Bước tới nội dung

Cha tôi và hai người đàn bà

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cha tôi và hai người đàn bà
Đạo diễnVũ Châu
Kịch bảnNguyễn Thị Hồng Ngát
Sản xuấtDương Đăng Hinh
Diễn viênLê Công Tuấn Anh
Quách Thu Phương
Minh Hòa
Quay phimLý Thái Dũng
Dựng phimHoàng Sơn
Âm nhạcĐỗ Hồng Quân
Hãng sản xuất
Công chiếu
1996
Thời lượng
102 phút
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt

Cha tôi và hai người đàn bà là bộ phim video của Việt Nam, sản xuất năm 1996. Bộ phim do Vũ Châu đạo diễn theo kịch bản của Nguyễn Thị Hồng Ngát, cùng với các diễn viên Lê Công Tuấn Anh, Minh Hòa, Quách Thu Phương.

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ phim lấy bối cảnh sau 1975. Tường vốn là lính trường sơn, sau khi đất nước thống nhất ông là nhân viên thu mua cho một công ty. Một lần đi công tác và bị hỏng xe, Tường – lúc này đã có vợ con – ghé vào ở trong khu nhà của nhóm nữ công nhân nông trường và có quan hệ với Huyền, một nữ công nhân ở đây.

10 năm sau. Tường đã là giám đốc công ty và sống hạnh phúc bên vợ con. Trong một buổi lễ gia đình, ông gặp được Lan, cựu công nhân nông trường cùng chỗ Huyền. Thông qua Lan, Tường biết Huyền có con với mình mình nên tìm đến nhận lại con. Chỉ qua một lần nói chuyện, dù Huyền nói đứa bé không phải con của Tường, rằng bố đứa bé đã hy sinh trong chiến tranh biên giới, nhưng sau đó cô phải thừa nhận Tường là bố đứa trẻ.

Kỹ thuật

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Biên tập : Nguyễn Kim Cương
  • Âm thanh : Bành Bắc Hải
  • Thiết kế mỹ thuật : Ngô Xuân Hoàng
  • Tiếng động : Mạnh Kiên
  • Nhóm lồng tiếng : Hương Dung

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Giải thưởng Hạng mục Đề cử Kết quả Chú thích
1996 Giải thưởng Hội điện ảnh Phim video Bộ phim Giải A [1][2]
1999 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12 Phim video Bông sen bạc [2]
Nữ diễn viên phụ xuất sắc Quách Thu Phương Đoạt giải [3]
Đạo diễn xuất sắc Vũ Châu Đoạt giải

Năm 2012, biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật cho 3 kịch bản Cha tôi và hai người đàn bà, Canh bạcTrăng trên đất khách.[4]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Cha tôi và hai người đàn bà trên Internet Movie DatabaseSửa dữ liệu tại Wikidata

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bích Châu (25 tháng 11 năm 2006). “Hộp thư văn hóa văn nghệ”. BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2024.
  2. ^ a b Hào Hoa (21 tháng 12 năm 2014). “Số phận nữ thanh niên xung phong trong phim "Cha tôi và 2 người đàn bà". Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2024.
  3. ^ “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XII”. Thegioidienanh.vn. 3 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2024.
  4. ^ Vân Thảo (29 tháng 10 năm 2023). “Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát: Mong muốn làm những bộ phim thuần Việt”. Báo Hà Nội mới. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2024.