Đội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Việt Nam
Hiệp hội | VFF (Việt Nam) | ||
---|---|---|---|
Liên đoàn châu lục | AFC (châu Á) | ||
Liên đoàn khu vực | AFF (Đông Nam Á) | ||
Huấn luyện viên trưởng | Kim Sang Sik | ||
Đội trưởng | Quan Văn Chuẩn | ||
Sân nhà | Khác nhau | ||
Mã FIFA | VIE | ||
| |||
Trận quốc tế đầu tiên | |||
Việt Nam 0–4 Trung Quốc (Hà Nội, Việt Nam; 23 tháng 5 năm 1999) | |||
Trận thắng đậm nhất | |||
Việt Nam 8–0 Brunei (Jakarta, Indonesia; 12 tháng 11 năm 2011) | |||
Trận thua đậm nhất | |||
Singapore 5–0 Việt Nam (Nakhon Ratchasima, Thái Lan; 14 tháng 12 năm 2007) Việt Nam 0–5 U-20 Argentina (Mỹ Đình, Hà Nội; 14 tháng 5 năm 2017) | |||
Cúp bóng đá U-23 châu Á | |||
Sồ lần tham dự | 5 (Lần đầu vào năm 2016) | ||
Kết quả tốt nhất | Á quân (2018) | ||
Giải vô địch bóng đá U-23 Đông Nam Á | |||
Sồ lần tham dự | 3 (Lần đầu vào năm 2019) | ||
Kết quả tốt nhất | Vô địch (2022, 2023) | ||
Đội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Việt Nam là đội tuyển bóng đá dành cho độ tuổi 23 và nhỏ hơn do Liên đoàn bóng đá Việt Nam quản lý từ năm 1999. Mặc dù là đội bóng thuộc cấp độ trẻ, tuy nhiên vì bóng đá nam SEA Games từ năm 2001 quy định độ tuổi tham dự là dưới 23 tuổi nên đội U-23 rất được chú trọng tại Việt Nam, và được quan tâm ngang với Đội tuyển quốc gia.[a]
Một số giải đấu như Á vận hội hay Thế vận hội cho phép giới hạn tối đa 3 cầu thủ quá tuổi. Nếu có thêm 3 cầu thủ quá tuổi thì được gọi là Đội tuyển Olympic.[7] Trong khi đó SEA Games hiện nay quy định độ tuổi là U-22 và được thêm tối đa 2 người quá tuổi.
Tại SEA Games 31, quy định lại được thay đổi khi mỗi đội được thêm 3 cầu thủ quá tuổi, ngoài ra vì giải đấu hoãn từ năm 2021 sang năm 2022 nên độ tuổi tham dự được nâng lên thành U-23.
Lịch sử tổng quan
[sửa | sửa mã nguồn]Dưới sự dẫn dắt của Quản Trọng Hùng và trợ lý Đoàn Phùng, U-23 Việt Nam dự giải đấu đầu tiên với vòng loại Olympic Sydney 2000. Đội chưa bao giờ vượt qua vòng loại Thế vận hội.
SEA Games 21 là kỳ SEA Games đầu tiên đội dự và bị loại từ vòng bảng; sau đó đăng cai SEA Games 22, cùng với kỳ 23 đều thua Thái Lan chung kết; kỳ 24 và 26 thì đứng thứ tư còn kỳ 25 là lần thứ ba về nhì. Đội dừng bước ở vòng bảng kỳ 27 và đoạt huy chương đồng kỳ 28. Sau kỳ SEA Games 29 đáng thất vọng của U-22 Việt Nam khi dừng bước ngay ở vòng bảng, U-22 Việt Nam đã giành tấm huy chương vàng tại SEA Games 30, lần đầu tiên kể từ năm 1959. Việt Nam cũng đã đăng cai tổ chức SEA Games 31 ở Hà Nội và lần thứ hai liên tiếp giành tấm huy chương vàng.
