Bước tới nội dung

Thiên Chúa giáo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trong tiếng Việt, từ Thiên Chúa giáo thường đề cập tới Công giáo, hoặc Kitô giáo cách chung. Nếu xét về mặt ngữ nghĩa thì cụm từ Thiên Chúa giáo có thể đề cập đến tất cả các tôn giáo độc thần (monotheismus), trong đó có các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham. Khi đó cách gọi Thiên Chúa đề cập tới Đấng tối cao và duy nhất. Từng tôn giáo đó có quan điểm và cả cách gọi khác nhau về Thiên Chúa hay Thượng Đế, như:

Tại Việt Nam, từ Thiên Chúa giáo thường được dùng để gọi Công giáo. Đây là hệ phái tôn giáo thờ Thiên Chúa được truyền bá vào Việt Nam sớm nhất, từ thế kỷ 16 và phát triển mạnh từ thế kỷ 17 (dù rằng việc thờ Ông Trời theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam về phương diện nào đó có thể coi là thờ Thiên Chúa). Đây cũng là tôn giáo đầu tiên và chủ yếu dùng thuật từ Thiên Chúa để đề cập đến thần linh tối cao và duy nhất, theo thuật từ trong tiếng Hán: 天主 (pinyin: Tiānzhǔ, âm Hán Việt: Thiên Chủ, âm Hán Nôm-hóa: Thiên Chúa) do các nhà truyền giáo Dòng Tên tại Trung Hoa sử dụng từ thế kỷ 16.[1] Các (hệ phái) tôn giáo khác tại Việt Nam ít dùng từ Thiên Chúa mà thường dùng từ Đức Chúa Trời, hoặc Thượng Đế. Công giáo trong tiếng Trung Quốctiếng Hàn Quốc cho tới ngày nay vẫn được gọi bằng từ đồng nguyên với Thiên Chúa giáo. Còn trong tiếng Việt, từ Thiên Chúa giáo gần đây được mở rộng ra cho cả Kitô giáo nói chung.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]