 5,4 triệu tấn, đậu 1,9 triệu tấn, lạc 562 nghìn tấn, ngô 303 nghìn tấn, vừng 210 nghìn tấn, bông 158 nghìn tấn. Chăn nuôi: 10,7 triệu, lợn 3,7 triệu, trâu 2,4 triệu, cừu 1,7 triệu, vịt 6,1 triệu, 39 triệu. Gỗ tròn 22,4 triệu m³ (1998). Đánh bắt cá 917,7 nghìn tấn (1997). Sản phẩm công nghiệp chính: khai khoáng (đồng 14,6 nghìn tấn, thạch cao 40,6 nghìn tấn, chì 1,6 nghìn tấn, thiếc 154 tấn); chế biến (xi măng 513 nghìn tấn, phân hóa học 66 nghìn, đường 43 nghìn; 1996). Năng lượng (1996): điện 4,3 tỉ kW.h, than 72 nghìn tấn, dầu thô 2,8 triệu thùng, khí đốt 1,6 tỉ m³. Giao thông: đường sắt 3955 km (1999-2000), đường bộ 28,2 nghìn km (1996, rải nhựa 12%).

Xuất khẩu (1997-98) 5,4 tỉ kyat (nông sản 26,9%, gỗ và cao su 15,7%). Bạn hàng chính: Singapore 13,2%; Thái Lan 11,9%; Ấn Độ 22,6%; Trung Quốc 10,6%; Hồng Kông 5,8%.

Nhập khẩu (1997-98) 12,7 tỉ kyat (máy móc và thiết bị vận tải 28,6%, tư liệu sản xuất 48%, hàng tiêu dùng 4,3%). Bạn hàng chính: Singapore 31,1%, Thái Lan 9,8%, Trung Quốc 9,4%, Malaysia 7%.

Đơn vị tiền tệ: kyat Myanmar. Tỷ giá hối đoái: 1USD = 1,400 kyat (04/2020)

Tính đến năm 2016, GDP của Myanmar đạt 68.277 tỷ USD, đứng thứ 73 thế giới, đứng thứ 25 châu Á và đứng thứ 7 Đông Nam Á.

Nhân khẩu

[sửa | sửa mã nguồn]
Một tòa nhà chung cư tại khu kinh doanh Yangon, đối diện Chợ Bogyoke. Đa số dân đô thị Yangon sống trong những khu chung cư đông đúc

Myanmar có dân số là 51,419,420 theo điều tra nhân khẩu năm 2014 [72]. Có hơn 600.000 công nhân nhập cư Myanmar có đăng ký tại Thái Lan, và hàng triệu người lao động bất hợp pháp khác. Những công nhân nhập cư Myanmar chiếm 80% số lao động nhập cư tại Thái Lan[73]. Mật độ dân số bình quân của Myanmar là 75 người trên km², một trong những mức thấp nhất vùng Đông Nam Á. Các trại tị nạn tồn tại dọc theo biên giới Ấn Độ-Myanmar, Bangladesh-Myanmar và Myanmar-Thái Lan và hàng ngàn người khác sống tại Malaysia. Những ước tính thận trọng cho rằng hơn 295.800 người tị nạn từ Myanmar, đa số là người Rohingya, KayinKarenni[74].

Một em bé thuộc cộng đồng thiểu số Padaung, một trong nhiều dân tộc thiểu số tạo nên dân số Myanmar

Myanmar rất đa dạng về chủng tộc dân cư. Dù chính phủ công nhận 135 dân tộc khác nhau, con số thực thấp hơn nhiều[75]. Người Bamar chiếm khoảng 68% dân số, 10% là người Shan. Người Kayin chiếm 7% dân số, người Rakhine chiếm 4%. Người Hoa chiếm gần 3% dân số[76]. Người Môn, chiếm 2% dân số, là nhóm người có quan hệ dân tộc và ngôn ngữ với người Khmer. Người Ấn chiếm 2%. Số còn lại là người Kachin, Chin và các nhóm thiểu số khác.

Myanmar có bốn ngữ hệ chính: Hán-Tạng, Nam Á, Tai-KadaiẤn-Âu[77]. Các ngôn ngữ thuộc hệ Hán-Tạng được sử dụng nhiều nhất. Chúng gồm tiếng Myanmar, tiếng Karen, Kachin, tiếng Chintiếng Hoa. Ngôn ngữ Tai-Kadai chính là tiếng Shan. Tiếng Mônngôn ngữ Nam Á chính được sử dụng ở Myanmar. Hai ngôn ngữ Ấn-Âu chính là tiếng Pali, ngôn ngữ dùng trong nghi thức của Phật giáo Nam truyềntiếng Anh[78].

Theo Viện Thống kê UNESCO, tỷ lệ biết đọc biết viết chính thức của Myanmar năm 2000 là 89,9%[79]. Về mặt lịch sử, Myanmar có tỷ lệ biết chữ cao. Nhằm đạt mức đánh giá tình trạng quốc gia kém phát triển của Liên hiệp quốc để được cho vay vốn, Myanmar đã hạ thấp mức biết chữ của nước mình từ 78,6% xuống còn 18,7% năm 1987[80]. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ước tính số người biết chữ thực là 30%.

Phật giáo tại Myanmar chủ yếu là truyền thống Phật giáo Thượng tọa bộ hòa trộn với những đức tin bản địa. 89% dân số nước này theo truyền thống Thượng tọa bộ, gồm người Bamar, Rakhine, Shan, MonHoa. 4% dân số là tín đồ Cơ Đốc giáo, chủ yếu là những cư dân vùng cao như Kachin, Chin và Kayin, và Âu Á bởi vì các nhà truyền giáo thường tới các vùng này. Đa số tín đồ Cơ Đốc giáo là Tin Lành, đặc biệt là phái Baptist của Giáo đoàn Baptist Myanmar. 4% dân số theo Hồi giáo, chủ yếu là dòng Sunni[81]. Hồi giáo thường phát triển trong các cộng đồng dân cư Ấn Độ, Ấn Miến, Ba Tư, Ả Rập, PanthayRohingya. Những người dân theo Hồi giáo và Cơ Đốc giáo không có vị trí quan trọng trong xã hội và thường sống cô lập[81][82]. Một số nhỏ dân cư theo Hindu giáo.