Hai lần đầu dự Á vận hội môn bóng đá nam, Việt Nam đều dừng bước ở vòng bảng. Kỳ 2010, đội lọt vào vòng 16 đội và để thua Triều Tiên. Tại Á vận hội 2014, Việt Nam đứng đầu bảng và đều thắng cả 2 đối thủ là Iran và Kyrgyzstan, sau đó thầy trò Miura Toshiya để thua UAE ở vòng 1/8. Miura cũng dẫn đội dự vòng chung kết U-23 châu Á 2016 và toàn thua cả 3 trận ở vòng bảng. Cũng ở giải này năm 2018, dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang-seo, Việt Nam lọt vào vòng đấu loại trực tiếp, sau đó liên tiếp loại Iraq và Qatar ở loạt sút luân lưu và cuối cùng thua Uzbekistan ở phút cuối hiệp phụ trận chung kết. Đội trở thành đội bóng Đông Nam Á đầu tiên góp mặt ở một trận chung kết cấp châu lục, và với thành tích này đội được trao Huân chương Lao động hạng Nhất theo Quyết định 125 do chủ tịch nước Trần Đại Quang ký.[8] Đội đứng thứ tư Á vận hội năm đó sau khi thua Hàn Quốc ở trận bán kết 1–3 và thua UAE trên loạt sút luân lưu trận tranh hạng 3. U-23 châu Á năm 2020, đội lần lượt cầm hòa UAE và Jordan với cùng tỉ số 0–0 trước khi thua ngược Triều Tiên 1–2 và bị loại từ vòng bảng.
Trang phục thi đấu
[sửa | sửa mã nguồn]Giai đoạn | Hãng trang phục |
---|---|
1999–2004 | Adidas |
2005 | không có |
2006–2008 | Li Ning |
2009–2014 | Nike |
2014–2024 | Grand Sport |
2024– | Jorgabola |
Trang phục sân nhà | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
1999-2001
|
2002-2003
|
2004
|
2005
|
2006-2008
|
2009-2010
|
2010-2012
|
2012-2014
|
2014-2015
|
2014-2016
|
2019
|
2020
|
2021-2022
|
2022-2024
|
2024-
|
Áo đấu sân khách | ||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
2002-2003
|
2004
|
2005
|
2006-2008
|
2009-2010
|
2010-2012
|
2012-2014
| ||
2014-2015
|
2016
|
2019
|
2020
|
2021-2022
|
2022-2024
|
2024-
|
Áo đấu thủ môn | ||||||
---|---|---|---|---|---|---|
2006-2008
|
2006-2008
|
2009-2010
|
2009-2010
|
2010-2012
|
2010-2012
|
2010-2012
|
2010-2012
|
2012-2014
|
2012-2014
|
2012-2014
|
Thành phần ban huấn luyện
[sửa | sửa mã nguồn]Vị trí | Đội 1 | Đội 2 |
---|---|---|
Trưởng đoàn | Đoàn Anh Tuấn | Lưu Quang Điện Biên |
Huấn luyện viên trưởng | Kim Sang-sik | Kim Sang-sik |
Trợ lý huấn luyện viên | Trần Minh Chiến Hứa Hiền Vinh Lê Phước Tứ | |
Nguyễn Việt Thắng | ||
Trương Đình Luật | ||
Mai Xuân Hợp | ||
Ngô Tuấn Vinh | ||
Huấn luyện viên thủ môn | Nguyễn Thế Anh | Trần Đức Cường |
Ngô Việt Trung | ||
Chuyên viên phân tích | Lê Minh Dũng | |
Huấn luyện viên thể lực | Cédric Roger | José Brandi Regato Neto |
Săn sóc viên | Đinh Kim Tuấn | |
Phiên dịch viên | Hoàng Xuân Bách |
Cầu thủ
[sửa | sửa mã nguồn]Danh sách 23 cầu thủ tham dự Cúp bóng đá U-23 châu Á 2024
Triệu tập gần đây
[sửa | sửa mã nguồn]Danh sách cầu thủ từng được triệu tập trong năm 2023.
