Bước tới nội dung

Cúp bóng đá U-23 châu Á 2024

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cúp bóng đá U-23 châu Á 2024
2024 AFC U-23 Asian Cup - Qatar
كأس آسيا 2024 تحت 23 سنة
Chi tiết giải đấu
Nước chủ nhàQatar
Thời gian15 tháng 4 – 3 tháng 5 năm 2024
Số đội16 (từ 1 liên đoàn)
Vị trí chung cuộc
Vô địch Nhật Bản (lần thứ 2)
Á quân Uzbekistan
Hạng ba Iraq
Hạng tư Indonesia
Thống kê giải đấu
Số trận đấu32
Số bàn thắng84 (2,63 bàn/trận)
Số khán giả136.534 (4.267 khán giả/trận)
Vua phá lướiIraq Ali Jasim
(4 bàn)
Cầu thủ
xuất sắc nhất
Nhật Bản Fujita Joeru Chima
Thủ môn
xuất sắc nhất
Uzbekistan Abduvohid Nematov
Đội đoạt giải
phong cách
 Uzbekistan
2022
2026

Cúp bóng đá U-23 châu Á 2024 (AFC U-23 Asian Cup 2024) là lần tổ chức thứ 6 của Cúp bóng đá U-23 châu Á (AFC U-23 Asian Cup, trước năm 2021 được biết đến với tên gọi AFC U-23 Championship)[1], giải bóng đá cấp độ trẻ do Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) tổ chức hai năm một lần dành cho các đội tuyển nam dưới 23 tuổi của châu Á. Tổng cộng có 16 đội tuyển tranh tài ở giải đấu.

Giải đấu đóng vai trò là vòng loại châu Á cho giải bóng đá nam của Thế vận hội Mùa hè 2024. Ba đội xuất sắc nhất giải đấu sẽ giành quyền tham dự Thế vận hội Mùa hè 2024 tại Pháp với tư cách là đại diện của AFC. Đội đứng thứ tư sẽ thi đấu trận play-off với đội xếp thứ tư giải U-23 châu Phi (Guinée) để tranh suất cuối cùng tham dự Thế vận hội.

Ban đầu, giải đấu dự kiến diễn ra từ ngày 10 đến ngày 28 tháng 1 năm 2024. Tuy nhiên, sau khi Cúp bóng đá châu Á 2023 được chuyển sang tháng 1 năm 2024, giải U-23 châu Á được dời lịch và tổ chức từ ngày 15 tháng 4 đến ngày 3 tháng 5 năm 2024.

Ả Rập Xê Út là đương kim vô địch, nhưng không thể bảo vệ thành công danh hiệu khi nhận thất bại 0–2 trước Uzbekistan tại tứ kết.

Lựa chọn chủ nhà

[sửa | sửa mã nguồn]

Qatar được Ủy ban thi đấu AFC lựa chọn làm chủ nhà của giải đấu vào ngày 30 tháng 9 năm 2022.[2]

Vòng loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Các trận đấu vòng loại được tổ chức từ ngày 6 đến ngày 12 tháng 9 năm 2023.[3]

Các đội tuyển vượt qua vòng loại

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội tuyển Tư cách vượt qua vòng loại Tham dự Thành tích tốt nhất trước đây
 Qatar Chủ nhà 5 lần Hạng ba (2018)
 Jordan Nhất bảng A 6 lần Hạng ba (2013)
 Hàn Quốc Nhất bảng B Vô địch (2020)
 Việt Nam Nhất bảng C 5 lần Á quân (2018)
 Nhật Bản Nhất bảng D 6 lần Vô địch (2016)
 Uzbekistan Nhất bảng E Vô địch (2018)
 Iraq Nhất bảng F Vô địch (2013)
 UAE Nhất bảng G 5 lần Tứ kết (2013, 2016, 2020)
 Thái Lan Nhất bảng H Tứ kết (2020)
 Úc Nhất bảng I 6 lần Hạng ba (2020)
 Ả Rập Xê Út Nhất bảng J Vô địch (2022)
 Indonesia Nhất bảng K 1 lần Lần đầu
 Kuwait Nhì bảng tốt nhất/Nhì bảng F 3 lần Vòng bảng (2013, 2022)
 Tajikistan Nhì bảng tốt thứ hai/Nhì bảng I 2 lần Vòng bảng (2022)
 Trung Quốc Nhì bảng tốt thứ ba/Nhì bảng G 5 lần Vòng bảng (2013, 2016, 2018, 2020)
 Malaysia Nhì bảng tốt thứ tư/Nhì bảng H 3 lần Tứ kết (2018)

Địa điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Bốn sân vận động được sử dụng cho giải đấu lần này cũng là những địa điểm đã tổ chức Cúp bóng đá châu Á 2023 trước đó vào đầu năm 2024.