Quyền con người

[sửa | sửa mã nguồn]

Có sự đồng thuận rằng chế độ độc tài quân sự cũ ở Myanmar (1962–2010) là một trong những chế độ đàn áp và khắc nghiệt nhất trên thế giới [83][84]. Vào tháng 11 năm 2012, Samantha Power, trợ lý đặc biệt về nhân quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama, đã viết trên blog của Nhà Trắng trước chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Myanmar rằng: "Lạm dụng nhân quyền nghiêm trọng chống lại thường dân ở một số khu vực tiếp tục diễn ra, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em." [85] Các thành viên của Liên Hợp Quốc và các tổ chức nhân quyền quốc tế lớn đã đưa ra các báo cáo lặp đi lặp lại và nhất quán về tình trạng vi phạm nhân quyền lan rộng và có hệ thống ở Myanmar. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã nhiều lần kêu gọi chính quyền quân sự Myanmar tôn trọng nhân quyền vào tháng 11/2009 Đại hội đồng đã thông qua nghị quyết "lên án mạnh mẽ các hành vi vi phạm liên tục về quyền con người và quyền tự do cơ bản" và kêu gọi chính quyền quân sự Myanmar "thực hiện các biện pháp khẩn cấp để chấm dứt vi phạm luật phap quốc tế về nhân quyền và nhân đạo." [86]

Các tổ chức nhân quyền quốc tế bao gồm Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Tổ chức Ân xá Quốc tếHiệp hội Tiến bộ Khoa học Hoa Kỳ đã nhiều lần ghi nhận và lên án các vụ vi phạm nhân quyền trên diện rộng ở Myanmar. Vào tháng 7 năm 2013, Hiệp hội hỗ trợ các tù nhân chính trị chỉ ra rằng có khoảng 100 tù nhân chính trị bị giam giữ trong các nhà tù Myanmar [87][88]

Những cáo buộc về tội ác và diệt chủng đối với người Rohingya

[sửa | sửa mã nguồn]

Người Rohingya đã liên tục phải đối mặt với các hành vi phạm nhân quyền bởi chính quyền Myanmar, họ thậm chí còn không được chính quyền Myanmar công nhận là công dân của nước này. Người Rohingya đã bị từ chối quyền công dân Myanmar kể từ khi ban hành Luật công dân 1982.[89][89] Luật đã tạo ra ba loại quyền công dân: công dân, công dân liên kết và công dân nhập tịch. Quyền công dân được trao cho các dân tộc như Kachin, Kayah (Karenni), Karen, Chin, Burman, Mon, Rakhine, Shan, Kaman, hoặc Zerbadee. Công dân liên kết được trao cho những người không thể chứng minh được rằng tổ tiên của họ đã định cư tại Myanmar trước năm 1823, nhưng có thể chứng minh họ có một ông bà, hoặc tổ tiên trước năm 1823, là công dân của một quốc gia khác, cũng như những người nộp đơn xin nhập tịch vào năm 1948 và đủ điều kiện theo luật hồi đó. Công dân nhập tịch chỉ dành cho những người có ít nhất một trong hai người cha hoặc mẹ thuộc một trong hai loại công dân Miến Điện trên hoặc có thể cung cấp "bằng chứng kết luận" rằng cha mẹ họ đã nhập cư và cư trú tại Miến Điện từ trước khi nước này dành độc lập vào năm 1948. Chính phủ Myanmar đã cố gắng trục xuất người Rohingya ra khỏi đất nước và đưa những người không phải là người Rohingyas thay thế họ [90] - chính sách này đã dẫn đến việc trục xuất khoảng một nửa (400.000) người Rohingya ra khỏi Myanmar. Người Rohingya được mô tả "một trong những dân tộc thiểu số bị đàn áp nhiều nhất thế giới" [90][91][92].

Người Rohingya cũng không được phép di chuyển mà không có sự cho phép, bị cấm sở hữu đất đai và phải ký cam kết không có nhiều hơn hai con. Đến tháng 7 năm 2012, người Rohingya vẫn không nằm trong danh sách hơn 130 dân tộc tại Myanmar của chính phủ, kể từ năm 1982 họ được chính phủ Myanmar phân loại là người Hồi giáo Bengali không quốc tịch có nguồn gốc từ Bangladesh - do đó, chính phủ Myanmar tuyên bố rằng những người Rohingya không được cấp quốc tịch Myanmar [93].

Kể từ khi quá trình chuyển đổi sang nền dân chủ bắt đầu vào năm 2011, bạo lực vẫn tiếp tục xảy ra khi 280 người Rohingya thiệt mạng và 140.000 người buộc phải chạy trốn khỏi nhà của họ ở bang Rakhine [94]. Một phái viên của Liên Hợp Quốc đưa tin vào tháng 3 năm 2013 rằng tình trạng bất ổn đã tái xuất hiện giữa cộng đồng Phật giáoHồi giáo của Myanmar, với bạo lực lan rộng đến các thị trấn nằm gần Yangon hơn [95].

Bạo loạn bang Rakhine năm 2012

[sửa | sửa mã nguồn]

Bạo động tại bang Rakhine năm 2012 là một loạt các cuộc xung đột đang diễn ra chủ yếu giữa những người Phật tử Rakhine và những người Hồi giáo Rohingyabang Rakhine phía bắc của Myanmar, dù đến tháng 10 năm 2012 thì người Hồi giáo thuộc tất cả các dân tộc khác ở quốc gia này đã bắt đầu trở thành mục tiêu bị tấn công.[96][97] Các cuộc bạo loạn diễn ra sau nhiều tuần tranh chấp bè phái và đã bị lên án bởi hầu hết mọi người ở cả hai phía của cuộc xung đột.[98] Nguyên nhân trực tiếp của các cuộc bạo loạn là không rõ ràng, với nhiều nhà bình luận đưa ra việc người Rakhine Phật giáo giết chết mười người Miến Điện Hồi giáo sau vụ hãm hiếp và giết chết một phụ nữ dân tộc Rakhine là nguyên nhân chính. Chính phủ Myanmar phản ứng bằng cách áp đặt lệnh giới nghiêm và bằng cách triển khai quân đội ở khu vực. Ngày 10 tháng 6, tình trạng khẩn cấp đã được loan báo trong Rakhine, cho phép quân đội tham gia vào việc quản lý khu vực[99][100] Đến thời điểm 22 tháng 8 năm 2012, chính thức đã có 88 trường hợp bị giết chết – 57 người Hồi giáo và 31 người theo Phật giáo. Ước tính có khoảng 90.000 người đã bị dời chỗ ở do bạo động.[101][102] Khoảng 2.528 ngôi nhà bị đốt cháy, và của những người, 1.336 ngôi nhà thuộc người Rohingya và 1192 ngôi nhà thuộc về người Rakhine.[103] Quân đội Miến Điện và cảnh sát bị cáo buộc đóng vai trò hàng đầu trong việc nhắm mục tiêu vào người Rohingya thông qua việc bắt giữ hàng loạt và bạo lực độc đoán.[104]. Một số tổ chức của các nhà sư Phật giáo đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh dân chủ của Myanmar đã thực hiện các biện pháp ngăn chặn bất kỳ sự hỗ trợ nhân đạo nào cho cộng đồng người Rohingya.