Lịch thi đấu
[sửa | sửa mã nguồn]2023
[sửa | sửa mã nguồn]15 tháng 8 Giao hữu | Việt Nam | 1–1 (3–5 p) |
Bahrain | Pathum Thani, Thái Lan |
---|---|---|---|---|
18:00 UTC+7 |
|
|
Sân vận động: Trung tâm Thể thao BGPU |
20 tháng 8 Vòng bảng U-23 Đông Nam Á 2023 | Lào | 1–4 | Việt Nam | Rayong, Thái Lan |
---|---|---|---|---|
16:00 UTC+7 |
|
Chi tiết |
|
Sân vận động: Tỉnh Rayong Lượng khán giả: 181 Trọng tài: Abdul Hakim bin Mohd Haidi (Brunei) |
22 tháng 8 Vòng bảng U-23 Đông Nam Á 2023 | Việt Nam | 1–0 | Philippines | Rayong, Thái Lan |
---|---|---|---|---|
20:00 UTC+7 | Nguyễn Hữu Tuấn 18' | Chi tiết | Sân vận động: Tỉnh Rayong Trọng tài: Hiroki Kasahara (Nhật Bản) |
24 tháng 8 Bán kết U-23 Đông Nam Á 2023 | Malaysia | 1–4 | Việt Nam | Rayong, Thái Lan |
---|---|---|---|---|
16:00 UTC+7 |
|
Chi tiết |
|
Sân vận động: Tỉnh Rayong Trọng tài: Choi Hyun-jai (Hàn Quốc) |
26 tháng 8 Chung kết U-23 Đông Nam Á 2023 | Việt Nam | 0–0 (6–5 p) |
Indonesia | Rayong, Thái Lan |
---|---|---|---|---|
20:00 UTC+7 | Chi tiết | Sân vận động: Tỉnh Rayong Trọng tài: Hiroki Kasahara (Nhật Bản) |
||
Loạt sút luân lưu | ||||
6 tháng 9 Vòng loại U-23 châu Á 2024 |
Việt Nam | 6–0 | Guam | Phú Thọ, Việt Nam |
---|---|---|---|---|
19:00 UTC+7 |
|
Chi tiết | Sân vận động: Việt Trì Lượng khán giả: 7.289 Trọng tài: Tam Ping Wun (Hồng Kông) |
9 tháng 9 Vòng loại U-23 châu Á 2024 |
Yemen | 0–1 | Việt Nam | Phú Thọ, Việt Nam |
---|---|---|---|---|
19:00 UTC+7 | Chi tiết | Bùi Vĩ Hào 84' | Sân vận động: Việt Trì Lượng khán giả: 12.168 Trọng tài: Chen Hsin Chuan (Trung Hoa Đài Bắc) |
12 tháng 9 Vòng loại U-23 châu Á 2024 |
Việt Nam | 2–2 | Singapore | Phú Thọ, Việt Nam |
---|---|---|---|---|
19:00 UTC+7 |
|
Chi tiết |
|
Sân vận động: Việt Trì Lượng khán giả: 11.268 Trọng tài: Hussein Abo Yehia (Liban) |
19 tháng 9 Vòng bảng Asiad 19 | Việt Nam | 4–2 | Mông Cổ | Hàng Châu, Trung Quốc |
---|---|---|---|---|
16:00 UTC+8 |
|
Chi tiết | Sân vận động: Trung tâm Thể thao Lâm Bình Lượng khán giả: 3.300 Trọng tài: Shen Yinhao (Trung Quốc) |
21 tháng 9 Vòng bảng Asiad 19 | Iran | 4–0 | Việt Nam | Hàng Châu, Trung Quốc |
---|---|---|---|---|
19:30 UTC+8 | Sân vận động: Trung tâm Thể thao Lâm Bình |
24 tháng 9 Vòng bảng Asiad 19 | Việt Nam | 1–3 | Ả Rập Xê Út | Hàng Châu, Trung Quốc |
---|---|---|---|---|
19:30 UTC+8 | Sân vận động: Trung tâm Thể thao Lâm Bình |
Thành tích tại các giải đấu