Al Rayyan
Sân vận động Jassim bin Hamad Sân vận động Quốc tế Khalifa
Sức chứa: 15,000 Sức chứa: 45,857
Doha Al Wakrah
Sân vận động Abdullah bin Khalifa Sân vận động Al Janoub
Sức chứa: 12,000 Sức chứa: 44,325

Bốc thăm

[sửa | sửa mã nguồn]

16 đội được bốc thăm vào bốn bảng gồm bốn đội, việc xếp hạt giống dựa trên thành tích của các đội ở Cúp bóng đá U-23 châu Á 2022. Lễ bốc thăm diễn ra tại Wyndham Doha West Bay ở Doha vào lúc 12:00 AST (UTC+3) ngày 23 tháng 11 năm 2023.[4]

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4

Trọng tài

[sửa | sửa mã nguồn]

Các trọng tài và trợ lý trọng tài sau đây đã được chỉ định cho giải đấu, bao gồm cả trợ lý trọng tài VAR.

Trọng tài chính
Trợ lý trọng tài
  • Úc Joanna Charaktis
  • Úc George Lakrindis
  • Trung Quốc Guo Jingtao
  • Trung Quốc Luo Zheng
  • Iran Saeid Ghasemi
  • Iran Alireza Ildorom
  • Nhật Bản Takeshi Asada
  • Nhật Bản Kota Watanabe
  • Jordan Ahmad Muhsen
  • Jordan Ayman Obeidat
  • Hàn Quốc Bang Gi-yeol
  • Kuwait Ali Jraq
  • Kyrgyzstan Ramina Tsoi
  • Liban Ali Fakih
  • Qatar Faisal Al-Shammari
  • Qatar Zahy Al-Shammari
  • Ả Rập Xê Út Omar Al-Jamal
  • Ả Rập Xê Út Hesham Al-Refaei
  • Singapore Abdul Hannan Bin Abdul Hasim
  • Syria Mohamad Kazzaz
  • Tajikistan Vafo Karaev
  • Tajikistan Hasan Karimov
  • Thái Lan Rawut Nakarit
  • Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Yaser Al-Murshidi
  • Uzbekistan Sanjar Shayusupov
  • Uzbekistan Alisher Usmanov

Đội hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ sinh vào hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 2001 đủ điều kiện để tham dự giải đấu. Mỗi đội tuyển phải đăng ký một đội hình tối thiểu 18 cầu thủ và tối đa 23 cầu thủ, tối thiểu 3 cầu thủ trong số đó phải là thủ môn (Quy định mục 26.3).[5]

Vòng bảng

[sửa | sửa mã nguồn]

Hai đội tuyển đứng đầu mỗi bảng giành quyền vào tứ kết.

Các tiêu chí

Các đội tuyển được xếp hạng theo điểm (3 điểm cho 1 trận thắng, 1 điểm cho 1 trận hòa, 0 điểm cho 1 trận thua), và nếu bằng điểm, các tiêu chí sau đây được áp dụng theo thứ tự, để xác định thứ hạng (Quy định mục 9.3):[5]

  1. Điểm trong các trận đấu đối đầu giữa các đội bằng điểm;
  2. Hiệu số bàn thắng thua trong các trận đấu đối đầu giữa các đội bằng điểm;
  3. Số bàn thắng trong các trận đấu đối đầu giữa các đội bằng điểm;
  4. Nếu có nhiều hơn hai đội bằng điểm và sau khi áp dụng các tiêu chí trên, một nhóm nhỏ các đội tuyển vẫn còn ngang nhau, tất cả các tiêu chí đối đầu ở trên đều được áp dụng lại cho nhóm nhỏ này. Nếu vẫn bằng nhau, áp dụng các tiêu chí từ 5 đến 9.
  5. Hiệu số bàn thắng thua trong tất cả các trận đấu bảng;
  6. Số bàn thắng trong tất cả các trận đấu bảng;
  7. Loạt sút luân lưu nếu hai đội bằng nhau tất cả các chỉ số trên và họ gặp nhau trong trận cuối của bảng;
  8. Điểm kỷ luật (thẻ vàng = -1 điểm, thẻ đỏ gián tiếp (do 2 thẻ vàng) = -3 điểm, thẻ đỏ trực tiếp = -3 điểm, thẻ vàng và thẻ đỏ trực tiếp = -4 điểm);
  9. Bốc thăm.

