Bước tới nội dung

Thể chế đại nghị

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Hệ thống đại nghị)

Thể chế đại nghị hoặc Đại nghị chế với đặc điểm là nhánh hành pháp của chính quyền phụ thuộc vào sự cho phép trực tiếp hoặc gián tiếp của quốc hội, thường được biểu thị qua quyền bỏ phiếu tín nhiệm. Như thế, không có sự phân biệt rạch ròi giữa nhánh hành pháp và nhánh lập pháp, dẫn đến tình trạng thiếu sự giám sát và cân bằng quyền lực là nguyên lý căn bản trong thể chế tổng thống. Tuy nhiên, đại nghị chế thường được tán dương, khi so sánh với tổng thống chế, là do tính linh hoạt và nhanh nhạy đối với phản ứng của công luận. Mặc khác, hệ thống này thường bị xem là thiếu ổn định như trong trường hợp của nền Cộng hòa Weimar của ĐứcĐệ Tứ Cộng hòa của Pháp. Trong thể chế đại nghị có sự phân biệt rõ ràng giữa chức danh đứng đầu chính phủ và chức danh đứng đầu nhà nước, với thủ tướng là người đứng đầu chính phủ và người đứng đầu nhà nước thường là một nhân vật được bổ nhiệm hoặc một quân vương với chút ít quyền lực hoặc chỉ là một vị trí có tính nghi lễ. Dù vậy, một số quốc gia theo đại nghị chế đã thiết lập chức vụ tổng thống dân cử là người đứng đầu nhà nước với một số thẩm quyền nhằm duy trì thế cân bằng quyền lực cho hệ thống chính trị (gọi là thể chế cộng hòa đại nghị).

Trong số các quốc gia theo đại nghị chế có những nước được cai trị bởi một liên minh cầm quyền cấu thành bởi nhiều chính đảng, do chế độ bầu cử đại biểu theo tỷ lệ (proportional representation). Trong khi đó, những nước chấp nhận hệ thống chọn ra một đại biểu cho một đơn vị bầu cử (first past the post) thường có chính phủ được thành lập bởi một chính đảng. Anh Quốc là một thí dụ cho trường hợp này. Kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ có một kỳ tổng tuyển cử (tháng 1 năm 1974) mà không có chính đảng nào giành được thế đa số tại quốc hội. Song, các thể chế đại nghị tại châu Âu đại lục chấp nhận hệ thống đại diện theo tỷ lệ, thường dẫn đến các kết quả bầu cử mà không có chính đảng nào có thể giành được thế đa số.

Đại thể, hiện có hai hệ thống dân chủ đại nghị:

  • Hệ thống Westminster hoặc Mô hình Westminster được chấp nhận rộng rãi trong vòng các quốc gia thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh. Quốc hội tại các nước này thường tranh cãi quyết liệt trong các kỳ họp, và phiên họp toàn thể thường không quan trọng bằng các ủy ban của quốc hội. Một số quốc hội được bầu theo hệ thống một đại diện cho một đơn vị bầu cử (Úc, Canada, Ấn ĐộVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland), trong khi những nước khác chọn hệ thống đại diện theo tỷ lệ như Cộng hòa IrelandNew Zealand. Dù bầu phiếu theo hệ thống đại diện theo tỷ lệ, cử tri cũng bầu cho từng ứng viên cụ thể chứ không chọn một danh sách của một chính đảng. Mô hình này dành chỗ cho sự phân quyền nhiều hơn mô hình Tây Âu, nhưng vẫn là không đáng kể nếu so với hệ thống bầu cử tại Hoa Kỳ.
  • Mô hình Đại nghị Tây Âu (Tây Ban Nha, Đức) có khuynh hướng tạo ra một cơ chế tranh luận dẫn đến sự đồng thuận. Hệ thống bầu cử đại diện theo tỷ lệ được áp dụng tại đây. Các ủy ban quốc hội tại những nước này ngày càng có nhiều quyền lực hơn kỳ họp toàn thể. Mô hình đại nghị này đôi khi được gọi là Mô hình Tây Đức – vì nó được sử dụng tại Quốc hội Tây Đức, về sau là nước Đức thống nhất.

Cũng có một mô hình tổng hợp, phối hợp các yếu tố từ tổng thống chế và đại nghị chế, mà biểu trưng là Thể chế Tổng thống Bán phần (semi-presidential system) - còn gọi là Chế độ Cộng hòa Lưỡng tính - của nền Đệ Ngũ Cộng hòa của Pháp. Kể từ đầu thập niên 1990, nhiều quốc gia Đông Âu chấp nhận mô hình này.

