Bước tới nội dung

Acid phosphorơ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Acid phosphorơ
Danh pháp IUPACacid phosphonic
Tên khácDihydroxyphosphine oxide

Dihydroxy(oxo)-λ5-phosphane
Dihydroxy-λ5-phosphanone
Orthophosphorous acid
Oxo-λ5-phosphanediol

Oxo-λ5-phosphonous acid
Nhận dạng
Số CAS13598-36-2
Số RTECSSZ6400000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • OP(O)=O

InChI
đầy đủ
  • 1S/H3O3P/c1-4(2)3/h4H,(H2,1,2,3)
Thuộc tính
Công thức phân tửH3PO3
Khối lượng mol82,0 g/mol
Bề ngoàichất rắn màu trắng
deliquescent
Khối lượng riêng1,651 g/cm³ (21 °C)
Điểm nóng chảy 73,6 °C (346,8 K; 164,5 °F)
Điểm sôi200 °C (decomp)
Độ hòa tan trong nước310 g/100 mL
Độ hòa tanhòa tan trong alcohol
Cấu trúc
Hình dạng phân tửtetrahedral
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhskin irritant
NFPA 704

0
2
1
 
Chỉ dẫn R22-35
Chỉ dẫn S26-36/37/39-45
Các hợp chất liên quan
Hợp chất liên quanH3PO4 (ví dụ, PO(OH)3)
H3PO2 (ví dụ, H2PO(OH))
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Acid phosphorơ là một hợp chất được biểu diễn bởi công thức H3PO3. Đây là acid hai nấc (sẵn sàng phóng thích hai proton), không phải là ba nấc theo như công thức đã đề xuất. Acid phosphorơ là một chất trung gian trong quá trình điều chế các hợp chất phosphor khác.

Danh pháp và sự hỗ biến

[sửa | sửa mã nguồn]

Về bản chất, acid này chỉ có hai nấc nên biểu diễn bằng công thức HPO(OH)2 có phần chính xác hơn H3PO3. Chất này tồn tại trong cân bằng với một lượng nhỏ P(OH)3 (đồng phân do hỗ biến). Theo đề xuất năm 2005 của IUPAC, chất hỗ biến nên được gọi là acid phosphorơ, trong khi đó acid hai chức thì gọi là acid phosphornic.[1] Chỉ có dạng oxy hóa mới được gọi tên tận cùng là "ơ". Các dạng oxyacid quan trọng khác của phosphorơ là acid phosphoric (H3PO4) và acid hypophosphorơ (H3PO2). Dạng oxy hóa của acid phosphorơ dễ bị hỗ biến do H giữa O và P chuyển dịch.

Người ta quan sát được sự có mặt của đồng phân hỗ biến P(OH)3 dựa vào sự phối trí của nó với molyben.[2][3]

Cấu trúc và trạng thái oxy hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở trạng thái rắn, HP(O)(OH)2 có dạng tứ diện với một liên kết P=O 148 pm và hai liên kết P-O(H) 154 pm dài hơn. Vì độ âm điện của H và P tương tự nhau, liên kết P-H không làm biến đổi trạng thái oxy hóa của phosphort, do đó P(II) là hóa trị hình thức.

Điều chế

[sửa | sửa mã nguồn]

HPO(OH)2 là sản phẩm từ thủy phân anhydride acid:

P4O6 + 6 H2O → 4 HPO(OH)2

(Tương tự như H3PO4 và P4O10).

Trong công nghiệp, acid này được điều chế bằng cách thủy phân phosphor trichloride:

PCl3 + 3 H2O → HPO(OH)2 + 3 HCl

Kali phosphit cũng là một nguyên liệu điều chế tốt:

K2HPO3 + 2 HCl → 2 KCl + H3PO3

Thực tế, kali phosphit được pha với lượng dư acid hydrochloric. Làm theo phản ứng rồi cô cạn dung dịch, kết tinh bằng alcohol, acid tinh chất sẽ được tách riêng khỏi muối.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ International Union of Pure and Applied Chemistry (2005). Danh Pháp Hóa Vô Cơ (IUPAC Hướng dẫn 2005). Cambridge (UK): RSCIUPAC. ISBN 0-85404-438-8. Bản toàn văn..
  2. ^ Xi, Chanjuan; Liu, Yuzhou; Lai, Chunbo; Zhou, Lishan (tháng 11 năm 2004). “Synthesis of molybdenum complex with novel P(OH)3 ligand based on the one-pot reaction of Mo(CO)6with HP(O)(OEt)2 and water”. Inorganic Chemistry Communications (bằng tiếng Anh). 7 (11): 1202–1204. doi:10.1016/j.inoche.2004.09.012.
  3. ^ Sokolov, M. N.; Chubarova, E. V.; Kovalenko, K. A.; Mironov, I. V.; Virovets, A. V.; Peresypkina, E. V.; Fedin, V. P. (tháng 3 năm 2005). “Stabilization of tautomeric forms P(OH)3 and HP(OH)2 and their derivatives by coordination to palladium and nickel atoms in heterometallic clusters with the Mo3MQ4 4+ core (M = Ni, Pd; Q = S, Se)”. Russian Chemical Bulletin (bằng tiếng Anh). 54 (3): 615–622. doi:10.1007/s11172-005-0296-1. ISSN 1066-5285.