Tất cả thời gian là giờ địa phương, UTC+3.

Lịch thi đấu
Lượt đấu Các ngày Các trận đấu
Lượt đấu 1 15–17 tháng 4 năm 2024 1 v 4, 2 v 3
Lượt đấu 2 18–20 tháng 4 năm 2024 3 v 1, 4 v 2
Lượt đấu 3 21–23 tháng 4 năm 2024 1 v 2, 3 v 4
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Qatar (H) 3 2 1 0 4 1 +3 7 Vòng đấu loại trực tiếp
2  Indonesia 3 2 0 1 5 3 +2 6
3  Úc 3 0 2 1 0 1 −1 2
4  Jordan 3 0 1 2 2 6 −4 1
Nguồn: AFC
(H) Chủ nhà
Úc 0–0 Jordan
Chi tiết
Khán giả: 1.356
Trọng tài: Hiroyuki Kimura (Nhật Bản)
Qatar 2–0 Indonesia
Chi tiết
Khán giả: 8.867
Trọng tài: Nasrullo Kabirov (Tajikistan)

Indonesia 1–0 Úc
Chi tiết
Jordan 1–2 Qatar
Chi tiết

Qatar 0–0 Úc
Chi tiết
Khán giả: 6.412
Trọng tài: Rustam Lutfullin (Uzbekistan)
Jordan 1–4 Indonesia
Chi tiết
Khán giả: 5.632
Trọng tài: Ammar Ashkanani (Kuwait)
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Hàn Quốc 3 3 0 0 4 0 +4 9 Vòng đấu loại trực tiếp
2  Nhật Bản 3 2 0 1 3 1 +2 6
3  Trung Quốc 3 1 0 2 2 4 −2 3
4  UAE 3 0 0 3 1 5 −4 0
Nguồn: AFC
Nhật Bản 1–0 Trung Quốc
Chi tiết
Hàn Quốc 1–0 UAE
Chi tiết
Khán giả: 378
Trọng tài: Rustam Lutfullin (Uzbekistan)

Trung Quốc 0–2 Hàn Quốc
Chi tiết
Khán giả: 1.398
Trọng tài: Mohammed Al-Shammari (Qatar)
UAE 0–2 Nhật Bản
Chi tiết
Khán giả: 2.097
Trọng tài: Sadullo Gulmurodi (Tajikistan)

UAE 1–2 Trung Quốc
Chi tiết
Khán giả: 2.411
Trọng tài: Hussein Abo Yehia (Liban)
Nhật Bản 0–1 Hàn Quốc
Chi tiết
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Iraq 3 2 0 1 6 5 +1 6[a] Vòng đấu loại trực tiếp
2  Ả Rập Xê Út 3 2 0 1 10 4 +6 6[a]
3  Tajikistan 3 1 0 2 5 8 −3 3[b]
4  Thái Lan 3 1 0 2 2 6 −4 3[b]
Nguồn: AFC
Ghi chú:
  1. ^ a b Điểm đối đầu: Iraq 3, Ả Rập Xê Út 0.
  2. ^ a b Điểm đối đầu: Tajikistan 3, Thái Lan 0.
Iraq 0–2 Thái Lan
Chi tiết
Khán giả: 854
Trọng tài: Ahmed Eisa Darwish (UAE)
Ả Rập Xê Út 4–2 Tajikistan
Chi tiết

Thái Lan 0–5 Ả Rập Xê Út
Chi tiết
Tajikistan 2–4 Iraq
Chi tiết
Khán giả: 4.273
Trọng tài: Shaun Evans (Úc)