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống nghị viện tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình thông qua các dự luật, bởi vì nhánh hành pháp trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào sự ủng hộ của nhánh lập pháp, và thường cấu thành bởi các thành viên quốc hội. Trong thể chế tổng thống, người đứng đầu nhánh hành pháp hoàn toàn độc lập với quốc hội. Như thế, nếu hành pháp và lập pháp chịu kiểm soát bởi hai chính đảng đối lập nhau sẽ dẫn đến tình trạng bế tắc. Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton thường xuyên đối đầu với vấn nạn này từ khi Đảng Cộng hòa kiểm soát Quốc hội suốt phần lớn thời gian Clinton ngồi trong Nhà Trắng. Cũng có khi tổng thống phải đối diện với vấn nạn này dù đảng của ông chiếm đa số tại Quốc hội như trường hợp của Tổng thống Jimmy Carter.

Nhằm mục đích dễ dàng thông qua các dự luật, thể chế đại nghị có sức hấp dẫn đối với những quốc gia bị phân hóa trong các lĩnh vực như chủng tộc, màu da, hoặc ý thức hệ. Trong thể chế tổng thống, mọi quyền lực hành pháp đều tập trung trong tay của tổng thống, trong khi hệ thống đại nghị phân bổ quyền lực cho một tập thể. Năm 1989, khi Thỏa hiệp Taif được ký kết nhằm dành cho cộng đồng Hồi giáo nhiều quyền lực hơn, Liban đã từ bỏ thể chế nửa tổng thống, với quyền lực tập trung vào tổng thống, để chấp nhận một thể chế có cấu trúc tương đồng với hệ thống đại nghị. Tương tự, Iraq bác bỏ tổng thống chế vì e ngại thể chế này sẽ tập trung quyền lực vào cộng đồng Shiite.

Trong tác phẩm Hiến pháp Anh Quốc, Walter Bagehot tán dương đại nghị chế vì thể chế này kiến tạo nhiều cuộc tranh luận nghiêm túc, cho phép diễn ra sự chuyển đổi quyền lực mà không cần tổ chức bầu cử, và không giới hạn việc tổ chức bầu cử trong những thời hạn cố định. Theo Bagehot, các kỳ bầu cử được ấn định bốn năm một lần theo cách của Hoa Kỳ là không tự nhiên.

Các học giả như Juan Linz, Fred Rígg, Bruce Ackerman, và Robert Dahl cho rằng thể chế đại nghị giúp hạn chế những biến động chính trị dẫn đến sự sụp đổ các chế độ cầm quyền. Họ chỉ ra rằng kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai, hai phần ba các nước thế giới thứ ba với chính quyền đại nghị đã chuyển đổi thành công sang dân chủ. Ngược lại, không một nước nào thuộc thế giới thứ ba theo tổng thống chế đã chuyển đổi thành công để trở thành một nền dân chủ mà không xảy ra đảo chính hoặc thay đổi hiến pháp. Theo Bruce Ackerman, có ba mươi quốc gia đã thử nghiệm hệ thống kiểm tra và cân bằng quyền lực kiểu Mỹ, và "Tất cả những nước này, không có ngoại lệ, đều phải trải qua những cơn ác mộng triền miên".

Một nghiên cứu mới đây của Ngân hàng Thế giới nhận ra rằng thể chế đại nghị có thể kìm giữ nạn tham nhũng ở mức độ thấp [1].

Danh sách một số quốc gia theo thể chế đại nghị

[sửa | sửa mã nguồn]

Một viện

[sửa | sửa mã nguồn]
Quốc gia Nghị viện
Albania Kuvendi
Bangladesh Jatiyo Sangshad
Bulgaria Narodno sabranie
Botswana Quốc hội Botswana
Bồ Đào Nha Assembleia da República
Burkina Faso Quốc hội Burkina Faso
Croatia Sabor
Đan Mạch Folketing
Dominica Quốc hội Dominica
Estonia Riigikogu
Phần Lan Eduskunta/Riksdag
Hy Lạp Boulē ton Ellinon
Hungary Országgyűlés
Iceland Althing
Israel Knesset
Kosovo Kuvendi
Kuwait Majlis Al-Umma
Latvia Saeima
Liban Majlis an-Nuwwab
Litva Seimas
Luxembourg D'Chamber
Macedonia Sobranie
Malta Kamra tad-Deputati
Mauritius National Assembly
Moldova Parlamentul
Montenegro Skupština Crne Gore
Mông Cổ Ulsyn Ikh Khural
Na Uy Stortinget
Nepal Quốc hội Nepal
New Zealand Parliament
Palestine Al-Majlis al-Tashrī`iyy
Papua New Guinea Quốc hội Papua New Guinea
Saint Kitts và Nevis National Assembly
Saint Vincent và Grenadines House of Assembly
Samoa Fono
Scotland Holyrood
Serbia Narodna skupština
Singapore Parliament
Slovakia Národná rada
Sri Lanka Quốc hội Sri Lanka
Đài Loan Quốc dân Đại hội
Tanzania Quốc hội Tanzania
Thổ Nhĩ Kỳ Meclis
Thụy Điển Riksdag
Ukraina Verkhovna Rada
Vanuatu Quốc hội Vanuatu