Khủng hoảng di cư Rohingya năm 2015

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc khủng hoảng người tị nạn Rohingya 2015 là sự cố gắn liền với sự di dân bất hợp pháp của hàng nghìn người Rohingya từ Myanmar, được phương tiện truyền thông quốc tế gọi chung là "thuyền nhân", tới Đông Nam Á bao gồm các nước Indonesia, Malaysia, Thái Lan bằng tàu thuyền vượt qua eo biển Malaccabiển Andaman.

Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn ước tính có khoảng 25.000 người từ tháng 1-3/2015 lên thuyền vượt biên.[105][106] Có những tuyên bố rằng khoảng 100 người đã thiệt mạng tại Indonesia[107], 200 tại Malaysia[108] và 10 tại Thái Lan[109], khi bị những kẻ buôn người bỏ lại trên biển.[110][111]

Theo ước tính có khoảng 140.000 người trong số từ 800.000-1,1 triệu người Rohingya đã buộc phải tìm nơi ẩn náu tại các trại di dời sau cuộc bạo loạn bang Rakhine năm 2012. Để thoát khỏi sự trấn áp và chính sách khủng bố hơn 100,000 đã chạy trốn khỏi Myanmar bằng đường biển kể từ năm 2012. Một ước tính có khoảng 3000 thuyền nhân Myanmar và Bangladesh đã được giải cứu hoặc bơi vào bờ, vài nghìn người vẫn bị mắc kẹt trên thuyền ngoài biển với rất ít thức ăn và nước. Cuộc khủng hoảng do những kẻ buôn người gây ra.[112]

Cuộc đàn áp người Rohingya tại Myanmar 2016-17

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo báo cáo của chính quyền Myanmar vào ngày 09 Tháng Mười 2016, một số cá nhân có vũ trang đã tấn công nhiều trạm cảnh sát biên phòng ở bang Rakhine khiến chín nhân viên cảnh sát tử vong.[113] Vũ khí và đạn dược cũng bị cướp mất. Các cuộc tấn công lớn đã diễn ra tại thị trấn Maungdaw của nhà nước. Danh tính của những kẻ tấn công vẫn chưa được biết, mặc dù nó đã được cho là một nhóm tách khỏi Tổ chức Đoàn Kết Rohingya.[114]

Sau sự kiện trạm cảnh sát, quân đội Miến Điện đã bắt đầu một chiến dịch đàn áp lớn trong các làng mạc phía bắc của bang Rakhine. Trong cuộc hành quân khởi đầu, hàng chục người đã thiệt mạng và nhiều người đã bị bắt giữ.[115] Số thương vong đã gia tăng theo diễn tiến của cuộc đàn áp. Những vụ bắt giữ tùy tiện, hạ thủ, hiếp dâm tàn bạo nhắm vào dân thường, và cướp bóc đã được thực hiện.[116][117] Theo báo cáo của giới truyền thông, hàng trăm người Rohingya đã bị giết tính đến tháng 12 năm 2016, và nhiều người đã chạy trốn khỏi Myanmar với tư cách tị nạn để tìm nơi trú ẩn trong các khu vực lân cận của Bangladesh.[115][118][119] Cuối tháng Mười một, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền HRW công bố hình ảnh vệ tinh cho thấy rằng có khoảng 1250 ngôi nhà của người Rohingya trong năm ngôi làng đã bị thiêu rụi bởi các lực lượng an ninh.[117][118] Các phương tiện truyền thông và các tổ chức nhân quyền thường xuyên báo cáo các hành vi xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng của quân đội Myanmar.[116] Trong một biến cố vào tháng Mười Một, quân đội Myanmar đã sử dụng máy bay trực thăng để bắn giết dân làng. Tính đến tháng 11 năm 2016, Myanmar vẫn chưa cho phép các giới truyền thông và các tổ chức nhân quyền vào những khu vực bị đàn áp. Do đó, các con số chính xác về thương vong dân sự vẫn chưa được rõ. Bang Rakhine đã được gọi là một "hố đen về thông tin".

Những người đã chạy trốn khỏi Myanmar để thoát cuộc đàn áp đã báo cáo rằng phụ nữ bị hiếp dâm, nam giới bị giết chết, nhà nhà bị đốt phá, và trẻ em bị ném vào các ngôi nhà đang bốc cháy.[120][121] Thuyền bè chở người tị nạn Rohingya trên sông Naf thường bị bắn hạ bởi quân đội Myanmar.

Ngày 03 tháng 2 năm 2017, Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền công bố một báo cáo dựa trên các cuộc phỏng vấn với hơn 200 người tị nạn Rohingya, trong đó nói rằng các ngược đãi bao gồm hiếp dâm tập thể, giết người hàng loạt, và thảm sát trẻ em.[122][123][124] Gần một nửa số người được phỏng vấn nói rằng các thành viên gia đình của họ đã bị giết hại.[122] Một nửa số phụ nữ được phỏng vấn nói rằng họ đã bị cưỡng hiếp hoặc tấn công tình dục: báo cáo mô tả bạo hành tình dục là "quy mô và có hệ thống".[123] Quân đội và cảnh sát tuyên bố đã đốt cháy "nhà cửa, trường học, chợ búa, cửa hàng và đền thờ Hồi giáo" thuộc sở hữu hoặc được sử dụng bởi những người Rohingya.[122]

Những người đi tu được kính trọng trên khắp Myanmar, đây là một trong những quốc gia có đa số Phật giáo Nguyên Thủy trên thế giới
Bát khất thực ở Miến Điện

Dù có nhiều nền văn hóa bản xứ tồn tại ở Myanmar, nền văn hóa chiếm vị trí trọng yếu là Phật giáo và Bamar. Văn hóa Bamar từng bị ảnh hưởng từ các nền văn hóa các nước xung quanh. Nó được biểu hiện qua ngôn ngữ, ẩm thực, âm nhạc, nhảy múa và sân khấu. Nghệ thuật, đặc biệt là văn học, trong lịch sử từng bị ảnh hưởng bởi văn hóa Phật giáo Nam truyền Miến Điện. Nếu coi thiên sử thi quốc gia của Myanmar, Yama Zatdaw, là một sự phóng tác theo Ramayana, thì nó đã mang nhiều nét ảnh hưởng lớn từ các văn bản Thái, Mon và Ấn Độ của vở kịch này[125]. Phật giáo đi sâu vào văn hóa và là cốt lõi của văn hóa Myanmar.