[sửa | sửa mã nguồn]Thế vận hội Mùa hè
[sửa | sửa mã nguồn]Bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè | Vòng loại | |||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Năm | Kết quả | Vị trí | ST | T | H | B | BT | BB | ST | T | H | B | BT | BT | ||
2000 | Không vượt qua vòng loại | 6 | 0 | 2 | 4 | 3 | 12 | |||||||||
2004 | 2 | 0 | 1 | 1 | 2 | 4 | ||||||||||
2008 | 13 | 5 | 2 | 6 | 13 | 17 | ||||||||||
2012 | 2 | 0 | 0 | 2 | 1 | 6 | ||||||||||
2016 | Thông qua kết quả vòng loại và Vòng chung kết Giải U-23 châu Á 2016 | |||||||||||||||
2020 | Thông qua kết quả vòng loại và Vòng chung kết Giải U-23 châu Á 2020 | |||||||||||||||
2024 | Thông qua kết quả vòng loại và Vòng chung kết Giải U-23 châu Á 2024 | |||||||||||||||
2028 | Chưa xác định | Chưa xác định | ||||||||||||||
2032 | ||||||||||||||||
Tổng số | 0/7 | – | – | – | – | – | – | – | 23 | 5 | 5 | 13 | 16 | 39 |
Cúp bóng đá U-23 châu Á
[sửa | sửa mã nguồn]Cúp bóng đá U-23 châu Á | Vòng loại | ||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Năm | Kết quả | Vị trí | ST | T | H | B | BT | BB | ST | T | H | B | BT | BB | |
2013 | Không vượt qua vòng loại | 5 | 1 | 0 | 4 | 11 | 10 | ||||||||
2016 | Vòng bảng | 15/16 | 3 | 0 | 0 | 3 | 3 | 8 | 3 | 2 | 0 | 1 | 9 | 3 | |
2018 | Á quân | 2/16 | 6 | 1 | 3 | 2 | 8 | 9 | 3 | 2 | 0 | 1 | 13 | 3 | |
2020 | Vòng bảng | 13/16 | 3 | 0 | 2 | 1 | 1 | 2 | 3 | 3 | 0 | 0 | 11 | 0 | |
2022 | Tứ kết | 7/16 | 4 | 1 | 2 | 1 | 5 | 5 | 2 | 2 | 0 | 0 | 2 | 0 | |
2024 | 6/16 | 4 | 2 | 0 | 2 | 5 | 5 | 3 | 2 | 1 | 0 | 9 | 2 | ||
2026 | Chưa xác định | Chưa xác định | |||||||||||||
Tổng số | Á quân | 2/16 | 20 | 4 | 7 | 9 | 22 | 29 | 18 | 12 | 0 | 7 | 55 | 18 |
Kết quả chi tiết | |||||
---|---|---|---|---|---|
Năm | Vòng | Đối thủ | Tỉ số | Kết quả | Địa điểm |
2016 | Vòng bảng | Jordan | 1--3 | Thua | Doha, Qatar |
Úc | 0–2 | Thua | |||
UAE | 2–3 | Thua | |||
2018 | Vòng bảng | Hàn Quốc | 1–2 | Thua | Côn Sơn, Trung Quốc |
Úc | 1–0 | Thắng
| |||
Syria | 0–0 | Hoà | Thường Thục, Trung Quốc | ||
Tứ kết | Iraq | 3–3 (s.h.p.) 5–3 (p) |
Hoà | ||
Bán kết | Qatar | 2–2 (s.h.p.) 4–3 (p) |
Hoà | Thường Châu, Trung Quốc | |
Chung kết | Uzbekistan | 1–2 | Thua | ||
2020 | Vòng bảng | UAE | 0–0 | Hoà | Buriram, Thái Lan |
Jordan | 0–0 | Hoà | |||
CHDCND Triều Tiên | 1–2 | Thua | Băng Cốc, Thái Lan | ||
2022 | Vòng bảng | Thái Lan | 2–2 | Hoà | Tashkent, Uzbekistan |
