Acid chlorơ
Acid chlorơ | |
---|---|
Cấu trúc 2D của acid chlorơ | |
Cấu trúc 3D của acid chlorơ | |
Danh pháp IUPAC | Chlorous acid, Chloric (III) acid |
Tên khác | Acid chloric(III) |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
KEGG | |
ChEBI | |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
InChI | đầy đủ
|
ChemSpider | |
UNII | |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | HClO2 |
Khối lượng mol | 68,45944 g/mol |
Bề ngoài | dung dịch không màu |
Điểm nóng chảy | |
Điểm sôi | |
Độ axit (pKa) | 1,96 |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Acid chlorơ là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học HClO2. Hợp chất này là một acid yếu. Trong acid này, chlor có trạng thái oxy hóa là +3. Acid chlorơ nguyên chất không bền, phân ly thành acid hypochlorơ (trạng thái oxy hóa +1) và acid chloric (trạng thái oxy hóa +5).
- 2HClO2 (l) → HClO (l) + HClO3 (l)
Các muối chlorit như natri chlorit là những base liên hợp bền, được tạo thành từ acid chlorơ. Các muối này đôi khi được dùng để điều chế chlor dioxide.
Điều chế
[sửa | sửa mã nguồn]HClO2 được điều chế bằng cách cho phản ứng bari chlorrit với dung dịch acid sulfuric loãng:
- Ba(ClO2)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HClO2
Tính bền
[sửa | sửa mã nguồn]Chlor là halogen duy nhất trong bốn halogen có khả năng tạo ra acid tách riêng được theo công thức HXO2.[1] Fluor không có khả năng liên kết để làm được như vậy; còn acid bromơ và acid iodơ thì chưa bao giờ tách riêng được; một số ít muối của acid bromơ là bromit, được biết đến.[1]
Đây là một chất oxy hóa mạnh, tuy nhiên xu hướng vừa oxy hóa vừa khử đã vô hiệu hóa khả năng oxy hóa mạnh của nó.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Tư liệu liên quan tới Chlorous acid tại Wikimedia Commons
- ^ a b Egon Wiberg, Arnold Frederick Holleman (2001)Inorganic Chemistry, Elsevier. ISBN 0123526515.