Trong các làng Myanmar truyền thống, chùa chiền là trung tâm của đời sống văn hóa. Các nhà sư được sùng kính và người dân luôn quỳ trước mặt để tỏ lòng tôn trọng họ. Lễ nhập tu được gọi là shinbyu là lễ đánh dấu sự trưởng thành quan trọng nhất của một chú bé khi vào chùa tu trong một khoảng thời gian ngắn[126]. Các cô bé cũng có lễ xuyên lỗ tai (နားသွင်း) khi đến tuổi trưởng thành[126]. Văn hóa Myanmar được thể hiện rõ rệt nhất tại những ngôi làng nơi các lễ hội địa phương được tổ chức trong suốt năm, lễ hội quan trọng nhất là lễ chùa[127][128]. Nhiều làng xã ở Myanmar có quy ước, các phong tục và những điều cấm kị riêng.

Thời kỳ cai trị thuộc địa của Anh cũng đã để lại một số ảnh hưởng phương Tây trong văn hóa Myanmar. Hệ thống giáo dục Myanmar theo khuôn mẫu hệ thống giáo dục Anh Quốc. Những ảnh hưởng kiến trúc thuộc địa là điều dễ nhận thấy nhất tại các thành phố lớn như Yangon[129]. Nhiều dân tộc thiểu số, đặc biệt là người Karen ở phía đông nam và người Kachin, người Chin sống ở phía bắc và tây bắc, theo Thiên chúa giáo nhờ công của các nhà truyền giáo[130].

Ngôn ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Myanmar, tiếng mẹ đẻ của người Bamar và là ngôn ngữ chính thức của Myanmar, về mặt ngôn ngữ học có liên quan tới tiếng Tây Tạngtiếng Trung Quốc[78]. Nó được viết bằng ký tự gồm các chữ hình tròn và nửa hình tròn, có nguồn gốc từ ký tự Môn. Bảng chữ cái này được phỏng theo ký tự Môn, ký tự Môn được phát triển từ ký tự nam Ấn Độ trong thập niên 700. Những văn bản sớm nhất sử dụng ký tự được biết tới từ thập niên 1000. Ký tự này cũng được sử dụng để viết chữ Pali, ngôn ngữ thiêng liêng của Phật giáo Nguyên Thủy. Ký tự Miến Điện cũng được dùng để viết nhiều ngôn ngữ thiểu số khác, gồm Shan, nhiều thổ ngữ Karen và Kayah (Karenni); ngoài ra mỗi ngôn ngữ còn có thêm nhiều ký tự và dấu phụ đặc biệt khác[131]. Tiếng Mayanmar sử dụng nhiều từ thể hiện sự kính trọng và phân biệt tuổi tác[127]. Xã hội Myanmar truyền thống rất nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục. Bên trong các ngôi làng, giáo dục do các giáo sĩ truyền dạy thường diễn ra trong các ngôi chùa. Giáo dục trung học và giáo dục cao đẳng/đại học thuộc các trường của chính phủ.

Ẩm thực

[sửa | sửa mã nguồn]

Ẩm thực Myanmar bị ảnh hưởng nhiều từ ẩm thực Ấn Độ, Trung Quốc, Thái, và các nền văn hóa ẩm thực của các dân tộc thiểu số khác[132]. Món chủ yếu trong ẩm thực Myanmar là gạo. Mỳbánh mì cũng là các món thường thấy. Ẩm thực Myanmar thường sử dụng tôm, , patê cá lên men, thịt lợnthịt cừu[132]. Thịt bò, bị coi là món cấm kỵ, rất hiếm được sử dụng. Các món cà ri, như masalaớt khô cũng được dùng. Mohinga, thường được coi là món quốc hồn Myanmar, gồm nước luộc cá trê có gia vị cà ri và hoa đậu xanh, miếnnước mắm[133]. Các loại quả nhiệt đới thường dùng làm đồ tráng miệng. Các thành phố lớn có nhiều phong cách ẩm thực gồm cả Shan, Trung Quốc và Ấn Độ.

Âm nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Âm nhạc truyền thống Miến Điện du dương nhưng không hài hòa. Các nhạc cụ gồm một bộ trống được gọi là pat waing, một bộ cồng gọi là kyi waing, một đàn tre gọi là pattala, chũm chọe, nhạc cụ bộ hơi như hnè hay oboesáo, bamboo clappers, và nhạc cụ bộ dây, thường được kết hợp thành một giàn giao hưởng gọi là saing waing[126][128] Saung gauk, một nhạc cụ bộ dây hình chiếc thuyền gồm các dây tơthủy tinh trang trí dọc theo thân từ lâu đã đi liền với văn hóa Myanmar[134]. Từ thập niên 1950, các nhạc cụ phương Tây đã trở nên phổ biến, đặc biệt tại các thành phố lớn[135].

Thể thao

[sửa | sửa mã nguồn]

Các môn võ thuật Lethwei, Bando, Banshay, và Pongyi cùng với chinlone là các môn thể thao truyền thống ở Myanmar. Bóng đá được chơi trên khắp đất nước, ngay cả ở các làng quê. SEA Games 2013 diễn ra tại Naypyidaw, Yangon, Mandalay và Ngwesaung Beach ở Myanmar vào tháng 12, là lần thứ ba sự kiện thể thao này được tổ chức tại Myanmar. Myanmar trước đây đã tổ chức SEA Games vào các năm 1961 và 1969.

Tôn giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Tôn giáo tại Myanmar (2014)

  Phật giáo (88%)
  Kitô giáo (6.2%)
  Hồi giáo (4.2%)
  Hindu giáo (0.5%)
  Khác (0.2%)

Phật giáo tại Myanmar chủ yếu là phái Nguyên Thủy hòa trộn với những đức tin bản địa. 89% dân số nước này theo Phật giáo Nguyên Thủy, gồm người Bamar, Rakhine, Shan, MonHoa. 4% dân số là tín đồ Cơ Đốc giáo, chủ yếu là những cư dân vùng cao như Kachin, Chin và Kayin, và Âu Á bởi vì các nhà truyền giáo thường tới các vùng này. Đa số tín đồ Cơ Đốc giáo là Tin Lành, đặc biệt là phái Baptist của Giáo đoàn Baptist Myanmar. 4% dân số theo Hồi giáo, chủ yếu là dòng Sunni[81]. Hồi giáo thường phát triển trong các cộng đồng dân cư Ấn Độ, Ấn Miến, Ba Tư, Ả Rập, PanthayRohingya. Những người dân theo Hồi giáo và Cơ Đốc giáo không có vị trí quan trọng trong xã hội và thường sống cô lập[81][82]. Một số nhỏ dân cư theo Hindu giáo. Myanmar có nhiều tôn giáo khác nhau, trong đó đạo Phật chiếm 89,3% số dân; Thiên Chúa giáo 5,6%; đạo Hồi 3,8%; đạo Hindu 0,5%; các tôn giáo khác như Do Thái giáo, Đa Thần giáo, Vật linh giáo, v.v. Chiếm khoảng 0,8% số dân. Mọi công dân Myanmar được tự do tín ngưỡng, tuy theo tôn giáo khác nhau nhưng dân chúng vẫn sống hòa bình, bằng chứng là những kiến trúc của tôn giáo khác nhau cùng được xây dựng và tôn trọng tại những thành phố lớn.