Thái Lan 0–1 Tajikistan
Chi tiết
Khán giả: 1.498
Trọng tài: Yahya Al-Mulla (UAE)
Ả Rập Xê Út 1–2 Iraq
Chi tiết
Khán giả: 4.662
Trọng tài: Hiroyuki Kimura (Nhật Bản)
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Uzbekistan 3 3 0 0 10 0 +10 9 Vòng đấu loại trực tiếp
2  Việt Nam 3 2 0 1 5 4 +1 6
3  Kuwait 3 1 0 2 3 9 −6 3
4  Malaysia 3 0 0 3 1 6 −5 0
Nguồn: AFC
Uzbekistan 2–0 Malaysia
Chi tiết
Khán giả: 3.113
Trọng tài: Ahmed Faisal Al-Ali (Jordan)
Việt Nam 3–1 Kuwait
Chi tiết
Khán giả: 394
Trọng tài: Abdulla Al-Marri (Qatar)

Malaysia 0–2 Việt Nam
Chi tiết
Kuwait 0–5 Uzbekistan
Chi tiết
Khán giả: 3.113
Trọng tài: Hanna Hattab (Syria)

Kuwait 2–1 Malaysia
Chi tiết
Khán giả: 3.064
Trọng tài: Alex King (Úc)
Uzbekistan 3–0 Việt Nam
Chi tiết
Khán giả: 2.817
Trọng tài: Kim Woo-sung (Hàn Quốc)

Vòng đấu loại trực tiếp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở vòng đấu loại trực tiếp, hiệp phụloạt sút luân lưu được sử dụng để phân định thắng thua nếu cần thiết.

 
Tứ kếtBán kếtChung kết
 
          
 
25 tháng 4 – Al Rayyan (Jassim)
 
 
 Qatar2
 
29 tháng 4 – Al Rayyan (Jassim)
 
 Nhật Bản (s.h.p.)4
 
 Nhật Bản2
 
26 tháng 4 – Doha
 
 Iraq0
 
 Iraq1
 
3 tháng 5 – Al Rayyan (Jassim)
 
 Việt Nam0
 
 Nhật Bản1
 
25 tháng 4 – Al Wakrah
 
 Uzbekistan0
 
 Hàn Quốc2 (10)
 
29 tháng 4 – Doha
 
 Indonesia (p)2 (11)
 
 Indonesia0
 
26 tháng 4 – Al Rayyan (Khalifa)
 
 Uzbekistan2 Tranh hạng ba
 
 Uzbekistan2
 
2 tháng 5 – Doha
 
 Ả Rập Xê Út0
 
 Iraq (s.h.p.)2
 
 
 Indonesia1
 

Các trận đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Tứ kết

[sửa | sửa mã nguồn]
Qatar 2–4 (s.h.p.) Nhật Bản
Chi tiết
Khán giả: 9.573
Trọng tài: Hanna Hattab (Syria)


Uzbekistan 2–0 Ả Rập Xê Út
Chi tiết
Khán giả: 5.379
Trọng tài: Ahmed Faisal Al-Ali (Jordan)

Iraq 1–0 Việt Nam
Chi tiết

Bán kết

[sửa | sửa mã nguồn]

Các đội thắng sẽ giành quyền tham dự Thế vận hội Mùa hè 2024.

Indonesia 0–2 Uzbekistan
Chi tiết

Nhật Bản 2–0 Iraq
Chi tiết

Tranh hạng ba

[sửa | sửa mã nguồn]

Đội thắng sẽ giành quyền tham dự Thế vận hội Mùa hè 2024. Đội thua sẽ tham dự trận play-off AFC–CAF.

Iraq 2–1 (s.h.p.) Indonesia
Chi tiết

Chung kết

[sửa | sửa mã nguồn]
Nhật Bản 1–0 Uzbekistan
Chi tiết

Thống kê

[sửa | sửa mã nguồn]

Các giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Các giải thưởng sau đây đã được trao sau khi giải đấu kết thúc:

Vua phá lưới Cầu thủ xuất sắc nhất Thủ môn xuất sắc nhất Giải phong cách
Iraq Ali Jasim Nhật Bản Fujita Joeru Chima Uzbekistan Abduvohid Nematov  Uzbekistan

Cầu thủ ghi bàn

[sửa | sửa mã nguồn]

Đã có 84 bàn thắng ghi được trong 32 trận đấu, trung bình 2.62 bàn thắng mỗi trận đấu.

4 bàn thắng

3 bàn thắng

2 bàn thắng

1 bàn thắng

1 bàn phản lưới nhà

Bảng xếp hạng giải đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng này xếp hạng các đội tuyển trong giải đấu. Ngoại trừ bốn vị trí đầu tiên, thứ tự các vị trí tiếp của với các đội bị loại ở cùng một giai đoạn của giải được xác định theo bộ nguyên tắc mới của AFC.[6]
Theo quy ước thống kê trong bóng đá, các trận đấu quyết định trong hiệp phụ được tính kết quả thắng thua, trong khi các trận đấu quyết định bằng loạt sút luân lưu được tính kết quả hòa.