Lưỡng viện

[sửa | sửa mã nguồn]
Quốc gia Nghị viện Thượng viện Hạ viện
Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland) Parliament House of Lords House of Commons
Antigua và Barbuda Parliament Senate House of Representatives
Áo Parlament Bundesrat Nationalrat
Ấn Độ Parliament

Quốc hội

Rajya Sabha

Hội đồng các bang

Lok Sabha

Hạ viện nhân dân, Viện dân biểu

Bahamas Parliament Senate House of Assembly
Barbados Parliament Senate House of Assmebly
Belarus Nacyyanal'ny skhod Savet Respubliki Palata Pradstawnikow
Belize National Assembly Senate House of Representatives
Bhutan Gyelyong Tshogskhang Gyelyong Tshogde Gyelyong Tshogdu
Bỉ Federaal Parlement Senaat Kamer van Volksvertegenwoordigers
Brasil Congresso Nacional Senado Federal Câmara dos Deputados
Campuchia Rathasaphea Protsaphea Radhsphea
Canada Parliament/Parlement Senate/Le Sénat House of Commons/Chambre des communes
Đức Bundestag Bundesrat Bundestag
Ethiopia Mekir Bet Yefedereshn Mekir Bet Yehizbtewekayoch Mekir Bet
Grenada Parliament Senate House of Representatives
Hoa Kỳ Congress Senate

Thượng viện

House of Representatives

Hạ viện, Viện dân biểu

Indonesia Majelis Permusyawaratan Rakyat

Hội nghị hiệp thương nhân dân

Dewan Perwakilan Daerah

Hội đồng đại diện khu vực

Dewan Perwakilan Rakyat

Hội đồng đại diện nhân dân

Ireland Oireachtas Seanad Éireann Dáil Éireann
Iraq National Assembly Council of Union [1] Council of Representatives
Jamaica Parliament Senate House of Representatives
Nhật Bản 国会 Kokkai

Quốc hội

参議院 Sangiin

Tham nghị viện

衆議院 Shūgiin

Chúng nghị viện

Malaysia Parlimen Malaysia

Quốc hội Malaysia

Dewan Negara

Hội trường quốc gia

Dewan Rakyat

Hội trường nhân dân

Myanmar Pyidaungsu Hluttaw Amyotha Hluttaw Pyithu Hluttaw
Hà Lan States-General Eerste Kamer Tweede Kamer
Pakistan Majlis-e-Shoora Senate National Assembly
Philippines Kongreso ng Pilipinas Senate Kapulungan ng mga Kinatawan ng Pilipinas
Ba Lan Parliament Senado ng Pilipinas Sejm
România Parliament Senate Chamber of Deputies
Saint Lucia Parliament Senate House of Assembly
Séc Parlament Senát Parlamentu Poslanecká sněmovna Parlamentu
Slovenia Parliament National Council National Assembly
Nam Phi Parliament National Council of Provinces National Assembly
Tây Ban Nha Cortes Generales

Hội đồng chính

Senado

Thượng viện

Congreso de los Diputados

Viện đại biểu, Hạ viện

Thụy Sĩ Federal Assembly Council of States National Council
Thái Lan Quốc hội [2] รัฐสภา, Rathasapha วุฒิสภา, Wuthisapha

Thượng nghị viện

สภาผู้แทนราษฎร, Saphaputhan Ratsadon

Hạ nghị viện

Trinidad và Tobago Parliament Senate House of Representatives
Úc Parliament Senate

Thượng viện

House of Representatives

Hạ viện, Viện dân biểu

Ý Parliament Senate of the Republic Chamber of Deputies

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nay không còn.
  2. ^ Trước cuộc đảo chánh ngày 19 tháng 9 năm 2006

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]