Phật giáo

[sửa | sửa mã nguồn]
Một tu sĩ Phật giáo tại chùa Schwedagon

Người dân Myanmar sùng đạo Phật, tại bất kỳ thành phố, thị xã nào đều có ít nhất một ngôi chùa và một tu viện Phật giáo. Đạo Phật có ảnh hưởng rất lớn ở Myanmar, cuộc sống của người dân không tách rời các nghi lễ Phật giáo. Mùa chay Phật giáo cũng được ghi trên lịch của Myanmar là ba tháng mùa mưa, tương đương với thời gian từ tháng 7 đến tháng 10 dương lịch. Trong thời gian đó có các hoạt động ăn chay, cưới xin, chuyển nhà thường được hoãn lại.

Trong các tín đồ Phật giáo ở Myanmar có 99% là người Miến, người Shanngười Karen. Cả nước Myanmar có khoảng 500.000 tăng ni. Đạo Phật ở Myanmar theo dòng Theravada, là Phật giáo Nguyên thủy – tức dòng Phật giáo giữ nguyên sinh hoạt và tu hành như thời kỳ Đức Phật, giáo phái Nam Tông. Sự tu hành của các sư cũng giống như Phật giáo tại Thái Lan, Lào, Sri Lanka, Campuchia: các sư không ở chùa mà ở thiền viện, buổi sáng hằng ngày đi khất thực, không ăn chay và chỉ được ăn từ khi mặt trời mọc đến trước 12h trưa, sau 12h trưa đến sáng hôm sau tuyệt đối không được ăn.

Dưới thời thủ tướng Ne Win, Phật giáo tại Mianma từng được đưa vào Hiến pháp là quốc đạo, nhưng các chính quyền quân sự Myanmar tiếp theo đã xóa bỏ điều khoản này để đảm bảo công bằng về tôn giáo. Cả nước Myanmar có hàng vạn đền, chùa, tháp, nằm rải rác trên khắp đất nước. Vì vậy, cũng như Campuchia, Myanmar còn được gọi là đất nước Chùa tháp. Chùa tháp tập trung nhiều nhất ở thành phố Bagan, gồm khoảng hơn 4000 đền, chùa, tháp lớn nhỏ trên diện tích khoảng 40km2. Nhiều chùa, tháp được xây dựng từ đầu kỷ nguyên Bagan (thế kỷ XI). Nhiều chùa tháp của Myanmar thường được xây trên các đỉnh núi cao hơn mặt nước biển hàng nghìn mét để cất giữ, bảo quản xá lợi Phật và các Phật tích khác. Các ngọn tháp cất giữ xá lợi Phật là những cấu trúc liền khối hình nón với một căn phòng chứa báu vật ở bên dưới. Khu nền bao quanh ngọn tháp là nơi dành cho hành khách hương cầu nguyện, thiền định, tụng kinh hay dâng hương. Những kiến trúc Phật giáo khác gồm có: tượng Phật – được dựng ngoài trời hay dưới một mái che, Phật đường – là nơi tổ chức thuyết pháp và các buổi lễ. Ở lối vào những ngôi đền, chùa lớn thường có nhiều quầy bán hoa tươi, cành lá, nến, vàng thếp, những chiếc dù, quạt nhỏ bằng giấy màu để dâng lên Đức Phật. Giày dép của khách thập phương phải bỏ bên ngoài mỗi khi bước chân vào đền, chùa.

Myanmar cũng có rất nhiều thiền viện – là nơi ở của các nhà sư. Các Phật tử trong và ngoài nước thường tới thiền viện để tỏ lòng kính trọng và dâng đồ bố thí, cúng dường như thức ăn, tiền bạc, áo cà sa và vật dụng cho các sư. Phật tử có thể lưu lại cả tuần, cả tháng, cả năm trong thiền viện để học thiền, nghe thuyết pháp hay nghiên cứu Phật pháp. Nhiều nghi lễ tôn giáo, trong đó có lễ thụ giới và lễ dâng cà sa,… được tổ chức rất trang trọng tại các thiền viện. Một số khu vực trong thiền viện cấm phụ nữ không được lui tới. Vào các kỳ nghỉ hè hằng năm, học sinh từ 6 đến 16 tuổi cũng tập trung ở đây làm lễ xuống tóc, đổi áo và dự một khóa tu khoảng 1 tháng để học các giới luật, nghe thuyết pháp và tu thiền. Chùa Shwedagon (chùa vàng) ở Yangon là chùa tháp lớn nhất và đẹp nhất Myanmar, được hình thành từ 2500 năm trước và được các triều đạo phong kiến Miến Điện tu bổ, mở rộng dần. Chùa Shewdagon tọa lạc trên một quả đồi cao, rộng, trên đỉnh tháp gắn nhiều kim cương, hồng ngọc, bích ngọc và các loại đá quý, chùa được dát vàng nên lấp lánh dưới ánh mặt trời vào ban ngày và ánh điện về ban đêm. Ở Yangoon còn có chùa Phật nằm, chùa Phật ngọc, chùa tóc Phật, chùa răng Phật rất độc đáo. Chùa Kyaikhtyobang Mon là kỳ quan có một không hai trên thế giới. Chùa được xây trên tảng đá lớn màu vàng chênh vênh trên vách núi cao trông rất ngoạn mục. Myanmar có nhiều học viện Phật giáo ở các thành phố lớn, nơi đã và đang đào tạo các sư có trình độ cao về Phật học. Myanmar còn có trường đại học Phật giáo quốc tế tại Yangoon, dành cho sinh viên từ nhiều nước như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Sri Lanka, Nepan, Thái Lan, Campuchia, Lào,.. đến học miễn phí từ bậc đại học đến tiến sĩ.

Thiên Chúa giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Thiên chúa giáo lần đầu tiên gia nhập Myanmar khoảng đầu thế kỷ XVII, hiện chiếm khoảng 5,6% số dân Myanmar. Phần lớn tín đồ thiên chúa giáo là người Keren, Chin, Kachin, và người Miến theo Thiên chúa giáo dòng Baptis. Những thừa sai Thiên chúa giáo hoạt động rất tích cực từ thời thuộc địa cho đến giữa những năm 1960, họ thành lập các trường học, bệnh viện và các trung tâm cứu trợ xã hội. Sau năm 1962, những cơ sở này bị chính quyền Myanmar quốc hữu hóa.

