Bước tới nội dung

Cuộc đời của Yến

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cuộc đời của Yến
Đạo diễnĐinh Tuấn Vũ
Kịch bảnHồ Hải Quỳnh
Sản xuấtVương Đức
Diễn viênĐỗ Thúy Hằng
Hoàng Lâm Tùng
Nguyễn Kim Anh
Lê Minh Hương
Phạm Thu Vân
Trần Tuấn Nghĩa
Bùi Thủy Tiên
Đặng Khánh Nam
Nguyễn Duy Khánh
Nguyễn Hoàng Vân Khánh
Quay phimVũ Quốc Tuấn
Dựng phimNguyễn Ngọc Nga
Âm nhạcLê Cát Trọng Lý
Hãng sản xuất
Phát hànhThiên Ngân Galaxy
Công chiếu
8 tháng 1 năm 2016
Thời lượng
104 phút
Quốc giaViệt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Doanh thu13 tỉ VNĐ (2016)

Cuộc đời của Yến là bộ phim điện ảnh Việt Nam phát hành năm 2016 do Đinh Tuấn Vũ đạo diễn, dựa trên kịch bản “Vàng – Đá” của biên kịch Hồ Hải Quỳnh. Bộ phim do Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất theo đơn đặt hàng của nhà nước.[1] Với các diễn viên Đỗ Thúy Hằng, Hoàng Lâm Tùng, Nguyễn Kim Anh, Lê Minh Hương, Phạm Thu Vân.

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ phim bắt đầu với bối cảnh thập niên 1940, nhân vật Yến là nạn nhân của tục tảo hôn; 10 tuổi, Yến đã được gả cho Hạnh, con trai của một nhà Nho trong làng. Dù làm dâu trong nhà có học thức nhưng Yến không được dạy chữ mà phải học lỏm từ người chồng kém cô 1 tuổi.

Thời gian trôi qua, Yến và Hạnh có với nhau 3 mặt con, nhưng Hạnh lại bỏ đi nơi khác làm ăn để mặc Yến tự bươn trải. Cuối cùng, Yến đi tìm chồng thì biết anh ta đã có vợ khác như những gì xóm làng vẫn đồn đại.

Diễn viên

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đỗ Thúy Hằng vai Yến (trưởng thành)
  • Hoàng Lâm Tùng vai Hạnh (trưởng thành)
  • Nguyễn Kim Anh vai Yến (lúc nhỏ)
  • Lê Minh Hương vai Lanh
  • Phạm Thu Vân vai Vân
  • Trần Tuấn Nghĩa vai Hạnh (thanh niên)
  • Bùi Thủy Tiên vai Yến (thanh niên)
  • Đặng Khánh Nam vai Hạnh (lúc nhỏ)
  • Nguyễn Duy Khánh vai Tín (con trai thứ hai của Yến)
  • Nguyễn Hoàng Vân Khánh vai Nghĩa (con gái út của Yến)
  • Đào Hiền Thục Anh vai Oanh (chị gái của Yến, hồi nhỏ)
  • Nguyễn Xuân Trường vai Ông đồ
  • NSƯT An Chinh vai Bà đồ
  • Lâm Visasy vai Hiếu
  • Trần Việt Bắc vai Tính
  • Trần Quang Lâm vai Chủ nhiệm Hợp tác xã
  • Nguyễn Vũ Phúc vai Phúc
  • Nguyễn Minh Hải vai Anh Điền
  • Thân Thanh Giang vai Chị Điền
  • Nguyễn Kiều Anh vai Loan
  • Hoàng Xuân Huy vai Đại diện nhà trai
  • Trịnh Xuân Thịnh vai Tốn
  • Nguyễn Đức Quang vai Lý trưởng
  • Hồ Sĩ Hoài vai Viên cai
  • Trịnh Ngọc Anh vai Người đàn ông trong rừng
  • Đỗ Thanh Xuân vai Xã viên 1
  • Nguyễn Hồng Anh vai Xã viên 2

Sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Đạo diễn Đinh Tuấn Vũ và nhà quay phim Vũ Quốc Tuấn từng cùng tham gia sản xuất bộ phim Nhà tiên tri của đạo diễn Vương Đức, qua bộ phim này Đinh Tuấn Vũ đã có dự định mời Vũ Quốc Tuấn đảm nhận phần hình ảnh chó Cuộc đời của Yến.[2] Kịch bản của bộ phim có tên Vàng - Đá do Hồ Hải Quỳnh viết dựa theo cuộc đời của bà nội cô.[3]

Cuộc đời của Yến là bộ phim điện ảnh cuối cùng của Hãng phim truyện Việt Nam trước khi chuyển đổi thành công ty cổ phần, tính đến năm 2023, hãng vẫn chưa sản xuất thêm bộ phim điện ảnh nào khác.[4]

