Bước tới nội dung

Câu lạc bộ bóng đá Đông Á Thanh Hóa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đông Á Thanh Hóa
Tên đầy đủCâu lạc bộ bóng đá Đông Á Thanh Hóa
Biệt danhĐội bóng xứ Thanh
Chiến binh Lam Sơn
Ong bắp cày
Thành lập1962; 62 năm trước (1962)
Sân vận độngThanh Hóa
Sức chứa14.000
Chủ sở hữuCông ty TNHH Tập đoàn Bất động sản Đông Á
Chủ tịch điều hànhCao Tiến Đoan
Giám đốc điều hànhCao Hoàng Đức
Huấn luyện viênVelizar Popov
Giải đấuV.League 1
2023–24Thứ 8
Trang webTrang web của câu lạc bộ
Mùa giải hiện nay

Câu lạc bộ bóng đá Đông Á Thanh Hóa là một đội bóng đá Việt Nam có trụ sở tại thành phố Thanh Hóa, hiện đang thi đấu tại V.League 1. Câu lạc bộ thuộc quyền quản lý, điều hành và khai thác thương hiệu của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Câu lạc bộ bóng đá Đông Á Thanh Hóa.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn 1962–1965

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau năm 1954, phong trào thể thao và bóng đá ở Thanh Hóa phát triển mạnh, dự định thành lập một đội bóng đá của tỉnh để làm nòng cốt phát triển phong trào bóng đá trong tỉnh.

Năm 1962, để làm nòng cốt phát triển phong trào bóng đá, Ban thể dục thể thao tỉnh Thanh Hóa (tiền thân của Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Thanh Hóa) đã thành lập Đội bóng đá Thanh niên Thanh Hóa, quy tụ các tài năng bóng đá được tuyển chọn từ các giải phong trào trong địa phương.

Cuối năm 1962, để giải quyết đầu ra cho vận động viên sau khi hoàn thành nhiệm vụ đá bóng, tỉnh Thanh Hóa đã quyết định chuyển đội bóng đá Thanh niên Thanh Hóa về nhà máy cơ khí Thanh Hóa để các cầu thủ vừa chơi bóng vừa học nghề tại nhà máy với tên gọi mới là Đội bóng đá Cơ khí Thanh Hóa.

Năm 1965, tỉnh giải tán đội bóng đá Cơ khí Thanh Hóa và sáp nhập vào Đội bóng đá Công an Thanh Hóa.

Giai đoạn 2000–2010

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong những năm cuối thập niên 1990, đội Công an Thanh Hóa thi đấu không ổn định và bị giải thể vào năm 1994, trong khi đó các đội tuyển trẻ của Thanh Hóa do Sở Thể dục thể thao Thanh Hóa quản lý và đào tạo vẫn đạt các thành tích tốt, như chức Vô địch Quốc gia của đội U-19 Thanh Hóa vào năm 1997. Để vực dậy nền bóng đá đã sa sút, Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Thanh Hóa đã quyết định thành lập Đoàn bóng đá Thanh Hóa.

Năm 2000, Sở thể dục thể thao đã tái lập Đội bóng đá Thanh Hóa và bắt đầu chơi ở giải bóng đá hạng nhì Việt Nam 2000–01.

Ngày 11 tháng 5 năm 2005, đội bóng đá Thanh Hóa ký hợp đồng tài trợ trị giá 1,5 tỷ đồng với công ty liên doanh IBD và quyết định ghép tên Halida cũng như đổi tên thành Câu lạc bộ bóng đá Halida Thanh Hóa.

Năm 2008, từ giai đoạn 2 của V-League 2008, đội được chuyển giao cho Tập đoàn Công Thanh tiếp nhận và đội chuyển sang cái tên mới Câu lạc bộ bóng đá Xi măng Công Thanh Thanh Hóa.

Ngày 25 tháng 6 năm 2009, nhà tài trợ Xi măng Công Thanh ngừng tài trợ khi chưa hết mùa giải. Câu lạc bộ bóng đá Xi măng Công Thanh Thanh Hóa được chuyển giao về UBND tỉnh Thanh Hóa và chính thức được dùng tên gọi Câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa lần đầu tiên theo quyết định số 3339/QĐ-UBND do phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Vương Văn Việt ký ngày 29 tháng 9 năm 2009.

Ngày 25 tháng 9 năm 2009, Bộ Quốc phòng ra quyết định thu hồi phiên hiệu Thể Công,[1] và chuyển giao đội bóng lại cho Tổng công ty Viettel với tên gọi Câu lạc bộ bóng đá Viettel.[2] Sau khi tập đoàn Viettel tỏ thái độ không mặn mà với bóng đá chuyên nghiệp, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã quyết định tiếp nhận suất chơi của câu lạc bộ Viettel đang thi đấu ở V-League. Ngày 7 tháng 11, theo thỏa thuận giữa lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa và công ty Viettel, suất chơi V-League và các cầu thủ đội một Viettel được Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tiếp nhận quản lý và được Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định thành lập đội bóng mới với tên gọi Câu lạc bộ bóng đá Viettel–Thanh Hóa.[3][4] Ngày 24 tháng 12 năm 2009, Câu lạc bộ bóng đá Viettel–Thanh Hóa đổi tên thành Câu lạc bộ bóng đá Lam Sơn Thanh Hóa.[5].

Ngày 18 tháng 1 năm 2010, ông Vương Văn Việt, phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa - ký quyết định giải tán câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa và sáp nhập vào Câu lạc bộ bóng đá Lam Sơn Thanh Hóa.[6] Đội bắt đầu thi đấu chính thức với trận gặp SHB Đà Nẵng tranh Siêu cúp quốc gia 2009 vào ngày 23 tháng 1 năm 2010 và chơi tại giải bóng đá chuyên nghiệp V-League mùa bóng 2010 bằng suất thi đấu đã được chuyển giao từ Thể Công mà không phải bắt đầu từ giải hạng ba.

Giai đoạn 2011–2018

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối mùa giải 2010, Lam Sơn Thanh Hóa đã chính thức được chuyển giao cho Công ty Cổ phần Bóng đá Lam Sơn Thanh Hóa (tiền thân của công ty Cổ phần bóng đá Thanh Hóa). Ở mùa giải tiếp theo, Hội đồng quản trị của công ty đã quyết định sử dụng lại tên gọi cũ của đội bóng đã từng giải tán trước đó là Câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa.

Sau một thời gian, do gặp nhiều khó khăn về tài chính nên ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa đã nhiều lần có đơn xin được chuyển trả đội bóng lại cho Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa. Trước tình hình đó, lãnh đạo tỉnh đã kêu gọi Tập đoàn FLC, một doanh nghiệp đang đầu tư nhiều dự án quy mô lớn trên địa bàn Thanh Hóa tiếp nhận, đầu tư cho đội bóng.[7]

Ngày 5 tháng 6 năm 2015, Tập đoàn FLC đã chính thức tiếp nhận Câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa từ Công ty Cổ phần Bóng đá Thanh Hóa. Theo đó, toàn bộ nhân sự gồm cán bộ, công nhân viên, người lao động, huấn luyện viên, cầu thủ đội một, các đội trẻ trực thuộc câu lạc bộ, Ban huấn luyện các đội bóng cũng như toàn bộ tài sản, cơ sở vật chất thuộc quyền quản lý của Câu lạc bộ như Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ, sân vận động,... đã được bàn giao nguyên trạng về Tập đoàn FLC.[8] Đến ngày 7 tháng 9 năm 2015, Công ty Cổ phần Bóng đá FLC Thanh Hóa được thành lập, với vốn điều lệ 50 tỷ đồng với 3 cổ đông sáng lập là Tập đoàn FLC (sở hữu 80% vốn điều lệ), ông Doãn Văn Phương (Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành - 10%) và ông Lê Thành Vinh (10%).[9][10][11] Năm 2016, theo thông tin từ Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE), Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn FLC đã thông qua quyết định thoái vốn tại Công ty cổ phần Bóng đá FLC Thanh Hóa.[12]

Sau 3 năm gắn bó, đến tháng 11 năm 2018, chủ tịch Trịnh Văn Quyết của tập đoàn FLC tuyên bố bỏ bóng đá Thanh Hóa, trả câu lạc bộ FLC Thanh Hóa về cho địa phương.[13]

Giai đoạn 2019–nay

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 12 tháng 12 năm 2018, Liên đoàn bóng đá Thanh Hóa được giao tiếp nhận và quản lý câu lạc bộ bóng đá FLC Thanh Hóa.[14] Ngày 15 tháng 1 năm 2019, đội bóng xứ Thanh quay lại tên gọi truyền thống Câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa và được quản lý bởi Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa.[15]

Cuối năm 2020, sau khi chủ tịch Tập đoàn Bất động sản Đông Á Cao Tiến Đoan lên nắm đội, câu lạc bộ chính thức đổi tên thành Câu lạc bộ bóng đá Đông Á Thanh Hoá.[16]

Năm 2023 là 1 năm thành công với câu lạc bộ khi mà đội bóng vô địch Cúp Quốc gia 2023 và Siêu cúp Quốc gia 2023, trong khi đó đội U-19 Thanh Hóa vô địch giải U-19 toàn quốc 2023.

Kình địch

[sửa | sửa mã nguồn]

Thanh Hóa cũng chưa bao giờ là đối thủ dễ dàng của đội bóng áo tím.[17] Phần nhiều các trận đấu thường kết thúc với tỷ số hòa hoặc hơn nhau 1 bàn.[18] Những màn rượt đuổi tỷ số luôn là một phần không thể thiếu trong trận đấu giữa hai đội.[19]

Trang phục thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]
Giai đoạn Hãng áo đấu Nhà tài trợ in lên áo đấu
1 2
2011 Không có Veam motor Không có
2012–2015 Viettel
2016–2018 Anh Mitre FLC Group
2019–2020 Nhật Bản Jogarbola Không có
2021 Dong A Group
2022 Bamboo Airways
2023 Không có
2023-nay Casper
Áo đấu sân nhà
2013-2016
2017-2018
2022
Áo đấu sân khách
2014
2015
2016
2017-2018
2022

Biểu trưng của đội bóng

[sửa | sửa mã nguồn]

Đội hình hiện tại

[sửa | sửa mã nguồn]
Tính đến đầu mùa giải 2024-25

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
1 TM Việt Nam Nguyễn Thanh Thắng
3 HV Hàn Quốc Kim Won-sik
5 HV Việt Nam Phạm Mạnh Hùng
6 HV Brasil Igor Salatiel
7 HV Việt Nam Nguyễn Thanh Long
8 Việt Nam Võ Nguyên Hoàng
9 Việt Nam Nguyễn Văn Tùng
10 TV Việt Nam Lê Văn Thắng (đội phó)
12 TV Việt Nam Nguyễn Thái Sơn
14 HV Việt Nam Trương Thanh Nam
15 HV Việt Nam Trịnh Văn Lợi
17 TV Việt Nam Lâm Ti Phông
18 HV Việt Nam Đinh Viết Tú
19 TV Việt Nam Lê Quốc Phương
20 Brasil Ribamar
23 TV Việt Nam Phạm Trùm Tỉnh
24 TV Việt Nam Nguyễn Ngọc Mỹ
Số VT Quốc gia Cầu thủ
25 TM Việt Nam Nguyễn Thanh Diệp
27 TV Việt Nam A Mít
28 TV Việt Nam Hoàng Thái Bình
29 TV Việt Nam Đoàn Ngọc Hà
30 TM Việt Nam Y Êli Niê
33 Brasil Yago Ramos
34 TV Việt Nam Doãn Ngọc Tân (đội trưởng)
35 TM Việt Nam Lê Anh Tuấn
45 TV Việt Nam Nguyễn Bá Tiến
47 TV Việt Nam Lê Văn Thuận
66 HV Việt Nam Hà Châu Phi
67 TM Việt Nam Trịnh Xuân Hoàng
88 TV Brasil Luiz Antonio
89 TV Việt Nam Trần Ngọc Quý
95 TV Brasil Gustavo

Không nằm trong danh sách thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
11 Jamaica Rimario Gordon
16 HV Việt Nam Đinh Tiến Thành
Số VT Quốc gia Cầu thủ
20 TV Việt Nam Nguyễn Trọng Hùng
22 TV Việt Nam Vũ Hồng Quân

Cho mượn

[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
HV Việt Nam Nguyễn Văn Dũng (cho mượn đến Hòa Bình)

{{Fs player|no=62|nat=VIE|pos=MF|name=Hà Minh Đức|other=cho mượn đến Khánh Hòa}

Số VT Quốc gia Cầu thủ
Việt Nam Nguyễn Văn Tiếp (cho mượn đến Khánh Hòa)

Danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

V. League 2

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bạc Á quân: 2006
  • Đồng Hạng ba: 2003

Đội trẻ

[sửa | sửa mã nguồn]
U-17: Vàng Vô địch (2019)
U-15: Bạc Á quân (2019)
U-19: Vàng 1997, 2023[22], Bạc 2014

Thành tích

[sửa | sửa mã nguồn]

V.League 1

[sửa | sửa mã nguồn]

Cúp quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành tích tại các Cúp châu Á

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Phạm Tấn (26 tháng 9 năm 2009). “Bộ Quốc phòng ra quyết định: Xóa tên Thể Công!”. Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2009.
  2. ^ Khoa Nguyễn (30 tháng 9 năm 2009). “Đội bóng đá Thể Công mang tên mới”. VnExpress. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2010.
  3. ^ Phong Vũ (1 tháng 11 năm 2009). “Thanh Hóa mua "xác" Thể Công: Sợ rằng làm khổ cả hai”. Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2010.
  4. ^ Riêng đội trẻ (đội 2) vẫn do Viettel quản lý dưới tên gọi Trung tâm bóng đá Viettel. Tại Giải bóng đá Hạng Nhất Quốc gia 2010, đội này thi đấu dưới tên gọi là Câu lạc bộ bóng đá Viettel. Sau đó, đội Viettel được chuyển giao cho T&T và thi đấu với tên gọi Câu lạc bộ Hà Nội (đây là tiền thân của Câu lạc bộ bóng đá Sài Gòn).
  5. ^ “Quyết định Thành lập đội bóng Lam Sơn Thanh Hóa của UBND tỉnh Thanh Hóa”. Cổng thông tin điện tử Thanh Hóa. 24 tháng 12 năm 2009.
  6. ^ Ngọc Minh (18 tháng 1 năm 2010). “Thanh Hóa bỏ đội bóng hạng Nhất”. Thanh niên. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2010.
  7. ^ Ngọc Minh (5 tháng 6 năm 2015). “CLB bóng đá Thanh Hóa thay chủ mới”. Thanh niên. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2015.
  8. ^ “Chính thức ra mắt CLB Bóng đá FLC Thanh Hóa”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2018.
  9. ^ Khánh Hưng. “FLC Thanh Hóa ra mắt, đạt thứ hạng cao tại V.League 2015”. Báo Thể thao & Văn Hóa online. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2015.
  10. ^ VPF. “Thông báo số 2 - Giải bóng đá Cúp Quốc gia Kienlongbank 2015”. Trang chủ VPF. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2015.
  11. ^ VPF. “Thông báo số 9 - Giải bóng đá vô địch quốc gia - Toyota 2015” (PDF). Trang chủ VPF. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2015.
  12. ^ FLC rút vốn khỏi CLB bóng đá Thanh Hóa
  13. ^ “FLC bỏ bóng đá Thanh Hóa vì đá mãi không vô địch”. baogiaothong.vn. 16 tháng 11 năm 2018. Truy cập 16 tháng 2 năm 2019.
  14. ^ HOÀNG LAM (31 tháng 12 năm 2018). “Chủ tịch Thanh Hóa chỉ đạo tiếp nhận CLB bóng đá”. tienphong.vn. Truy cập 16 tháng 2 năm 2019.
  15. ^ Mạnh Cường (16 tháng 1 năm 2019). “CLB bóng đá Thanh Hóa chính thức ra mắt logo, trang phục mới”. baothanhhoa.vn. Truy cập 16 tháng 2 năm 2019.
  16. ^ “Những thay đổi 'chóng mặt' khi Thanh Hóa có 'ông bầu' mới”. Pháp luật. 24 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2020.
  17. ^ “Toàn cảnh chiến thắng "căng như dây đàn" của Hà Nội FC trước Thanh Hóa”. VOV.VN. Truy cập 6 tháng 6 năm 2021.
  18. ^ “Kết quả bóng đá Hà Nội FC 3-2 Thanh Hóa: Nghẹt thở trên sân Hàng Đẫy!”. Báo Thanh Niên. 18 tháng 3 năm 2021. Truy cập 6 tháng 6 năm 2021.
  19. ^ “Hà Nội FC nối dài mạch bất bại sau màn rượt đuổi tỷ số căng thẳng - Bóng Đá”. www.bongda.com.vn. 2018. Truy cập 6 tháng 6 năm 2021.
  20. ^ “CLB Đông Á Thanh Hoá đoạt Cúp Quốc gia 2023”. VPF. 20 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2024.
  21. ^ “Thắng Công An Hà Nội 3-1, Đông Á Thanh Hóa đoạt Siêu cúp quốc gia 2023”. Báo Tuổi Trẻ. 6 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2024.
  22. ^ baothanhhoa.vn (4 tháng 5 năm 2023). “U19 Đông Á Thanh Hóa vô địch Giải bóng đá U19 quốc gia năm 2023”. Báo Thanh Hóa. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2023.
  23. ^ Thi đấu bằng suất của Thể Công cũ với tên Lam Sơn Thanh Hóa.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]