Hồi giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Đạo Hồi tại Myanmar chiếm 3,8% số dân và chủ yếu tập trung ở bang Rakhine, phía tây Myanmar. Những người Hồi giáo dòng Rohingya (chủ yếu là người Rohingya) sống chủ yếu ở các quận Maungdau, ButhidaungRathedaung – bang Rakhine. Từ nhiều năm nay, những khu vực này vẫn thường xảy ra xung đột quyết liệt giữa các giáo phái với nhau, đặc biệt là tín đồ Hồi giáo dòng Rohingya với tín đồ Thiên chúa giáo và Phật giáo. Các tôn giáo khác gồm Do Thái giáo, Đa thần giáo, Linh vật giáo,..chiếm khoảng 0,8% số dân Myanmar.

Những hình ảnh liên quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “ACT Health Community Profile, pg. 1” (PDF). Multicultural Health Policy Unit. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2018.
  2. ^ “Largest Ethnic Groups In Chó”. Worldatlas.
  3. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên World Factbook
  4. ^ “The 2014 Myanmar Population and Housing Census- The Union Report: Religion” (PDF). myanmar.unfpa.org. Cục Dân số – Bộ Lao động, Nhập cư và Dân số Myanmar. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2019.
  5. ^ “Thematic Report on Population Projections for The Union of Myanmar, States/Regions, Rural and Urban Areas, 2014 - 2050” (PDF). The 2014 Myanmar Population and Housing Census. Department of Population. tháng 3 năm 2017. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2017.
  6. ^ “Myanmar Population (2018) – Worldometers”. worldometers.info.
  7. ^ a b c d “World Economic Outlook Database, October 2020”. IMF.org. Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2021.
  8. ^ “IEC - World Plugs: List view by location” (bằng tiếng Anh). Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2018.
  9. ^ “GINI index (World Bank estimate)”. data.worldbank.org. World Bank. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2019.
  10. ^ “Fragile States Index 2020” (bằng tiếng Anh). Fund for PeaceThe New Humanitarian. ngày 11 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2021.
  11. ^ Human Development Report 2020 The Next Frontier: Human Development and the Anthropocene (PDF). United Nations Development Programme. ngày 15 tháng 12 năm 2020. tr. 343–346. ISBN 978-92-1-126442-5. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2020.
  12. ^ Trần, Trọng Kim (2011) [1921]. Việt Nam sử lược. Khoa học xã hội. tr. 410. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2017.
  13. ^ “Asian Development Bank and Myanmar: Fact Sheet” (PDF). Asian Development Bank. ngày 30 tháng 4 năm 2012. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2012.
  14. ^ “The World Factbook – Burma”. cia.gov. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2016.
  15. ^ O'Reilly, Dougald JW (2007). Early civilizations of Southeast Asia. United Kingdom: Altamira Press. ISBN 0-7591-0279-1.
  16. ^ Lieberman, p. 152
  17. ^ “Burma”. Human Rights Watch. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2013.
  18. ^ “Myanmar Human Rights”. Amnesty International USA. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2013.
  19. ^ “World Report 2012: Burma”. Human Rights Watch. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2013.
  20. ^ Madhani, Aamer (ngày 16 tháng 11 năm 2012). “Obama administration eases Burma sanctions before visit”. USA Today.
  21. ^ Fuller, Thomas; Geitner, Paul (ngày 23 tháng 4 năm 2012). “European Union Suspends Most Myanmar Sanctions”. The New York Times.
  22. ^ “Myanmar military takes control of country after detaining Aung San Suu Kyi”. BBC News (bằng tiếng Anh). ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2021.
  23. ^ Eleven Media (ngày 4 tháng 9 năm 2013). “Income Gap 'world's widest'. The Nation. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2014.
  24. ^ McCornac, Dennis (ngày 22 tháng 10 năm 2013). “Income inequality in Burma”. Democratic Voice of Burma. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2016.
  25. ^ “George Aaron Broadwell; Dept. of Anthropology; University at Albany, Albany, NY; truy cập 11 tháng 7 năm 2006”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2006.
  26. ^ An Account of An Embassy to the Kingdom of Ava by Michael Symes,1795.
  27. ^ a b c Houtman, Gustaaf (1999). Mental Culture in Burmese Crisis Politics: Aung San Suu Kyi and the National League for Democracy. ISBN 4-87297-748-3.
  28. ^ “The Constitution of the Union of Burma”. DVB. 1947. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2006.
  29. ^ Smith, Martin (1991). Burma -Insurgency and the Politics of Ethnicity. London and New Jersey: Zed Books. tr. 42-43.
  30. ^ “Honoring those who fought for freedom "Golden Anniversary". Mainichi Daily News. National Coalition Government of Union of Burma. ngày 12 tháng 1 năm 1998. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2006.
  31. ^ Aung Zaw. “Can Another Asian Fill U Thant's Shoes?”. The Irrawaddy tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2006.[liên kết hỏng]
  32. ^ “PYITHU HLUTTAW ELECTION LAW”. State Law and Order Restoration Council. iBiblio.org. ngày 31 tháng 5 năm 1989. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2006.
  33. ^ Khin Kyaw Han (ngày 1 tháng 2 năm 2003). “1990 MULTI-PARTY DEMOCRACY GENERAL ELECTIONS”. National League for Democracy. iBiblio.org. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2006.
  34. ^ a b “The National Convention”. The Irrawaddy. ngày 31 tháng 3 năm 2004. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2006.
  35. ^ “Chính quyền Myanmar chuyển sang thủ đô mới”. VietNamNet. 7 tháng 11 năm 2005. Truy cập 27 tháng 3 năm 2007.
  36. ^ “Myanmar lần đầu giới thiệu thủ đô mới với thế giới”. VietNamNet. 27 tháng 3 năm 2007. Truy cập 27 tháng 3 năm 2007.
  37. ^ “Chính biến ở Myanmar xảy ra sau khi quân đội cáo buộc gian lận bầu cử”. Báo Điện Tử VOV. 2021. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  38. ^ “Nền quân trị trở lại Myanmar”. Báo Tuổi Trẻ. 2021. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  39. ^ “The Birth Of The NCGUB”. National Coalition Government of the Union of Burma. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2006.
  40. ^ Aung Zaw. “Than Shwe—Man in the Iron Mask”. The Irrawaddy. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2006.
  41. ^ “Chiefs of State and Cabinet Members of Foreign Governments: Burma”. Central Intelligence Agency. ngày 2 tháng 6 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2006.
  42. ^ McCain, John (ngày 11 tháng 5 năm 2003). “Crisis in Rangoon”. National Review Online. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2006.
  43. ^ Brad Adams. “Statement to the EU Development Committee”. Human Rights Watch. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2006.
  44. ^ “Internet Filtering in Burma in 2005: A Country Study”. OpenNet Initiative. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2006.