Âm nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Các ca khúc trong phim do Lê Cát Trọng Lý đảm nhận với hai ca khúc do cô sáng tác là Tám chữ CóĐi qua bóng đêm. Các ca khúc trong phim do nhân vật Yến thể hiện, phần nhạc đệm do dàn nhạc 30 người, phối hợp nhạc cụ phương Tây và nhạc cụ dân tộc hòa âm.[5]

Phát hành

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc đời của Yến được chọn chiếu khai mạc tuần phim ở Hà Nội để chào mừng Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 19 tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bộ phim cũng được chiếu miễn phí cho khán giả trong thời gian diễn ra Liên hoan phim.[1] Sau đó, bộ phim được công chiếu trên các rạp từ ngày 8 tháng 1 năm 2016.[6][7]

Tháng 5 năm 2016, Cuộc đời của Yến cùng với phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Quyên, và Đảo của dân ngụ cư được đưa đi tham dự Tuần lễ phim Việt tại Tây Ban Nha.[8]

Tháng 10 năm 2017, bộ phim được trình chiếu tại sự kiện "Những ngày Phim Việt Nam tại Liên bang Nga”.[9]

Đón nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ phim Cuộc đời của Yến được chọn làm đại diện cho điện ảnh Việt Nam tham dự Liên hoan phim ASEAN lần thứ V diễn ra tại Cộng hòa Séc vào tháng 9 năm 2015. Năm bộ phim từ các nước ASEAN tham gia liên hoan phim lần này được xem là những tác phẩm điện ảnh tiêu biểu, phản ánh một cách chân thực và sinh động về đất nước và con người của mỗi quốc gia thành viên ASEAN.[10][11]

Đánh giá

[sửa | sửa mã nguồn]

Đạo diễn Phi Tiến Sơn: Cuộc đời của Yến được làm theo cách quá cũ, việc xây dựng hình tượng người phụ nữ Việt Nam nhẫn nhịn, chịu đựng kiểu như Yến không còn hợp với thời đại ngày nay.[12]

Báo Tin tức - Thông tấn xã Việt Nam: Bộ phim thể hiện sự hy sinh âm thầm và sức mạnh vươn lên trong mọi nghịch cảnh của người phụ nữ Việt Nam truyền thống, nhưng sâu thẳm trong tâm hồn họ vẫn luôn có những nỗi đau giấu kín và niềm khao khát cháy bỏng được yêu thương. Bộ phim cũng có rất nhiều cảnh quay đẹp, nên thơ, vô cùng thân thuộc của làng quê miền Bắc thời kỳ đó. Riêng phần âm nhạc của Lê Cát Trọng Lý cũng là một điểm nhấn cực kỳ thú vị...[13]

Báo Thanh Niên: Đạo diễn Đinh Tuấn Vũ trau chuốt cho từng chi tiết trong phim, không nhiều lời mà chỉ bằng ngôn ngữ điện ảnh kết hợp với nghệ thuật sử dụng ánh sáng trên mỗi khung hình. Bên cạnh đó cũng phải kể đến phần diễn xuất của nữ diễn viên Thúy Hằng trong vai Yến, cô đã thể hiện xuất sắc những cung bậc cảm xúc mà Yến phải trải qua, một tâm trạng luôn giằng xé, khốn khó và buồn tủi nhưng vẫn vươn lên mãnh liệt. Giọng ca thiên thần của Lê Cát Trọng Lý đã mang lại chất thơ cho phim.[14]

VTC7 - TodayTV: Tuy nhiên, cũng giống như Và anh sẽ trở lại - bộ phim trước của Đinh Tuấn Vũ, Cuộc đời của Yến còn mắc phải khuyết điểm chuyển cảnh chưa hợp lý và thiếu nhuần nhuyễn. Mạch phim ở đoạn giữa bỗng đột ngột tập trung hoàn toàn cho “ông giáo” Hạnh, khiến người xem cảm thấy có phần mất phương hướng về câu chuyện. Diễn xuất và thời lượng dành cho các giai đoạn tuổi chưa thực sự cân bằng, khiến phân đoạn thời thiếu niên yếu hơn hẳn so với hai giai đoạn còn lại. Cách giải quyết khúc mắc mà Đinh Tuấn Vũ lựa chọn cũng hơi đơn giản và diễn ra chóng vánh, khiến cuộc ngoại tình giữa “ông giáo” Hạnh và nhân vật Lanh không có được sức nặng để đối trọng với những gì cô Yến phải trải qua.[15]

Bộ phim không được tiết lộ kinh phí sản xuất, tính đến hết năm 2016, Cuộc đời của Yến thu về được 13 tỉ VNĐ.[16]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 7 năm 2016, tại Liên hoan phim quốc tế Công chiếu lần đầu - Philippines 2016 (World Premieres Film Festival of Philippines 2016), Cuộc đời của Yến vượt qua bốn đề cử đến từ Pháp, Tây Ban Nha, Malaysia, Philippines để giành chiến thắng hạng mục Phim hay nhất.[17][18]

