Bước tới nội dung

Bộ Cá tráp mắt vàng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bộ Cá tráp mắt vàng
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Liên bộ (superordo)Acanthopterygii
Bộ (ordo)Beryciformes
Regan, 1909[1]
Các phân bộ
Danh pháp đồng nghĩa
Berycomorphi

Bộ Cá tráp mắt vàng (tên khoa học: Beryciformes) là một bộ cá vây tia. Cho tới năm 2013 thì nó được coi là chứa 7 họ.[2] Phần lớn các loài sống ở vùng nước biển sâu và tránh ánh sáng, đến gần hơn vào bề mặt nước vào ban đêm.[3]

Một số tác giả khác, như Ricardo Betancur-R et al. (2013)[4], lại mở rộng bộ Beryciformes để chứa cả hai bộ Stephanoberyciformes nghĩa hẹp và Cetomimiformes, nhưng xếp họ Holocentridae sang một bộ riêng, gọi là Holocentriformes. Trong trường hợp này định nghĩa và giới hạn của bộ gần giống như bộ Trachichthyiformes sensu Moore, 1993[5], ngoại trừ việc Moore loại họ Berycidae ra khỏi bộ này cũng như công nhận họ Megalomycteridae gồm 4 chi Ataxolepis, Cetomimoides, Megalomycter, Vitiaziella (hiện nay coi là một phần họ Cetomimidae).

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Patterson (1964) chia Beryciformes thành 3 phân bộ là: Polymixioidei (chứa Polymixia và vài chi tuyệt chủng); Dinopterygoidei (chứa nhóm đa dạng các loài tuyệt chủng) và Berycoidei (chứa ít nhất 11 họ cá dạng beryciform còn sinh tồn, bao gồm cả Berycidae và Holocentridae).[6] Patterson cho rằng cá dạng stephanoberycoid đại diện cho một bộ tách rời.

Năm 1966, Greenwood et al. bổ sung phân bộ Stephanoberycoidei vào Beryciformes.[7] Theo định nghĩa của Greenwood et al. thì bộ Beryciformes (Xenoberyces, Berycomorphi, một phần Berycoidei, một phần Stephanoberyciformes) chia ra như sau:

Bộ này thời điểm 2013-2014 được coi là chứa 7 họ:[8]

Khi bao gồm cả Stephanoberyciformes nghĩa hẹp và Cetomimiformes như định nghĩa phiên bản 1 tới 3 trong giai đoạn 2013-2016 của Betancur-R et al. thì bộ này bao gồm 13 họ sau:

Trong phiên bản 4 năm 2017, Betancur-R et al. định nghĩa bộ này như sau[9]:

đồng thời phục hồi bộ Trachichthyiformes sensu Moore 1993 với các họ sau:

Phát sinh chủng loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Phát sinh chủng loài trong phạm vi Acanthopterygii vẽ theo Betancur-Rodriguez et al. 2017.[9]

 Acanthopterygii 
 Berycimorphaceae 

Beryciformes

Trachichthyiformes

 Holocentrimorphaceae 

Holocentriformes

Percomorphaceae

Phát sinh chủng loài trong phạm vi Acanthopterygii vẽ theo Borden et al. (2019):[10]

 Acanthopterygii 

Trachichthyiformes

Beryciformes

Holocentriformes

Percomorpha

Phát sinh chủng loài nội bộ bộ Beryciformes vẽ theo Betancur et al. (2017):[9]