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Kết quả chung cuộc
1  Nhật Bản 6 5 0 1 10 3 +7 15 Vô địch
2  Uzbekistan 6 5 0 1 14 1 +13 15 Á quân
3  Iraq 6 4 0 2 9 8 +1 12 Hạng ba
4  Indonesia 6 2 1 3 8 9 −1 7 Hạng tư
5  Hàn Quốc 4 3 1 0 6 2 +4 10 Bị loại ở tứ kết[a]
6  Việt Nam 4 2 0 2 5 5 0 6
7  Qatar (H) 4 2 1 1 6 5 +1 7
8  Ả Rập Xê Út 4 2 0 2 10 6 +4 6
9  Trung Quốc 3 1 0 2 2 4 −2 3 Xếp thứ 3 ở vòng bảng[b]
10  Tajikistan 3 1 0 2 5 8 −3 3
11  Kuwait 3 1 0 2 3 9 −6 3
12  Úc 3 0 2 1 0 1 −1 2
13  Thái Lan 3 1 0 2 2 6 −4 3 Xếp thứ 4 ở vòng bảng[c]
14  Jordan 3 0 1 2 2 6 −4 1
15  UAE 3 0 0 3 1 5 −4 0
16  Malaysia 3 0 0 3 1 6 −5 0
Nguồn: AFC
(H) Chủ nhà
  1. ^ Các đội bị loại ở Tứ kết được xếp hạng từ 5-8 theo thứ tự sau: hiệu số bàn thắng thua ở trận tứ kết, số bàn thắng ghi được ở trận tứ kết và sau đó áp dụng như với các đội bị loại ở vòng bảng.[6]
  2. ^ Các đội xếp thứ 3 ở vòng bảng được xếp hạng từ 9-12 theo thứ tự sau: điểm số, hiệu số bàn thắng thua, số bàn thắng ghi được, điểm fair-play và bốc thăm.[6]
  3. ^ Các đội xếp thứ 4 ở vòng bảng được xếp hạng từ 13-16 theo thứ tự sau: điểm số, hiệu số bàn thắng thua, số bàn thắng ghi được, điểm fair-play và bốc thăm.[6]

Các đội tuyển giành quyền tham dự Thế vận hội Mùa hè 2024

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là ba đội tuyển đại diện châu Á tham dự môn bóng đá nam tại Thế vận hội Mùa hè 2024.

Đội tuyển Ngày vượt qua vòng loại Lần tham dự trước tại Thế vận hội Mùa hè1
 Uzbekistan 29 tháng 4 năm 2024 0 (Lần đầu)
 Nhật Bản 29 tháng 4 năm 2024 11 (1936, 1956, 1964, 1968, 1996, 2000, 2004, 2008, 2012, 2016, 2020)
 Iraq 2 tháng 5 năm 2024 5 (1980, 1984, 1988, 2004, 2016)
1 Chữ đậm là nhà vô địch năm đó. Chữ nghiêng là chủ nhà năm đó.

Đối tác truyền thông

[sửa | sửa mã nguồn]
Quốc gia Mạng phát sóng
 Úc Paramount+
 Indonesia MNC Media
 Iraq 4th Sports
 Nhật Bản DAZN, NHK, TV Asahi
 Hàn Quốc tvN Sports
 Malaysia Astro
 Ả Rập Xê Út Saudi Sports Company, Shahid
 Uzbekistan MTRK SportTV
Việt Nam VTV, FPT

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “AFC rebrands age group championships to AFC Asian Cups”. AFC. ngày 2 tháng 10 năm 2020.
  2. ^ “Qatar recommended as host for the AFC U23 Asian Cup 2024™”. the-AFC (bằng tiếng Anh). ngày 30 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2022.
  3. ^ “AFC Competitions Calendar 2023”. AFC.
  4. ^ “#AFCU23 Qatar 2024 cast set for Final Draw”. the-afc. Asian Football Confederation. 20 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2023.
  5. ^ a b “AFC U23 Asian Cup 2022 Competition Regulations”. AFC.
  6. ^ a b c d “AFC Competition Operations Manual (Edition 2023)” (PDF). Asian Football Confederation. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]