  45. ^ “Burma bans Google and gmail”. BurmaNet News. ngày 27 tháng 6 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2006.
  46. ^ “Myanmar: 10th anniversary of military repression”. Amnesty International. ngày 7 tháng 8 năm 1998. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2006.
  47. ^ The Irrawaddy (ngày 27 tháng 5 năm 2006). “Suu Kyi's Detention Extended, Supporters likely to Protest”. The Irrawaddy. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2006.[liên kết hỏng]
  48. ^ The Irrawaddy (ngày 27 tháng 5 năm 2006). “Opposition Condemns Extension of Suu Kyi's Detention”. The Irrawaddy. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2006.[liên kết hỏng]
  49. ^ “About Us”. ASEAN Inter-Parliamentary Myanmar Caucus. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2006.
  50. ^ Poon, Khim Shee (2002). “The Political Economy of China-Myanmar Relations: Strategic and Economic Dimensions” (PDF). Ritsumeikan University. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2006.
  51. ^ Selth, Andrew (Spring 2002). “Burma and Superpower Rivalries in the Asia-Pacific”. Naval War College Review. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2006.
  52. ^ “The EU's relations with Burma / Myanmar”. European Union. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2006.
  53. ^ Horsley, William (ngày 20 tháng 10 năm 2004). “Dilemma of dealing with Burma”. BBC News. Truy cập 2 tháng 11 năm 2004.
  54. ^ Hiatt, Fred (ngày 23 tháng 6 năm 2003). “How Best to Rid the World of Monsters”. Washington Post. Truy cập 24 tháng 5 năm 2006.
  55. ^ “Reuters Belgian group seeks Total boycott over Myanmar”. Ibiblio. Reuters. ngày 10 tháng 5 năm 1999. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2006.
  56. ^ a b c d “CIA Factbook”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2006. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2006.
  57. ^ Starck, Peter (ngày 7 tháng 6 năm 2005). “World Military Spending Topped $1 Trillion in 2004”. Reuters. Common Dreams NewsCenter. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2006.
  58. ^ “Administrative divisions”. The World Factbook. Central Intelligence Agency. ngày 29 tháng 6 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2006.
  59. ^ a b c Thein, Myat (2005). Economic Development of Myanmar. ISBN 981-230-211-5.
  60. ^ Dr. Patrick Hesp biên tập (2000). Geographica's World Reference. Random House Australia. tr. 738, 741.
  61. ^ a b Than, Mya (2005). Myanmar in ASEAN: Regional Co-operation Experience. ISBN 981-230-210-7.
  62. ^ a b Myanmar's Forest Law and Rules BurmaLibrary.org Truy cập 15 tháng 7 năm 2006
  63. ^ "Flora and Fauna" at Myanmars.net”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2012.
  64. ^ Watkins, Thayer. “Political and Economic History of Myanmar (Burma) Economics”. San José State University. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2006.
  65. ^ Stephen Codrington (2005). Planet geography. Solid Star Press. tr. 559. ISBN 0-9579819-3-7.
  66. ^ “List of Least Developed Countries”. UN-OHRLLS. 2005.
  67. ^ Henderson, Joan C. “The Politics of Tourism in Myanmar” (PDF). Nanyang Technological University. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2006.
  68. ^ Fullbrook, David (ngày 4 tháng 11 năm 2004). “So long US, hello China, India”. Asia Times. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2006.
  69. ^ a b “Challenges to Democratization in Burma” (PDF). International IDEA. 2001. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2006.
  70. ^ “Myanmar Country Profile” (PDF). Office on Drugs and Crime. United Nations. 2005. tr. 5–6. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2006.
  71. ^ Brown, Ian (2005). A Colonial Economy In Crisis. Routledge. ISBN 0-415-30580-2.
  72. ^ Spoorenberg, Thomas (2015). "Provisional results of the 2014 census of Myanmar: The surprise that wasn't". Asian Population Studies. 11 (1): 4–6. doi:10.1080/17441730.2014.972084.
  73. ^ “Thailand: The Plight of Burmese Migrant Workers”. Amnesty International. ngày 8 tháng 6 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 3 năm 2006. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2006.
  74. ^ “Myanmar Refugees in South East Asia” (PDF). PDF. UNHCR. 2006. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2006.
  75. ^ Gamanii. “135: Counting Races in Burma”. The New Era Journal. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2006.
  76. ^ Mya Than (1997). Leo Suryadinata (biên tập). Ethnic Chinese As Southeast Asians. ISBN 0-312-17576-0.
  77. ^ Gordon, Raymond G., Jr. (2005). “Languages of Myanmar”. SIL International. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2006.
  78. ^ a b Gordon, Raymond G., Jr. (2005). “Language Family Trees: Sino-Tibetan”. Ethnologue: Languages of the World, Fifteenth edition. SIL International. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2006.
  79. ^ “Adult (15+) Literacy Rates and Illiterate Population by Region and Gender for 2000-2004”. UNESCO Institute of Statistics. 2006. Bản gốc (XLS) lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2006.
  80. ^ Robert I Rotberg biên tập (1998). Burma: Prospects for a Democratic Future.
  81. ^ a b c d Priestly, Harry (tháng 1 năm 2006). “The Outsiders”. The Irrawaddy. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2006.
  82. ^ a b Samuel Ngun Ling (2003). “The Encounter of Missionary Christianity and Resurgent Buddhism in Post-colonial Myanmar” (PDF). Payap University. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2006. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2006.
  83. ^ “The World's Most Repressive Regimes 2013” (PDF). Geneva: Freedom House. 2003. tr. vii–7. Burma continues to be ruled by one of the world's most repressive regimes.
  84. ^ Howse, Robert; Jared M. Genser. “Are EU Trade Sanctions on Burma Compatible With WTO Law?” (PDF). Are EU Trade Sanctions on Burma Compatible with WTO Law?: 166 ff. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2010. repressive and abusive military regime
  85. ^ Power, Samantha (ngày 9 tháng 11 năm 2012). “Supporting Human Rights in Burma”. The White House Blog. The White House. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2013.
    “Myanmar Shan refugees struggle at Thai border”. Al Jazeera. ngày 2 tháng 10 năm 2012.
  86. ^ “UN General Assembly Resolution: Time for Concrete Action” (Thông cáo báo chí). International Federation for Human Rights. ngày 20 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2010.
  87. ^ “Myanmar: Final push on political prisoners needed”. ngày 27 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2013.
  88. ^ “Burma Frees 56 Political Prisoners”. Voice of America. ngày 22 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2013.
  89. ^ a b Head, Jonathan (ngày 5 tháng 2 năm 2009). “What drive the Rohingya to sea?”. BBC. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2012.