Hàn Quốc | 1–1 | Hoà | |||
Malaysia | 2–0 | Thắng | |||
Tứ kết | Ả Rập Xê Út | 0–2 | Thua | ||
2024 | Vòng bảng | Kuwait | 3–1 | Thắng | Al Wakrah, Qatar |
Malaysia | 2–0 | Thắng | Al Rayyan, Qatar | ||
Uzbekistan | 0–3 | Thua | |||
Tứ kết | Iraq | 0–1 | Thua | Al Wakrah, Qatar |
Á vận hội
[sửa | sửa mã nguồn]Á vận hội | ||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Năm | Kết quả | Vị trí | Trận | T | H | B | BT | BB |
2002 | Vòng bảng | 19/24 | 3 | 0 | 1 | 2 | 0 | 5 |
2006 | 15/28 | 3 | 1 | 0 | 2 | 6 | 5 | |
2010 | Vòng 1/8 | 14/24 | 4 | 1 | 0 | 3 | 5 | 10 |
2014 | 12/29 | 3 | 2 | 0 | 1 | 6 | 4 | |
2018 | Hạng tư | 4/25 | 7 | 5 | 1 | 1 | 10 | 4 |
2022 | Vòng bảng | 17/21 | 3 | 1 | 0 | 2 | 5 | 9 |
2026 | Chưa xác định | |||||||
2030 | ||||||||
2034 | ||||||||
Tổng số | Hạng tư | 4/25 | 20 | 9 | 1 | 10 | 26 | 27 |
Kết quả chi tiết | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Năm | Vòng | Tỉ số | Kết quả | ||||
2002 | Vòng bảng | Việt Nam | 0–0 | UAE | Hòa | ||
Vòng bảng | Việt Nam | 0–2 | Thái Lan | Thua | |||
Vòng bảng | Việt Nam | 0–2 | Yemen | Thua | |||
2006 | Vòng bảng | Việt Nam | 1–2 | Bahrain | Thua | ||
Vòng bảng | Việt Nam | 0–2 | Hàn Quốc | Thua | |||
Vòng bảng | Việt Nam | 5–1 | Bangladesh | Thắng | |||
2010 | Vòng bảng | Việt Nam | 3–1 | Bahrain | Thắng | ||
Vòng bảng | Việt Nam | 2–6 | Turkmenistan | Thua | |||
Vòng bảng | Việt Nam | 0–1 | Iran | Thua | |||
Vòng 1/8 | Việt Nam | 0–2 | CHDCND Triều Tiên | Thua | |||
2014 | Vòng bảng | Việt Nam | 4–1 | Iran | Thắng | ||
Vòng bảng | Việt Nam | 1–0 | Kyrgyzstan | Thắng | |||
Vòng 1/8 | Việt Nam | 1–3 | UAE | Thua | |||
2018 | Vòng bảng | Việt Nam | 3–0 | Pakistan | Thắng | ||
Vòng bảng | Nepal | 0–2 | Việt Nam | Thắng | |||
Vòng bảng | Nhật Bản | 0–1 | Việt Nam | Thắng | |||
Vòng 1/8 | Việt Nam | 1–0 | Bahrain | Thắng | |||
Tứ kết | Syria | 0–1 (s.h.p.) | Việt Nam | Thắng | |||
Bán kết | Việt Nam | 1–3 | Hàn Quốc | Thua | |||
Hạng ba | Việt Nam | 1–1 (s.h.p.) (3–4 p) | UAE | Thua | |||
2022 | Vòng bảng | Việt Nam | 4–2 | Mông Cổ | Thắng | ||
Vòng bảng | Iran | 4–0 | Việt Nam | Thua | |||
Vòng bảng | Ả Rập Xê Út | 3–1 | Việt Nam | Thua |
Đại hội Thể thao Đông Nam Á
[sửa | sửa mã nguồn]- Đội tuyển quốc gia chỉ được tham dự đến năm 1999. Từ năm 2001, tất cả các đội tuyển U-23 (+) và U-22 (+) quốc gia được phép tham dự SEA Games.
Bóng đá tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á | ||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Năm | Kết quả | VT | ST | T | H | B | BT | BB |
2001 | Vòng bảng | 6/9 | 3 | 1 | 0 | 2 | 5 | 4 |
2003 | Bạc | 2/8 | 5 | 3 | 1 | 1 | 8 | 6 |
2005 | 2/9 | 6 | 4 | 0 | 2 | 13 | 8 | |
2007 | Hạng tư | 4/8 | 5 | 2 | 1 | 2 | 7 | 10 |
2009 | Bạc | 2/9 | 6 | 4 | 1 | 1 | 18 | 5 |
2011 | Hạng tư | 4/11 | 7 | 4 | 1 | 2 | 17 | 8 |
2013 | Vòng bảng | 6/10 | 4 | 2 | 0 | 2 | 13 | 3 |
2015 | Đồng | 3/11 | 7 | 5 | 0 | 2 | 23 | 6 |
2017 | Vòng bảng | 5/11 | 5 | 3 | 1 | 1 | 12 | 4 |
2019 | Vàng | 1/11 | 7 | 6 | 1 | 0 | 24 | 4 |
2021 | 1/10 | 6 | 5 | 1 | 0 | 8 | 0 | |
2023 | Đồng | 3/10 | 6 | 4 | 1 | 1 | 13 | 7 |
2025 | Chưa xác định | |||||||
Tổng số | 2 huy chương vàng | 1/11 | 61 | 38 | 7 | 16 | 149 | 71 |
U-23 Đông Nam Á
[sửa | sửa mã nguồn]U-23 Đông Nam Á | ||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Năm | Kết quả | VT | ST | T | *H | B | BT | BB |
2005 | Không tham dự | |||||||
2011 | Bị hủy bỏ | |||||||
2019 | Hạng ba | 3/8 | 5 | 3 | 1 | 1 | 7 | 2 |
2022 | Vô địch | 1/9 | 4 | 3 | 1 | 0 | 9 | 0 |
2023 | 1/10 | 4 | 3 | 1 | 0 | 9 | 2 | |
Tổng số | Vô địch | 1/10 | 13 | 9 | 3 | 1 | 25 | 4 |
- Ghi chú
- *: Biểu thị các trận hòa chỉ ra các trận đấu vòng đấu loại trực tiếp được quyết định trên loạt sút luân lưu.
Kết quả chi tiết | |||||
---|---|---|---|---|---|
Năm | Vòng | Đối thủ | Tỉ số | Kết quả | Địa điểm |
2019 | Vòng bảng | Philippines | 2–1 | Thắng | Phnôm Pênh, Campuchia |
Đông Timor | 4–0 | Thắng | |||
Thái Lan | 0–0 | Hoà | |||
Bán kết | Indonesia | 0–1 | Thua | ||
Tranh hạng ba | Campuchia | 1–0 | Thắng | ||
2022 | Vòng bảng | Singapore | 7–0 | Thắng | Phnôm Pênh, Campuchia |
Thái Lan | 1–0 | Thắng | |||
Bán kết | Đông Timor | 0–0 (s.h.p.) 5–3 (p) |
Hoà | ||
Chung kết | Thái Lan | 1–0 | Thắng | ||
2023 | Vòng bảng | Lào | 4–1 | Thắng | Rayong, Thái Lan |
Philippines | 1–0 | Thắng | |||
Bán kết | Malaysia | 4–1 | Thắng | ||
Chung kết | Indonesia | 0–0 (s.h.p.) 6–5 (p) |
Hoà |
Thống kê huấn luyện viên
[sửa | sửa mã nguồn]- Tính đến 4 tháng 9 năm 2024
Ảnh | Huấn luyện viên | Ngày bắt đầu | Ngày kết thúc | Tr | T | H | B | BT | BB | %Thắng | Danh hiệu |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Kim Sang-sik | 3 tháng 5 năm 2024 | Hiện tại | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | — | ||
Đinh Hồng Vinh (tạm quyền) | 30 tháng 8 năm 2024 | 10 tháng 9 năm 2024 | 3 | 1 | 0 | 2 | 3 | 5 | 33,33 | ||
Hoàng Anh Tuấn (tạm quyền) | tháng 7 năm 2023 | 24 tháng 9 năm 2023 | 6 | 4 | 2 | 0 | 14 | 6 | 66,67 | U-23 Đông Nam Á 2023 | |
Philippe Troussier | 1 tháng 3 năm 2023 | 26 tháng 3 năm 2024 | 12 | 6 | 3 | 3 | 22 | 16 | 50,00 | Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2023 | |
Gong Oh-kyun | 23 tháng 5 năm 2022 | 12 tháng 12 năm 2022 | 5 | 1 | 2 | 2 | 5 | 8 | 20,00 | ||
Lee Young-jin (tạm quyền) | 1 tháng 3 năm 2022 | 30 tháng 3 năm 2022 | 3 | 0 | 1 | 2 | 0 | 2 | 0,00 | ||
Đinh Thế Nam (tạm quyền) | tháng 12 năm 2021 | 26 tháng 2 năm 2022 | 4 | 4 | 0 | 0 | 9 | 0 | 100,00 | U-23 Đông Nam Á 2022 | |
Kim Han-yoon (tạm quyền) | tháng 5 năm 2019 | tháng 6 năm 2019 | 1 | 1 | 0 | 0 | 2 | 0 | 100,00 | ||
Nguyễn Quốc Tuấn (tạm quyền) | 17 tháng 1 năm 2019 | 26 tháng 2 năm 2019 | 5 | 3 | 1 | 1 | 7 | 2 | 60,00 | U-22 Đông Nam Á 2019 | |
Park Hang-seo | 11 tháng 10 năm 2017 | 22 tháng 5 năm 2022 | 51 | 33 | 10 | 8 | 94 | 33 | 64,71 | M-150 Cup 2017 U-23 châu Á 2018 VFF Cup 2018 Hạng tư Đại hội Thể thao châu Á 2018 Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2019 Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021 | |
Hoàng Anh Tuấn (tạm quyền) | 1 tháng 11 năm 2016 | 15 tháng 11 năm 2016 | 3 | 0 | 2 | 1 | 2 | 4 | 0,00 | ||
Nguyễn Hữu Thắng | 3 tháng 3 năm 2016 | 27 tháng 8 năm 2017 | 10 | 6 | 1 | 3 | 28 | 12 | 60,00 | ||
Miura Toshiya | 8 tháng 5 năm 2014 | 28 tháng 1 năm 2016 | 24 | 11 | 2 | 11 | 49 | 33 | 45,83 | Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2015 | |
Đinh Văn Dũng (tạm quyền) | 25 tháng 10 năm 2013 | 7 tháng 11 năm 2013 | 2 | 0 | 0 | 2 | 0 | 3 | 0,00 | ||
Hoàng Văn Phúc | 27 tháng 10 năm 2012 | 4 tháng 4 năm 2014 | 19 | 11 | 3 | 5 | 40 | 22 | 57,89 | Cúp BTV 2012 Cúp BTV 2013 | |
Lư Đình Tuấn | 19 tháng 5 năm 2012 | tháng 7 năm 2012 | 7 | 3 | 0 | 4 | 18 | 11 | 42,86 | ||
Falko Götz | 1 tháng 6 năm 2011 | 28 tháng 12 năm 2011 | 13 | 6 | 4 | 3 | 28 | 14 | 46,15 | Cúp bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh 2011 VFF Cup 2011 Hạng tư Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2011 | |
Phan Thanh Hùng (tạm quyền) | 11 tháng 9 năm 2010 | 30 tháng 6 năm 2011 | 12 | 6 | 1 | 5 | 18 | 18 | 50,00 | Cúp bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh 2010 | |
Henrique Calisto | 18 tháng 2 năm 2009 | 1 tháng 3 năm 2011 | 9 | 6 | 2 | 1 | 22 | 6 | 66,67 | VFF Cup 2009 Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2009 | |
Mai Đức Chung | 13 tháng 12 năm 2007 | 31 tháng 10 năm 2008 | 6 | 4 | 1 | 1 | 9 | 8 | 66,67 | Hạng tư Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2007 Giải bóng đá Merdeka 2008 | |
Alfred Riedl | tháng 4 năm 2005 | 12 tháng 12 năm 2007 | 29 | 14 | 3 | 12 | 42 | 36 | 48,28 | Cúp bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh 2005 Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2005 VFF Cup 2007 Hạng tư Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2007 | |
Alfred Riedl | 1 tháng 6 năm 2003 | tháng 12 năm 2003 | 5 | 3 | 1 | 1 | 8 | 6 | 60,00 | Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003 | |
Nguyễn Thành Vinh | 22 tháng 8 năm 2002 | 31 tháng 12 năm 2002 | 3 | 0 | 1 | 2 | 0 | 5 | 0,00 | ||
Christian Letard | 22 tháng 3 năm 2002 | 21 tháng 8 năm 2002 | 2 | 0 | 0 | 2 | 2 | 5 | 0,00 | ||
Dido | tháng 12 năm 2000 | 25 tháng 9 năm 2001 | 3 | 1 | 0 | 2 | 5 | 4 | 33,33 | ||
Quản Trọng Hùng | 1999 | 1999 | 6 | 0 | 2 | 4 | 3 | 12 | 0,00 |
Danh hiệu
[sửa | sửa mã nguồn]Cấp khu vực
[sửa | sửa mã nguồn]- Đại hội Thể thao Đông Nam Á (trước năm 2001 là Đội tuyển Quốc gia tham dự)
- Giải vô địch bóng đá U-23 Đông Nam Á
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Đội tuyển bóng đá U-22 quốc gia Việt Nam
- Đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Việt Nam
- Đội tuyển bóng đá U-19 quốc gia Việt Nam
- Đội tuyển bóng đá U-16 quốc gia Việt Nam
- Đội tuyển bóng đá U-14 quốc gia Việt Nam
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Bóng đá Việt Nam: "Một mình một kiểu" & sự "hy sinh" khó hiểu”. Dân trí. 28 tháng 3 năm 2022.
- ^ “V-League nghỉ 4 tháng để 'phục vụ' các đội tuyển: Vô lý!”. Tuổi trẻ Online. 22 tháng 3 năm 2022.
- ^ “V-League đá vài trận rồi gián đoạn 4 tháng”. Thanh niên. 21 tháng 1 năm 2022.
- ^ “CLB gặp khó khi V-League nghỉ liền 4 tháng”. Thể thao & Văn hóa. 24 tháng 1 năm 2022.
- ^ “HLV Petrovic: 'Không giải nào trên thế giới dừng 4 tháng như V.League'”. Zing News. 26 tháng 3 năm 2022.
- ^ “Nhường sân cho U23 Việt Nam, V-League lại ngắt quãng”. thethaovanhoa.vn/. 30 tháng 3 năm 2024.
- ^ [ https://bongdaplus.vn/bong-da-viet-nam/vi-sao-goi-olympic-viet-nam-ma-khong-phai-la-u23-viet-nam-2227261807.html Vì sao gọi Olympic Việt Nam mà không phải là U23 Việt Nam?]
- ^ “Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho đội U23 VN”.
Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Như trong năm 2022, VFF và VPF sẵn sàng dừng V.League 1 trong một thời gian rất dài là 4 tháng (từ tháng 3 đến tháng 7) chỉ để "nhường chỗ" cho các đội tuyển trẻ Việt Nam là Đội tuyển U-22 thi đấu tại SEA Games 31 và Đội tuyển U-23 thi đấu tại AFC U-23 Asian Cup, mặc dù khoảng thời gian này không có trong FIFA Days và Đội tuyển quốc gia cũng không có lịch hoạt động.[1][2][3][4][5] Năm 2024, mặc dù vừa trải FIFA Days trong tháng 3, V.League 1 sau khi diễn ra 2 vòng đấu lại tiếp tục bị VFF dừng 1 tháng chỉ để đội tuyển U-23 tham gia Cúp bóng đá U-23 châu Á.[6]