Năm Sự kiện Giải thưởng Nhận giải Chú thích
2015 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 19 Bông sen Bạc (Bộ phim) [19]
Nữ diễn viên chính xuất sắc Đỗ Thúy Hằng
Âm nhạc xuất sắc Lê Cát Trọng Lý
Quay phim xuất sắc Vũ Quốc Tuấn
Thiết kế mỹ thuật xuất sắc Nguyễn Dân Nam
2016 Giải Cánh diều 2015 Đạo diễn xuất sắc Đinh Tuấn Vũ [20]
Âm nhạc xuất sắc Lê Cát Trọng Lý
Cánh diều Bạc (Bộ phim)
Liên hoan Phim quốc tế Công chiếu lần đầu ( Philippines) kỳ thứ 9 Phim hay nhất (Bộ phim) [21][17][18]
Quay phim xuất sắc Vũ Quốc Tuấn [22]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc đời của Yến trên Internet Movie DatabaseSửa dữ liệu tại Wikidata

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b C.K (20 tháng 11 năm 2015). “Xem cảnh làng quê tuyệt đẹp trong phim 'Cuộc đời của Yến'. Tuổi trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2023.
  2. ^ Thegioidienanh.vn (6 tháng 3 năm 2016). “Nhà quay phim Vũ Quốc Tuấn: Thả hồn qua cánh cửa nhỏ”. Thế giới điện ảnh. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2024.
  3. ^ Huy Phương (20 tháng 11 năm 2015). "Cuộc đời của Yến"- phim dung dị chứa đựng nhiều ý nghĩa”. VOV - Đài Tiếng nói Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2023.
  4. ^ 'Hãng phim truyện Việt Nam đổ nát, thiệt thòi và đau xót cho nghệ sĩ'. Báo điện tử Tiền Phong. 17 tháng 3 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2023.
  5. ^ C. TH (14 tháng 12 năm 2015). “Nghe Lê Cát Trọng Lý hát hai ca khúc mới nhất”. Tuổi trẻ Online. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2023.
  6. ^ Đường Thiên Khuê (6 tháng 12 năm 2015). “Cuộc đời của Yến: "đừng đem mây mưa đánh đổi đá vàng". Tuổi trẻ online. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2023.
  7. ^ N.H (1 tháng 7 năm 2016). 'Cuộc đời của Yến' chính thức ra rạp”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2023.
  8. ^ Lucy Nguyen (26 tháng 5 năm 2017). “Tuần lễ phim Việt tại Tây Ban Nha”. thanhnien.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2023.
  9. ^ T.Minh (12 tháng 1 năm 2011). “Những ngày phim Việt Nam tại Liên bang Nga”. Đại đoàn kết. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2023.
  10. ^ Thanh Hương (11 tháng 9 năm 2016). “Đinh Tuấn Vũ: Hãy xem phim của tôi rồi hãy xem lý lịch”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2023.
  11. ^ Ngọc Mai (18 tháng 9 năm 2016). "Cuộc đời của Yến" chinh phục khán giả tại Cộng hòa Séc”. VietnamPlus. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2023.
  12. ^ Hiền Hòa (22 tháng 4 năm 2016). “Giải Cánh diều 2015: Sự khó hiểu của Cánh diều bạc”. BÁO ĐỒNG NAI ĐIỆN TỬ. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2023.
  13. ^ H.Minh (8 tháng 1 năm 2016). “Phim "Cuộc đời của Yến": Làm dâu từ thuở lên 10”. Báo Tin Tức. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2023.
  14. ^ Tú Lan (12 tháng 1 năm 2016). “Phận phụ nữ tảo hôn trong 'Cuộc đời của Yến'. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2023.
  15. ^ “Cuộc đời của Yến - Sự hoài cổ đáng trân trọng”. TodayTV. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2023.
  16. ^ “Nhìn lại những sản phẩm của Hãng phim truyện Việt Nam 10 năm qua”. Báo Giao thông. 23 tháng 9 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2023.
  17. ^ a b Quỳnh Anh (4 tháng 7 năm 2016). 'Cuộc đời của Yến' đoạt giải Phim hay nhất LHP Quốc tế Philippines”. Báo Điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2023.
  18. ^ a b Dạ Minh (13 tháng 7 năm 2016). “Đạo diễn Cuộc đời của Yến: Mọi người thấy bất công cho tôi”. Báo Tổ Quốc. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2023.
  19. ^ Phan Cao Tùng (6 tháng 12 năm 2015). 'Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh' đoạt giải Bông sen vàng”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2023.
  20. ^ Nguyễn Hà (21 tháng 4 năm 2016). “Lễ trao giải Cánh diều 2015”. Báo Tổ Quốc. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2023.
  21. ^ D Kim Thoa (4 tháng 7 năm 2016). “Cuộc đời của Yến giành giải thưởng lớn tại LHP Philippines”. Tuổi trẻ online. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2023.
  22. ^ Từ Khôi (22 tháng 9 năm 2019). “Nghệ sĩ Nhân dân cũng bị… cắt lương”. Báo Đại Đoàn Kết. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2024.