 Beryciformes 
 Berycoidei 

Melamphaidae

Berycidae

 Stephanoberycoidei 

Cetomimidae

Rondeletiidae

Barbourisiidae

Stephanoberycidae

Thời gian của các chi

[sửa | sửa mã nguồn]
QuaternaryNeogenePaleogeneCretaceousHolocenePleistocenePlioceneMioceneOligoceneEocenePaleoceneLate CretaceousEarly CretaceousScopelogadusMelamphaesAfricentrumKryptophaneronMyripristisPoromitraPlectrypopsDiretmusPseudholocentrumDigoriaBerycomorusBeryxHolocentritesOptivusGephyroberyxMonocentrisSargocentronHoplostethusHolocentrusTenuicentrumEoholocentrumBerybolcensisScianenuropsisParaberyxNaupygusArgilloberyxCtenoberyxCentroberyxTubantiaAcrogasterParospinusKansiusInocentrusGnathoberyxDinopteryxCtenocephalichthysAlloberyxCaproberyxErugocentrusAdriacentrusPycnosteroidesHoplopteryxTrachichythyoidesStichopteryxStichocentrusStichoberyxPlesioberyxPattersonoberyxLobopterusLissoberyxLibanoberyxJudeoberyxCryptoberyxQuaternaryNeogenePaleogeneCretaceousHolocenePleistocenePlioceneMioceneOligoceneEocenePaleoceneLate CretaceousEarly Cretaceous

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Regan C. T., 1909. XII.—The classification of Teleostean fishes. Annals and Magazine of Natural History 3 (13): 75-86.
  2. ^ WoRMS. (2013). Beryciformes. Trong Froese R. và D. Pauly. (chủ biên). FishBase. Tra cứu qua World Register of Marine Species ngày 27-06-2013.
  3. ^ Paxton John R. (1998). Paxton J.R. & Eschmeyer W.N. (biên tập). Encyclopedia of Fishes. San Diego: Academic Press. tr. 160–163. ISBN 0-12-547665-5.
  4. ^ Ricardo Betancur-R., Richard E. Broughton, Edward O. Wiley, Kent Carpenter, J. Andrés López, Chenhong Li, Nancy I. Holcroft, Dahiana Arcila, Millicent Sanciangco, James C Cureton II, Feifei Zhang, Thaddaeus Buser, Matthew A. Campbell, Jesus A Ballesteros, Adela Roa-Varon, Stuart Willis, W. Calvin Borden, Thaine Rowley, Paulette C. Reneau, Daniel J. Hough, Guoqing Lu, Terry Grande, Gloria Arratia, Guillermo Ortí, 2013, The Tree of Life and a New Classification of Bony Fishes Lưu trữ 2021-09-21 tại Wayback Machine, PLOS Currents Tree of Life. 18-04-2013. Ấn bản 1, doi:10.1371/currents.tol.53ba26640df0ccaee75bb165c8c26288
  5. ^ John A. Moore, 1993, Phylogeny of the Trachichthyiformes (Teleostei: Percomorpha). Bulletin of Marine Science 52(1): 114-136
  6. ^ Patterson C., 1964. A review of Mesozoic Acanthopterygian fishes with special references to those of the English Chalk. Phil. Trans. Roy. Soc. London, Biol. Sci. (ser. B) 247(739): 213-482, doi:10.1098/rstb.1964.0003.
  7. ^ Greenwood P. H., D. E. Rosen, S. H. Weitzman & G. S. Myers, 1966. Phyletic studies ofteleostean fishes, with a provisional classification ofliving forms. Bull. Amer. Mus. Nat. Hist. 131(4): 339-456.
  8. ^ "Beryciformes". FishBase. Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Phiên bản tháng 11 năm 2014. N.p.: FishBase, 2014.
  9. ^ a b c Betancur-Rodriguez, R.; Wiley, E.O.; Arratia, Gloria; Acero, A.; Bailly, N.; Miya, M.; Lecointre, G.; Ortí, G. (2017). “Phylogenetic Classification of Bony Fishes – Version 4”. BMC Evolutionary Biology. BioMed Central. 17 (162). doi:10.1186/s12862-017-0958-3.
  10. ^ W. Calvin Borden, Terry C. Grande, Mark V. H. Wilson, 2019. Phylogenetic relationships within the primitive acanthomorph fish genus Polymixia, with changes to species composition and geographic distributions. PLOSone, doi:10.1371/journal.pone.0212954.