  90. ^ a b Islam, Syed; Islam, Serajul (2007). “Chapter 16, State Terrorism in Arakan”. Trong Tan, Andrew T. H. (biên tập). A Handbook of Terrorism and Insurgency in South East Asia. Edward Elgar Publishing. tr. 342. ISBN 978-1-84542-543-2.
  91. ^ “Myanmar, Bangladesh leaders 'to discuss Rohingya'. Agence France-Presse. ngày 25 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2014.
  92. ^ Bento, Lucas & Yusuf, Guled (ngày 9 tháng 10 năm 2012). “The Rohingya: Unwanted at Home, Unwelcome Abroad”. The Diplomat.
  93. ^ “Rohingyas are not citizens: Myanmar minister”. The Hindu. Chennai, India. ngày 30 tháng 7 năm 2012.
  94. ^ “Exodus grows as Muslim Rohingya flee persecution in Myanmar homeland,”. Japan Times. ngày 18 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2014.
  95. ^ 'Brutal efficiency' in Myanmar attacks: UN”. The Australian. Australian Associated Press. ngày 27 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2013.
  96. ^ Peter Beaumont (ngày 27 tháng 10 năm 2012). “Burma's leader admits deadly attacks on Muslims”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2012.
  97. ^ Peter Beaumont (ngày 27 tháng 10 năm 2012). “Burma's leader admits deadly attacks on Muslims”. The Guardia. London. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2012.
  98. ^ “Four killed as Rohingya Muslims riot in Myanmar: government”. Reuters. ngày 8 tháng 6 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2012.
  99. ^ Linn Htet (ngày 11 tháng 6 năm 2012). “အေရးေပၚအေျခအေန ေၾကညာခ်က္ ႏုိင္ငံေရးသမားမ်ား ေထာက္ခံ”. The Irrawaddy. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  100. ^ Keane, Fergal (ngày 11 tháng 6 năm 2012). “Old tensions bubble in Burma”. BBC News Online. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  101. ^ “Burma's ethnic clashes leave 90,000 in need of food, says UN”. Toronto Star. ngày 19 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2012.
  102. ^ “Burma unrest: Rakhine violence 'displaces 30,000'. BBC News. ngày 14 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2012.
  103. ^ “Both ethnic groups suffered in Myanmar clashes”. Associated Press. 15 tháng 6 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2018.
  104. ^ Hindstorm, Hanna (ngày 28 tháng 6 năm 2012). “Burmese authorities targeting Rohingyas, UK parliament told”. Democratic Voice of Burma. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2018.
  105. ^ “Malaysia tells thousands of Rohingya refugees to 'go back to your country'. The Guardian. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2015.
  106. ^ “Bay of Bengal people-smuggling doubles in 2015: UNHCR”. Reuters. ngày 8 tháng 5 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2015.
  107. ^ “Rohingya migrants 'died in fight for food' on boat”. The Pakistan Today. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2015.
  108. ^ Langsa, Kate Lamb in. 'They hit us, with hammers, by knife': Rohingya migrants tell of horror at sea”. the Guardian. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2015.
  109. ^ “SE Asia migrants 'killed in fight for food' on boat - BBC News”. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2015.
  110. ^ Ng, Eileen (ngày 25 tháng 5 năm 2015). “Rohingya seek better life in Malaysia, but reality is stark”. Huffington Post. AP. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2015.
  111. ^ Rachman, Anita; Mahtani, Shibani (ngày 25 tháng 5 năm 2015). “Indonesia Joins Search for Bangladeshi and Rohingya Muslim Migrants at Sea”. Wall Street Journal. ISSN 0099-9660. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2015.
  112. ^ “Đông Nam Á nóng bỏng nạn di cư”. Người Lao động. Truy cập 25 tháng 5 năm 2015.
  113. ^ “Myanmar says nine police killed by insurgents on Bangladesh border”. The Guardian. ngày 10 tháng 10 năm 2016.
  114. ^ “Rakhine border raids kill nine police officers”. Myanmar Times. ngày 10 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2017.
  115. ^ a b James Griffiths (ngày 25 tháng 11 năm 2016). “Is The Lady listening? Aung San Suu Kyi accused of ignoring Myanmar's Muslims”. CNN.
  116. ^ a b “Myanmar: Security Forces Target Rohingya During Vicious Rakhine Scorched-Earth Campaign”. Amnesty International. ngày 19 tháng 12 năm 2016.
  117. ^ a b Joshua Berlinger (ngày 16 tháng 11 năm 2016). 'Shoot first, ask questions later': Violence intensifies in Rakhine State”. CNN.
  118. ^ a b “New wave of destruction sees 1,250 houses destroyed in Myanmar's Rohingya villages”. International Business Times. ngày 21 tháng 11 năm 2016.
  119. ^ “21,000 Rohingya Muslims flee to Bangladesh to escape persecution in Myanmar”. International Business Times. ngày 6 tháng 12 năm 2016.
  120. ^ 'They raped us one by one', says Rohingya woman who fled Myanmar”. The News International. ngày 25 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2016.
  121. ^ “UN calls on Suu Kyi to visit crisis-hit Rakhine”. The Daily Star. ngày 9 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2016.
  122. ^ a b c “UN condemns 'devastating' Rohingya abuse in Myanmar”. BBC News. ngày 3 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2017.
  123. ^ a b 'Hundreds of Rohingyas' killed in Myanmar crackdown”. Al Jazeera. ngày 3 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2017.
  124. ^ “Myanmar Army committed crimes against humanity: UN”. The Hindu. ngày 4 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2017.
  125. ^ “Ramayana in Myanmar's heart”. Goldenland Pages. ngày 13 tháng 9 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2006.
  126. ^ a b c Khin Myo Chit (1980). Flowers and Festivals Round the Burmese Year.
  127. ^ a b Tsaya (1886). Myam-ma, the home of the Burman. Calcutta: Thacker, Spink and Co. tr. 36–37.
  128. ^ a b Shway Yoe (1882). The Burman - His Life and Notions. New York: Norton Library 1963. tr. 211–216, 317–319.
  129. ^ Martin, Steven (ngày 30 tháng 3 năm 2004). “Burma maintains bygone buildings”. BBC News. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2006.
  130. ^ Scott O'Connor, V. C. (1904) [1993]. The Silken East - A Record of Life and Travel in Burma. Scotland: Kiscadale. tr. 32.
  131. ^ “Proposal for encoding characters for Myanmar minority languages in the UCS” (PDF). International Organization for Standardization. ngày 2 tháng 4 năm 2006. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2006.
  132. ^ a b Kong, Foong Ling (2002). Food of Asia. Tuttle Publishing. ISBN 0-7946-0146-4.
  133. ^ “Get a taste of Myanmar's national dish”. Indo-Asian News Service. PlanetGuru.
  134. ^ “Postcard of Saung Gauk (arched harp)”. National Music Museum. University of South Dakota. ngày 18 tháng 10 năm 2004. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2006.
  135. ^ “Myanmar worries as rappers upstage traditional xylophones”. Agence France Presse. BurmaNet News. ngày 28 tháng 9 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2006.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Các bài nghiên cứu: